Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Tàu Trung Quốc tới Trường Sa không phải đi ‘đánh cá’

-VN cần thận trọng  Trương Nhân Tuấn - Chiến sĩ hải quân VN cần thận trọng. Các tàu đánh cá của TQ hiện nay đang hoạt động tại vùng biển Trường Sa thực ra không phải là ngư dân đúng nghĩa, mà là một nhóm « dân quân ». Đoàn tàu của nhóm « dân quân » này khoảng 30 chiếc, nói là đi đánh cá nhưng công tác của họ là lựa thời cơ thuận tiện ùa vào chiếm đảo. Đi kèm đoàn tàu « dân quân » này dường như có 4 chiếc tàu khu trục cùng các tàu đổ bộ của TQ. Các đảo do VN và Phi đang chiếm giữ hiện thời là điểm nhắm của nhóm dân quân này. Nhân danh có chủ quyền các đảo, dân TQ có quyền lên đó sinh sống (và đuổi những người khác đi khỏi đảo). Khi phía VN hay Phi nổ súng là lọt vào kế của TQ. TQ có thể tạo một sự kiện « đã rồi », quốc tế không làm gì được, vì quá trễ.
-Tàu Trung Quốc tới Trường Sa không phải đi ‘đánh cá’
Bắc Kinh lại tố Hà Nội ‘nuốt lời’

HÀ NỘI (NV) - Ðoàn tàu đánh cá 30 chiếc của Trung Quốc được một tàu hải giám hộ tống đến vùng biển quần đảo Trường Sa chỉ chạy lòng vòng từ khu vực này sang khu vực khác chứ không có vẻ gì là đánh cá như họ loan báo.

Ðoàn tàu đánh cá Trung Quốc chạy ngang qua bãi đá ngầm Chử Bích (Zhubi reef) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong mục đích khiêu khích. (Hình: chinadaily)
Hình ảnh được một số báo mạng chính thức của Trung Quốc như ‘Trung Quốc Nhật Báo’, ‘Tân Hoa Xã’ đưa ra và tường thuật về chiến dịch biểu diễn đánh cá ở Trường Sa chứng tỏ như thế.

Chúng đi hàng đoàn theo đội hình tàu hải quân di chuyển trên biển hoặc dàn hàng ngang sát nhau để chụp hình chứ không phải đi đánh cá.

Mấy ngày trước, những hình ảnh công bố nói đoàn tàu này đi ngang đảo Vĩnh Thử (Yongshu Island, Việt Nam gọi là đảo Chữ Thập, mà Bắc Kinh chiếm của Việt Nam năm 1988). Ngày Thứ Tư 18 tháng 7 năm 2012, ‘Trung Quốc Nhật Báo’ đưa ra một loạt hình nói đoàn tàu đánh cá này chạy ngang bãi đá ngầm Chử Bích (Zhubi reef) với sự hộ tống của tàu hải giám 310.

Khi được tin đoàn tàu này rời cảng Tam Á (đảo Hải Nam) ngày 12 tháng 7 năm 2012, Bộ Ngoại Giao Việt Nam chỉ đưa ra lời phản đối suông như thường lệ. Trong khi đó, những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc bá quyền, bày tỏ lòng yêu nước thì bị nhà cầm quyền khủng bố bằng nhiều cách.



* Bắc Kinh tiếp tục chửi bới Hà Nội



Hôm Thứ Tư, 18 tháng 7, Bắc Kinh cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo (phụ bản Anh ngữ của tờ Nhân Dân Nhật Báo) tiếp tục chiến dịch chửi bới Việt Nam và Philippines.

Bài báo nêu ra những luận điểm mơ hồ để nói mình làm theo đúng Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) xác định thế nào là chủ quyền lãnh thổ. Trong đó, tự khoe ngư dân Trung Quốc đánh cá ở đây từ thời xa xưa. Trong đó cả việc “các thương thuyền Trung Quốc đi qua biển Nam Trung Hoa ngừng lại” tại các đảo này. Bài báo này lại còn khoe Trung Quốc đã hành xử quyền chủ quyền biển Nam Trung Hoa từ thời nhà Tống (960-1279)” để đối chọi với những tài liệu, sử liệu Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.





Ba chiếc tàu đánh cá Trung Quốc chụp gần khi ngang cái hải đăng của bãi đá ngầm Chử Bích. (Hình: chinadaily)




Trong một bài trước, Hoàn Cầu Thời Báo, từng nói họ quản trị quần đảo Hoàng Sa liên tục suốt 50 năm qua. Họ đã gian dối để đánh lừa dư luận quần chúng Trung Quốc trái ngược với sự thật là Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa đã đồn trú và bảo vệ quần đảo này cho tới tháng 1, 1974.

Tới năm 1988 thì Bắc Kinh mới xua một đoàn tàu tới chiếm một số đảo nhỏ và bãi đá ngầm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Nay thì dựa vào thế quân sự hùng mạnh, Bắc Kinh muốn nuốt cả nên dựng ra những câu chuyện để biện minh cho hành động hải tặc.

Trong bài bình luận ngày 18 tháng 7 năm 2012, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, còn ám chỉ đến công hàm mà Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Ðồng gửi cho Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai năm 1958 công nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc.

Bắc Kinh vin vào điều này để nói Việt Nam công nhận gần hết biển Ðông là của Trung Quốc. Nhà cầm quyền Hà Nội một số lần phủ nhận công hàm đó là công nhận luận điểm của Bắc Kinh về chủ quyền biển Ðông, mà hoàn toàn chỉ nhìn nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc mà thôi.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, từ đó vẫn cố nói là “Việt Nam trong quá khứ đã công nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc”, đồng thời đổ cho Hà Nội “nuốt lời”.

Trong khi đoàn tàu đánh cá tới khiêu khích ở Trường Sa, tờ ‘Trung Quốc Nhật Báo’ hôm Thứ Tư khoe rằng “Một số công ty Hoa Kỳ tỏ ý muốn đấu thầu các dự án dò tìm dầu khí mới được gọi thầu”.

