-
--@ Nhân nói chuyện về hiệu lực pháp lý của các bản đồ.---- Trương Nhân Tuấn -
Dư luận VN hiện nay đang xôn xao về tấm bản đồ nước Trung Hoa xuất bản năm 1904, dưới thời nhà Thanh, mang tên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. Bản đồ này vẽ lãnh thổ của Trung Quốc năm 1904 không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi người vui mừng cho rằng đó là một bằng chứng rõ rệt chứng minh các quần đảo HS và TS không thuộc TQ.
Theo tôi, không có điều gì chắc chắn để vui mừng hết. Giả sử phía TQ đưa ra các bản đồ sau đây :
1/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. "Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc."
2/ Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp."
Tài liệu trên đây dẫn từ nguồn :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110803_china_viet_islands.shtml
http://www.bjreview.com.cn/world/txt/2011-08/01/content_380478.htm
Nếu hai tấm bản đồ này có thật, lúc đó phản ứng mọi người sẽ ra sao ? Không lẽ bó tay chấp nhận HS và TS thuộc TQ ?
Nếu không lầm, bản đồ 1904 của Trung Hoa, lãnh thổ nước này bao gồm nước Mông Cổ hiện nay. Nếu ta đi ngược thời gian xa hơn, các bản đồ nước Trung Hoa cũng không hề chú dẫn hai quần đảo HS và TS, nhưng trong vài bản đồ lãnh thổ nước này bao gồm nước VN. Không lẽ phía TQ trưng tấm bản đồ này thì phải công nhận VN thuộc TQ ?
Điều may là các tấm bản đồ thường không có giá trị quyết định trên quan điểm pháp lý.
Thật vậy, theo thông lệ công pháp quốc tế, « bản đồ » tự nó thường không được nhìn nhận như là một « bằng chứng » mà chỉ được xem như là một « tài liệu - information », để bổ túc thêm cho một « lý lẽ - argument », hay để khẳng định một « thái độ » nào đó của một bên tranh chấp.
Tấm bản đồ do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960 và tấm do Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972 tự nó không có giá trị pháp lý, (cũng như tấm bản đồ 1904 của nhà Thanh), nhưng nếu vấn đề tranh chấp HS và TS được đưa ra một tòa án quốc tế để phân giải, chắc chắn các tấm bản đồ này sẽ được phía TQ sử dụng nhằm vào việc làm rõ ý kiến của phía VN (nhìn nhận HS và TS thuộc TS) qua tuyên bố đơn phương 1958 (thể hiện qua tấm công hàm của ông Phạm Văn Đồng).
Nhiều vụ án về tranh chấp lãnh thổ do Tòa Án Công lý Quốc Tế (CIJ) phân xử, đa số các trường hợp các bản đồ được các bên trưng dẫn thì không được xem như là « bằng chứng » vì chúng không có tác động trực tiếp đến quyết định của các quan tòa. Yếu tố quyết định cho phán quyết của tòa luôn là « thái độ » của nhà nước đối với vùng lãnh thổ tranh chấp.
Một tấm bản đồ có giá trị pháp lý chỉ khi nó được đính kèm với các văn bản của một hiệp đinh phân định biên giới. Dĩ nhiên hiệp ước này phải còn hiệu lực (do việc không có hiệp ước nào khác ký kết sau này thay thế). Tuy vậy, nhiều trường hợp lịch sử cho thấy nhiều tấm bản đồ phân định biên giới đã không phù hợp với nội dung của công ước. Trong trường hợp này, theo thông lệ quốc tế, văn bản có hiệu lực « cao » hơn bản đồ. Một số trường hợp khác, bản đồ phân định, cũng như nội dung văn bản, cả hai đều không phù hợp với địa hình trên thực địa. Như trường hợp phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh biên giới giữa Bắc Kỳ và các tỉnh Hoa nam năm 1887, hầu hết nội dung các biên bản phân định cũng như các bản đồ đính kèm đều không phù hợp với địa hình trên thực tế (xem thêm phần tham khảo). Trường hợp này, các công trinh phân giới sau này (1888-1897) cùng với bộ bản đồ vẽ trên kết quả cắm mốc, mới có giá trị thực sự. Tuy vậy, trong các hồ sơ chính thức hiện nay được lưu trữ trong các thư viện thế giới, đường biên giới Việt Trung 1887 chỉ thể hiện qua 3 trang mô tả sơ sài cùng với các bản đồ (hoàn toàn sai) đính kèm. Vì thế nhiều học giả trên thế giới đã có nhận định sai trong các công trình nghiên cứu vì chỉ dựa trên nội dung của công ước mà không tham khảo tài liệu giai đoạn phân giới.
Trường hợp đặc biệt cũng nên nói lại sau đây, là tranh chấp hai nước Thái Lan và Kampuchia về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear. Nguyên nhân tranh chấp là tấm bản đồ đính kèm công ước vẽ không đúng với nội dung công ước. Theo tấm bản đồ (vẽ sai) này, ngôi đền thuộc về lãnh thổ Kampuchia trong khi nội dung văn bản xác định đường biên giới là đường phân thủy của một rặng núi. Trên tinh thần đó ngôi đền phải nằm trên lãnh thổ Thái Lan. Nội vụ tranh chấp được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ). Lý ra, hiệu lực nội dung văn bản có giá trị cao hơn bản đồ, tức ngôi đền phải thuộc về Thái Lan, nhưng vì thái độ của nhà nước Thái Lan (về ngôi đền) trong nhiều thời kỳ đã khiến quan tòa phán quyết chủ quyền ngôi đền Preah Vihear thuộc về Kampuchia. Xét thấy trường hợp này (thái độ của nhà nước Thái) khá trùng hợp với thái độ của nhà nước VNDCCH và CHXHCNVN về chủ quyền của VN tại HS và TS, người viết dẫn ra đây vài đoạn để mọi người cùng suy nghĩ cho tình trạng tranh chấp lãnh thổ giữa đất nước mình với Trung Quốc hầu kịp thời tìm kiếm một phương án giải quyết.
Tranh chấp hai bên Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear được đưa ra Tòa án Quốc tế ngày 6 tháng 10 năm 1959. Vụ án có mã số CIJ 65.
Vụ xử ngôi đền Preah Vihear xảy ra ngày 15 tháng 6 năm 1962. Những đoạn quan trọng được ghi lại như sau (nguồn CIJ) :
Ngôi đền cổ Preah Vihear ở trong tình trạng hoang phế, tọa lạc trên một mỏm núi thuộc rặng Dangrek. Rặng núi này là biên giới giữa hai nước Thái Lan và Cambodge. Tranh chấp có nguyên nhân từ việc phân định biên giới bắt đầu từ năm 1904 đến năm 1908 giữa nước Pháp, đại diện Đông Dương, và nước Xiêm. Việc phân định này dựa lên công ước ngày 13 tháng 2 năm 1904. Công ước này đã thiết lập một cách tổng quát hướng đi đường biên giới. Đường này được xác định cụ thể bởi một ủy ban phân định hỗn hợp Pháp-Thái.
