Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Việt Nam xếp thứ 76 về chỉ số Sáng tạo toàn cầu

--http://www.clausbauer.com/Patents2.jpg-Đo lường khả năng sáng tạo của người Việt Nguyen Van Tuan

Hôm nay đọc báo thấy có một tựa đề khá … giật gân: Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế? Đây là bài viết của Ts Lê Văn Út và Ts Thái Lâm Toàn về sự yếu kém trong việc đăng kí bằng sáng chế của Việt Nam, trong đó có trích dẫn ý kiến của vài người, trong đó có tôi. Chúng ta đã nói nhiều đến việc công bố quốc tế, nhưng ít khi nào nói đến bằng sáng chế, vốn cũng là một chỉ tiêu quan trọng về sự sáng tạo của một quốc gia. Bài viết này làm cho các nhà quản lí khoa học chắc phải suy nghĩ làm thế nào để nâng cao và bảo vệ những thành quả sáng tạo khoa học kĩ thuật của Việt Nam.


Người Việt chúng ta – nói theo báo chí – là nổi tiếng thông minh và sáng tạo. Cứ nhìn qua những sáng chế của giới “Hai Lúa” cũng thấy sức sáng tạo của người mình không đến nổi tệ. Thế nhưng đo lường bằng những chỉ số khách quan thì chúng ta còn thua xa so với các nước trong vùng.

Năng suất khoa học của một quốc gia có thể đo bằng 2 chỉ số chính: số lượng bài báo khoa học và số bằng sáng chế. Số lượng bài báo khoa học công bố trên các tập san khoa học trong danh mục của Viện thông tin khoa học (ISI) có lẽ là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá năng suất của nghiên cứu khoa học. Trong quá khứ và hiện nay, các trung tâm nghiên cứu khoa học vẫn dùng chỉ tiêu đó để định vị một nước trong bản đồ khoa học quốc tế. Chỉ tiêu thứ hai cũng rất quan trọng là số bằng sáng chế (patent). Bằng sáng chế cũng chính là một hình thức chuyển giao công nghệ. Bằng sáng chế có thể đăng kí trong và ngoài nước. Ở nước ngoài, rất nhiều (có lẽ đa số) bằng sáng chế được đăng kí ở Mĩ. Do đó, người ta thường dùng số bằng sáng chế đăng kí ở Mĩ như là một thước đo thứ hai để đánh giá năng suất khoa học của một nước.

Trong thời gian qua, tôi và một số bạn khác đã phân tích số lượng và chất lượng bài báo khoa học. Kết quả cho thấy năng suất khoa học nước ta còn rất thấp so với các nước trong vùng, nhưng có xu hướng tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Trong thời gian 1998-2008, Việt Nam công bố được 5070 bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế. Trong cùng thời gian, Thái Lan công bố được 23163 bài, cao hơn VN 4.5 lần. Số bài báo khoa học của nước ta chỉ bằng 2% của Úc (238,076), 10% so với Singapore (51762), 34% Malaysia (14731), nhưng cao hơn Philippines (4558) và tương đương với Indonesia (5212). Tính chung, năng suất khoa học nước ta thuộc vào nhóm thấp nhất trong vùng.

Nhưng chưa ai phân tích số bằng sáng chế từ Việt Nam trong thời gian qua. Nhân đọc báo cáo của UNESCO, tôi có trích ra một số dữ liệu thú vị dưới đây (Biểu đồ). Số liệu của UNESCO cho thấy trong thời gian 2000-2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng kí được 19 bằng sáng chế, tức mỗi năm trung bình chỉ 2 bằng sáng chế. Có năm (như 2002) chẳng có bằng sáng chế nào. Trong cùng thời gian, Thái Lan đăng kí được 310 bằng sáng chế, Singapore 3644, cao hơn Việt Nam đến 192 lần! Thật ra, số bằng sáng chế từ Việt Nam cũng thấp hơn Indonesia (85), Philippines (256), và Malaysia (901).