Bản tin này thuật lời chủ tịch Tổng Công Ty Dầu Khí Hải Dương (CNOOC) nói như vậy bên lề diễn đàn hợp tác đầu tư Trung Quốc-Hoa Kỳ.





Bãi đá ngầm Chử Bích (Zhubi reef) được xây dựng thành một căn cứ/pháo đài kiên cố trên biển. (Hình: chinadaily)




Ít ngày sau khi Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật Biển hồi tháng trước trong đó xác định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, Bắc Kinh cho công ty quốc doanh CNOOC loan báo gọi thầu quốc tế 9 lô ngay trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Có lô chỉ cách bờ biển miền Trung Việt Nam gần 40 hải lý hoặc 60 hải lý.

Một số chuyên viên phân tích thời sự tin rằng không một công ty dầu khí quốc tế tầm cỡ nào lại muốn chen vào khai thác ở khu vực tranh chấp chủ quyền nghiêm trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc.

CNOOC còn khoe rằng họ sẽ đầu tư khoảng $32 tỉ để khai thác dầu khí biển Ðông trong vòng 20 năm tới. (T.N.)

-Tàu Trung Quốc đánh cá trái phép vùng biển Trường Sa (17/07)
TTO - Bất chấp phản đối của Việt Nam, đội tàu cá 30 chiếc của Trung Quốc đã bắt đầu đánh bắt trái phép ở khu vực gần bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sau một ngày tạm ngưng vì mưa lớn.

Tàu ngư chính 310 hộ tống một trong số 30 tàu cá của Trung Quốc ở khu vực đảo Đá Chữ Thập - Ảnh: Chinanews.com



30 tàu cá Trung Quốc từ cảng Tam Á trên đường tiến ra Trường Sa -Ảnh: Chinanews.com
Tân Hoa xã gọi đây là đội tàu cá lớn nhất ra khơi từ trước tới nay của nước này. Cũng theo Tân Hoa xã, đội tàu đã mất 78 tiếng đi từ đảo Hải Nam ra vùng biển Trường Sa, với một tàu hậu cần lớn nhất trọng tải lên tới 3.000 tấn và 29 tàu kia mỗi tàu trọng tải 140 tấn. Tân Hoa xã nói các tàu này sẽ tiến hành các hoạt động đánh bắt trong 5-10 ngày nữa ở vùng biển này.

Tàu hậu cần có cả một nhà máy đông lạnh để lưu trữ cá chở về đất liền. Tàu hậu cần cũng sẽ cung cấp năng lượng và nước ngọt cho các tàu cá.
Nguồn lợi thủy sản ở khu vực biển gần quần đảo Trường Sa rất lớn, ước tính ở mức 5 triệu tấn mỗi năm.
Các tàu cá Trung Quốc rời thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào ngày 12-7 tuần trước. Ngoài các tàu dân sự, đoàn tàu cá còn được hộ tống bởi một tàu tuần tra ngư nghiệp: ngư chính -310.
Hoạt động đánh bắt diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều động thái khiến tình hình biển Đông thêm căng thẳng.

Trước đó, ngày 13-7, đại diện Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối hoạt động khai thác phi pháp này của ngư dân Trung Quốc.

“Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế” - tuyên bố của Ủy ban biên giới quốc gia nói.

Nhà chức trách Philippines ngày 17-7 cũng khẳng định sẽ theo dõi vị trí các tàu cá Trung Quốc tại biển Đông để đảm bảo những tàu này không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, theo lời Bộ trưởng ngoại giao Raul Hernandez.



-Bảo vệ bờ biển Nga nổ súng bắt giữ tàu cá Trung Quốc
(VOV) - Vụ nổ súng diễn ra khi chiếc tàu này đã không chịu dừng lại theo yêu cầu của bảo vệ bờ biển và cố gắng trốn thoát.

Tàu Trung Quốc ngang nhiên bắt cá tại Trường Sa
30 tàu Trung Quốc xâm phạm Trường Sa

Ngày 17/7, người phát ngôn Bộ đội Biên phòng Nga cho biết, lực lượng bảo vệ bờ biển Viễn Đông của Nga đã buộc phải nổ súng để ngăn chặn một tàu đánh bắt cá trái phép trong vùng biển Nhật Bản (Sea of Japan).

Người phát ngôn này cho biết, con tàu mang cờ Trung Quốc đã không chịu dừng lại theo yêu cầu của bảo vệ bờ biển và cố gắng trốn thoát.



Tàu bảo vệ bờ biển Nga Dzerzhinsky (Ảnh: npafc.org)

"Sau cuộc rượt đuổi kéo dài 3 giờ, tàu bảo vệ bờ biển Dzerzhinsky đã nổ súng cảnh cáo, nhưng tàu săn trộm vẫn tiếp tục cuộc tháo chạy nguy hiểm của nó". Ông cũng cho biết thêm, sau những loạt đạn bắn cảnh cáo không hiệu quả, lực lượng bảo vệ bờ biển Nga đã buộc phải nổ súng vào con tàu này.

Kiểm tra con tàu này đã phát hiện hơn 22,5 tấn mực và đoàn thủy thủ gồm 17 công dân Trung Quốc, những người này không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào cho phép họ đánh bắt cá trên vùng biển này.

