Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Vụ “xây nhà máy chui” ở Quảng Ninh: Kỷ luật 6 cán bộ liên quan

-Thành ủy Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản gửi Ban biên tập Báo Thanh Niên xin tiếp thu sự việc báo nêu.
Vụ “xây nhà máy chui” ở Quảng Ninh: Kỷ luật 6 cán bộ liên quan
Một góc nhà máy xây dựng chui trị giá 10 triệu USD - Ảnh: Long Sơn
Trước đó, Thanh Niên số ra ngày 2.7 đăng bài Xây nhà máy chui cho thương nhân Trung Quốc phản ánh từ đầu năm 2011, một nhà máy chế biến tinh bột wolfram (ATP) xuất khẩu có công suất 3.000 tấn/năm với vốn đầu tư 10 triệu USD có người Trung Quốc tham gia được xây dựng hoành tráng tại xã Quảng Nghĩa, TP.Móng Cái. Khi nhà máy sắp hoàn thành để đưa vào hoạt động thì cơ quan chức năng mới phát hiện công trình “triệu đô” này không hề có giấy phép.
Trong văn bản, ông Nguyễn Quang Điệp, Bí thư Thành ủy Móng Cái, cảm ơn Thanh Niên đã quan tâm đến thành phố cửa khẩu Móng Cái, phản ánh những bất cập trong công tác chỉ đạo quản lý của cấp ủy, chính quyền trên địa bàn. “Thành phố xin tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý báo để có định hướng phát triển, thu hút đầu tư vào địa bàn thành phố trong tương lai”, văn bản do ông Điệp ký nêu rõ.
Đối với những tồn tại nêu trong bài viết liên quan đến việc Công ty cổ phần Hoàng Thái xây dựng nhà máy sản xuất wolfram tại xã Quảng Nghĩa, ông Điệp cho biết: “Thành ủy hiện đang tích cực chỉ đạo xử lý các tồn tại, khi nào có kết quả xử lý, Thành ủy Móng Cái sẽ thông tin để quý báo biết và thông tin đến bạn đọc”.Theo nguồn tin của Thanh Niên, liên quan đến sự việc này, ông Dương Văn Cơ, Chủ tịch UBND TP.Móng Cái, đã ra quyết định kỷ luật đối với 6 cán bộ công chức có liên quan. Trong đó, ông Phạm Bá Tập - nguyên Chủ tịch UBND xã Quảng Nghĩa, Bí thư Đảng ủy xã - bị kỷ luật mức cảnh cáo. Bà Hoàng Thị Mùi, Chủ tịch xã và ông Phạm Thành Đô, Phó chủ tịch xã bị kỷ luật mức khiển trách do khi phát hiện vi phạm đã không báo cáo kịp thời đến cơ quan chức năng, khi nhận được chỉ đạo giải quyết từ cấp trên đã thiếu kiên quyết. Ông Phan Thiên Triều, cán bộ địa chính xã, bị kỷ luật mức cảnh cáo với lý do là người trực tiếp theo dõi, quản lý đất đai nhưng không nắm chắc địa bàn, không tham mưu kịp thời để xảy ra sai phạm lớn. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Đội trưởng Đội thanh tra xây dựng đô thị TP và ông Trần Minh Thái, cán bộ của đội này, cũng bị kỷ luật mức khiển trách với lý do những người này được giao phụ trách địa bàn, khi phát hiện ra vi phạm đã tham mưu lập biên bản xử lý nhưng chưa đầy đủ và thiếu chặt chẽ, kiên quyết.
Thái Sơn - Káp Long
-Trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết, liên quan đến vụ xây nhà máy chế biến wolfram “chui” tại Móng Cái của Công ty Hoàng Thông, tỉnh đã nhận được hồ sơ của doanh nghiệp và ý kiến các sở ngành từ năm 2011, sau thời gian nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng đã quyết định không chấp thuận dự án xây dựng nhà máy tại thôn 2, xã Quảng Nghĩa.
Vụ xây nhà máy chui cho doanh nhân Trung Quốc: Sẽ xử lý cán bộ sai phạm
Nhà máy wolfram xây trái phép tại Móng Cái chỉ cách bờ sông Pạt Cạp chưa đầy 200 m - Ảnh: Káp Long
Đến nay, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản chỉ đạo TP.Móng Cái phải kiểm điểm nghiêm túc, xử lý nghiêm trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc quản lý đất đai, quản lý địa bàn, để xảy ra việc xây dựng Nhà máy chế biến wolfram trong thời gian dài mà không phát hiện, xử lý kịp thời.
Với dự án chế biến tinh bột wolfram xuất khẩu tại H.Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh sẽ yêu cầu kiểm tra, báo cáo chi tiết về thành phần quặng đầu vào, chất thải, phương pháp xử lý chất thải. “Chúng tôi sẽ yêu cầu kiểm tra thật kỹ các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nếu không đảm bảo sẽ không cho xây dựng nhà máy”, vị lãnh đạo này khẳng định.
Trong khi đó, Giáo sư - tiến sĩ Phùng Viết Ngư, Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật đúc và luyện kim Việt Nam khẳng định: "Chế biến quặng wolfram rất độc hại".
“Sau khi Việt Nam có chính sách cấm xuất quặng thô thì nhiều doanh nhân Trung Quốc đã đưa các nhà máy lạc hậu ở Trung Quốc sang Việt Nam gọi là chế biến sâu nhưng thực chất chỉ là sơ chế từ quặng ra bán thành phẩm rồi xuất về Trung Quốc. Cách làm này vừa để lách luật nhằm mua nguyên liệu quý từ Việt Nam, vừa đẩy được nguy cơ ô nhiễm môi trường cho nước ta”, ông Phùng Viết Ngư nói.
Còn nếu trong trường hợp nguồn quặng của các nhà máy do người Trung Quốc đầu tư ở Quảng Ninh là nhập khẩu từ nước khác, sản phẩm sản xuất ra cũng xuất khẩu 100% thì chúng ta phải gánh chịu toàn bộ nguy cơ ô nhiễm môi trường, hao phí điện năng giá rẻ. “Do đó, không thể vì việc làm cho vài trăm lao động và một ít tiền thuế mà chấp nhận biến đất nước chúng ta thành một công xưởng gia công công nghiệp bẩn cho nước ngoài”, ông Ngư khẳng định.
Theo Giáo sư Phùng Viết Ngư, quá trình luyện wolfram, dù là làm theo công nghệ nào thì cũng phải hòa tan quặng wolfram trong dung dịch để phân tách, loại bỏ tạp chất nhằm lấy wolfram nguyên chất. Trong đa số các loại quặng wolfram, ngoài thành phần mangan, sắt... còn có một chất rất nguy hiểm là asen (hay còn gọi là thạch tín). Asen sẽ hòa tan vào dung dịch, hòa tan trong nước thải, khi đổ ra sông suối sẽ ngấm xuống đất, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nếu với nồng độ cao có thể khiến thủy sinh vật chết, con người có nguy cơ bị ung thư cao.
Káp Long - Lê Quân
--Xây nhà máy chui cho thương nhân Trung Quốc