Khả năng sáng tạo của người Việt
Số bằng sáng chế đăng kí trong thời gian 2000 - 2007 từ các nước trong khối ASEAN. Biểu đồ bên phải là phóng đại biểu độ bên trái cho những nước có tần số quá thấp

Một chỉ tiêu khác cũng đáng chú ý là số kim ngạch xuất hàng hóa kĩ thuật cao (hi-tech). Theo báo cáo của UNESCO, trong năm 2008, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ “hi tech” trị giá 48.6 tỉ USD.  Con số này tuy “ấn tượng”, nhưng thật ra chưa bằng 1/3 của Thái Lan (153.6 tỉ USD) và chỉ 16% của Singapore (399.3 tỉ USD).  Thật ra, xuất khẩu hàng hi-tech của Việt Nam thấp nhất so với các nước trong vùng.
NướcTổng giá trị xuất khẩu 2008 (tỉ USD)Tỉ trọng lĩnh vực kinh tế (%)
Khoảng sảnSản phẩm hóa chấtMáy móc, thiết bịHàng công nghiệpHàng hóa khác
Việt Nam48.620.72.311.541.024.5
Thái Lan153.64.57.944.824.118.7
Malaysia198.817.35.232.322.622.6
Indonesia137.029.45.413.725.326.2
Philippines50.52.42.439.113.043.5
Singapore299.313.87.944.824.118.7

Nhìn qua những con số thống kê trên đây, chúng ta thấy gần hơn 1/5 tổng trị giá xuất khẩu hi-tech của Việt Nam là khoáng sản, và 41% là hàng công nghiệp (chủ yếu là gia công, dệt may).  Trong khi đó, ngành xuất khẩu chủ đạo của Thái Lan là máy móc và thiết bị (chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu) và hàng công nghiệp (24%).  Singapore cũng có xu hướng giống với Thái Lan.
Những dữ liệu trên đây một lần nữa xác định năng suất khoa học của nước ta còn quá thấp so với các nước trong vùng.  Năng lực sáng tạo và chuyển giao công nghệ phản ảnh qua số bằng sáng chế cũng còn quá thấp, thấp đến độ không đáng kể.  Ngoài ra, hàng xuất khẩu hi-tech cũng chẳng là bao (dù phần lớn là do liên doanh với nước ngoài).  Năm 2020 được xem là năm nước ta hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa.  Nhưng những dữ liệu thực tế trên đây cho thấy mục tiêu đó vẫn còn rất xa vời. Người Việt có lẽ rất thông minh và sáng tạo ở mức độ cá nhân, nhưng ở mức độ tập thể khả năng sáng tạo của ta thì cực kì thấp.
Bây giờ thì chúng ta chẳng những phải phấn đấu không chỉ nâng cao số và chất lượng công trình nghiên cứu khoa học, mà còn phải tích cực nâng cao việc đăng kí bằng sáng chế.  Để đăng kí bằng sáng chế, Việt Nam chẳng những cần phải có đầu tư từ chính phủ (để giúp các nhà khoa học đăng kí) mà còn cần đến những tổ hợp luật sư chuyên nghiệp có thể giúp cho giới khoa học nâng cao sự hiện diện của mình trên trường quốc tế.
========


Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế?

Từ năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký.

Không bằng sáng chế là chuyện… bình thường?!


Việt Nam không có bất cứ bằng sáng chế nào được đăng ký tại Mỹ trong năm 2011. Ảnh minh họa.

Một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước là số bằng sáng chế. Số bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận.
Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế. Trong bài viết này, người viết chỉ đề cập bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó.
Để bảo đảm tính “khách quan”, người viết không thống kê số bằng sáng chế Mỹ của chính nước Mỹ. Bài viết chỉ đề cập số bằng sáng chế Mỹ trong năm 2011, và được trích lục từ Văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Dữ liệu về dân số và thu nhập được lấy từ BBC.
Theo thống kê, Nhật Bản là nước đứng đầu với 46139 bằng sáng chế, kế đến là Hàn Quốc với 12262 bằng sáng chế. Điều đáng lưu ý là Trung Quốc được xếp thứ 8 với 3174 bằng sáng chế; trong năm 2010, Trung Quốc cũng được xếp thứ 8 với 2657 bằng sáng chế.
Bảng 1: Nhóm 10 nước dẫn đầu (trừ Mỹ):
Hạng
Nước
Dân số (triệu)
Số bằng sáng chế 2011
1
Nhật Bản
126.9
46139
2
Hàn Quốc
48.9
12262
3
Đức
82.1
11920
4
Đài Loan
23
8781
5
Canada
34.3
5012
6
Pháp
62.6
4531
7
Vương Quốc Anh
62.4
4307
8
Trung Quốc
1,350
3174
9
Israel
7.3
1981
10
Úc
21.5
1919
(Trung Quốc: không tính Hồng Kông và Ma Cao)
Trong khu vực Đông Nam Á, đất nước nhỏ bé Singapore với 4.8 triệu dân có 647 bằng sáng chế (một đất nước xa xôi ở Bắc Âu với dân số tương đương, Phần Lan với 5.3 triệu dân cũng có 951 bằng sáng chế). Đứng thứ hai là Malaysia với 161 bằng sáng chế. Trong khi đó, Việt Nam không có bằng sáng chế nào đăng kí ở Mỹ trong năm 2011.
Bảng 2: Nhóm vài nước Đông Nam Á:
Hạng
Nước
Dân số (triệu)
Số bằng sáng chế 2011
1
Singapore
4.8
647
2
Malaysia
27.9
161
3
Thái Lan
68.1
53
4
Philippines
93.6
27
5
Indonesia
232
7
6
Brunei
0.407
1
7
Việt Nam
89
0