Ở khu vực có ngôi đền Preah Vihear, (theo nội dung công ước) đường biên giới phải theo đường phân thủy. Ngày 2 tháng 12 năm 1906, một ủy ban hỗn hợp ra thực địa xác định đường phân thủy. Từ tháng giêng – tháng hai năm 1907, ủy ban Pháp đã báo cáo lên chính phủ của họ rằng đường biên giới đã hoàn toàn được phân định.
Việc cuối cùng của công trình phân định là vẽ bản đồ đính kèm. Nhà nước Xiêm, vì không có phương tiện lỷ thuật, đã yêu cầu nhân sự phía Pháp để thành lập các bản đồ vùng biên giới. Các bản đồ đã được một ê kíp người Pháp hoàn tất vào mùa xuân năm 1907. Một tấm bản đồ của công trình này được giao cho nhà nước Xiêm, theo đó đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Khmer.
Tấm bản đồ đính kèm nói trên chưa bao giờ được công nhận bởi ủy ban hỗn hợp. Vì Ủy ban này đã ngừng hoạt động trước khi bản đồ được thiết lập. Tòa cho rằng, nguyên thủy, tấm bản đồ này không có tính bắt buộc. Nhưng trong hồ sơ phân định, bộ bản đồ đã chuyển lên chính phủ Thái như là kết quả của công trình phân định biên giới. Nhà cầm quyền Thái đã không có phản ứng nào (về các tấm bản đồ này) từ thời kỳ đó, cũng không có phản ứng nào trong nhiều năm sau. Do đó phải kết luận rằng nó đã được sự chấp nhận chính phủ Thái. Nếu phía Thái đã chấp nhận tấm bản đồ đính kèm mà không làm các cuộc nghiên cứu, thì bây giờ họ không thể vịn vào lỗi lầm này để làm vô hiệu điều mà họ đã chấp thuận.
Nhà nước Xiêm, sau đó là Thái Lan, chưa bao giờ đặt vấn đề về bản đồ đính kèm trước năm 1958, là lúc hai bên Thái và Cambodge đã mở những cuộc thuơng thảo về chủ quyền ngôi đền. Trong khi đó, vào các năm 1934-1934, một cuộc trắc địa đã cho thấy có sự khác biệt giữa đường phân thủy trên thực tế và đồ tuyến biên giới trên bản đồ. Một số bản đồ khác đã được thiết lập, trong đó đặt ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái Lan. Nhưng phía Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng, thậm chí in ra, những tấm bản đồ theo đó ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Cambodge. Mặt khác, trong khoảng thời gian thuơng thuyết về hiệp ước Pháp-Xiêm 1925 và 1937, mà các hiệp ước này khẳng định hiệu lực của đường biên giới. Hay là vào năm 1947, trước ủy ban hòa giải Pháp-Xiêm tại Washington, đáng lẽ phía Thái đã đặt lại vấn đề chủ quyền ngôi đền, thì họ đã không làm gì cả.
Kết luận lại, như thế Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới như đã vẽ trong bản đồ, cho dầu nó có phù hợp hay không phù hợp với đường phân thủy của rặng Dangrek.
Vì vậy, Tòa cho rằng, trong vùng tranh chấp, đường biên giới là đường xác định trên bản đồ và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.
Trở lại trường hợp VN. Ở đây ta thử so sánh thái độ của nhà nước Thái về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear đã được tòa CIJ phân tích ở trên với thái độ của nhà nước VNDCCH (và các nhà nước kế thừa) về chủ quyền của hai quần đảo HS và TS.
Ta thấy nhà nước VNDCCH đã mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại hai quần đảo HS và TS qua các động thái :
1/ Tuyên bố đơn phương qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Tuyên bố này ủng hộ « tuyên bố về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc », trong đó mặc nhiên nhìn nhận việc « ủng hộ » hải phận 12 hải lý của các đảo thuộc HS và TS. Tức mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền HS và TS thuộc TQ.
2/ Các bài báo trên Nhân Dân khẳng định chủ quyền của TQ tại HS và TS. Các bản đồ của các cơ quan trực thuộc nhà nước VNDCCH (như hai tấm bản đồ dẫn trên) xác định chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Trên phương diện pháp lý, các bài báo trên Nhân Dân hay các bản đồ của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam hay của Cục Bản đồ của Việt Nam đều không có giá trị pháp lý. Nhưng ở đây chúng có giá trị của « tài liệu – information » nhằm làm sáng tỏ nội dung tuyên bố đơn phương 1958 của Phạm Văn Đồng. Đối với công pháp quốc tế, các tuyên bố đơn phương có giá trị ràng buộc.
Mặt khác, nhà nước VNDCCH đã « im lặng » trước tuyên bố « chủ quyền không thể tranh cãi của TQ tại HS » vào tháng giêng năm 1974, vài ngày trước khi dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa. Nhà nước VNDCCH cũng im lặng sau đó khi TQ dùng vũ lực xâm chiếm HS. Theo thông lệ quốc tế, hành động (xâm lăng HS của TQ) đòi hỏi hai miền VN phải có một thái độ. VNCH đã lần lượt biểu lộ nhiều động thái quan trọng nhằm phản đối hành động của TQ đồng thời khẳng định chủ quyền của VN tại HS trước các diễn đàn quốc tế. Thái độ im lặng của nhà nước VNDCCH có thể so sánh với sự « im lặng » lâu dài của nhà nước Thái về tấm bản đồ vẽ sai. Đó là sự im lặng « mặc nhiên đồng thuận ».
Ta thấy vấn đề chủ quyền của VN tại HS và TS phức tạp và khó khăn hơn trường hợp của Thái về ngôi đền Preah Vihear. CHXHCNVN, nhà nước kế thừa của nhà nước VNDCCH, phải đối diện cùng lúc hai yếu tố pháp lý : 1/ tuyên bố đơn phương và 2/ mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Chỉ cần một trong hai yếu tố này đủ để VN mất chủ quyền tại HS và TS.
Bộ Luật Biển 2012 của VN vừa công bố xác nhận chủ quyền của VN tại hai quần đảo HS và TS là một điều đúng và cần thiết. Bộ Luật này cũng xác nhận hiệu lực hải phận các đảo của VN đúng theo tinh thần Luật Quốc tế về Biển, cũng là một điều đúng và cần thiết. Đúng vì nó phù hợp với thực tế và lịch sử. Cần thiết vì nó làm gạch nối cho thế hệ tương lai. Nhưng nó chỉ có hiệu lực thực sự khi mà TQ từ bỏ chủ quyền ở HS và TS (qua một trọng tài phân xử).