tno 02/07/2012 3:30 Thương nhân Trung Quốc tham gia xây dựng trái phép một nhà máy chế biến tinh bột wolfram (ATP) xuất khẩu công suất 3.000 tấn/năm trên diện tích 5 ha tại TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, nhưng chính quyền không hề hay biết.
Nhà máy này thuộc Công ty CP Hoàng Thái ở thôn 2, xã Quảng Nghĩa, cách biên giới Việt - Trung chừng 23 km, cách QL18 hướng Móng Cái - Hạ Long khoảng 500 m.
Nh my sản xuất wolfram
Từ đầu năm 2011 đến tháng 11.2011, Nhà máy sản xuất wolfram xây dựng hoành tráng thế này nhưng lãnh đạo Móng Cái vẫn… không biết - Ảnh: Long Sơn
Khi chúng tôi có mặt, trên diện tích 5 ha, các công trình phụ như lò luyện, bồn chứa, đường ống đã được xây dựng. Phía ngoài sân ngổn ngang sắt thép, quặng đá và những bao bột hóa chất màu xanh chất ngồn ngộn trong nhà kho. Gần chục phụ nữ người Việt và một công nhân Trung Quốc đang gom số quặng này thành đống để chuyển vào nhà máy ở Hải Phòng, Hải Dương bởi nhà máy ở đây đã bị yêu cầu tháo dỡ vì xây dựng  trái phép.
Chính quyền “không ngờ”?
Ngoài Nhà máy chế biến ATP, PV Thanh Niên phát hiện thêm một phân xưởng “lụi” khác đã lắp đặt gần xong thiết bị, đó là xưởng chế biến đồng. Ông Hoàng Trung Thông, Giám đốc Công ty CP Hoàng Thái, nói rằng ban đầu công ty định liên doanh với ông Trần, người Trung Quốc, để đầu tư nhà máy. Tuy nhiên, nếu là liên doanh nước ngoài thì thủ tục phức tạp nên đã chuyển thành công ty 100% vốn trong nước, ông Trần “hỗ trợ một phần kinh phí xây nhà xưởng và giúp việc mua thiết bị máy móc. Khi đi vào sản xuất, ông Trần sẽ lo phần nguyên liệu, tư vấn kỹ thuật và tìm đầu ra cho sản phẩm”.

