Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Việt Nam được World Bank kéo dài thời gian hưởng quy chế vay ưu đãi cho các nước thu nhập thấp

Việc này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều ưu đãi từ các nguồn viện trợ WB, tránh nguy cơ tái nghèo.

Trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính và Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, WB đã khẳng định sẽ không sớm cắt giai đoạn chuyển tiếp của Việt Nam, giúp Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp cận vốn của Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA).

Hiện nay, WB đang cấp vốn vay cho các nước thành viên dưới ba dạng: (i) Vốn IDA - nguồn vốn vay rất ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế dành cho các nước có thu nhập thấp (ii) Vốn IBRD - nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Tái thiết phát triển dành cho các nước có thu nhập trung bình (iii) Vay hỗn hợp IDA và IBRD.

Từ tháng 2/2012 trở về trước, Việt Nam là nước nhận được nguồn vốn IDA. Với nguồn vốn này, Việt Nam nhận được rất nhiều ưu đãi như không tính lãi suất, phí dịch vụ khoản vay là 0,75%, thời hạn vay 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn và phí cam kết 0%.

Từ năm 2010, Việt Nam tuyên bố đã đạt được mức nước có thu nhập trung bình thấp. Từ tháng 7/2011, Việt Nam được WB xếp vào nhóm các nước vay hỗn hợp cả nguồn vốn IDA và Ngân hàng Tái thiết phát triển (IBRD).

Với việc xếp vào nhóm nước vay hỗn hợp nêu trên, điều kiện vay nguồn vốn IDA của Việt Nam đã bị giảm đi khá nhiều ưu đãi.

Theo tính toán của WB, dự kiến trong năm 2012, thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam sẽ đạt 1.175 USD/người/năm. Đây chính là mức mà Việt Nam sẽ hoàn toàn chuyển sang vay vốn IBRD.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nguồn vốn từ WB vào Việt Nam sẽ giảm mức ưu đãi. Những nhà tài trợ khác cũng có thể lấy đây làm căn cứ đẩy chi phí cho vay cho Việt Nam lên cao.

Thực tế, dù đã được xếp vào các nước có thu nhập trung bình thấp và tiệm cận vượt qua mức IDA, song Việt Nam vẫn còn rất nhiều vùng nghèo. Chưa tính đến các tỉnh miền núi, một tỉnh phía Nam như Hậu Giang cũng có tỷ lệ nghèo chiếm tới 19%. Vì vậy, chính thức công nhận vượt qua ngưỡng vay IDA sớm sẽ là rủi ro khiến Việt Nam tái nghèo. Thực tế, ngưỡng IDA có 36 quốc gia vượt qua, trong đó có 11 quốc gia phải đề nghị WB cho vay IDA trở lại do tình trạng khó khăn, không đủ tín nhiệm đi vay vốn trên thị trường vốn quốc tế.

Ngoài rủi ro và thực tế trên, Việt Nam còn là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu, nguồn vốn IDA được Việt Nam ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng y tế, giáo dục... là những lĩnh vực không có khả năng thu hồi vốn.
Trước những thực trạng nêu trên, Phó chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, bà Pamela Cox đã khẳng định " sẽ không sớm cắt giai đoạn chuyển tiếp của Việt Nam". Tuy nhiên, cụ thể giai đoạn chuyển tiếp kéo dài trong bao lâu sẽ được WB nghiên cứu và đưa ra trong nội dung kiểm điểm IDA 17.

 -Việt Nam được World Bank kéo dài thời gian hưởng quy chế vay ưu đãi cho các nước thu nhập thấp