Không ai thiệt mạng hoặc bị thương trong vụ nổ súng.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga đã tích cực tham gia vào “cuộc chiến” chống đánh bắt cá bất hợp pháp trong lãnh hải của Nga và thường xuyên bắt giữ tàu săn trộm mang cờ nước ngoài./. Mạnh Hùng/VOV onlineTheo Ria
- Cảnh sát biển Việt Nam và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền (ĐV).
Việt Nam chế tạo máy ngắm cho pháo Mỹ(Bee)-Sản phẩm máy ngắm hướng cải tiến (ký hiệu M21A1CT) đã được chế tạo, thử nghiệm thành công và đã được sản xuất để đồng bộ.
The Paradox of China's Naval Strategy
By Rodger Baker and Zhixing Zhang | July 17, 2012 - Hoàng Sa, Trường Sa luôn trong tim chúng ta (DT). - Đồng hành cùng ngư dân – Kỳ 1: Liên tiếp bị bắt tàu, tịch thu tài sản (ĐĐK).
- Đà Nẵng thành lập Chi cục Biển và Hải đảo (Infonet).
- Bước đi phi pháp để hiện thực hóa ‘thành phố Tam Sa’ (TP). - Tự làm xấu mình (DT).
- Tàu Trung Quốc đánh cá ở Trường Sa (VNE). - Tàu Trung Quốc đánh cá trái phép vùng biển Trường Sa(TT). - Hình ảnh Trung Quốc thâm hiểm vơ vét tài nguyên Trường Sa (PNTD). - Nga nổ súng chặn tàu cá Trung Quốc (VNE).- Đêm qua, tàu cá Trung Quốc bắt đầu đánh bắt tại Trường Sa (DT). - Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại Trường Sa (TN). - Bên trong tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa có gì? (VTC).
- Ngư dân nghèo trước biển giàu. - Cửa biển bị bồi lấp, ngư dân khốn khó (LĐ).
- Trung Quốc xây nhà giam ‘ngư dân nước ngoài’ ở Hoàng Sa – (Người Việt). - ‘Luật Biển tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền’ (VNE).
- Châu Á căng thẳng vì quan hệ của hai siêu cường (VnMedia). - Điểm mặt các chiến hạm tham gia tập trận Vành Đai Thái Bình Dương (GDVN). - Tàu ngầm TQ sẽ thám sát đáy Biển Đông(BBC).
- Đài Loan thử vũ khí mới chống Trung Quốc (NLĐ).
- Cuộc đua giành giật Thái Bình dương (VNE). - Singapore, Mỹ tập trận ở Biển Đông (VNN).



-@ sgtt-Tàu cá Trung Quốc lấn tới ngay trên ngư trường Việt Nam SGTT.VN - Ngày 12.7 vừa qua, 30 tàu của Trung Quốc bắt đầu đi đánh bắt cá xung quanh bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.



Tàu cá và ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc bắt giữ và thả về đêm 21.4.2012.

Việc khai thác cá phi pháp của ngư dân Trung Quốc ở khu vực này cộng với việc Trung Quốc tăng cường đưa tàu quân sự và bán quân sự hoạt động ráo riết, bắt tàu ngư dân Việt Nam; đưa tàu cá hiện đại, công suất lớn tràn xuống ngư trường các vùng biển miền Trung, khiến cho ngư trường của ngư dân Việt Nam ngày một hẹp lại.
Biển xa ngán tàu Trung Quốc
Tiếp xúc với nhiều ngư dân khai thác gần bờ, hầu như ai cũng cho rằng biển mỗi ngày một cạn kiệt. Anh Nguyễn Văn Chinh ở thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi cho hay: “Tháng 7 này, tui chuyển ghe đi khai thác các loài cá ở khoảng cách 20 hải lý trở lại. Nhưng có chuyến chỉ đủ phí tổn, có chuyến bị lỗ. Cá gần bờ cạn kiệt quá rồi”.


Ngư trường gần bờ ở Quảng Ngãi ngày càng cạn kiệt, nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn tiến vào để càn quét, vơ vét kiểu tận diệt. Với ngư dân Quảng Ngãi và miền Trung, kinh nghiệm đánh bắt có thừa, không thua ngư dân bất cứ nước nào. Thế nhưng, ngư dân Trung Quốc với tàu sắt to, công suất lớn, gấp 3 – 4 lần, thậm chí cả chục lần so với tàu thuyền ngư dân ta, vì thế, mỗi lần gặp tàu cá Trung Quốc, ngư dân ta đành cuốn lưới chào thua.


Khai thác xa bờ cũng gặp muôn vàn khó khăn. Ở Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ vài năm qua, vì biển gần bờ cạn kiệt nên nhiều ngư dân đã dốc tiền túi, vay mượn để đóng tàu công suất lớn ra khơi. Có điều ra khơi xa lại gặp tàu Trung Quốc, hoặc bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu tài sản...


Theo ngư dân đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, vì cuộc sống nên ngày trước ra khơi vẫn phải liều mình trước bão tố. Còn nay, khi đầu tư trang bị tàu thuyền lớn với đầy đủ trang thiết bị thì hết sợ bão tố nhưng tâm thế ra khơi của ngư dân lại phải dè chừng trước tàu Trung Quốc. Ngư dân Dương Tân, ở thôn Tây xã An Hải, huyện Lý Sơn cho hay, do Trung Quốc bắt tàu quá nên bây giờ ra khơi trên tàu lúc nào cũng cắt người trông coi, thấy tàu Trung Quốc là thông báo ngay. “Mỗi phiên đi biển hơn một tháng, gặp tàu Trung Quốc hai, ba lần. Cứ thấy tàu Trung Quốc là phải chạy”, ông Tân cho hay.


Cũng theo ông Tân, chắc chắn ngư dân Trung Quốc khi gặp tàu ngư dân ta đều thông báo với ngành chức năng của họ biết. Bởi vì ngay sau đó tàu kiểm ngư, hải giám và thậm chí tàu hải quân của Trung Quốc xuất hiện xua đuổi hoặc bắt giữ, đập phá, cướp trắng tàu cá của ngư dân ta. Trong khi đó, trong hàng chục năm qua, nhiều tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm phạm sâu vào lãnh hải Việt Nam bị bắt vẫn được ta đối xử nhân đạo.