Trong bối cảnh Việt Nam phải hội nhập với thế giới bên ngoài về mọi mặt, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, kết quả thống kê trên thật sự đáng ngại cho khoa học Việt Nam. Chia sẽ vấn đề này, PGS. Phạm Đức Chính (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: “Nghiên cứu cơ bản của Việt Nam chúng ta so sánh trong khu vực, trên cơ sở thống kê công bố quốc tế ISI, thua kém khá xa so với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Về mặt công nghệ, ứng dụng thì tình hình còn tệ hơn, như theo một chỉ số quan trọng mà thống kê này cho thấy. Nếu như cứ cho rằng tiềm năng thực của chúng ta không tệ tới mức như vậy, thì năng lực hội nhập của chúng ta lại còn yếu hơn nữa. Mà yếu tố sống còn và đi lên của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh mọi mặt hiện nay, là chúng ta phải hội nhập được với thế giới.

Tuy nhiên, một thực tế là vấn đề tác quyền ở Việt Nam chưa được xem trọng một cách đúng mức. GS. Nguyễn Đăng Hưng (nguyên Trưởng khoa Cơ học phá hủy, Đại học Liège, Bỉ) chia sẻ: "Tôi không ngạc nhiên về những con số thống kê mà các tác giả đã có công tra cứu tham khảo. Bằng sáng chế là thước đo đẳng cấp công nghệ kỹ thuật của một nước. Việt Nam kém cỏi về công bố quốc tế về khoa học. Nhưng tụt hậu về khâu công nghệ kỹ thuật, không có bằng sáng chế đăng ký thì quả là trầm trọng hơn”.

Nguyên nhân vì đâu?
Đã đến lúc các nhà quản lí khoa học ở Việt Nam phải nhìn nhận lại thực tế yếu kém của khoa học Việt Nam, đặc biệt là các khoa học ứng dụng. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam có số lượng tiến sĩ rất lớn, nhưng thành tựu khoa học của Việt Nam, cụ thể là số bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ, quá yếu kém như thế thì quả là một thực tế khó chấp nhận. Đã đến lúc, Nhà nước và các nhà khoa học phải có một nhận thức chung về nguyên nhân và cách khắc phục sự yếu kém trên.

Là người có nhiều nghiên cứu về khoa học Việt Nam, GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và ĐH New South Wales) đã chỉ ra một số lý do mà theo quan điểm của cá nhân ông là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:

"Tôi không ngạc nhiên với số bằng sáng chế của Việt Nam được đăng kí ở Mĩ. Trong một bài trước đây, tôi trích dữ liệu từ báo cáo của UNESCO cho thấy trong thời gian 2000 - 2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng kí được 19 bằng sáng chế, tức mỗi năm trung bình chỉ 2 bằng sáng chế. Có năm (như 2002) không có bằng sáng chế nào được đăng kí. Do đó, năm 2011 không có bằng sáng chế từ Việt Nam được đăng kí cũng có thể xem là chuyện… bình thường.

Nhưng một điều không bình thường là với một đội ngũ trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, và hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ mà không có bằng sáng chế đăng kí. Càng không bình thường khi chúng ta so sánh với Thái Lan (có ít giáo sư và tiến sĩ hơn ta) khi trong cùng thời gian 2000-2007 đã có đến 310 bằng sáng chế. Có thể nói rằng trong các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Lào, Kampuchea và Miến Điện) Việt Nam có số bằng sáng chế thấp nhất.