Với một hồ sơ như thế người ta không ngạc nhiên khi nhà nước CSVN không dám đề nghị đưa tranh chấp HS và TS ra trước một trọng tài phân giải. Trong khi đó, với khả năng về quốc phòng đang lên, TQ có thể chiếm các đảo TS còn lại đang ở trong tay VN đồng thời dành phần lớn thềm lục địa và vùng biển VN theo bản đồ chữ U. Việc « ngư dân » TQ hiện nay một lúc 30 chiếc thuyền, cùng với các tàu hộ vệ của hải quân TQ, đang hoành hành đánh bắt hải sản ở các đảo thuộc TS làm người ta liên tưởng đến những ngày tháng giêng năm 1974, lúc sắp đánh HS. Ở đây, trước khi đánh, « ngư dân » TQ đổ bộ lên các đảo. Khi hải quân VNCH can thiệp thì hải quân TQ ra tay « bảo vệ ». Rất cỏ thể TQ sẽ lập lại phương pháp cũ.
Lúc đó, với một hồ sơ như thế, VN vô phương đòi lại TS (chứ đừng nói HS). Với sức mạnh và nhiều tiền trong tay, TQ muốn hoạch định biển với VN thế nào lại không được ?
Vấn đề vì thế, cấp bách, là phải làm các thủ tục để kế thừa di sản VNCH để có một thế đứng chính thống trước quốc tế. Hiện nay chưa có nước nào chính thức công nhận chủ quyền của VN tại HS và TS (kể cả Pháp). Với một hồ sơ như thế thì ai mà công nhận ?
Xem thêm :
- Tìm hiểu nguyên nhân mất đất Tụ Long vào tay Trung Quốc qua các hiệp định Pháp-Thanh về biên giới 1887 và 1895 : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235436/index
- Biên giới tỉnh Hải Ninh. Nguyên nhân Việt Nam mất huyện Giang Bình và đất thuộc hai tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Hải Ninh.http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235425/index
- Thử tìm hiểu tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear :http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235391/index
- Lịch sử tranh chấp chủ quyền « l’enclave Pak-lung » cùng các đảo Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu trong vịnh Vạn Xuân : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235331/index
- Tìm hiểu đường biên giới Việt-Trung: Lào Cai : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235329/index
-@ Nhân nói chuyện về hiệu lực pháp lý của các bản đồ.--
-Cần thận trọng về hiệu lực pháp lý của các bản đồ. Trương Nhân Tuấn - Dư luận VN hiện nay đang xôn xao về tấm bản đồ nước Trung Hoa xuất bản năm 1904, dưới thời nhà Thanh, mang tên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. Bản đồ này vẽ lãnh thổ của Trung Quốc năm 1904 không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi người vui mừng cho rằng đó là một bằng chứng rõ rệt chứng minh các quần đảo HS và TS không thuộc TQ.
Theo tôi, không có điều gì chắc chắn để vui mừng hết. Giả sử phía TQ đưa ra các bản đồ sau đây :
1/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. "Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc."
2/ Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp."
Tài liệu trên đây dẫn từ nguồn :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110803_china_viet_islands.shtml
http://www.bjreview.com.cn/world/txt/2011-08/01/content_380478.htm
Nếu hai tấm bản đồ này có thật, lúc đó phản ứng mọi người sẽ ra sao ? Không lẽ bó tay chấp nhận HS và TS thuộc TQ ?
Điều may là các tấm bản đồ thường không có giá trị quyết định trên quan điểm pháp lý.
Thật vậy, theo thông lệ quốc tế, « bản đồ » tự nó thường không được nhìn nhận như là một « bằng chứng », mà chỉ được xem như là một « tài liệu », có tính bổ túc thêm cho hồ sơ, do đó nó không có tác động trực tiếp đến quyết định của các quan tòa. Nhiều vụ án về tranh chấp lãnh thổ do Tòa Án Công lý Quốc Tế (CIJ) phân xử, đa số các trường hợp các bản đồ được các bên trưng dẫn thì không được xem như là « bằng chứng ». Yếu tố quyết định cho phán quyết của tòa luôn là « thái độ » từ trước đến nay của nhà nước đối với vùng lãnh thổ tranh chấp.
Nếu không lầm, bản đồ 1904 của Trung Hoa, lãnh thổ nước này bao gồm nước Mông Cổ hiện nay. Nếu ta đi ngược thời gian xa hơn, bản đồ nước Trung Hoa cũng không hề chú dẫn hai quần đảo HS và TS, nhưng trong vài bản đồ lãnh thổ nước này bao gồm nước VN.
--Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa
Dư luận Trung Quốc quan tâm theo dõi việc Việt Nam công bố bản đồ cổ chứng mình chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina, Ifeng, Stockstar tường trình việc Việt Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều báo khác của Trung Quốc sau đó đăng tải lại thông tin này.
Bản tin của đài Phượng Hoàng (Ifeng) tường thuật quang cảnh buổi lễ trao bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Ifeng dẫn nguyên văn lời tiến sĩ Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán - Nôm, về giá trị lịch sử và nội dung không thể chối cãi của bản đồ do chính Trung Quốc thực hiện.
Hình ảnh tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" đăng trên trang tin tức quân sự của Sina (ảnh: Sina)
Tờ Stockstar và trang tin quân sự của Sina giới thiệu tỉ mỉ về kích thước, lai lịch của tấm bản đồ, nói rõ bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa.
Bài báo cũng diễn giải đầy đủ các nghiên cứu và phân tích của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay bản đồ "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Đây là bản đồ được Trung Quốc vẽ theo phương thức hiện đại của phương Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng trước kia, có ghi rõ tọa độ, phù hợp với ngôn ngữ bản đồ hiện nay.
Đặc biệt, Stockstar dùng tên gọi theo cách của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi truyền thông Trung Quốc hiếm khi công bố với người dân về cách gọi nào khác ngoài tên gọi mà nước này đặt ra.
Chỉ trong chưa đầy hai ngày đăng thông tin về tấm bản đồ này, các video về chủ đề này của Ifeng và Sina đưa lên trang web đã thu hút gần nửa triệu lượt xem, còn bản tin phát sóng trên truyền hình và các trang tin khác đưa lại còn thu hút thêm nhiều người xem khác nữa.
Đây là sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển của Trung Quốc với các nước láng giềng ngày một nóng. Nước này có có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Trong khi một bộ phận người dân Trung Quốc luôn tin rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ, thì một bộ phận truyền thông nước này cũng đã đăng tải các ý kiến nhiều chiều, như thông tin về bản đồ 1904 này của nhà Thanh, hoặc quan điểm không công nhận "đường lưỡi bò" như của học giả Lý Lệnh Hoa./.
-@- VIDEO: Truyền thông TQ nói gì về bản đồ cổ mới được hiến tặng ở VN?