Bà Phạm Thị Hương, phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho hay, ông Huỳnh Công Nhiệm (thôn Tây, xã An Hải) vừa báo cáo với Bộ đội biên phòng việc tàu ông đánh bắt ở Hoàng Sa lại bị tàu Trung Quốc bắt và đập phá phương tiện, tài sản trên tàu, thiệt hại 120 triệu đồng, sau đó được tha về. Theo bà Hương, thực tế mấy năm gần đây, từ giữa tháng 5 đến tháng 8, ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt ở Hoàng Sa bị thiệt hại vô số do bị tàu Trung Quốc bắt giữ. Đây là thời gian Trung Quốc ra lệnh “cấm biển” của họ nhưng vin vào lý do này, tàu Trung Quốc lại ngang nhiên bắt tàu cá của ta.


Biển gần cũng không yên


Biển gần bờ và ở các vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lâu nay vốn là “ao nhà” của ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây vùng biển nào sự hiện diện của ngư dân Trung Quốc cũng ngày một nhiều thêm. Mới nhất ngày 12.7, Trung Quốc lại tiếp tục cho 30 tàu cá thuộc diện hiện đại, chia thành sáu tổ và hai biên đội xâm nhập vào đánh bắt ở đảo đá Chữ Thập (quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Hậu cần cho những tàu đánh cá này là một tàu 3.000 tấn cung cấp dầu, nước, đá lạnh cùng các dịch vụ khác. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho ba tàu ngư chính đi theo.

Để hỗ trợ ngư dân, tỉnh Quảng Ngãi có chủ trương thành lập các nghiệp đoàn nghề cá, các tổ đội cùng đánh bắt trên biển nhằm giúp nhau làm ăn. Tuy nhiên, với tàu nhỏ và công suất thấp, ngư dân ta luôn lép vế trước Trung Quốc. Thuyền trưởng tàu QNg 50003 TS, ông Nguyễn Thành Nhất (bị Trung Quốc bắt ngày 21.5.2012) cho biết, khi bị bắt, có ba tàu ngư dân trong tổ đội sản xuất, nhưng cả ba tàu này gộp lại không bằng tàu Trung Quốc đến bắt nên sau khi chạy tán loạn, tàu cá của ta bị bắt giữ.


Nhiều ngư dân từng bị tàu Trung Quốc bắt tàu kể lại, khi khống chế ngư dân và chuyển cá từ tàu ngư dân sang, người trên tàu Trung Quốc lựa hải sản ngon nhất nướng ngay trên tàu ăn uống.


Ông Nguyễn Thanh Hùng, phó chủ tịch UBND xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) nói, khi tàu thuyền bị Trung Quốc bắt thì hầu như ai cũng rơi vào cảnh túng bấn. Không ít trường hợp do bị bắt nhiều lần đã sạt nghiệp, ngư dân phải bỏ biển lên bờ. “Bây giờ chúng tôi không biết phải khuyến cáo thế nào cho ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa để họ khỏi gặp tàu Trung Quốc, vì “cái lưỡi bò ngang ngược của họ liếm gần hết Biển Đông, đi đằng nào mà không gặp Trung Quốc”, ông Hùng nói.


Phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, ông Phan Huy Hoàng, khẳng định: tàu cá Trung Quốc tiến về biển miền Trung và các quần đảo của Việt Nam càng nhiều, ngư trường của ta càng bị hẹp lại, ngư dân ta càng bị ép bởi ngư dân Trung Quốc.


BÀI VÀ ẢNH: PHẠM ANH
Nhiều vụ tàu cá của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Quảng Ngãi
Chưa kể thời gian gần đây, các năm trước Trung Quốc đã nhiều lần đưa tàu cá xâm phạm sâu vào vùng biển Quảng Ngãi để đánh bắt hải sản. Cụ thể:
– Ngày 31.1.2006, tàu Hải đội 2 thuộc Bộ đội biên phòng (BĐBP) Quảng Ngãi phát hiện và vây bắt tàu Nghiêu Bình 36021 do Băng Lục Hán (sinh năm 1954, quốc tịch Trung Quốc) làm thuyền trưởng cùng hai lao động đang đánh bắt trộm hải sản ở vùng biển phía đông bắc cách đảo Lý Sơn chỉ 5 hải lý. Đồn biên phòng 328 Lý Sơn đã lập biên bản vi phạm và phóng thích về Trung Quốc.
– Ngày 23.5.2007, vùng 3 hải quân tuần tra, phát hiện bắt giữ tàu Quế Bắc Ngữ, số hiệu 10030, trên tàu có 11 thuyền viên do Đường Đình Dũng (quốc tịch Trung Quốc) làm thuyền trưởng, đang khai thác hải sản trái phép tại toạ độ 15 độ 16’ bắc và 109 độ 42’ đông. Sau đó, lực lượng hải quân đã bàn giao cho BĐBP Quảng Ngãi. UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định phạt cảnh cáo và trục xuất ra khỏi vùng biển Việt Nam vào ngày 25.5.2007.
– Ngày 22.4.2009, đồn biên phòng 328 Lý Sơn phát hiện 12 tàu cá Trung Quốc hoạt động sâu vào lãnh hải của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn khoảng 40 hải lý về hướng đông bắc.
– Ngày 7.7.2009, đồn biên phòng 328 Lý Sơn lại phát hiện bốn tàu cá Trung Quốc hoạt động cách đảo Lý Sơn khoảng 20 hải lý về hướng đông nam.
– Ngày 5.5.2010, đồn biên phòng 328 Lý Sơn phát hiện nhiều tốp tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trộm hải sản tại toạ độ 15 độ 30’ bắc và 109 độ 40’ đông thuộc chủ quyền vùng biển Việt Nam.
– Ngày 4.3.2011, đồn biên phòng 328 Lý Sơn phát hiện 12 tàu cá Trung Quốc hoạt động sâu vào lãnh hải của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn khoảng 40 hải lý về hướng đông bắc.
@ sgtt-Tàu cá Trung Quốc lấn tới ngay trên ngư trường Việt Nam30 tàu Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa Dân Trí
Khoảng 17 giờ chiều 15/7, một đội gồm 30 tàu cá xuất phát từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc đã tới một địa điểm đánh bắt cá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các tàu cá xếp hàng trước khi ra khơi đến quần đảo Trường Sa.
Tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt NamTuổi Trẻ
Minh bạch hóa thông tin về tình hình biển ĐôngTia Sáng
Mưu đồ được tính toán trước của Trung QuốcTiền Phong Online

