-(Dân trí) - Kết quả một cuộc khảo sát tâm lý người lao động tại châu Á mới được công bố cho thấy tỷ lệ người Việt hài lòng với công việc hiện tại đang ở mức thấp nhất châu Á. Trong khi đó vị trí số 1 trên bảng xếp hạng thuộc về Lào.
Cuộc khảo sát trên được Gallup, một hãng nghiên cứu quốc tế có trụ sở tại Mỹ tiến hành trong năm 2011. Để có được kết quả trên, hãng này đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp khoảng 1000 người tuổi từ 15 trở lên. Với câu hỏi: “Anh/chị có cho rằng công việc hiện tại của mình là lí tưởng không?” chỉ có 48% người Việt Nam trả lời “Có”.
Tỷ lệ này là thấp nhất trong số 22 quốc gia châu Á được khảo sát. Trong khi đó, Lào là quốc gia có nhiều người hài lòng với công việc hiện tại nhất khi 90% số người được hỏi khẳng định họ đang có công việc đúng như mơ ước. Ngạc nhiên hơn khi tỷ lệ này tại Afghanistan lên tới 75%, xếp hạng 5.
Có một điều dễ nhận thấy đó là tại các nền kinh tế lớn ở châu Á, tỷ lệ người không hài lòng với công việc hiện tại lại càng cao. Tỷ lệ này ở Nhật là 63%, xếp hạng 14, ở Hàn Quốc là 53%, xếp hạng 19. Tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc thì chỉ có 49% người được hỏi cho biết hài lòng với công việc đang có, xếp hạng 21.
Với câu hỏi thứ hai là “Tại cơ quan, hàng ngày anh/chị có cơ hội làm những công việc mình thành thạo nhất hay không?”, thì Thái Lan là nước dẫn đầu với 95% số người được hỏi trả lời “Có”. Xếp ngay sau đó là Lào và Afghanistan với tỷ lệ lần lượt là 88% và 87%.
Trong khi đó tỷ lệ này của Việt Nam chỉ là 72%, xếp hạng 13. Dù vậy con số này vẫn cao hơn 2 nền kinh tế hàng đầu châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại các nước này cũng chỉ có 70% và 66% số người được hỏi khẳng định có cơ hội làm những việc mình thành thạo nhất tại cơ quan. Đứng bét bảng là Ấn Độ và Nepal với tỷ lệ 54% và 52%.
Thanh Tùng
Theo Gallup
@ Dân trí
- Vụ bị vắt kiệt sức, lao động VN kêu cứu: Chỉ được bồi thường gần 10 triệu đồng (TN). -Bị vắt kiệt sức, lao động Việt Nam kêu cứu.
- Luật sư vẫn bị cản trở tác nghiệp (PLTP).
- “Lạm phát cán bộ” – lại chuyện “đến Thượng Đế cũng phải cười” (DT).
Báo Đất Việt
(ĐVO) Ngày 10.7, TAND Tối cao tại Hà Nội mở phiên xử phúc thẩm bị cáo Lê Tuấn Minh (SN 1977, ở xã Ngọc Hòa, Chương Mỹ, Hà Nội) về hành vi giết người. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Liễu, 26 tuổi, ở xã Tân Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội, công nhân của công ty ...
Bảo vệ rồ ga, đâm chết nữ công nhân nhận án chung thânĐài Tiếng Nói Việt Nam
Y án chung thân bảo vệ “tông” chết nữ công nhânXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật (lời tuyên bố phát cho các báo)
Không giảm án cho kẻ tông chết người đình côngVNExpress
- Không giảm án cho kẻ tông chết người đình công (VNE).- Dân oan Hà đông lại kéo ra trung ương khiếu kiện đất đai — (Lê Hiền Đức).
- Ngăn chặn thương lái nước ngoài thao túng nông sản (TP).
Kinh doanh viễn thông với mối nguy 'cá lớn nuốt cá bé' (VnEx 10-7-12)- Doanh nghiệp bỗng dưng biếu, tặng xe cho cơ quan công quyền (Mạnh Quân).
- Đà Nẵng: Trích 50% tiền phạt cho CSGT làm nhiệm vụ (Bee).- Gửi tới HĐND TP Hà Nội: Nhìn Đà Nẵng ngẫm về Thủ đô (Infonet).
- Quan chức đánh cờ bạc tỷ bị đề nghị mức án tới 17-20 năm (DT).
-Nỗi niềm nữ sinh 'mò cua bắt ốc' lấy tiền thi đại học
-Từ 3h đến 7h sáng, khi bạn bè còn say giấc Hằng và mẹ đã ra đồng mò cua bắt ốc. Thương cô bé nhà nghèo hiếu học, hàng xóm góp được hơn 400.000 đồng cho hai mẹ con "lai kinh".
