Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Tự do tôn giáo: HT. THÍCH KHÔNG TÁNH: NGÀY 23/6 CHÍNH QUYỀN SẼ CƯỠNG CHẾ GIẢI TỎA CHÙA LIÊN TRÌ, Q2 TP.HCM



HT. THÍCH KHÔNG TÁNH: NGÀY 23/6 CHÍNH QUYỀN SẼ CƯỠNG CHẾ GIẢI TỎA CHÙA LIÊN TRÌ, Q2 TP.HCM
=====================
Tin từ HT. Thích Không Tánh, UBND quận 2 đã họp và quyết định cưỡng chế giải tỏa Chùa Liên Trì, trên đường Lương Đình Của.

Cách đây 2 năm, Ban giải tỏa quận 2 đã ra giá bồi thường 5.4 tỉ đồng để lấy miếng đất vàng của Chùa Liên Trì xây dựng trung tâm khu đô thị Thủ Thiêm. Một thời gian sau đó, chính quyền đã tự chọn miếng đất hoang vu (500m2), một gốc xó ở Cát Lái và cam kết hỗ trợ 700 triệu đồng để di dời. Cách đây hai tuần, một đoàn cán bộ các cấp lại vào Chùa Liên Trì, nói rằng sẽ bồi thường 6 tỉ đồng để di dời và xây chùa mới ở mãnh đất Cát Lái đó.
Lập trường quan điểm của vị trụ trì chùa Liên Trì, HT. Thích Không Tánh là chùa đã xây dựng nơi này đã hơn 50 năm, tồn tại và phát triển cùng Phật tử trong vùng. Nếu làm khu đô thị mới, thì Chùa cũng sẽ phải ở trong khu đất này. Cho dù chính quyền có bồi thường chuc tỉ vẫn nhất quyết không đồng ý đi nơi khác.
Chính quyền đã xây dựng một nhà kho bằng tôn tại mãnh đất họ chọn, để chuẩn bị chứa tài sản, vật dụng, hài cốt…của nhà chùa.
Quý Thầy và Phật tử Chùa Liên Trì sẽ ngồi thiền tọa kháng trong chùa.
-Công an cản trở chùa Liên Trì phát quà cho thương phế binh VNCH Nguoi Viet Online

SÀI GÒN (NV) - Nhân Mùa Vu Lan Báo Hiếu hàng năm, Hòa Thượng Thích Không Tánh, tổng vụ trưởng Tổng Vụ Xã Hội-Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) tổ chức phát quà cho các thương phế binh VNCH cũng như các người nghèo khó, bệnh tật.



Hòa Thượng Thích Không Tánh, tổng vụ trưởng Tổng Vụ Xã Hội-Thanh Niên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phát quà cho thương phế binh VNCH và người nghèo, bệnh tật, nhân dịp lễ Vu Lan, rằm tháng 7, tại chùa Liên Trì, Sài Gòn. (Hình: VRNs)

Tuy nhiên, phần lớn những người được mời tới nhận quà đã không tới được vì bị công an lập chốt chặn. Thậm chí, có người còn bị bắt và đánh đập thương tích nghiêm trọng.

Theo một số nguồn tin, hai ngả đường tới chùa Liên Trì ở đường Lương Ðịnh Của, phường An Khánh, quận 2, Sài Gòn, (từ hầm Thủ Thiêm đi về bến phà và đường Trần Não đến chùa) đều bị công an đặt trạm gác “đột xuất”, có cả công an thường phục và cảnh sát giao thông canh giữ dù ngày thường không có.

Theo bản tin của Truyền Thông Chúa Cứu Thế (mà hai linh mục Ðinh Hữu Thoại và Lê Ngọc Thanh được mời tham dự buổi phát quà cùng với một số đại diện các tôn giáo khác), hai phía đường dẫn tới chùa Liên Trì đều bị chận khiến cư dân gần đó phải tránh đi.

“Ngoài công an giao thông, công an khu vực, và một nhóm người mặc thường phục, khi nhận là công an, khi bị người khác trong nhóm gọi là côn đồ. Hai cửa ngõ này chặn tất cả những ai đi vào. Lý do họ đưa ra công khai là công an đang có chiến dịch bắt ma túy, nên không cho ai vào”, bản tin của Truyền Thông Chúa Cứu Thế, viết.

Hòa Thượng Không Tánh dự trù phát quà cho khoảng 300 thương phế binh VNCH và khoảng 50 cựu tù chính trị, cùng với việc mời số người này dự bữa cơm chay. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50 người là tìm được cách thoát qua được các chốt chặn của công an để tới chùa.