Trung Quốc bị bắt quả tang ở Biển Đông: China caught red handed in the South China Sea (Foreign Policy 13-7-12)  - Nếu báo Việt Nam hào hứng muốn đăng lại bài này thì cũng phải có gan đăng bài Cáo chung của điều thần kỳ Việt Nam trên cùng một tạp chí! (Nhắn riêng với Ban Tư tưởng: Cho báo đăng bài "Cáo chung..." này đi!  Không chết chóc gì đâu! Chả nhẽ Đảng ta lại bệu rêu đền nỗi vài bài báo như thề có thể làm sụp đổ chế độ?)
Nhật triệu hồi đại sứ ở Trung Quốc:
Japan’s ambassador to China returns for talks amid new fight over islands (WP 15-7-12) Japan Recalls Ambassador to China Amid Rising Tensions (NYT 15-7-12)
Tên lửa Scud của Việt Nam: Lữ đoàn Tên lửa 490basamnews
Thayer Consultancy Tên lửa Scud của Việt Nam: Lữ đoàn Tên lửa 490 Tác giả: Carl Thayer Người dịch: Dương Lệ Chi 09-07-2012 Trong vài năm qua, có tin cho rằng Việt Nam đã có được một số tên lửa đất đối đất Scud. Ví dụ như, tài liệu Cán cân Quân sự Năm 2012
Quân đội “Nhân dân” Trung Quốc có sức mạnh như thế nào?basamnews
The Diplomat Quân đội “Nhân dân” Trung Quốc có sức mạnh như thế nào? Tác giả: Peter Mattis Người dịch: Đỗ Quyên 13-7-2012
Biển Đông: Từ Xấu đến Xấu Hơn -The South China Sea: From Bad to Worse

   @ tt- - Trung Quốc gây hấn đưa 30 tàu cá đến Trường Sa (TT).-TTO - Lại thêm một hành vi gây hấn mới của Trung Quốc trên biển Đông. Lúc 10g ngày 12-7 (giờ Việt Nam), Trung Quốc xua 30 tàu cá đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Số này được chia thành hai biên đội gồm sáu tổ nhỏ từ cảng Tam Á.
Báo Tin Tức Trung Quốc nêu rõ mỗi tàu cá có trọng tải từ 140 tấn trở lên, chở được 15-16 ngư dân. Trong 30 tàu này có một tàu tiếp tế nặng khoảng 3.000 tấn cung cấp nước, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm cho các tàu cá còn lại do thời gian đánh bắt kéo dài khoảng 20 ngày.30 tàu cá trên sẽ đánh bắt tại Đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngư dân tỉnh Hải Nam mỗi năm thường tự tổ chức các đợt đánh bắt cá kéo dài khoảng một tháng, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân.
Nhật báo Trung Quốc cảnh báo: Những tàu lần này khác hẳn các tàu trước đây, khi được trang bị hệ thống định hướng và thủy thủ trên tàu rất chuyên nghiệp.
Rõ ràng Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn khi Tân Hoa xã loan báo họ đã cử các phóng viên túc trực trên tàu cá để “liên tục đưa tin về hoạt động đánh bắt cá”. Tàu tuần tra và các căn cứ của Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng luôn sẵn sàng ứng phó với các “tình huống bất ngờ” có thể xảy ra để “bảo vệ” việc đánh bắt cá.
Trong diễn biến khác, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimaru cho biết Nhật Bản đã gửi thư phản đối thứ 2 đến chính quyền Bắc Kinh sau khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) lại phát hiện một tàu tuần tra Trung Quốc ở gần quần đảo Senkaku hôm 12-7.
Theo báo Japan Times, tàu Ngư chính 33001 bị phát hiện vào sáng ngày 12-7 tại đảo Kuba nằm trong lãnh hải thuộc quyền tài phán Nhật Bản. Đến giữa trưa có thêm 2 tàu khác kéo đến đây.
Khi lực lượng tuần tra Nhật Bản tra hỏi qua điện đàm về mục đích xuất hiện của tàu Ngư chính 33001 tại khu vực này thì phía tàu Trung Quốc phản hồi rằng “đang giám sát vùng biển của Trung Quốc”.
Ông Fujimaru cho biết đơn vị bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã được ra lệnh “duy trì cảnh giác cao độ và tiếp tục giám sát tình hình”.
Trước đó một ngày, Nhật Bản đã triệu hồi đại sứ Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh điều ba tàu tuần tra gồm các tàu Ngư chính 35001, 204 và 202 đến gần quần đảo Senkaku ngày 11-7.
 @ tt- - Trung Quốc gây hấn đưa 30 tàu cá đến Trường Sa (TT). - Tàu cá Trung Quốc tiến sâu vào biển miền Trung (SGTT). - Trung Quốc đưa 30 tàu cá tràn xuống Trường Sa đánh bắt trái phép (TP). - Trung Quốc tổ chức 30 tàu cá đồng loạt ra Trường Sa đánh bắt trái phép (GDVN).