- Việt Nam trong giai đoạn củng cố vững chắc (LĐ).
- TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Nền kinh tế đang như người ốm’ (VNE).
- Ngân hàng Thế giới đưa chuyên gia sang hỗ trợ tái cấu trúc ngân hàng của Việt Nam (SGTT).
- Thúc đẩy việc lập công ty mua bán nợ (VEF). - Nợ xấu: Ngân hàng và doanh nghiệp không thể gánh vác (VOV).
- Lãi suất giảm vẫn chưa kích cầu (LĐ). - Lãi suất giảm, doanh nghiệp vẫn khổ (VnMedia).
- Cứu doanh nghiệp là cứu nền kinh tế (ĐĐK). - Loanh quanh giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (SGTT). - Đề án gỡ khó cho doanh nghiệp: Càng chậm, DN càng thiệt hại (ĐV).
- Bộ trưởng Công thương: Giải quyết hàng tồn “khủng” không khó (Infonet).
- Giá vàng vượt ngưỡng 42 triệu đồng/lượng (TN).
- Bắt đầu choáng với kết quả kinh doanh (LĐ).
- Cơ hội mua bất động sản đã chín muồi? (ĐTCK). - Dự án FDI “tỉ đô” duy nhất đổ vào bất động sản (DT). - BĐS “lôi kéo” được dự án tỷ đô duy nhất (Infonet). - Đừng cố mua nhà để ôm khổ đau! (Bee). - Nhà siêu mỏng, siêu méo: Vì sao ‘bất lực’? (Petrotimes). - Ngại dự án đầu tư công vì thanh toán chậm (VIR).

--“Điều làm tôi lo nhất chính là tính thanh khoản của thị trường” VnEconomy -“Từ đầu năm đến nay, kinh tế nước ta vẫn đang đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng”

Hơn 60% giá trị tài sản đảm bảo tại 9 ngân hàng niêm yết là bất động sản
VietinBank, Vietcombank, ACB có tài sản thế chấp bằng bất động sản lớn nhất, trong đó tại ACB bất động sản chiếm tới 80% tổng tài sản đảm bảo.
--Chứng khoán Sacombank cắt giảm nhân sự để tồn tại

- Giải pháp đặc biệt cho nền kinh tế (Đầu tư).  - Chính sách tiền tệ – Liều thuốc đã ngấm  (Chinhphu.vn).
- Những chính sách “vỗ béo” ngân hàng (SGTT).
- Hạ lãi suất cho vay về 15%: Đâu là sự thật? (DĐDN).
- ‘Gỡ’ doanh nghiệp, liệu có ‘gỡ’ cho nhà nông? (TQ).

- Khó quản lý chất lượng hàng trên mạng? (SGTT).

- Phát hiện một vụ phá rừng liên tỉnh (NNVN).

--Nông sản oằn lưng cõng phí - Lúa, cá “góp đủ thứ”Cả cá và lúa đều đang gặp rất nhiều
khó khăn, các loại phí, các khoản đóng góp đang làm tăng gánh nặng trên vai nông dân.- Thu thuế nhập khẩu từ ôtô, xe máy giảm mạnh (SGTT).
Thương mại điện tử trá hình sắp hết đất sống?  (DT).
Làng vỗ béo bò (NNVN).
Hàng nông, thủy sản, … “rủ nhau” rớt giá (DT). - Nông dân bỏ ruộng  (NNVN).
Bị cấm dùng cyanua, công ty Trung Quốc ngừng khai thác vàng (DT).
Doanh nghiệp Milan muốn tìm kiếm đầu tư tại VN (TTXVN).
--Sai phạm tại Vinalines: Bắt thêm 6 người
Dù biết tình trạng ụ nổi No 83M đã cũ nát nhưng nhiều người đã nhắm mắt làm ngơ, bắt tay nhau đưa khối sắt vụn khổng lồ này về Việt Nam, gây thiệt hại nhiều tỉ đồng cho Nhà nước
-Khởi tố thêm 6 cán bộ trong vụ Vinalines mua ụ nổi tn
-Cảnh cáo Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã VN tn

- Đề nghị làm rõ thêm người tham gia hành hung 2 nhà báo VOV (DV). - Phạt tiền 3 người hành hung 2 nhà báo VOV tại Văn Giang (GDVN).-Bộ Tài nguyên và Môi trường: Khiếu kiện về đất đai chiếm trên 90% (VnE 26-7-12) - Nông dân Đắk Lắk tố cáo cán bộ  (Cầu Nhật Tân).  – Đoàn dân oan Đồng Nai khiếu kiện tại 37 hùng Vương  –  Tin vui Văn Giang - (Xuân VN).  

- “Ăn chặn” tiền hỗ trợ dân. - Nhắm mắt móc tiền nông dân (NNVN).
- 10 Bộ trưởng phải báo cáo việc thực hiện lời hứa với dân  (DT).
- Sẽ có chế tài xử lý ngoại tình? (PLVN).

Tổng số lượt xem trang