Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Trung Quốc và chính sách ngoại giao kinh tế cưỡng bức

Các chuyên gia nhận định hợp tác với Trung Quốc như chơi dao hai lưỡi, và càng phụ thuộc các nước sẽ càng phải chịu sức ép lớn từ cường quốc này.

Khi 10 thành viên ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung lần đầu tiên trong 45 năm, hầu hết dư luận đều đổ lỗi cho nước làm chủ tịch năm nay là Campuchia. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định đằng sau sự thụ động của Phnom Penh chính là áp lực từ Bắc Kinh. Mục đích của nước này là ngăn ASEAN đề cập đến vấn đề Biển Đông, đặc biệt là vụ đụng độ gần đây giữa họ và Philippines tại bãi cạn Scarborough, trong tuyên bố cuối cùng.

Việc này không làm dư luận quốc tế ngạc nhiên vì nhiều năm qua, Bắc Kinh đã chi hàng tỷ USD để hỗ trợ Campuchia. Chỉ tính riêng năm 2011, FDI mà Trung Quốc rót vào Phnom Penh đã gấp 10 lần so với mức cam kết của Mỹ.

Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc luôn theo đuổi chính sách dựa vào sức mạnh kinh tế để gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ quốc tế và hợp tác thương mại là các chiêu bài luôn được nước này sử dụng. Mục đích là buộc các quốc gia khác phải cân nhắc trước khi đưa ra những chính sách hoặc động thái ảnh hưởng đến quyền lợi của Trung Quốc. Theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), hành động này được gọi là chính sách ngoại giao kinh tế cưỡng bức.

Ngày 10/4, tàu hải quân Philippines đụng độ với Trung Quốc tại một vùng tranh chấp ở bãi cạn Scarborough (Biển Đông) khi đang ngăn chặn Soái hạm Gregorio Del Pilar đã được điều đến sau khi máy bay tuần tra Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc tại khu vực này. Tuy nhiên, sự ngăn chặn của hai tàu hải giám nước bạn đã buộc Philippines phải rút soái hạm và thay bằng tàu tuần duyên. Trung Quốc sau đó còn phái thêm tàu có vũ trang thuộc Lực lượng duy trì Luật đánh bắt cá đến để khẳng định chủ quyền. Cuộc đụng độ chỉ chấm dứt sau hơn một tháng.

Điều đáng nói là sau sự việc này, Trung Quốc đột ngột tuyên bố cấm nhập khẩu chuối Philippines do nghi nhiễm thuốc trừ sâu. Các loại quả như đu đủ, xoài, dứa hay dừa cũng bị liệt vào danh sách tăng cường kiểm tra. Khách du lịch Trung Quốc được khuyến cáo không nên đến Philippines vì lý do an ninh. Cuối cùng, rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Philippines đã gây sức ép buộc chính phủ từ bỏ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough - đúng như mong muốn của Trung Quốc.

Một ví dụ nữa về việc nước này rất ưa dùng thương mại để gây ảnh hưởng chính trị là khi Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc do xâm phạm vùng đảo tranh chấp gần Sensaku, mà cả Trung Quốc và Đài Loan đều khẳng định chủ quyền. Chỉ sau đó ít ngày, Trung Quốc ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật. Ngay cả Mỹ và EU cũng bị cắt giảm lượng đất hiếm được phép nhập khẩu hàng năm với lý do bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Cuối cùng, Tokyo đã phải thả vị thuyền trưởng kia.

Không thể phủ nhận trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành cỗ máy tăng trưởng của cả thế giới. Thêm vào đó, nước này còn hào phóng tung một lượng tiền lớn hỗ trợ rất nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và chẳng khác nào chơi với một con dao hai lưỡi. Nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo các nước không nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc, vì điều này chỉ càng khiến họ chịu nhiều sức ép mà thôi.

@-Trung Quốc và chính sách ngoại giao kinh tế cưỡng bức

 

--Trung Quốc có đại sứ đầu tiên tại ASEAN

- Tràn ngập mực Trung Quốc rẻ bèo  (KP). - Lo thép Trung Quốc tràn ngập thị trường (TT) - Hàng Trung Quốc sắp… hết thời (NLĐ).

---Đến 2030 nợ công của Việt Nam không quá 60% GDP

Trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Đây là nội dung có trong Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/7/2012.