-Động thái leo thang thâm hiểm mới của TQ ở Trường Sa

(Phunutoday) - Ngày 12/7, hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc đồng loạt đưa 30 tàu cá đến khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngư dân tỉnh Hải Nam mỗi năm thường tự tổ chức các đợt đánh bắt cá kéo dài khoảng một tháng, nhưng đây là lần đầu tiên có sự tham gia tổ chức của Hiệp hội ngư dân. Nhật báo Trung Quốc cảnh báo: Những tàu lần này khác hẳn các tàu trước đây, khi được trang bị hệ thống định hướng và thủy thủ trên tàu rất chuyên nghiệp.

Rõ ràng Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn khi Tân Hoa xã loan báo họ đã cử các phóng viên túc trực trên tàu cá để “liên tục đưa tin về hoạt động đánh bắt cá”. Tàu tuần tra và các căn cứ của Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng luôn sẵn sàng ứng phó với các “tình huống bất ngờ” có thể xảy ra để “bảo vệ” việc đánh bắt cá.

Có thể thấy đây là một trong những động thái leo thang, có tính toán, làm phức tạp thêm tình hình của phía Trung Quốc trên biển Đông ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Cùng với việc tăng cường hoạt động của tàu Ngư chính và Hải giám trên thực địa, Trung Quốc đang cổ súy và trợ giúp ngư dân của họ tranh thủ vơ vét, đánh bắt trộm tối đa tài nguyên trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trước đó, ngày 3/7 Tân Hoa Xã đưa tin một đội gồm 4 tàu hải giám của Trung Quốc đã đến khu bãi đá ở trung tâm Trường Sa để tiến hành hoạt động quan sát gần trong một nhiệm vụ mà Trung Quốc gọi là tuần tra tại Biển Đông.

4 tàu Hải giám Trung Quốc sau khi xâm phạm trái phép chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã có buổi diễn tập trên biển Đông

Trung Quốc gần đây càng thể hiện rõ hơn âm mưu gây căng thẳng trên biển Đông, coi thường luật pháp cũng như công luận quốc tế.

Trước đó Trung Quốc đã có hàng loạt hoạt động vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam khi tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và chào thầu dầu khí phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cực lực phản đối hành động này, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ việc làm nói trên. Nhiều học giả và chuyên gia quốc tế cũng nhận định 9 lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu đều thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ngày 12/7 vừa qua, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Phnom Penh (Campuchia), Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu quan ngại của Việt Nam đối với những diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông, phản đối việc thành lập thành phố Tam Sa và việc công khai mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định phải tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Cũng tại Diễn đàn này, trước khi có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton kêu gọi các nước quanh Biển Đông cùng giải quyết những tranh chấp chủ quyền một cách mềm mỏng, khi vùng biển này có những căng thẳng giữa các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. (Tổng hợp TTO,GDVN,VnE)


- Thiếu minh bạch khi lắp máy đài tàu đối với ngư dân (SGTT). SGTT.VN - Ngư dân Quảng Bình vừa được lắp đặt 133 máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa, thường gọi là máy đài tàu. Theo quyết định của Chính phủ thì các khoản lắp đặt này đều được Nhà nước đài thọ. Thế nhưng, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (KTBVNLTS) Quảng Bình lại yêu cầu người dân phải nộp hàng chục triệu đồng.
- Tống Văn Công: BẢO VỆ NGƯ DÂN LÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN (Viet-Studies). - Trung Quốc nắm hồ sơ ngư dân Việt?  —  (BBC). - Hỗ trợ ngư dân gặp nạn (TN). - Đồng Tâm Group đóng góp 15 tỉ đồng cho “Tấm lưới nghĩa tình”  (NLĐ).    - - - Dương Danh Huy: The South China Sea: “Disputed waters” everywhere? (RSIS). - Mập mờ tuyên bố chủ quyền không phục vụ bất kỳ ai (TVN). - Biển Đông nóng nhất (TT).
Biển Đông - Trung Quốc - Mỹ: Beijing Defends Sea Claims as Clinton Visits Region (WSJ 11-7-12) Clinton warns Beijing on sea dispute (FT 12-7-12)
-Quy Tắc Ứng Xử Biển Ðông có thể chỉ là tờ giấy vô giá trị Nguoi Viet Online
Một bộ quy tắc ứng xử mà các nước ASEAN muốn ký với Trung Quốc để tránh các xung đột liên quan tới chủ quyền biển đảo trên Biển Ðông có thể chỉ là một tờ giấy vô giá trị.
Mỹ - châu Á: US tries to balance values, economies in Asia (AP 12-7-12) -- Bài này hay!
Châu Âu mà bắt chước "giá trị châu Á" thì hỏng to! Asian Values Offer No Special Sauce for Europe (BW 12-7-12)
Nhìn lại "phép lạ" Đông Á: The East Asian Miracle Revisited (Project Syndicate 12-7-12) -- Bài này KHÔNG hay cho lắm!
Trung Quốc bị bệnh "nhân thân phân liệt"? China's Identity Crisis (Defining Ideas 11-7-12) -- Bài Charles Hill