Đưa lên rừng?
Trong khi chính quyền Móng Cái đang rối bời trong việc giải quyết Nhà máy ATP trái phép thì tại Ba Chẽ, một huyện miền núi cũng thuộc tỉnh Quảng Ninh lại có một nhà máy chế biến wolfram xuất khẩu của người Trung Quốc đang chuẩn bị đầu tư. Đó là dự án của Công ty Youngsun Wolfram Việt Nam, công suất giai đoạn 1 là 4.000 tấn sản phẩm/năm, giai đoạn 2 dự kiến tăng gấp đôi công suất.
Ngày 14.5.2011, Chủ tịch UBND H.Ba Chẽ Lê Minh Hải ký Quyết định số 521 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 nhà máy sản xuất tinh bột wolfram xuất khẩu tại Cụm công nghiệp chế biến lâm sản xã Nam Sơn, H.Ba Chẽ, diện tích quy hoạch là 8,4 ha. Điều đáng lo ngại là dự án này cần tới 1.000 m3 nước (giai đoạn 1)/ngày để phục vụ sản xuất, trong khi khu vực nhà máy lại nằm sát bờ sông Ba Chẽ ở phía đông; phía nam giáp suối, núi Nam Kim. Toàn bộ dây chuyền công nghệ đều của Trung Quốc.
Về xưởng chế biến đồng, ông Thông giải thích đây là do một chủ khác người Trung Quốc liên kết với Công ty CP Hoàng Thái xây dựng trên cùng một khu đất để tận dụng nguyên liệu, cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. “Chúng tôi cứ tưởng Thành ủy Móng Cái đồng ý về mặt chủ trương, các sở ngành ở Quảng Ninh cũng đã đồng ý thì việc UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận dự án chỉ là vấn đề thời gian. Do đó, để kịp tiến độ chúng tôi vừa chờ xin giấy phép vừa thi công. Hiện tỉnh yêu cầu dừng dự án, tôi đành phải chấp thuận, số tiền đầu tư bây giờ đã lên tới gần 100 tỉ đồng”, ông Thông nói. 
Trong thời gian làm thủ tục xin giấy phép đầu tư, Công ty CP Hoàng Thái đã xây dựng xong 2 khu nhà điều hành diện tích 500 m2, 1 nhà ở cho công nhân diện tích 400 m2, 1 nhà xưởng diện tích 700 m2, móng 2 nhà xưởng diện tích 1.400 m2, đặc biệt, có 20 công nhân người Trung Quốc tham gia xây dựng nhà máy này, nhưng chính quyền thành phố không hề hay biết.
Mãi đến ngày 8.11.2011, UBND xã Quảng Nghĩa kiểm tra, phát hiện lập biên bản yêu cầu dừng thi công thì công ty này đã xây dựng được gần 50% khối lượng công trình. Đến tháng 3.2012, công ty này vẫn xây thêm 4 nhà xưởng, 3 nhà diện tích gần 800 m2. Trên công trường có 32 người Trung Quốc làm việc chỉ bằng visa du lịch.
Đáng chú ý, dự án này còn vi phạm nghiêm trọng quy định về sử dụng đất khi xây dựng trên đất trồng rừng (chưa làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng). Điều đáng nói, việc xây dựng cả một nhà máy diễn ra từ đầu năm 2011 đến tận tháng 11.2011 chính quyền địa phương mới phát hiện. Ông Dương Văn Cơ, Chủ tịch UBND TP.Móng Cái, giải thích: “Chúng tôi không ngờ là doanh nghiệp Hoàng Thái lại dám đầu tư hàng chục tỉ đồng để xây dựng nhà xưởng trong khi chưa được chấp thuận đầu tư. Hiện nay chúng tôi đang cho kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm của các cán bộ có trách nhiệm”. Còn về xưởng chế biến đồng nằm trong dự án ATP, ông Cơ nói: “Tôi sẽ cho kiểm tra để xử lý ngay”.