(GDVN) - Ngày 26/7 kênh tin video của tờ báo điện tử SINA xuất bản tại Trung Quốc phát đi một đoạn phóng sự về việc Tiến sĩ Mai Hồng hiến tặng Bảo tàng Quốc gia tấm bản đồ cổ Trung Quốc từ thời nhà Thanh chứng minh rất rõ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc. Động thái này sẽ cung cấp cho độc giả Trung Quốc những thông tin đa chiều, và họ hoàn toàn có thể kiểm chứng được những tấm bản đồ này và thấy được sự bịa đặt trắng trợn của giới cầm quyền với âm mưu độc chiếm biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
--
-- -
-@- VIDEO: Truyền thông TQ nói gì về bản đồ cổ mới được hiến tặng ở VN?
- Tấm bản đồ cũ chứng minh chân lý (DV). - Tiếp tục tìm kiếm thêm bằng chứng chủ quyền (DT).
-Qing dynasty map shows no China claim in Spratlys HANOI - Vietnam's National Museum of History displayed on Wednesday a map donated by a local historian that he said proved China had no claim to disputed islands in the South China Sea.
The map was donated by Dr. Mai Ngoc Hong who said it was a 1904 Qing dynasty map of Chinese territories that did not include the disputed Spratley and Paracel Islands.
Thuốc súng biển Đông đang cháy?
2012-07-26 - rfa -Trung Quốc điều động hải quân xuống Trường Sa tập trận sau khi thiết lập căn cứ quân sự, dựng HĐND cùng với nhà giam ở đảo Phú lâm, mà họ gọi là thủ phủ của "thành phố Tam Sa". Tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải giám Trung Quốc đối đầu ngoài khơi Cù Lao Ré, trong khi cố vấn an ninh toà Bạch ốc rời Bắc Kinh đi Tokyo. Cuộc xung đột quân sự phải chăng đang ló dạng? Việt Nam trông cậy được vào ai?
Trung Quốc không có nhiều lựa chọn trên biển Đông
2012-07-26 -rfa -Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế - ICG (Bruxelles) hôm 24 tháng 7 vừa cho ra phần 2 bản báo cáo về tình hình biển Đông mang tên “Khuấy động biển Đông”.
Cảnh báo về xung đột ở Biển Đông bbc
TNS Jim Webb lo ngại về Trung Quốc bbc
-Trung Quốc tập trận đổ bộ bằng tầu đệm khí
Trung Quốc giả định chiến tranh, tập cứu thương
(Phunutoday)- Đặt giả định là một cuộc chiến sẽ xảy ra, lực lượng cứu hộ của cảnh sát Trung Quốc cũng phải tham gia diễn tập cứu nạn cùng với quân đội tại tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc)...
Những loại vũ khí của Việt Nam khiến cả thế giới kinh ngạc
Philippines lập "hạm đội tàu cá" đối phó với Trung Quốc ở biển Đông?
Video: Nga bắt giữ tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải
“Gấu Nga” trong bài toán Biển Đông sgtt - Chủ tịch nước Việt Nam thăm Nga với trọng tâm hợp tác năng lượng – (RFI). – Chủ tịch nước hội kiến Thủ tướng Nga (PLTP). – Việt Nam – Nga đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, kỹ thuật quân sự (TN).
Thói bắt nạt: từ trẻ con đến nước lớn sgtt
Đối phó với chính sách “5 tồn tại” của TQ tại biển Đông sgtt
Các nghị sĩ Mỹ kêu gọi ASEAN và Trung Quốc duy trì hoà bình trên Biển Đông
Chấm dứt của sự trỗi dây của Trung Quốc: The End of China's Rise (National Interest 25-7-12) -- Bài của Amitai Etzioni. (Báo Việt Nam có thể dịch bài này, chú thích rằng Amitai Etzioni là một "nhà bình luận nhiều ảnh hưởng" thì cũng không sai cho lắm, National Interet cũng có thể được giới thiệu là "một tạp chí có uy tín") ◄
Điểm cuốn sách mới về tương lai u ám của Trung Quốc: The End of the Chinese Dream: Why Chinese People Fear the Future(The New Republic 26-7-12) -- Nên xem thêm bài của Geoffrey Cain điểm cuốn sách của Rebecca MacKinnon: Globalizing Censorship(Policy Innnovatioins 28-6-12) và đón đọc bài "Internet và dân chủ hoá" của THD sắp đăng trên Thời Đại Mới
- Khúc tưởng niệm Vị Xuyên (TN). - MỘT NỬA SỐ LIỆT SĨ HY SINH CHƯA ĐƯỢC YÊN NGHỈ TẠI NGHĨA TRANG –
. – Những thương binh trở về từ chiên tranh biên giơí 1979 (Mạnh Quân). - Nhớ các chiến sỹ hy sinh trên quần đảo yêu thương (ICTPress). –Liệt sĩ Trường Sa, nở hoa hồn Tổ Quốc (VOH). – NGUYỄN TRỌNG VĂN và những câu thơ viết ở Trường Sa (Lê Thiếu Nhơn). – VIẾT CHO CON GÁI TỪ TRƯỜNG SA (Mai Thanh Hải).
- Hàng vạn ngọn nến tri ân anh hùng liệt sĩ (NLĐ). - Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (TN). - Quảng Trị đồng loạt thắp nến tri ân tại 72 nghĩa trang liệt sỹ(VOV). - LS Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội: Cần hành động thực chất! (PLTP). “
- Vài nét về chiến trường Quảng Trị 1972 (Hiệu Minh). - Bức thư “thiêng” ở Thành cổ Quảng Trị (Infonet). – Một bản tổng kết công phu về cuộc chiến khủng khiếp trên Thành cồ Quảng Trị: CHIẾN TRANH HAY TRÒ ĐÙA??? (Phọt Phẹt).
– TÙY BÚT NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27.7.2012(Giang Nam Lãng Tử). - Câu chuyện anh hùng – Bài 2: “Tiểu Long nữ” thế kỷ 20 (PLTP). - Khép lại chứ đừng lãng quên. - Mẹ Tơm và chiếc váy đụp trăm miếng vá (Bee). - Vực Quành – hoài niệm hay bảo tàng sống? (KP). - Dấu tích hào hùng trên cao nguyên M’Nông (TN).
- CCB ĐẶNG VIỆT CHÂU VIẾT TIẾP VỀ TRẬN ĐÁNH CAO ĐIỂM 772 ĐÊM 11 RẠNG NGÀY 12/7/1984 – ĐƯỜNG MINH TUẤN KỂ VỀ NHỮNG KHOẢNH KHẮC THẤT THỦ CAO ĐIỂM 1509 ( LÃO SƠN )
- Một bài viết về ngày 27 tháng 7 xôn xao cộng đồng mạng (Infonet). – Hơn 20 năm lặn lội tìm được 300 hài cốt đồng đội (DT). - VƯƠNG TRỌNG Lỗi Hẹn Bằng Lăng Tím (Lê Thiếu Nhơn). – Người đi tìm dấu những linh hồn (DV).– Không được lãng quên (NLĐ).