Từ trái: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, Ngoại trưởng Nam Triều Tiên Kim Sung-hwan, và Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba bắt tay trước cuộc họp 3 bên tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Phnom Penh hôm 12/7/12
Các Bộ trưởng thuộc Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thất bại, không đạt được đồng thuận để có thể đưa ra một vị thế thống nhất về cuộc tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông. Xuất hiện sau một diễn đàn của ASEAN, các giới chức cấp cao đã không đạt được mục tiêu, là ra một thông cáo chung đại diện cho quan điểm của các nước hội viên về vấn đề này.
Trong suốt tuần qua, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã tìm cách soạn thảo một thông cáo tóm tắt vị thế của các nước hội viên về những cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Tuy nhiên hôm thứ Năm khi các bộ trưởng cấp cao bước ra khỏi Diễn đàn An Ninh Khu vực, cao điểm của các cuộc họp ASEAN tuần này, điều mà ai cũng nhận thấy rõ là nỗi thất vọng.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa nói việc các nước ASEAN không ra được một thông cáo chung, là điều “vô trách nhiệm.”
Ông nói: “Bất cứ tại thời điểm nào khi xảy ra những sự cố, chính là lúc chúng ta phải củng cố các nỗ lực của chúng ta, chứ không để nó dậm chân tại chỗ. Năm ngoái cũng vào lúc này, chúng ta cũng gặp phải khó khăn tương tự giữa Campuchia và Thái Lan, một cuộc tranh chấp trực tiếp trong nội bộ khối ASEAN, thế mà cũng không cách nào có thể tìm được một giải pháp trong nội bộ của khối. Tôi thấy sự thể này rất là khó hiểu, và thành thực mà nói, hết sức đáng thất vọng.”
Bốn nước hội viên ASEAN, gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Vietnam có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông. Trung Quốc thì đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển này và hồi gần đây đã xảy ra những vụ đối đầu thường xuyên trong khu vực.
Một thập niên về trước, ASEAN và Trung Quốc đồng ý hợp tác với nhau để soạn một bộ quy tắc ứng xử trên biển. Nhưng giờ đây Trung Quốc muốn giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ với từng quốc gia một, chứ không giải quyết vấn đề với toàn bộ khối ASEAN.
Trước đó trong tuần, các nước hội viên ASEAN cho hay đã đồng ý trên nguyên tắc về “những yếu tố chủ yếu” trong một bộ quy tắc ứng xử, và sẽ thuyết phục Trung Quốc mở thương thuyết.
Chiều tối thứ Năm, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ra dấu hiệu rằng vẫn còn cơ hội để đạt được một thỏa thuận nào đó về một thông cáo chung trước cuối tuần. Ông Pitsuwan cố làm giảm nhẹ bước thụt lùi này.
Ông nói: “Tôi tin rằng tất cả các đối tác trong cuộc đối thoại, tất cả các cường quốc lớn vẫn ủng hộ và trông đợi ASEAN đứng ra nắm vai trò lãnh đạo. Theo nghĩa đó, tôi tin rằng họ đã tạo ra một khoảng trống để ASEAN có thể linh động hướng tới phía trước trong tinh thần xây dựng và tích cực để đóng góp vào tiến trình này. Lần này thì chúng ta gặp một cản trở nhỏ trong nội bộ ASEAN. Chúng ta đã không đồng thuận để có thể đưa ra một vị thế chung cho một vấn đề duy nhất. Phần còn lại vẫn tốt đẹp.”
Trong thời gian dẫn tới các cuộc họp của ASEAN trong tuần này, giới phân tích đã tiên đoán rằng những căng thẳng liên quan tới Biển Đông sẽ là trọng tâm các cuộc thảo luận ASEAN.
Tuần này còn chứng kiến một cuộc tranh chấp khác nổi lên bên ngoài ranh giới các nước ASEAN. Nhật Bản đã đệ đơn chính thức phản đối Trung Quốc sau khi nhiều tàu của Trung Quốc tiến gần tới một quần đảo nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, nơi Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Các cuộc họp ASEAN sẽ bế mạc vào ngày thứ Sáu 13 tháng Bảy. Một cuộc họp thượng đỉnh quy tụ các nguyên thủ ASEAN đã được ấn định vào tháng 11 năm nay.

@-voa 12.07.2012 ASEAN thất bại không ra được thông cáo chung về tranh chấp Biển Đông
ASEAN thất bại không ra được thông cáo chung về tranh chấp Biển Đông  —  (VOA).
-Asean không đưa ra được thông cáo chung
Hội nghị ARF tại Phnom Penh
Asean không đưa ra được thông cáo chung vì bất đồng về Biển Đông, trong khi Campuchia cáo buộc bị Việt Nam và Philippines 'bắt nạt'.
Tin từ nơi họp hội nghị khu vực ở Phnom Penh cho hay tới cuối ngày thứ Năm 12/7, Asean vẫn không đưa ra được thông cáo chung của khối vì vướng mắc trong ngôn từ về Biển Đông.
Điều này cho thấy nội bộ khối vẫn còn chia rẽ sâu sắc trong chủ đề quan trọng đối với an ninh khu vực.
Đây là lần đầu tiên trong 45 năm của Asean mà một hội nghị bộ trưởng không có thông cáo chung.
Trong khi đó, có tin Campuchia cáo buộc Việt Nam và Philippines 'bắt nạt' các nước khác trong quá trình bàn thảo nội dung thông cáo.
Thông tấn xã Nhật Bản Kyodo dẫn nguồn ngoại giao Campuchia nói Việt Nam và Philippines yêu cầu Asean phải có lời lẽ cứng rắn phản ánh được quan điểm của hai nước này trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.
Một quan chức ngoại giao Campuchia mô tả lập trường của quan chức Việt Nam và Philippines là 'bắt nạt' (bullying) nước khác.
Campuchia, chủ tịch Asean năm 2012, không hài lòng với đòi hỏi của hai nước này.
Theo Kyodo, Việt Nam yêu cầu thông cáo chung nhắc tới "ranh giới trên biển của khu vực kinh tế đặc quyền và tranh chấp thềm lục địa giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc", trong khi Philippines muốn đề cập tới "Bãi cạn Scarborough " trong văn bản.
Yêu cầu trên không được chấp nhận, khiến mười nước Asean không thống nhất được thông cáo chung, thường được đưa ra vào cuối các hội nghị cấp cao Asean như thông lệ.
Campuchia cảnh báo rằng nếu tình trạng bất đồng này tiếp diễn thì có thể sẽ chẳng có thông cáo chung nào hết.