Thành ủy “bật đèn xanh”
Theo thông tin PV Thanh Niên nắm được, từ tháng 1.2011, Công ty CP Hoàng Thái đã làm hồ sơ xin đầu tư dự án chế biến ATP tại xã Quảng Nghĩa. Với một phần vốn của doanh nhân Trung Quốc, công ty này sẽ đầu tư 10 triệu USD xây nhà máy, lắp thiết bị, thuê nhân công, dùng điện giá rẻ của Việt Nam để gia công, còn quặng và phụ gia nhập từ Trung Quốc và các nước khác, toàn bộ sản phẩm là tinh bột wolfram cũng được xuất khẩu.
Lãnh đạo TP.Móng Cái đã cử một đoàn công tác do Phó bí thư Thành ủy kiêm Phó chủ tịch UBND TP Dương Văn Kinh sang Trung Quốc để tìm hiểu về các nhà máy chế biến ATP. Ngày 22.9.2011, Thường vụ Thành ủy Móng Cái họp để nghe chủ đầu tư thuyết trình dự án.  Dù dự án chế biến tinh bột wolfram không giúp tiêu thụ, chế biến quặng trong nước, không tạo ra sản phẩm mà thị trường nước ta đang cần và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng không hiểu sao, Thông báo số 299 ngày 24.9.2011 truyền đạt ý kiến của Bí thư Thành ủy Móng Cái Nguyễn Quang Điệp, như sau: “… thống nhất chủ trương đồng ý cho chủ đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy wolfram tại thôn 2, xã Quảng Nghĩa hoặc khu công nghiệp tập trung của thành phố”.
Không chỉ TP.Móng Cái, trong tháng 3.2012, các sở ngành của Quảng Ninh như Công thương, Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch - Đầu tư cũng đã có văn bản bày tỏ sự đồng thuận cho dự án được triển khai tại xã Quảng Nghĩa.
Đầu năm 2012, một số người dân ở Quảng Nghĩa kiến nghị các cấp chính quyền địa phương về nguy cơ ô nhiễm, ảnh hưởng đến sản xuất, nuôi trồng thủy sản bên bờ sông Pạt Cạp, gần nhà máy này. Ngày 10.4.2012, UBND tỉnh Quảng Ninh ra Thông báo số 1445 nêu rõ không chấp thuận dự án đặt tại thôn 2, xã Quảng Nghĩa. Lý do là nhà máy nằm tại cửa ngõ TP.Móng Cái, gần khu dân cư nên không phù hợp với cảnh quan môi trường của khu vực; sử dụng đất kém hiệu quả. Tiếp đó, ngày 23.4.2012, UBND tỉnh Quảng Ninh ra công văn yêu cầu TP.Móng Cái kiên quyết xử lý vi phạm của chủ đầu tư và kiểm tra, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan.
Khu vực Móng Cái đang phát triển nhanh với lợi thế về kinh tế dịch vụ biên mậu, nhưng không hiểu sao những người đứng đầu địa phương này vẫn cố gắng thu hút một dự án có nguy cơ gây ô nhiễm ngay cửa ngõ TP? Nếu không có sự cân nhắc cẩn trọng, cái giá phải trả cho vấn đề môi trường sẽ lớn hơn rất nhiều cái lợi trước mắt là việc làm cho vài trăm lao động hay một số tiền thuế doanh nghiệp sẽ nộp vào ngân sách địa phương.