-
--@ Nhân nói chuyện về hiệu lực pháp lý của các bản đồ.---- Trương Nhân Tuấn -
Dư luận VN hiện nay đang xôn xao về tấm bản đồ nước Trung Hoa xuất bản năm 1904, dưới thời nhà Thanh, mang tên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. Bản đồ này vẽ lãnh thổ của Trung Quốc năm 1904 không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi người vui mừng cho rằng đó là một bằng chứng rõ rệt chứng minh các quần đảo HS và TS không thuộc TQ.
Theo tôi, không có điều gì chắc chắn để vui mừng hết. Giả sử phía TQ đưa ra các bản đồ sau đây :
1/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. "Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc."
2/ Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp."
Tài liệu trên đây dẫn từ nguồn :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110803_china_viet_islands.shtml
http://www.bjreview.com.cn/world/txt/2011-08/01/content_380478.htm
Nếu hai tấm bản đồ này có thật, lúc đó phản ứng mọi người sẽ ra sao ? Không lẽ bó tay chấp nhận HS và TS thuộc TQ ?
Nếu không lầm, bản đồ 1904 của Trung Hoa, lãnh thổ nước này bao gồm nước Mông Cổ hiện nay. Nếu ta đi ngược thời gian xa hơn, các bản đồ nước Trung Hoa cũng không hề chú dẫn hai quần đảo HS và TS, nhưng trong vài bản đồ lãnh thổ nước này bao gồm nước VN. Không lẽ phía TQ trưng tấm bản đồ này thì phải công nhận VN thuộc TQ ?
Điều may là các tấm bản đồ thường không có giá trị quyết định trên quan điểm pháp lý.
Thật vậy, theo thông lệ công pháp quốc tế, « bản đồ » tự nó thường không được nhìn nhận như là một « bằng chứng » mà chỉ được xem như là một « tài liệu - information », để bổ túc thêm cho một « lý lẽ - argument », hay để khẳng định một « thái độ » nào đó của một bên tranh chấp.
Tấm bản đồ do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960 và tấm do Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972 tự nó không có giá trị pháp lý, (cũng như tấm bản đồ 1904 của nhà Thanh), nhưng nếu vấn đề tranh chấp HS và TS được đưa ra một tòa án quốc tế để phân giải, chắc chắn các tấm bản đồ này sẽ được phía TQ sử dụng nhằm vào việc làm rõ ý kiến của phía VN (nhìn nhận HS và TS thuộc TS) qua tuyên bố đơn phương 1958 (thể hiện qua tấm công hàm của ông Phạm Văn Đồng).
Nhiều vụ án về tranh chấp lãnh thổ do Tòa Án Công lý Quốc Tế (CIJ) phân xử, đa số các trường hợp các bản đồ được các bên trưng dẫn thì không được xem như là « bằng chứng » vì chúng không có tác động trực tiếp đến quyết định của các quan tòa. Yếu tố quyết định cho phán quyết của tòa luôn là « thái độ » của nhà nước đối với vùng lãnh thổ tranh chấp.
Một tấm bản đồ có giá trị pháp lý chỉ khi nó được đính kèm với các văn bản của một hiệp đinh phân định biên giới. Dĩ nhiên hiệp ước này phải còn hiệu lực (do việc không có hiệp ước nào khác ký kết sau này thay thế). Tuy vậy, nhiều trường hợp lịch sử cho thấy nhiều tấm bản đồ phân định biên giới đã không phù hợp với nội dung của công ước. Trong trường hợp này, theo thông lệ quốc tế, văn bản có hiệu lực « cao » hơn bản đồ. Một số trường hợp khác, bản đồ phân định, cũng như nội dung văn bản, cả hai đều không phù hợp với địa hình trên thực địa. Như trường hợp phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh biên giới giữa Bắc Kỳ và các tỉnh Hoa nam năm 1887, hầu hết nội dung các biên bản phân định cũng như các bản đồ đính kèm đều không phù hợp với địa hình trên thực tế (xem thêm phần tham khảo). Trường hợp này, các công trinh phân giới sau này (1888-1897) cùng với bộ bản đồ vẽ trên kết quả cắm mốc, mới có giá trị thực sự. Tuy vậy, trong các hồ sơ chính thức hiện nay được lưu trữ trong các thư viện thế giới, đường biên giới Việt Trung 1887 chỉ thể hiện qua 3 trang mô tả sơ sài cùng với các bản đồ (hoàn toàn sai) đính kèm. Vì thế nhiều học giả trên thế giới đã có nhận định sai trong các công trình nghiên cứu vì chỉ dựa trên nội dung của công ước mà không tham khảo tài liệu giai đoạn phân giới.
Trường hợp đặc biệt cũng nên nói lại sau đây, là tranh chấp hai nước Thái Lan và Kampuchia về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear. Nguyên nhân tranh chấp là tấm bản đồ đính kèm công ước vẽ không đúng với nội dung công ước. Theo tấm bản đồ (vẽ sai) này, ngôi đền thuộc về lãnh thổ Kampuchia trong khi nội dung văn bản xác định đường biên giới là đường phân thủy của một rặng núi. Trên tinh thần đó ngôi đền phải nằm trên lãnh thổ Thái Lan. Nội vụ tranh chấp được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ). Lý ra, hiệu lực nội dung văn bản có giá trị cao hơn bản đồ, tức ngôi đền phải thuộc về Thái Lan, nhưng vì thái độ của nhà nước Thái Lan (về ngôi đền) trong nhiều thời kỳ đã khiến quan tòa phán quyết chủ quyền ngôi đền Preah Vihear thuộc về Kampuchia. Xét thấy trường hợp này (thái độ của nhà nước Thái) khá trùng hợp với thái độ của nhà nước VNDCCH và CHXHCNVN về chủ quyền của VN tại HS và TS, người viết dẫn ra đây vài đoạn để mọi người cùng suy nghĩ cho tình trạng tranh chấp lãnh thổ giữa đất nước mình với Trung Quốc hầu kịp thời tìm kiếm một phương án giải quyết.
Tranh chấp hai bên Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear được đưa ra Tòa án Quốc tế ngày 6 tháng 10 năm 1959. Vụ án có mã số CIJ 65.
Vụ xử ngôi đền Preah Vihear xảy ra ngày 15 tháng 6 năm 1962. Những đoạn quan trọng được ghi lại như sau (nguồn CIJ) :
Ngôi đền cổ Preah Vihear ở trong tình trạng hoang phế, tọa lạc trên một mỏm núi thuộc rặng Dangrek. Rặng núi này là biên giới giữa hai nước Thái Lan và Cambodge. Tranh chấp có nguyên nhân từ việc phân định biên giới bắt đầu từ năm 1904 đến năm 1908 giữa nước Pháp, đại diện Đông Dương, và nước Xiêm. Việc phân định này dựa lên công ước ngày 13 tháng 2 năm 1904. Công ước này đã thiết lập một cách tổng quát hướng đi đường biên giới. Đường này được xác định cụ thể bởi một ủy ban phân định hỗn hợp Pháp-Thái.