Nhưng tôi nghĩ con số bằng sáng chế không có nghĩa là khả năng sáng tạo của người Việt thấp. Tôi nghĩ khả năng sáng tạo của người Việt không kém bất cứ ai; chỉ cần nhìn qua sự thành công của các chuyên gia gốc Việt ở nước ngoài thì biết nhận xét đó không quá đáng. Tôi nghĩ con số đó phản ảnh khả năng hội nhập khoa học và công nghệ của Việt Nam chưa cao, và thiếu tầm trong quản lí khoa học. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo khoa học ở Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề đăng kí bằng sáng chế, vì họ vẫn còn loay hoay với những thủ tục hành chính. Có người còn chưa biết thủ tục để đăng kí ra sao!

Cũng cần nói thêm rằng Việt Nam chưa có một cơ chế để hỗ trợ và phụ trách đăng kí sáng chế. Theo tôi biết, Việt Nam còn thiếu những luật sư có kinh nghiệm trong việc đăng kí bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Nhà khoa học thì chắc chưa chắc có khả năng tài chính để tự đăng kí, mà dù cho có khả năng tài chính thì không có luật sư cũng khó làm được. Trong khi đó, các đại học còn chưa quan tâm đến nghiên cứu khoa học, thì họ đâu có thì giờ quan tâm đến việc đăng kí bằng sáng chế.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học (tôi chỉ nói trong lĩnh vực y khoa) thường tập trung vào những chủ đề khó có thể đăng kí bằng sáng chế. Nghiên cứu y khoa thường chia thành 3 loại: me too, incremental knowledge, và breakthrough. Nghiên cứu me too (bắt chước) có nghĩa là những nghiên cứu bắt chước người khác ở môi trường Việt Nam, không cho ra một phương pháp hay phát hiện gì mới, chủ yếu là để học nghề.

Nghiên cứu mang tính incremental knowledge là những nghiên cứu có đóng góp vào tri thức khoa học, nhưng mức độ đóng góp tương đối khiêm tốn (như phát triển phương pháp mới, phát hiện mới, cách tiếp cận mới,…) Các công trình breakthrough hay đột phá có nghĩa là những nghiên cứu định ra một trường phái mới, định nghĩa một lĩnh vực mới. Hầu hết những nghiên cứu từ Việt Nam là me too nên khó có thể phát triển cái gì mới để có thể đăng kí bằng sáng chế.

Những lí do trên có thể giải thích tại sao Việt Nam chúng ta có mặt rất khiêm tốn trong bản đồ sáng tạo tri thức mới và bằng sáng chế".
TS. Lê Văn Út - TS. Thái Lâm Toàn




-- Lương giáo sư không bằng chuyên viên cao cấp (TP). - Giáo dục Việt Nam hội nhập quốc tế như thế nào? (TVN).- Khoa học Việt Nam đã mất động lực? (ĐV).

