Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa

(TNO) Chiếc máy bay do thám của hải quân Philippines theo dõi hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa (Việt Nam) đã phát hiện một tàu đổ bộ Trung Quốc tại bãi đá Su Bi.

Theo tờ Philippine Star ngày 20.7, tàu đổ bộ lớp Ngọc Đình (072-II) số 934 được trang bị ba khẩu pháo và một bãi đáp trực thăng, dùng để chở binh lính hoặc hàng hóa.

Chiếc tàu được một máy bay do thám thuộc Bộ Tư lệnh miền Tây của Philippines phát hiện. Chiếc máy bay này vốn được triển khai để theo dõi hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.

Tàu đổ bộ Trung Quốc hiện thả neo tại bãi đá Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, theo nguồn tin của tờ Philippine Star.

Hiện tại, đội tàu gồm 30 chiếc tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại bãi đá Su Bi dưới sự yểm trợ của một tàu ngư chính, bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam.

Vào ngày 13.7, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới đánh bắt ở quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.

Vào tuần trước, một tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ của Trung Quốc đã mắc cạn tại bãi Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa trước khi được giải cứu.

Sơn Duân

 @ tno-Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện tại Trường Sa 

 

-Trung Quốc cấp tập xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Bắc Kinh lại có thêm động thái nhằm thâu tóm phi pháp toàn bộ hệ thống giao thông thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Sau các việc làm xâm phạm chủ quyền Việt Nam như thành lập cơ quan lập pháp, bầu thị trưởng, xây trại tạm giam… ở cái gọi là TP.Tam Sa, ngày 19.7, Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Sở Hải sự tỉnh Hải Nam của nước này tuyên bố vừa được giao phó thực hiện công tác giám chế và quản lý hải sự. Cụ thể là: tăng cường xây dựng cơ sở thiết bị quần đảo Hoàng Sa, đóng các loại tàu thích hợp với thủy vực ở khu vực này, triển khai những chương trình hỗ trợ khẩn cấp, xây dựng trạm bảo dưỡng và nạp nhiên liệu tàu bè trên đảo Phú Lâm. Đồng thời, Sở Hải sự tỉnh Hải Nam còn tuyên bố tiến hành lập trạm cọc tiêu hàng hải, các trạm thu phát sóng VHF/HF/MF trên Hoàng Sa để độc chiếm kiểm soát toàn bộ vùng biển quanh đây.

 Trung Quốc cấp tập xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Trung Quốc đưa tàu ngư chính hỗ trợ tàu cá đánh bắt trái phép trên biển Đông - Ảnh:  news.cn

 
 

Nhiều nghi vấn về tàu lặn Giao Long

Việc Trung Quốc tuyên bố tàu lặn có người lái Giao Long thành công trong lần thử nghiệm ở độ sâu 7.000 m vào ngày 30.6 đang bị nghi ngờ bởi nhiều thành viên trên diễn đàn bbs.city.tianya.cn của nước này. Theo một số thành viên, thân của tàu Giao Long được làm từ titanium của Nga. Tuy nhiên, tàu ngầm Nga cũng chỉ lặn được ở độ sâu 6.000 m. Ngoài ra, tờ South China Morning Post ngày 18.7 dẫn lời Giáo sư Chu Hoài Dương, thuộc Đại học Đồng Tế Thượng Hải, cho hay giới chuyên gia Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng về mục tiêu của tàu Giao Long. Theo ông Chu, khả năng hoạt động thực tế của tàu này vẫn còn giới hạn. Bên cạnh đó, chuyên trang quân sự tiếng Hoa news.ifeng.com cũng vừa dẫn một số ý kiến nghi ngờ Bắc Kinh sử dụng tàu Giao Long cho mục đích quân sự để bí mật di chuyển đội quân đặc chiến dưới biển.

 

Kế hoạch trên của Bắc Kinh nhằm tiến hành âm mưu khai thác trái phép du lịch ở quần đảo Hoàng Sa cùng với việc tận diệt nguồn hải sản bằng các hoạt động đánh bắt phi pháp tại đây. Đây còn là bình phong che đậy cho việc Trung Quốc đưa ra các quy định mang danh đảm bảo an toàn hàng hải nhưng thực chất là xâm phạm chủ quyền Việt Nam bằng cách kiểm soát biển Đông. Kèm theo đó, Sở Hải sự tỉnh Hải Nam còn ngang nhiên lên kế hoạch “gìn giữ môi trường” để âm mưu kiểm tra trái phép các tàu thuyền di chuyển trên biển Đông. Động thái này nhằm hướng đến việc tổ chức tuần tra định kỳ ở khu vực mà Bắc Kinh tự phong là TP.Tam Sa.

Biến ngư dân thành quân đội

Nguy hiểm hơn, có ý kiến còn kêu gọi Bắc Kinh nên “vũ trang” để biến ngư dân nước này thành đội quân trên biển. Ngày 18.7, tờ The Washington Times dẫn lời ông Hạ Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn quốc doanh ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam, đề xuất trên Hoàn Cầu thời báo rằng: “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu cá đến biển Đông, sẽ có 100.000 ngư dân tại đó… Và nếu chúng ta cấp vũ khí cho họ thì Trung Quốc sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác ở biển Đông gộp lại”. Ông này còn hiếu chiến đề xuất cả việc thiết lập chế độ huấn luyện định kỳ cho ngư dân Trung Quốc để “giải quyết các vấn đề về biển Đông”.

Những đề xuất ngang ngược như trên xuất hiện giữa lúc nhiều tàu cá Trung Quốc, dưới sự hộ tống của những tàu ngư chính và hải giám, ồ ạt tiến đến biển Đông để đánh bắt trái phép, càng làm phức tạp thêm tình hình khu vực.

Lucy Nguyễn

 

Thuyền viên Cà Mau lại bị tàu lạ tấn công
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Tàu lạ nổ súng tấn công 2 tàu cá của ngư dân khi đang đánh bắt trên vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam – Thái Lan, khiến 5 thuyền viên bị thương. Chiều nay (19/7), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau cho biết: Đơn vị đang chỉ đạo lực lượng ...
Ngư dân VN bị tàu nước ngoài tấn côngBBC Tiếng Việt
Tàu cá bị bắn, 5 thuyền viên trọng thươngVietNamNet


Tổng số lượt xem trang