> Vượt số phận nuôi giấc mơ đại học
Chiều tối 9/7, trong căn phòng trọ miễn phí ở tầng ba của chùa Bằng (Hà Nội), cô Nguyễn Thị Hường mẹ thí sinh Trần Thị Thu Hằng (ở thôn Liên Hà 2, phường Lộc Hạ, Nam Định) đang động viên con thi tốt. Người mẹ có khuôn mặt khắc khổ, da sạm đen trông già hơn nhiều so với tuổi 53 ngồi thu mình một góc nhìn con đùa nghịch và khoe với bạn cùng phòng rằng mới mấy hôm lên Hà Nội đã tăng cân vì thức ăn ở chùa "giống như một bữa tiệc".
Trước khi lên Hà Nội thi đại học, Hằng và mẹ tranh thủ dậy từ 5h sáng mót rau bán. Do ruộng quanh nhà bị lấp không còn cua, ốc nên gia đình Hằng chỉ trông chờ vào vài mớ rau muống. Thương cô bé nhà nghèo hiếu học, hàng xóm góp được hơn 400.000 đồng cho mẹ con Hằng "lai kinh". Nhưng chỉ riêng tiền ôtô đã tốn hơn nửa khoản tiền mang theo nên khi được ăn, ở miễn phí tại chùa, mẹ con chị Hường cảm động rớt nước mắt.
Cô Hường, mẹ thí sinh Trần Thị Thu Hằng. |
Nhắc đến hoàn cảnh gia đình, Hằng luôn né tránh và chạy đi, bỏ lại mẹ đang gọi với theo. Người mẹ nhỏ thó thu mình trong bộ quần áo dày cũ kỹ cũng không dễ mở lòng nói về ba đứa con, ông chồng "Chí Phèo" và công việc mò cua, bắt ốc. Ở nhà, công việc hàng ngày của cô là mò cua, bắt ốc. Không có việc gì kiếm ra tiền, 3 đứa con cũng thay phiên nhau giúp mẹ đi mò không kể mùa đông hay hạ.
"Thằng anh lớn sinh năm 1991 đi mò ở ruộng từ 6h tối đến 10h đêm còn cái Hằng đi bắt cua, ốc từ 3h đến 7h sáng rồi về đi học. Cả hai đều nhịn đến tận trưa về mới được ăn", cô Hường kể và cho hay, số tiền kiếm được từ cua ốc cũng không đáng là bao nên bữa ăn của gia đình phải nhờ vào lòng tốt của hàng xóm.
Ngay từ nhỏ, cả ba chị em Hằng đều được "luyện" ăn ít, mỗi ngày ăn hai bữa và chỉ buổi tối mới được ăn cơm. Còn buổi trưa mỗi người sẽ được một bát cháo nấu lẫn rau rồi nhịn đến tối. "Ngày nào mấy đứa cũng hỏi hàng xóm xem mấy giờ rồi để đợi đến giờ ăn tối. Mãi rồi chúng cũng quen", người mẹ nghẹn ngào tâm sự.
Nhưng khi nói về ông chồng "Chí Phèo", người vợ tỏ ra cam chịu: "Làm được đồng nào, ông ấy lại theo bạn bè đi say sưa tối ngày. Nhiều hôm say khướt, ông ấy còn được người đi đường cho lên xích lô rồi chở về nhà. Bố cái Hằng có chửi bới, đập phá thế nào thì mấy mẹ con cũng phải cắn răng phục vụ".
Mảnh đất gia đình đang ở bị giải tỏa để xây khu công nghiệp. Cầm món tiền vài chục triệu "cả đời chưa từng nhìn thấy, sờ thấy" chưa ấm tay, chồng chị đã nướng hết vào rượu chè. Không còn đất, cả nhà "nhảy dù" sống gần nghĩa địa. Mỗi lần say rượu, ông lại đốt túp lều rách nên họ hàng, làng xóm thương tình xây giúp ngôi nhà nhỏ vừa đủ kê hai chiếc giường.
Trước hôm lên Hà Nội, Hằng (ngoài cùng bên trái) phải cùng mẹ mò cua, mót rau lấy tiền đi thi. |
Thấy mình cứ mãi nghèo khổ nên chị Hường luôn cố gắng làm lụng để mong cho hai cô con gái và một cậu con trai đều được thi đại học. Nhưng vì không có điều kiện nên hai con đầu dù đỗ cao đẳng vẫn phải ở nhà đi làm. Lần này, muốn con gái út được một lần ra Hà Nội, cô lại đưa con đi thi.
Sau khi thi xong khối A ở Nam Định, Hằng lại cùng mẹ lên Hà Nội thi khối D vào ĐH Bách khoa Hà Nội. Địa điểm thi cách xa chùa Bằng nên Hằng phải nghỉ trưa tại trường và được mẹ cho 20.000 đồng ăn cơm. Nhưng Hằng chỉ dám ăn một cái bánh mỳ và uống nước lọc mà cũng mất 15.000 đồng.
"Cháu muốn thi đỗ để sau này làm công việc bàn giấy nhưng đỗ rồi thì cũng không đi học được vì tiền đâu. Cua, ốc giờ cũng hết rồi", người mẹ lại trầm tư và ước, giá như biết trước được thông tin nhà xe miễn phí cho sĩ tử và đăng ký ngay từ nhà, cô sẽ gần như "bảo toàn" được số tiền mang đi để về đong gạo cho các con.