@Việt Nam xếp thứ 76 về chỉ số Sáng tạo toàn cầu (Gafin) - Theo Chỉ số Sáng tạo toàn cầu (GII- Global Innovation Index) trong năm 2012, Thụy Sĩ, Thụy Điển cùng Singapore là 3 quốc gia sáng tạo nhất thế giới.
Hôm nay (4/7) Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) cùng các đối tác đã công bố bảng xếp hạng toàn cầu năm 2012. Theo chỉ số này, trong năm 2012, Việt Nam xếp thứ 76 trong tổng số 141 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, giảm so với xếp hạng 51 năm ngoái.
So sánh chỉ số này với các nước láng giềng trong 3 năm, tuy giảm 25 bậc so với năm 2011 nhưng Việt Nam vẫn duy trì vị trí thứ 4 trong ASEAN, cao hơn xếp hạng của các nước như : Philippines (95), Indonexia (100), Lào (138) và Campuchia (129). Ba nước xếp thứ hạng cao hơn Việt Nam gồm Singapore (3), Malaysia (32) và Trung Quốc (34).
Đổi mới là động lực quan trọng cho sự tiến bộ kinh tế và sức cạnh tranh đối với các nước đã phát triển cũng như đang phát triển. Nhiều Chính phủ đang đặt sự đổi mới thành trung tâm của chiến lược phát triển.
Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry cho biết "xu hướng giảm đầu tư vào lĩnh vực cải tiến do khủng hoảng kinh tế hiện nay cần được ngăn chặn, nếu không sẽ gây nguy cơ thiệt hại cho năng lực sản xuất của các nước". Ông cũng cho rằng đây là thời gian để đặt ra các chính sách hướng tới sự thịnh vượng trong tương lai của các quốc gia.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc,4 thị trường mới nổi lớn nhất trong nhóm BRIC, cần phải đầu tư hơn nữa trong khả năng đổi mới của họ. "Đổi mới sẽ trở thành mũi nhọn cạnh tranh ở cả cấp khu vực, quốc gia cũng như cấp công ty và làm thế nào để đối phó với thách thức sẽ xác định khả năng cạnh tranh của tất cả các quốc gia", Giám đốc điều hành của Alcatel-Lucent, Ben Verwaayen cho biết.
Từ năm 2007, Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization - WIPO thuộc LHQ) đã cùng một số công ty, tổ chức phi chính phủ cho ra đời hệ thống Chỉ số Sáng tạo toàn cầu- Global Innovation Index (GII) và lập ra bảng xếp hạng hằng năm của các quốc gia trên thế giới.
Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII- Global Innovation Index) được tính theo 2 nhóm là, nhóm các chỉ số đổi mới/sáng tạo đầu vào và nhóm các chỉ số đầu ra, mỗi nhóm này được xây dựng trên các tiêu chí cơ bản.
Năm tiêu chí cơ bản đầu vào gắn chặt với các yếu tố kinh tế quốc dân, tạo tiền đề cho các hoạt động đổi mới/sáng tạo gồm (1) tổ chức, (2) nguồn lực con người và nghiên cứu, (3) cơ sở hạ tầng, (4) độ chín của thị trường, và (5)  mức hoàn thiện của kinh doanh. Hai tiêu chí đầu ra là minh chứng cho kết quả đầu ra đổi mới/sáng tạo: (6) kết quả khoa học, (7) thành quả sáng tạo.
Nguồn WIPO/DVT
@Việt Nam xếp thứ 76 về chỉ số Sáng tạo toàn cầu



---Ngân hàng phải tự lo xử lý nợ xấu
Thay vì trông chờ vào công ty mua bán nợ quốc gia, các ngân hàng sẽ phải khẩn trương xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro vốn có.

-- Thủ tướng: Tăng trưởng GDP 5,2 – 5,7% là hợp lý (DT). - Chính phủ thừa nhận tăng GDP khó đạt 6% (VNE). - Không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao trở lại (Chinhphu.vn). - Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý nợ xấu (VTV). - Thủ tướng chỉ đạo dứt khoát loại đầu tư dàn trải (TTXVN). - Thủ tướng yêu cầu quản lý chặt nguồn vốn ODA (VOV).
- Thủ tướng bổ nhiệm một số cán bộ (HNM).
- Câu chuyện xã đông “quan” (Petrotimes).
- Thách thức của văn hóa liêm chính (ĐĐK).
- Bạc Liêu: chủ tịch thị trấn ăn chặn tiền quét rác (TT).
- Cưỡng chế thu hồi đất phục vụ dự án Indeco Complex (HNM).
- Những mô thức tham nhũng: Cướp đêm là giặc, cướp ngày là… ai? (Petrotimes).
-- “Việt Nam muốn cứu tăng trưởng, không dễ!” (VnEco).
- Lập “siêu” bộ quản các tập đoàn: Vẫn đang nghiên cứu (VnEco).
- Xoá độc quyền để không còn chuyện bỗng dưng… tăng giá (SGTT).
- Lãi suất cho vay vẫn… trên trời (SGTT). - Lãi suất huy động không thấp như công bố (SGTT).
- Giá vàng tăng mạnh, USD tự do đứng giá (VnEco). - Vàng giả tái xuất tại Việt Nam? (ĐV).
- Xăng giảm để điện tăng? (VnEco). - Các DNNN vào cuộc tái cơ cấu kinh tế: Đâu là yếu tố khó cải tổ? (ĐĐK).- Khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA (LĐ). - Công ty Philippines tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam (TTXVN).
- 6 tháng đầu năm, hơn 84.000 tỷ đồng được huy động qua TTCK (ĐTCK). - Nhà đầu tư ồ ạt rút khỏi sàn chứng khoán (VnMedia).
- Siết chặt quản lý sàn giao dịch bất động sản (DT). - Bộ Xây dựng yêu cầu các sàn bất động sản báo cáo hàng tháng(VnEco). - Thị trường nửa vời (ĐĐK).
- Giá các mặt hàng có tăng khi điện tăng giá? (VTC).
- Chuyên gia: Mở cửa theo TPP, nông sản gặp khó (TBKTSG). - Giá mua thóc định hướng đảm bảo có lãi tối thiểu 30% (VOV).