Ở khu vực có ngôi đền Preah Vihear, (theo nội dung công ước) đường biên giới phải theo đường phân thủy. Ngày 2 tháng 12 năm 1906, một ủy ban hỗn hợp ra thực địa xác định đường phân thủy. Từ tháng giêng – tháng hai năm 1907, ủy ban Pháp đã báo cáo lên chính phủ của họ rằng đường biên giới đã hoàn toàn được phân định.
Việc cuối cùng của công trình phân định là vẽ bản đồ đính kèm. Nhà nước Xiêm, vì không có phương tiện lỷ thuật, đã yêu cầu nhân sự phía Pháp để thành lập các bản đồ vùng biên giới. Các bản đồ đã được một ê kíp người Pháp hoàn tất vào mùa xuân năm 1907. Một tấm bản đồ của công trình này được giao cho nhà nước Xiêm, theo đó đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Khmer.
Tấm bản đồ đính kèm nói trên chưa bao giờ được công nhận bởi ủy ban hỗn hợp. Vì Ủy ban này đã ngừng hoạt động trước khi bản đồ được thiết lập. Tòa cho rằng, nguyên thủy, tấm bản đồ này không có tính bắt buộc. Nhưng trong hồ sơ phân định, bộ bản đồ đã chuyển lên chính phủ Thái như là kết quả của công trình phân định biên giới. Nhà cầm quyền Thái đã không có phản ứng nào (về các tấm bản đồ này) từ thời kỳ đó, cũng không có phản ứng nào trong nhiều năm sau. Do đó phải kết luận rằng nó đã được sự chấp nhận chính phủ Thái. Nếu phía Thái đã chấp nhận tấm bản đồ đính kèm mà không làm các cuộc nghiên cứu, thì bây giờ họ không thể vịn vào lỗi lầm này để làm vô hiệu điều mà họ đã chấp thuận.
Nhà nước Xiêm, sau đó là Thái Lan, chưa bao giờ đặt vấn đề về bản đồ đính kèm trước năm 1958, là lúc hai bên Thái và Cambodge đã mở những cuộc thuơng thảo về chủ quyền ngôi đền. Trong khi đó, vào các năm 1934-1934, một cuộc trắc địa đã cho thấy có sự khác biệt giữa đường phân thủy trên thực tế và đồ tuyến biên giới trên bản đồ. Một số bản đồ khác đã được thiết lập, trong đó đặt ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái Lan. Nhưng phía Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng, thậm chí in ra, những tấm bản đồ theo đó ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Cambodge. Mặt khác, trong khoảng thời gian thuơng thuyết về hiệp ước Pháp-Xiêm 1925 và 1937, mà các hiệp ước này khẳng định hiệu lực của đường biên giới. Hay là vào năm 1947, trước ủy ban hòa giải Pháp-Xiêm tại Washington, đáng lẽ phía Thái đã đặt lại vấn đề chủ quyền ngôi đền, thì họ đã không làm gì cả.
Kết luận lại, như thế Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới như đã vẽ trong bản đồ, cho dầu nó có phù hợp hay không phù hợp với đường phân thủy của rặng Dangrek.
Vì vậy, Tòa cho rằng, trong vùng tranh chấp, đường biên giới là đường xác định trên bản đồ và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.
Trở lại trường hợp VN. Ở đây ta thử so sánh thái độ của nhà nước Thái về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear đã được tòa CIJ phân tích ở trên với thái độ của nhà nước VNDCCH (và các nhà nước kế thừa) về chủ quyền của hai quần đảo HS và TS.
Ta thấy nhà nước VNDCCH đã mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại hai quần đảo HS và TS qua các động thái :
1/ Tuyên bố đơn phương qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Tuyên bố này ủng hộ « tuyên bố về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc », trong đó mặc nhiên nhìn nhận việc « ủng hộ » hải phận 12 hải lý của các đảo thuộc HS và TS. Tức mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền HS và TS thuộc TQ.
2/ Các bài báo trên Nhân Dân khẳng định chủ quyền của TQ tại HS và TS. Các bản đồ của các cơ quan trực thuộc nhà nước VNDCCH (như hai tấm bản đồ dẫn trên) xác định chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Trên phương diện pháp lý, các bài báo trên Nhân Dân hay các bản đồ của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam hay của Cục Bản đồ của Việt Nam đều không có giá trị pháp lý. Nhưng ở đây chúng có giá trị của « tài liệu – information » nhằm làm sáng tỏ nội dung tuyên bố đơn phương 1958 của Phạm Văn Đồng. Đối với công pháp quốc tế, các tuyên bố đơn phương có giá trị ràng buộc.
Mặt khác, nhà nước VNDCCH đã « im lặng » trước tuyên bố « chủ quyền không thể tranh cãi của TQ tại HS » vào tháng giêng năm 1974, vài ngày trước khi dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa. Nhà nước VNDCCH cũng im lặng sau đó khi TQ dùng vũ lực xâm chiếm HS. Theo thông lệ quốc tế, hành động (xâm lăng HS của TQ) đòi hỏi hai miền VN phải có một thái độ. VNCH đã lần lượt biểu lộ nhiều động thái quan trọng nhằm phản đối hành động của TQ đồng thời khẳng định chủ quyền của VN tại HS trước các diễn đàn quốc tế. Thái độ im lặng của nhà nước VNDCCH có thể so sánh với sự « im lặng » lâu dài của nhà nước Thái về tấm bản đồ vẽ sai. Đó là sự im lặng « mặc nhiên đồng thuận ».
Ta thấy vấn đề chủ quyền của VN tại HS và TS phức tạp và khó khăn hơn trường hợp của Thái về ngôi đền Preah Vihear. CHXHCNVN, nhà nước kế thừa của nhà nước VNDCCH, phải đối diện cùng lúc hai yếu tố pháp lý : 1/ tuyên bố đơn phương và 2/ mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Chỉ cần một trong hai yếu tố này đủ để VN mất chủ quyền tại HS và TS.
Bộ Luật Biển 2012 của VN vừa công bố xác nhận chủ quyền của VN tại hai quần đảo HS và TS là một điều đúng và cần thiết. Bộ Luật này cũng xác nhận hiệu lực hải phận các đảo của VN đúng theo tinh thần Luật Quốc tế về Biển, cũng là một điều đúng và cần thiết. Đúng vì nó phù hợp với thực tế và lịch sử. Cần thiết vì nó làm gạch nối cho thế hệ tương lai. Nhưng nó chỉ có hiệu lực thực sự khi mà TQ từ bỏ chủ quyền ở HS và TS (qua một trọng tài phân xử).