Quyết định nêu rõ, trong bối cảnh nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, khả năng huy động nguồn nội lực chưa đáp ứng đầy đủ nên việc huy động từ các nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng. Đồng thời, việc huy động vốn vay và trả nợ phải nằm trong giới hạn các chỉ tiêu an toàn về nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Về chỉ tiêu cụ thể, vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, phấn đấu đến năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính phủ) dưới 4,5% GDP, giai đoạn 2016 - 2020 tương đương khoảng 4% GDP và giai đoạn sau năm 2020 bình quân khoảng 3% GDP.

Theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 28/10/2011, trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, nợ vay ODA chiếm 75%, vay thương mại chỉ 7%, vay ưu đãi chiếm 19%. Nợ vay ODA thời gian vay nợ dài, lãi suất thấp.


Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ trong tổng số dư nợ của Chính phủ phải giảm xuống dưới 50%, đảm bảo duy trì cơ cấu dư nợ cho vay ODA tối thiểu đạt khoảng 60% so với tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ vào năm 2020. Đồng thời, gắn với việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn được Quốc hội phê chuẩn trong từng giai đoạn và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Bảo đảm nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ của nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, đảm bảo chỉ tiêu tỉ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%...

Cũng theo Chiến lược này, sẽ từng bước giảm dần nợ công, đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu "Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam" - TS. Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt (Đại học Ngoại thương)/The Economist Intelligence Unit

Theo Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2010, nợ công của Việt Nam chiếm 56,7% GDP, nợ của Chính phủ chiếm 31,1% GDP và tổng dư nợ nước ngoài chiếm 42,2% GDP.

Theo báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2011 của Bộ Tài chính, dự kiến nợ công đến hết 31/12/2011 là 54,6% GDP, nợ Chính phủ 43,6% GDP và nợ quốc gia là 41,5% GDP.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 28/10/2011 ước tính, đến 31/12/2012 nợ công ước khoảng 58,4% GDP trên cơ sở kịch bản GDP tăng 6%, còn nếu GDP tăng 6,5% thì tỷ lệ thấp hơn đáng kể.

Nguồn Chính phủ

- Nợ xấu: Chủ ngân hàng không thể vô can (VEF). --Những chính sách “vỗ béo” ngân hàng- Nhức nhối nợ xấu: Nợ có khả năng mất vốn của Sacombank tăng 92% (Stox). TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Nền kinh tế đang như người ốm’ (VnEx 27-7-12)

Loanh quanh giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (SGTT 27-7-12)
- Tiền giấy rơi vào giai đoạn nguy hiểm mới (Gafin).
- Cần “chiến dịch” giải cứu doanh nghiệp (SGGP).  - ‘Không có đề án cụ thể thì không thể thoát khỏi khó khăn’ (Petrotimes).   - Thêm ngân hàng giảm lãi tiếp sức doanh nghiệp (PLTP). - 20% doanh nghiệp thép có thể phá sản (PLTP).
-  WB thúc giục giải ngân các dự án ở Việt Nam (TN).  - Người nghèo cần “lưới an toàn” để bảo vệ (ĐT).
- 1,61 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản (VTV). - Khó khăn, FDI vẫn đổ vào bất động sản (VnMedia).
- Chứng khoán, món ăn ngon nhưng đang dần bị… “chê” (VnEco).
- Doanh nghiệp lại tính tăng giá xăng dầu (TBKTSG).
- Người tiêu dùng Việt Nam vẫn lạc quan (TT).
- Người nuôi heo lỗ nặng, người bán lãi cao (TT).
- Đầu tư 300 tỉ đồng mở rộng nuôi cá tầm Nga (TT).

- Vụ Muaban24: Cách thức kinh doanh đang tạo dư luận tiêu cực (DT).
- TS. Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM: “Điều tôi lo nhất là tính thanh khoản của thị trường” (VnEconomy).
- Kiến nghị giảm thuế xuất khẩu than đá xuống mức 10% (QĐND).
- NHNN cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng thẻ tín dụng (NDHMoney).
- Giá vàng có sóng: Cơ hội kiếm lời (VEF).

-10 năm không xong 2km đường TP - Được phê duyệt từ năm 2001 nhưng sau 10 năm triển khai dự án đường Cát Linh - Láng (Hà Nội) vẫn chưa xong. Ùn tắc, công trường bịt lối đi là cảnh tượng mà người dân hai bên đường đang phải gánh chịu.

Tổng số lượt xem trang