- Hải quan nghi ngờ Petrolimex dùng thủ thuật tránh mức thuế tăng (DT).

Petrolimex dính 'nghi án' dùng thủ thuật tránh thuế, lợi hàng chục tỷ
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bị hải quan nghi ngờ dùng thủ thuật để tránh thuế, hưởng lợi khoảng 64 tỷ đồng.
Hải quan nghi ngờ Petrolimex dùng thủ thuật tránh mức thuế tăng
Một bài đã bị rút xuống: Đề xuất chủ tịch nước nắm bộ công an, quốc phòng và ngoại giao (TP 3-7-12) -- Thủ tướng đang ngồi uống cà phê, đọc tin này, sặc cà phê tung toé!  Ra lệnh gỡ xuống ngay!
BBC nói một đàng, báo Việt Nam thuật lại một nẻo:
Bài trên BBC: Kinh tế VN: cần cải tổ bộ máy điều hành (28-6-12) -- Báo Việt Nam thuật lại như thế này: BBC: chất lượng quản lí vĩ mô Việt Nam cải thiện đáng kể (tamnhin 1-7-12)

- Phan Mai: Kiểm soát quyền lực (PLTP). - TS Nguyễn Minh Phong: Khắc phục hiện tượng “lợi ích nhóm” và “tư duy nhiệm kỳ” trong tái cấu trúc kinh tế (ND). - Tăng trách nhiệm Bộ trưởng trong bổ nhiệm lãnh đạo tập đoàn (DT). - Nguy cơ lãng phi hàng chục ngàn tỉ đồng: Thư cảnh báo của công ty Sơn Trường gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng về dự án cảng Lạch Huyện -(boxitvn).

- Nhức nhối xi măng và những cái tên bị “điểm mặt” (DT).   - Méo mặt vì vài nghìn bọ, thảnh thơi với nợ 1.000.000.000.000.000 đồng.- Quản lý doanh nghiệp Nhà nước gây mất vốn phải bồi thường (PLTP).
- BÌNH PHƯỚC: Đình chỉ sinh hoạt Đảng phó chánh thanh tra sở KH-ĐT (NLĐ).  -  Cách chức chủ tịch, phó bí thư thị trấn với ông Tỏ (PLTP).  -  Bắt tạm giam nguyên chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân.
Vietnam’s Stocks Drop Most in Asia on Capital Flow Concern (BW 3-7-12)
Chung sức, đồng lòng, nỗ lực thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra (chinhphu 3-7-12) --Sức có thể "chung", lòng có thể "đồng", nhưng nếu tay thì vơ vét, đầu thì rỗng toét, mắt thì lấm lét, miệng thì nói phét, thì mọi việc cũng hỏng bét!
Liên tiếp những tiếng kêu cứu thống thiết của DN (VEF 3-7-12)
“Tiền thuế của dân không thể dùng để mua nợ xấu ngân hàng” (VnE 3-7-12) -- Ý kiến Trương Công Phú
Chính phủ chê ngành điện tăng giá ‘không khéo’ (VnEx 3-7-12) -- Bổng nhiên thành viên nội các trở thành khán giả vô tư đi xem diễn tuồng, khen đào này, chê kép nọ, để giải trí?