Theo các nguồn tin, nhiều thương phế binh đã bị công an đến tận nhà từ ngày hôm trước cấm tới chùa Liên Trì nhưng họ vẫn đi.

Theo bản tin Truyền Thông Chúa Cứu Thế, vợ chồng Mục Sư Phạm Ngọc Thạch cùng với con nhỏ 3 tuổi đi tới chùa nhận quà (của hội Companion) cho các tù nhân chính trị đang bị tù và cả một số người đã ra tù. Tuy nhiên, họ không những bị chận lại mà còn bị bắt, bị giữ xe dù không vi phạm gì.

Theo tin nhắn qua điện thoại của Mục Sư Nguyễn Hồng Quang thì vợ chồng Mục Sư Thạch bị “Công an 113 đem về đồn công an phường An Khánh, quận 2, sau đó công an phường An Khánh để cho ‘kẻ lạ mặc đồ dân sự’ (lúc ngoài đường thì kẻ lạ xưng tao là giang hồ, khi về đồn thì xưng tao là công an) vào nơi công quyền đánh Mục Sư Thạch”.

“Hiện nay Mục Sư Thạch bị sưng mặt còn bị giữ tại đồn công an với vợ đang mang thai tháng thứ 8 và con nhỏ 3 tuổi. Lúc kẻ lạ xông vào công an phường An Khánh đánh Mục Sư Thạch giựt điện thoại là lúc lãnh sự quán Hoa Kỳ liên lạc với MS Thạch đang tìm hiểu qua phone”.

Nhân dịp đại lễ Vu Lan, Hòa Thượng Thích Viên Ðịnh, biện trưởng Viện Hóa Ðạo, GHPGVNTN, từ chùa Giác Hoa gửi thông điệp đến các hàng giáo phẩm và Phật tử khắp nơi nhắc nhở “Một lần nữa mùa Vu Lan lại về trong hoàn cảnh đất nước đang ngập chìm trong đêm dài của hiểm họa mất nước; lòng người bất an, phân hóa, thiếu chủ động.”

Dịp này, ngài kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam “tinh thần tỉnh giác kịp thời, trước khi quá muộn, của các giới lãnh đạo nhà nước trước ‘nguy cơ ngàn năm Bắc thuộc tái hiện’ mà Ðức Ðệ Ngũ Tăng Thống, Ðại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ đã cảnh báo”.Ngài khuyến cáo “Bạo lực, độc tài, đàn áp, khủng bố không hợp lòng người, không mang lại an bình, thịnh vượng cho đất nước, lại tạo thêm bất ổn, thù hận. Chỉ có cuộc cách mạng tâm linh mới có đủ khả năng dung hóa, ổn định và phát triển xã hội. Vũ trụ vạn hữu luôn vận hành theo lẽ vô thường biến dịch, nhưng luật tắc nhân quả thì muôn đời không thay đổi.” (T.N.).
-- Tường thuật việc công an bắt, đánh và làm việc với mục sư Phạm Ngọc Thạch (Chuacuuthe).
-
- Công an TP. HCM đang bao vây, khủng bố chùa Liên Trì – (DLB). – Công an TP.HCM bao vây chùa Liên Trì, bắt giữ nhiều người – (RFA). – Hoạt động từ thiện 2 ngày giúp thiếu nhi ung bướu và cựu chiến binh bị An Ninh ngăn chậnCông an TP.HCM bao vây chùa Liên Trì, bắt giữ nhiều người vì làm từ thiện (TTXVA). – Công an ngăn lối vào chùa Liên Trì (Chuacuuthe).- VN thực thi nhiều chính sách đảm bảo tự do tôn giáo (TTXVN).Ngày 2/8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận về “Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2011” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ Nhà nước Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Theo đó, chính điều này đã tạo nên một đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức phong phú, sinh động ở Việt Nam.


Người phát ngôn nêu rõ thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển nhiều mặt. Hai bên đã tiến hành đối thoại thẳng thắn và xây dựng trên nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Việt Nam cũng luôn hoan nghênh các nghị sỹ, các quan chức chính phủ Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam để tăng cường sự hiểu biết và có cái nhìn khách quan về tình hình Việt Nam, trong đó có đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người dân.

Đáng tiếc là mặc dù đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn còn có những nhận xét chưa khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch.