Với một hồ sơ như thế người ta không ngạc nhiên khi nhà nước CSVN không dám đề nghị đưa tranh chấp HS và TS ra trước một trọng tài phân giải. Trong khi đó, với khả năng về quốc phòng đang lên, TQ có thể chiếm các đảo TS còn lại đang ở trong tay VN đồng thời dành phần lớn thềm lục địa và vùng biển VN theo bản đồ chữ U. Việc « ngư dân » TQ hiện nay một lúc 30 chiếc thuyền, cùng với các tàu hộ vệ của hải quân TQ, đang hoành hành đánh bắt hải sản ở các đảo thuộc TS làm người ta liên tưởng đến những ngày tháng giêng năm 1974, lúc sắp đánh HS. Ở đây, trước khi đánh, « ngư dân » TQ đổ bộ lên các đảo. Khi hải quân VNCH can thiệp thì hải quân TQ ra tay « bảo vệ ». Rất cỏ thể TQ sẽ lập lại phương pháp cũ.
Lúc đó, với một hồ sơ như thế, VN vô phương đòi lại TS (chứ đừng nói HS). Với sức mạnh và nhiều tiền trong tay, TQ muốn hoạch định biển với VN thế nào lại không được ?
Vấn đề vì thế, cấp bách, là phải làm các thủ tục để kế thừa di sản VNCH để có một thế đứng chính thống trước quốc tế. Hiện nay chưa có nước nào chính thức công nhận chủ quyền của VN tại HS và TS (kể cả Pháp). Với một hồ sơ như thế thì ai mà công nhận ?
Xem thêm :
- Tìm hiểu nguyên nhân mất đất Tụ Long vào tay Trung Quốc qua các hiệp định Pháp-Thanh về biên giới 1887 và 1895 : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235436/index
- Biên giới tỉnh Hải Ninh. Nguyên nhân Việt Nam mất huyện Giang Bình và đất thuộc hai tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Hải Ninh.http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235425/index
- Thử tìm hiểu tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear :http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235391/index
- Lịch sử tranh chấp chủ quyền « l’enclave Pak-lung » cùng các đảo Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu trong vịnh Vạn Xuân : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235331/index
- Tìm hiểu đường biên giới Việt-Trung: Lào Cai : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235329/index
-@ Nhân nói chuyện về hiệu lực pháp lý của các bản đồ.--
-Cần thận trọng về hiệu lực pháp lý của các bản đồ. Trương Nhân Tuấn - Dư luận VN hiện nay đang xôn xao về tấm bản đồ nước Trung Hoa xuất bản năm 1904, dưới thời nhà Thanh, mang tên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. Bản đồ này vẽ lãnh thổ của Trung Quốc năm 1904 không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi người vui mừng cho rằng đó là một bằng chứng rõ rệt chứng minh các quần đảo HS và TS không thuộc TQ.
Theo tôi, không có điều gì chắc chắn để vui mừng hết. Giả sử phía TQ đưa ra các bản đồ sau đây :
1/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. "Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc."
2/ Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp."
Tài liệu trên đây dẫn từ nguồn :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110803_china_viet_islands.shtml
http://www.bjreview.com.cn/world/txt/2011-08/01/content_380478.htm
Nếu hai tấm bản đồ này có thật, lúc đó phản ứng mọi người sẽ ra sao ? Không lẽ bó tay chấp nhận HS và TS thuộc TQ ?
Điều may là các tấm bản đồ thường không có giá trị quyết định trên quan điểm pháp lý.
Thật vậy, theo thông lệ quốc tế, « bản đồ » tự nó thường không được nhìn nhận như là một « bằng chứng », mà chỉ được xem như là một « tài liệu », có tính bổ túc thêm cho hồ sơ, do đó nó không có tác động trực tiếp đến quyết định của các quan tòa. Nhiều vụ án về tranh chấp lãnh thổ do Tòa Án Công lý Quốc Tế (CIJ) phân xử, đa số các trường hợp các bản đồ được các bên trưng dẫn thì không được xem như là « bằng chứng ». Yếu tố quyết định cho phán quyết của tòa luôn là « thái độ » từ trước đến nay của nhà nước đối với vùng lãnh thổ tranh chấp.
Nếu không lầm, bản đồ 1904 của Trung Hoa, lãnh thổ nước này bao gồm nước Mông Cổ hiện nay. Nếu ta đi ngược thời gian xa hơn, bản đồ nước Trung Hoa cũng không hề chú dẫn hai quần đảo HS và TS, nhưng trong vài bản đồ lãnh thổ nước này bao gồm nước VN.
--Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa
Dư luận Trung Quốc quan tâm theo dõi việc Việt Nam công bố bản đồ cổ chứng mình chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina, Ifeng, Stockstar tường trình việc Việt Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều báo khác của Trung Quốc sau đó đăng tải lại thông tin này.
Bản tin của đài Phượng Hoàng (Ifeng) tường thuật quang cảnh buổi lễ trao bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Ifeng dẫn nguyên văn lời tiến sĩ Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán - Nôm, về giá trị lịch sử và nội dung không thể chối cãi của bản đồ do chính Trung Quốc thực hiện.
Hình ảnh tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" đăng trên trang tin tức quân sự của Sina (ảnh: Sina)
Tờ Stockstar và trang tin quân sự của Sina giới thiệu tỉ mỉ về kích thước, lai lịch của tấm bản đồ, nói rõ bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa.
Bài báo cũng diễn giải đầy đủ các nghiên cứu và phân tích của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay bản đồ "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Đây là bản đồ được Trung Quốc vẽ theo phương thức hiện đại của phương Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng trước kia, có ghi rõ tọa độ, phù hợp với ngôn ngữ bản đồ hiện nay.
Đặc biệt, Stockstar dùng tên gọi theo cách của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi truyền thông Trung Quốc hiếm khi công bố với người dân về cách gọi nào khác ngoài tên gọi mà nước này đặt ra.
Chỉ trong chưa đầy hai ngày đăng thông tin về tấm bản đồ này, các video về chủ đề này của Ifeng và Sina đưa lên trang web đã thu hút gần nửa triệu lượt xem, còn bản tin phát sóng trên truyền hình và các trang tin khác đưa lại còn thu hút thêm nhiều người xem khác nữa.
Đây là sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển của Trung Quốc với các nước láng giềng ngày một nóng. Nước này có có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Trong khi một bộ phận người dân Trung Quốc luôn tin rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ, thì một bộ phận truyền thông nước này cũng đã đăng tải các ý kiến nhiều chiều, như thông tin về bản đồ 1904 này của nhà Thanh, hoặc quan điểm không công nhận "đường lưỡi bò" như của học giả Lý Lệnh Hoa./.
-@- VIDEO: Truyền thông TQ nói gì về bản đồ cổ mới được hiến tặng ở VN?