'Nổi nóng'

Ngay tại cuộc gặp ngoại trưởng Asean và Trung Quốc một hôm trước đó, tranh cãi về ngôn từ thông cáo chung trong đoạn liên quan đến Biển Đông đã khá gay gắt.
Các nguồn tin cho hay Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì nói tại cuộc họp này rằng "một số thành viên Asean đã có hành động khiêu khích đơn phương trong chủ đề Biển Đông".
Không khó để đoán ra đây là Việt Nam và Philippines, hai nước mới đây có đối đầu trực tiếp và căng thẳng với Trung Quốc quanh vấn đề chủ quyền.
Thông tấn xã Pháp AFP có mặt tại chỗ thì trích lời quan chức Mỹ quan sát hội nghị nói rằng đã có sự nổi nóng trong giới chức tham gia.
Ông này nói: "Đa số các đại diện Asean thừa nhận rằng tổ chức này đang chịu áp lực và căng thẳng to lớn để giữ đoàn kết khi đối mặt các thách thức nghiêm trọng, chủ yếu liên quan tới chủ đề Biển Đông".
Quan chức Hoa Kỳ này cũng nhận xét rằng Indonesia, nước cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông, lại bất ngờ tỏ ra thiết tha muốn thỏa hiệp để đạt đồng thuận.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói với các phóng viên rằng ông vô cùng thất vọng khi hội nghị Asean lần này không đưa ra được tiếng nói chung về Biển Đông.
"Tôi nghĩ thật là thiếu trách nhiệm nếu như chúng ta không thể đưa ra được một thông cáo chung về Biển Đông."
Ông nói đã xem tới 17 hay 18 văn bản nháp của thông cáo này, tất cả rồi lại bị hủy bỏ vì không được các thành viên ký duyệt.
Một nhà ngoại giao khác được AFP dẫn lời cho hay sở dĩ Campuchia bác chấp bút của Việt Nam và Philippines là vì "áp lực vô cùng căng thẳng từ một nước lớn", ám chỉ Trung Quốc.
"Dường như Campuchia đã được hiệu lệnh nghiêm khắc từ nước lớn này."

Không có tiến triển về COC

Diễn đàn an ninh khu vực ARF 19 cùng các cuộc hội nghị Asean, Asean+3 trước đó đều không mang lại được điều gì mới trong thúc đầy đàm phán một bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC).
Thông cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cuối ngày thứ Năm chỉ nói ngắn gọn những lời đã cũ.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh
Việt Nam bị cáo buộc 'bắt nạt' nước khác
Thông cáo nói ông Minh đã "phát biểu bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, vi phạm tới quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; nhấn mạnh các nước phải tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển của LHQ 1982, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; không sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)".
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc thậm chí còn không hề nhắc tới chủ đề Biển Đông khi phản ánh các cuộc họp của Ngoại trưởng Dương Khiết Trì tại Campuchia.
Việc đàm phán giữa Asean và Trung Quốc về COC, vốn đã được Asean thống nhất nguyên tắc, xem ra chưa thể bắt đầu sớm để hoàn tất vào tháng 11 này như Asean trông đợi.
Ngày 12/7, Hoa Kỳ và châu Âu cũng ra tuyên cáo chung, trong đó lặp lại quan điểm về Biển Đông rằng hai bên "sẽ hợp tác với các đối tác châu Á nhằm tăng cường an ninh hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế như quy định trong Công ước LHQ về Luật Biển; cũng như hỗ trợ các biện pháp tăng cường lòng tin nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng và xung đột".
"Về Biển Đông, châu Âu và Mỹ tiếp tục khuyến khích Asean và Trung Quốc thúc đẩy COC và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và trên biển thông qua giải pháp hòa bình, ngoại giao và hợp tác."


 – ‘Trung Quốc sẵn sàng thảo luận về Bộ Qui tắc Hành xử Biển Đông’  —  (VOA). - Để ASEAN hòa bình và thịnh vượng hơn (TN). - Thách thức cho sự ra đời của COC.
- Bàn cờ chiến lược ở Đông Á  —  (BBC).   – Mỹ muốn thắt chặt quan hệ với ASEAN  —  (VOA). - Hoa Kỳ tỏ quyết tâm đứng vào sân trước ngôi nhà Trung Quốc  —  (RFA).   – Ngoại trưởng Mỹ: “Không được áp bức trên biển Đông”(NLĐ).  – Clinton: ‘Đừng đe dọa trên Biển Đông’  —  (BBC).  – Biển Đông: Ngoại trưởng Mỹ phản đối dùng võ lực và kêu gọi đàm phán đa phương  —  (RFI). – Chiến lược cương nhu của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương  —  (RFI).  – Việt – Mỹ và Việt – Trung  —  (RFA). - Mỹ khuyên “Các bên liên quan đừng dọa nạt ở biển Đông” (Infonet). - Hoa kỳ , Trung Quốc gắng làm giảm mối cạnh tranh (RFA). - Báo Nhật: Biển Đông – Trung Quốc đang tát vào mặt Mỹ (GDVN). - Trung Quốc dùng ‘bài’ cũ ở Biển Đông (VTC).
- Báo Nhật Bản: Trung Quốc ‘quá đà’ ở Biển Đông (ĐV).
- Các Ngoại trưởng ASEAN quan ngại về vấn đề Biển Đông (VEN).
- Ngoại trưởng Mỹ: Cần tránh dọa dẫm, bắt nạt ở Biển Đông (VnMedia). - Hillary Clinton kêu gọi ’4 không’ ở Biển Đông (VNN). - Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi đàm phán đa phương về biển Đông (TN). - Mỹ, Trung tìm cách mềm hóa quan hệ (VNE). - Báo Mỹ: “Trung Quốc thiếu thiện chí về Biển Đông” (VTC).  - Trung Quốc thay loạt nhân sự liên quan Biển Đông (TQ).
- Philippines mời thầu ba lô dầu khí tại Biển Đông (NLĐ).
- Nhật Bản: Trung Quốc đã “đi quá đà” tại biển Đông (Infonet). - Trung Quốc yêu cầu Nhật ‘tôn trọng chủ quyền’ (VNE).

Tổng số lượt xem trang