"Chúng tôi cho rằng việc Hoa Kỳ nhìn nhận khách quan và đúng đắn về tình hình Việt Nam, trong đó có tự do tôn giáo, tín ngưỡng sẽ đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển lành mạnh, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của Chính phủ và nhân dân hai nước,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói./.

- VN chỉ trích phúc trình của Mỹ — (BBC)
Nhà Thờ lớn Hà Nội (ảnh chụp ngày 14/07/2012) REUTERS.Nh Thờ lớn H Nội (ảnh chụp ngy 14/07/2012)
Việt Nam thực thi nhiều chính sách đảm bảo quyền tự do tôn giáo
Lao động
Ngày 2.8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận về “Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2011” của Bộ Ngoại giao Mỹ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị nêu rõ: Nhà nước VN đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện ...
VN phản đối phúc trình tự do tôn giáo năm 2011Đài Á Châu Tự Do
Trung Quốc phản đối Mỹ đề cập không chính xác tự do tôn giáoĐài Tiếng Nói Việt Nam
VN thực thi nhiều chính sách đảm bảo tự do tôn giáoXãLuận.com
Vietnam says US religious freedom report is wrong
August 03, 2012 1:59 PM- HANOI (AP) - Vietnam has protested a United States (US) report that accused the government of abusing some of its citizens' religious freedom.
- Hoãn xử ba blogger bất đồng chính kiến — (BBC). - Úc làm được gì cho nhân quyền VN? – (BBC). - Báo cáo về tôn giáo của Mỹ chưa khách quan (TN). - VN phản đối phúc trình tự do tôn giáo năm 2011 (RFA). - Phía sau các “giải thưởng nhân quyền” (ND).
- Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh bị cấm xuất cảnh – (RFA).
- Con Cuông: âm mưu gây thù hằn, kỳ thị dân tộc và tôn giáo – (RFA).
 - rfi Tự do tôn giáo: Việt Nam vẫn nằm ngoài danh sách đen của Mỹ Hôm qua, 30/07/2012, Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức công bố bản báo cáo hàng năm về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới. Bản báo cáo đã chỉ trích nặng nề tình trạng vi phạm tự do tôn giáo tại Trung Quốc, nhưng tương đối « nhẹ tay » đối với Việt Nam.
Cho dù đã có nhiều lời kêu gọi, Hoa Kỳ vẫn không đưa Việt Nam trở lại danh sách đen CPC (Countries of particular concern) của các nước đáng quan ngại vì thiếu vắng tự do tôn giáo.

Trong phần tóm lược tình hình Việt Nam, báo cáo mang tên Phúc trình về Tự do Tôn giáo Quốc tế cho năm 2011 (International Religious Freedom Report for 2011) ghi nhận là dù được Hiến pháp và luật lệ Việt Nam công nhận, trong thực tế, quyền tự do tôn giáo bị giới hạn bằng nhiều cách. Chính phủ Việt Nam đã không bộc lộ một cách rõ ràng là đang cải thiện hay đẩy lùi tình trạng tự do tôn giáo.
Nói chung, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do của đa số các tôn giáo có đăng ký, và vài nhóm chưa đăng ký. Tuy vậy, một số nhóm khác – trong đó có cả các tổ chức có đăng ký - đã lên tiếng tố cáo tình trạng họ bị sách nhiễu, đàn áp. Có nhiều thông tin về các vụ đàn áp tự do tôn giáo, trong đó có những vụ bắt giữ, cầm tù và kết án.
Nhiều vấn đề khác còn tồn tại, đặc biệt là ở cấp tỉnh và làng xã, ví dụ như việc trì hoãn hay không cho một số nhóm tôn giáo đăng ký, vụ đối xử khắc nghiệt đối với những người bị tạm giam sau cuộc biểu tình chống việc đóng cửa một nghĩa trang tại giáo xứ Cồn Dầu, hay là tình trạng một số nhóm Thiên Chúa giáo bị sách nhiễu khi cử hành lễ Giáng sinh.
Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Mỹ cũng ghi nhận một số yếu tố tích cực trong lãnh vực tự do tôn giáo : Tạo điều kiện cho xây dựng thêm hàng trăm nơi thờ phượng mới, công nhận hai nhóm tôn giáo mới trên toàn quốc, cho đăng ký một số giáo đoàn mới, cho phép mở rộng các hoạt động từ thiện, và cho phép cử hành lễ với quy mô lớn với hơn 100.000 người tham gia, chính phủ Việt Nam và Tòa thánh Vatican vẫn tiếp tục thảo luận việc bình thường hóa quan hệ.
Có thể là các yếu tố vừa kể đã thúc đẩy Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bác bỏ các khuyên cáo đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC của các nước cần đặc biệt quan tâm. Danh sách năm 2011 vẫn bao gồm tám nước, trong đó có Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran hay Ả Rập Xê Út…
 -@ rfi Tự do tôn giáo: Việt Nam vẫn nằm ngoài danh sách đen của Mỹ