(GDVN) - Ngày 26/7 kênh tin video của tờ báo điện tử SINA xuất bản tại Trung Quốc phát đi một đoạn phóng sự về việc Tiến sĩ Mai Hồng hiến tặng Bảo tàng Quốc gia tấm bản đồ cổ Trung Quốc từ thời nhà Thanh chứng minh rất rõ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền Trung Quốc. Động thái này sẽ cung cấp cho độc giả Trung Quốc những thông tin đa chiều, và họ hoàn toàn có thể kiểm chứng được những tấm bản đồ này và thấy được sự bịa đặt trắng trợn của giới cầm quyền với âm mưu độc chiếm biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
* |
Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem về tấm bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa (Nguồn ảnh: Tuoitre) |
-- -
-@- VIDEO: Truyền thông TQ nói gì về bản đồ cổ mới được hiến tặng ở VN?
- Tấm bản đồ cũ chứng minh chân lý (DV). - Tiếp tục tìm kiếm thêm bằng chứng chủ quyền (DT).
-Qing dynasty map shows no China claim in Spratlys HANOI - Vietnam's National Museum of History displayed on Wednesday a map donated by a local historian that he said proved China had no claim to disputed islands in the South China Sea.
The map was donated by Dr. Mai Ngoc Hong who said it was a 1904 Qing dynasty map of Chinese territories that did not include the disputed Spratley and Paracel Islands.
2012-07-26 - rfa -Trung Quốc điều động hải quân xuống Trường Sa tập trận sau khi thiết lập căn cứ quân sự, dựng HĐND cùng với nhà giam ở đảo Phú lâm, mà họ gọi là thủ phủ của "thành phố Tam Sa". Tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải giám Trung Quốc đối đầu ngoài khơi Cù Lao Ré, trong khi cố vấn an ninh toà Bạch ốc rời Bắc Kinh đi Tokyo. Cuộc xung đột quân sự phải chăng đang ló dạng? Việt Nam trông cậy được vào ai?
Trung Quốc không có nhiều lựa chọn trên biển Đông
2012-07-26 -rfa -Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế - ICG (Bruxelles) hôm 24 tháng 7 vừa cho ra phần 2 bản báo cáo về tình hình biển Đông mang tên “Khuấy động biển Đông”.
Cảnh báo về xung đột ở Biển Đông bbc
TNS Jim Webb lo ngại về Trung Quốc bbc
-Trung Quốc tập trận đổ bộ bằng tầu đệm khí
Trung Quốc giả định chiến tranh, tập cứu thương
(Phunutoday)- Đặt giả định là một cuộc chiến sẽ xảy ra, lực lượng cứu hộ của cảnh sát Trung Quốc cũng phải tham gia diễn tập cứu nạn cùng với quân đội tại tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc)...
Những loại vũ khí của Việt Nam khiến cả thế giới kinh ngạc
Philippines lập "hạm đội tàu cá" đối phó với Trung Quốc ở biển Đông?
Video: Nga bắt giữ tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải
“Gấu Nga” trong bài toán Biển Đông sgtt - Chủ tịch nước Việt Nam thăm Nga với trọng tâm hợp tác năng lượng – (RFI). – Chủ tịch nước hội kiến Thủ tướng Nga (PLTP). – Việt Nam – Nga đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, kỹ thuật quân sự (TN).
Thói bắt nạt: từ trẻ con đến nước lớn sgtt
Đối phó với chính sách “5 tồn tại” của TQ tại biển Đông sgtt
Các nghị sĩ Mỹ kêu gọi ASEAN và Trung Quốc duy trì hoà bình trên Biển Đông
Chấm dứt của sự trỗi dây của Trung Quốc: The End of China's Rise (National Interest 25-7-12) -- Bài của Amitai Etzioni. (Báo Việt Nam có thể dịch bài này, chú thích rằng Amitai Etzioni là một "nhà bình luận nhiều ảnh hưởng" thì cũng không sai cho lắm, National Interet cũng có thể được giới thiệu là "một tạp chí có uy tín") ◄
Điểm cuốn sách mới về tương lai u ám của Trung Quốc: The End of the Chinese Dream: Why Chinese People Fear the Future(The New Republic 26-7-12) -- Nên xem thêm bài của Geoffrey Cain điểm cuốn sách của Rebecca MacKinnon: Globalizing Censorship(Policy Innnovatioins 28-6-12) và đón đọc bài "Internet và dân chủ hoá" của THD sắp đăng trên Thời Đại Mới
- Khúc tưởng niệm Vị Xuyên (TN). - MỘT NỬA SỐ LIỆT SĨ HY SINH CHƯA ĐƯỢC YÊN NGHỈ TẠI NGHĨA TRANG –
. – Những thương binh trở về từ chiên tranh biên giơí 1979 (Mạnh Quân). - Nhớ các chiến sỹ hy sinh trên quần đảo yêu thương (ICTPress). –Liệt sĩ Trường Sa, nở hoa hồn Tổ Quốc (VOH). – NGUYỄN TRỌNG VĂN và những câu thơ viết ở Trường Sa (Lê Thiếu Nhơn). – VIẾT CHO CON GÁI TỪ TRƯỜNG SA (Mai Thanh Hải).
- Hàng vạn ngọn nến tri ân anh hùng liệt sĩ (NLĐ). - Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (TN). - Quảng Trị đồng loạt thắp nến tri ân tại 72 nghĩa trang liệt sỹ(VOV). - LS Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội: Cần hành động thực chất! (PLTP). “
- Vài nét về chiến trường Quảng Trị 1972 (Hiệu Minh). - Bức thư “thiêng” ở Thành cổ Quảng Trị (Infonet). – Một bản tổng kết công phu về cuộc chiến khủng khiếp trên Thành cồ Quảng Trị: CHIẾN TRANH HAY TRÒ ĐÙA??? (Phọt Phẹt).
– TÙY BÚT NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27.7.2012(Giang Nam Lãng Tử). - Câu chuyện anh hùng – Bài 2: “Tiểu Long nữ” thế kỷ 20 (PLTP). - Khép lại chứ đừng lãng quên. - Mẹ Tơm và chiếc váy đụp trăm miếng vá (Bee). - Vực Quành – hoài niệm hay bảo tàng sống? (KP). - Dấu tích hào hùng trên cao nguyên M’Nông (TN).
- CCB ĐẶNG VIỆT CHÂU VIẾT TIẾP VỀ TRẬN ĐÁNH CAO ĐIỂM 772 ĐÊM 11 RẠNG NGÀY 12/7/1984 – ĐƯỜNG MINH TUẤN KỂ VỀ NHỮNG KHOẢNH KHẮC THẤT THỦ CAO ĐIỂM 1509 ( LÃO SƠN )
- Một bài viết về ngày 27 tháng 7 xôn xao cộng đồng mạng (Infonet). – Hơn 20 năm lặn lội tìm được 300 hài cốt đồng đội (DT). - VƯƠNG TRỌNG Lỗi Hẹn Bằng Lăng Tím (Lê Thiếu Nhơn). – Người đi tìm dấu những linh hồn (DV).– Không được lãng quên (NLĐ).
-