-- Không đẩy sự thất thoát điện, nước về phía dân (PLTP).-Không đẩy sự thất thoát điện, nước về phía dân
-- EVN sẽ “xóa sổ” tiếp 5 công ty thủy điện (VnEco). - EVN phải rút kinh nghiệm việc tăng giá điện (VNE). - Bộ trưởng Đam: EVN tăng giá điện “không khéo” (DT). - Tăng giá điện:Bộ Công Thương cần rút kinh nghiệm (TQ).  – Tăng giá điện phải minh bạch (VNN).
- Giảm giá xăng: Doanh nghiệp chưa muốn chủ động? (VTC). - Tăng thuế nhập khẩu xăng lên 12% (TN). - Giá xăng dầu giảm 5 lần: Cước vận tải “ngoan cố” đứng im (DV).
-Kinh tế Việt Nam: 'Bơi không áo tắm' -- Sẽ cần gói kích cầu 2012? (VEF). - Từ nay đến cuối năm sẽ giải ngân trung bình 22.000 tỉ đồng/tháng (DT). - Tăng tín dụng hỗ trợ sản xuất, doanh nghiệp (TP).
- Tiền ở đâu để mua nợ xấu? (VOV). - Không dùng tiền mặt để xử lý nợ xấu ngân hàng (TN). - Giải quyết nợ xấu để phá băng tín dụng (PLTP).
-  Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam: Gấp rút khơi thông tín dụng (TN).  - Doanh nghiệp bình ổn thị trường gặp khó. – Tạm bợ bằng Tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản (ND). –  Quản lý và bình ổn thị trường phân bón.
- Cài người để giám sát chặt DNNN (PLTP).
Dự án bỏ hoang, chủ đầu tư mất dạng
Không chỉ những dự án nội bị ảnh hưởng bởi thị trường khó khăn, ngay cả những dự án hoành tráng “mác nhà đầu tư ngoại” vẫn đắp chiếu, cỏ mọc um tùm… Còn chủ đầu tư thì biến mất, rất khó liên hệ.
‘Bom’ phá giá địa ốc: Chưa nổ đã xịt
Tháng 6 đã qua đi, lời hứa giảm 50% giá căn hộ của bầu Đức vẫn chưa được thực hiện khiến nhà đầu tư lại liên tưởng tới những tuyên bố giảm giá gây sốc trước đó của một số doanh nghiệp địa ốc.
- Ðoàn Thanh Liêm – Xã hội Dân sự, đó chính là sự Sáng tạo (DL).

- Rủi ro khi mua nhà xây lụi – Bài 3: Còn thiếu chỗ ở là còn nhà xây lụi (PLTP).
- Nhà thầu phụ tố cáo SDU đến cơ quan Công an (DT).  - BĐS vốn ngoại: Dự án bỏ hoang, chủ đầu tư mất dạng (VEF). - ‘Bom’ phá giá địa ốc: Chưa nổ đã xịt (VTC).
- Một tuần, ba ngân hàng đón CEO mới? (VnEco).
- “Đuổi” ngân hàng “nói một đằng làm một nẻo” (Infonet).
-  Chậm giải ngân các dự án ODA: Thiếu vốn đối ứng (GTVT).
- Nông dân và ngư dân Hàn Quốc phản đối hàng Trung Quốc(PLTP). Vụ xây nhà máy chui cho doanh nhân Trung Quốc: Sẽ xử lý cán bộ sai phạm
Đến nay, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản chỉ đạo TP.Móng Cái phải kiểm điểm nghiêm túc, xử lý nghiêm trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc quản lý đất đai, quản lý địa bàn...
   Nguoi Viet Online

Tin đồn đã làm hàng trăm khách hàng kéo đến vây đòi chủ tiệm vàng phải trả tiền, lấy lại vàng nghi giả gây chấn động thị trấn Thái Hòa, thuộc huyện Tân Uyên, Biên Hòa.
.- Cú lừa ngoạn mục sổ tiết kiệm 2,9 tỉ đồng (VNN). - Bắt tạm giam nguyên chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng nhân dân (TN).
- Bắt “chuyên gia” lừa đảo bằng sổ đỏ giả (TN).
- Thả nổi xe cứu thương “nhái” (NLĐ).
- Bất lực trước sự lừa bịp của phòng khám Trung Quốc?   —  (RFA).
-Dầu hiệu sụp đổ hoàn toàn của kinh tế Trung Quốc: 5 Signs of the Chinese Economic Apocalypse (FP 3-7-12)
Thơ Nguyễn Duy: Suối nguồn tươi mát (CAND 3-7-12)
Khẩu khí của bà Nguyễn Thị Bình (TN 3-7-12)
Cấp phép cho ca khúc “nhạy cảm”: Lúc cấm, lúc cho? (LĐ 3-7-12)
Nguyễn Quang Thiều và câu chuyện của Thơ VN hiện đại (eVan 3-7-12)
Sự lệch chuẩn của giới trẻ bắt đầu từ sự vị kỷ (PetroTimes 2-7-12) -- P/v TS Trịnh Hoà Bình
Giang hồ tu hành khổ hạnh để hoàn lương (NĐT 3-7-12) -- Các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thiện Nhân, Đinh La Thăng... gài bài này vào báo để THD đọc mà hối cải?

Tổng số lượt xem trang