**************

Y án phúc thẩm Mục sư Tin Lành  —  (BBC).-
-RSF lên án chính quyền Việt Nam về vụ tự thiêu của mẹ blogger Tạ Phong Tần
Sau vụ bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, qua đời do đã tự thiêu trước trụ sở Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, tổ chức Phóng viên không biên giới - RSF - đã chia buồn, bày tỏ sự phẫn nộ và cho rằng có thể tránh được thảm kịch này nếu chính quyền Việt Nam không có thái độ cố chấp.
-Công an viên "chỉ đạo" ném mìn vào nhà dân ngồi tù


(NLĐO) - Bị tố hành vi xâm hại tình dục, Kính đã "chỉ đạo" một thanh niên cùng xã dùng mìn ném lên mái nhà người này để trả thù.
- Về bà Hồ Quì vợ ông Nguyễn Gia Kiểng, sáng lập tổ chức Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên bị sách nhiễu: Việt kiều Pháp về làm từ thiện bị công an hăm dọa   –   (RFA). BTV anhbasam: Được biết nhóm cố vấn của thủ tướng nhà mình mấy lần qua Pháp đều có gặp ông Kiểng, cũng như thành viên của tổ chức ông Kiểng mấy năm trước đã về nước giúp cố vấn cho thủ tướng về việc tung ra gói kích cầu, cứu nguy nền kinh tế, cũng chính là cứu nguy cho thủ tướng, sao bây giờ thủ tướng lại “trả ơn” vợ chồng ông Kiểng như vậy?
- Tình tiết mới vụ đặt chất nổ tại Nha Trang  (SGTT).
- Tuần tới, blogger Điếu Cày ra tòa (NLĐ).  - Blogger Điếu Cày chuẩn bị ra tòa vì tội chống phá Nhà nước(PLVN).
- Blog Nguyễn Hưng Quốc: Tại sao viết về chính trị? (VOA).
- Video: Chính quyền Hà Nội tiếp tục bôi nhọ biểu tình yêu nước chống Tàu (HTV/ ĐHLV).
- Công an ngăn chận biểu tình chống TQ ngày 29/7 (RFA).   -
 CÒN GÌ NỮA KHÔNG?
Thái Bá Tân
Một lần, khi thuyết pháp ở làng nọ, bỗng nhiên có người chạy lại nhổ vào mặt Đức Phật rồi buông lời thóa mạ.
Các đệ tử xúm lại định can ngăn nhưng Ngài giơ tay ra hiệu đừng, rồi ôn tồn hỏi người kia:
“Còn gì nữa không?”
Câu nói ấy sau này được nhiều người nhắc đến khi chuyện liên quan đến sự nhẫn nhục. Phật hỏi “Còn gì nữa không?” vì Ngài nghĩ có thể người ấy còn điều gì đó ấm ức chưa nói hết. Thì để cho anh ta nói hết.
Sừng sờ trước thái độ nhẫn nhục ấy của Đức Phật, người kia không nói gì thêm, hôm sau đến cúi rạp trước Ngài xin tha tội. Phật nói:
“Trong một ngày có nhiều nước chảy qua sông Hằng. Ta không còn  là ta của ngày hôm qua. Cả ông cũng vậy. Hôm qua ông phỉ nhổ, hôm nay ông xin tha lỗi. Cả người nhổ và người bị nhổ đã đổi khác. Mọi vật cũng đổi khác chỉ trong một ngày ngắn ngủi. Vậy ông hãy đứng dậy, và mong ông từ nay chỉ bình tĩnh dùng lời bày tỏ nỗi lòng mình.”
Rồi Ngài lại hỏi:
“Còn gì nữa không?”
*
Đúng mười một giờ, giờ lên giường, chuông điện thoại di động kêu. Ông cầm máy.
“Tôi cảnh cáo ông: Già rồi nên nghỉ ngơi vui vầy với con cháu. Ngứa tay thì viết thơ trẻ con như xưa nay vẫn viết. Và thôi hẳn cái trò viết bài tung lên mạng chửi đảng, chửi chế độ đi!”
“Dạ, xin hỏi ông là ai ạ?”
“Không cần biết.” Im lặng một lúc: “Là chính quyền!”
“Tôi không chửi đảng, chửi chế độ. Tôi chỉ nói lên suy nghĩ của mình. Một cách trung thực và có trách nhiệm. Tôi ký tên thật trên tất cả các bài mình viết, còn ghi cả địa chỉ nhà riêng và điện thoại.” Ông đáp, có ý trách người gọi điện không chịu nói tên.
“Những bài báo phản động! Ăn phải bã nước ngoài rồi làm phản động, hại dân, hại nước!” Rồi người kia, giọng còn trẻ, còn tuôn ra một thôi không nghỉ những lời buộc tội gay gắt, đôi lúc tục tĩu và hăm dọa.
Khi thấy anh ta ngừng, ông nhẹ nhàng nói:
“Tôi vẫn nghe. Còn gì nữa không?”
Đầu dây bên kia tắt máy.
Ba hôm sau, khi ông đăng một bài ngắn trên mang “lề trái”, người kia lại gọi điện, vẫn đúng mười một giờ đêm, và anh ta lại nhắc lại gần  toàn bộ những gì đã nói lần trước, nhưng lời lẽ bớt căng thẳng hơn. Ông vẫn nhẫn lắng nghe. Và cuối cùng vẫn nhắc lại cái câu nói ấy của Phật: “Còn gì nữa không?”
Đến lần thứ năm, anh ta chỉ nói:
“Dẫu sao tôi vẫn nghĩ bác nên thôi đi thì hơn. Đỡ phiền cho mình, và cho cả người khác.”
Ông hiểu “người khác” là anh ta. Anh ta được giao nhiệm vụ này. Rồi ông nhẹ nhàng nói:
“Tôi tôn trọng anh và đã lắng nghe những gì anh muốn nói. Giờ anh có muốn nghe tôi nói không?”
“Bác nói đi.”
Thay cho nói, ông đọc anh ta nghe một truyện thơ ông tìm thấy trên mạng cách đây không lâu:
TRUYỆN NGƯỜI ĐÀN ÔNG THÔ LỖ
Một ngày nọ, Đức Phật
Đi qua một ngôi làng
Có một người thô lỗ
Sỉ nhục Ngài sỗ sàng.
Anh ta còn trẻ tuổi,
Ăn nói như người điên,
Bảo Ngài cũng ngu dốt
Như mọi người, tuy nhiên,
Do rất giỏi lừa phỉnh
Nên mọi người tin Ngài.
Tóm lại, toàn nhảm nhí,
Không đáng lọt vào tai.
Đức Phật nghe, bình thản
Trước lời nhục mạ này.
Bất chợt, Ngài khẽ hỏi:
“Xin anh nói tôi hay.
Nếu anh tặng ai đó,
Thí dụ, chiếc áo dài,
Nhưng người ấy không nhận,
Thì nó là của ai?”
Anh kia hơi bối rối,
Nhìn Đức Phật, và rồi
Liền đáp: “Món quà ấy
Tất nhiên là của tôi!”
Đức Phật cười thân mật:
“Anh nói đúng, vậy thì
Những lời anh vừa nói
Là của anh, nhận đi.
Anh mắng tôi thậm tệ,
Tôi không nhận, làm thinh,
Nghĩa là anh thực sự
Đang mắng bản thân mình.
Ở đời, anh bạn ạ,
Đừng gây ra cho người
Những gì mình không muốn.
Được thế, sẽ tuyệt vời.
Anh thù hận người khác,
Tức là thù hận anh.
Chính anh sẽ đau khổ,
Vì anh làm hại mình.”
“Cảm ơn bác.” Anh kia nghe xong nói, rồi tắt máy.
Ông vẫn tiếp tục viết bài cho các báo mạng “lề trái”. Chỉ nêu vấn đề, phân tích sự kiện với những lập luận xác đáng và không một từ mang tính thóa mạ, theo đúng phong cách xưa nay ông vẫn viết.
Người gọi điện thoại dấu tên không gọi cho ông nữa.
Mãi gần đây ông mới nhận được tin nhắn của anh ta với vẻn vẹn ba chữ: “Xin lỗi bác”.
Hà Nội, 11. 5. 2012















Tổng số lượt xem trang