Chuyển công nghiệp bẩn vào VN
Tinh bột wolfram là sản phẩm trung gian quan trọng trong quá trình luyện wolfram và là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các chế phẩm có chứa wolfram. Wolfram là kim loại cứng màu xám, có tỷ trọng lớn, độ nóng chảy và độ cứng cao, là loại vật liệu có thể tăng độ cứng và độ chống mài mòn của thép, được dùng rộng rãi trong ngành gia công cơ khí, luyện kim, công cụ khai khoáng, giàn khoan dầu, thông tin điện tử, ngành xây dựng, sản xuất vũ khí...
Theo nhiều chuyên gia am hiểu về ngành luyện kim, sở dĩ thương nhân Trung Quốc muốn xây nhà máy ở Việt Nam bởi tại Trung Quốc các sắc thuế xuất khẩu ATP cao, chi phí về nhân công, điện, tiền thuê đất đắt đỏ, và đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật bảo vệ môi trường ngặt nghèo do nước này muốn hạn chế công nghiệp bẩn. Chính vì vậy, họ đang có xu hướng đưa công nghiệp bẩn ra nước ngoài để sản xuất, chế biến.

Káp Long - Thái Sơn
@ tn 02/07/2012 3:30-Xây nhà máy chui cho thương nhân Trung Quốc

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2010-02-12
Thông tin về việc hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh đã cùng với nhiều tỉnh khác âm thầm cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn 50 năm để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 305 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 nghìn ha, ở các tỉnh miền biên giới.
RFA photo from gis.chinhphu.vn
Bản đồ Lạng Sơn, Quảng Ninh và Trung Quốc


>> Thương nhân Trung Quốc đổ về Lục Ngạn thu mua vải thiều
>> Thương nhân Trung Quốc mua gom cả tôm bơm tạp chất
>> Trung Quốc tổ chức tuần tra hải quân trên biển Đông
>> Phòng khám Trung Quốc lộng hành do quản lý kém
>> Trung Quốc phát hiện sữa có chứa thuốc tẩy
- Tiểu thương TQ xuất chiêu mới: Bảo quản, làm tăng cân táo bằng sáp nến (GDVN).- Phát hiện vi khuẩn tiêu chảy trong táo Trung Quốc (DV).
- Bệnh nhân sập bẫy phòng khám Trung Quốc kêu trời (TP).

- Nô lệ trên tàu cá Thái Lan (TT).

>> Học giả quốc tế khẳng định 9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu đều nằm tại Việt Nam
- Sai phạm đã làm lu mờ thành tích của doanh nghiệp nhà nước? (VOV).
- i nguyên đất đai đang được sử dụng như thế nào? BÀI 1: Lãng phí khủng khiếp! (SGTT).
- Cực Bắc và những thương vụ đắng từ… lòng đất – Kỳ 1: Đánh bạc với… lòng đất (ĐĐK). - Tiêu tiền như ở Chu Minh thì núi vàng to như Ba Vì cũng hết (Infonet).
- Vì sao có “nợ xấu” điều này mới cần phải giải quyết ? (Tầm nhìn).
- Tái cấu trúc, Nhà nước phải thôi ‘đá lộn sân’ (Zing/TN).
- Để các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp có hiệu quả  -  Thả gà ra mà đuổi! (Petrotimes).
- Nếu chỉ Ngân hàng Nhà nước đứng ra xử lý nợ xấu, thì… (VnEco).
- Giảm mạnh lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, xuất khẩu (DT). – Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp các lãi suất điều hành (VTV).
- Công nghệ ngân hàng: Lợi thế và thử thách (VnEco).
- Méo mó thị trường thực phẩm: Người nuôi bán rẻ, người dùng mua đắt (TT).

- Nghịch lý thị trường bất động sản (VnEco).
- Thu lợi cao từ cây nhãn tím (SGTT).
Cổ phiếu điện ăn theo giá điện tăng (TT).- Ngành điện ‘khôn’ khi mượn cớ giảm phát để tăng giá (VNE). – Tăng giá điện như ‘dội nước lạnh’ vào nỗ lực của người dân (VNE). – Chính thức vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (ĐV). – Giá điện tăng: Đâu đơn giản như tính toán của ngành điện (ĐĐK).
- Khởi công Nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam (VOV). – Khởi công dự án có vốn FDI lớn nhất ở Hải Phòng (TTXVN).
- Con át chủ trong “ván bài lật ngửa” tại Sudico (DT).
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp (VNE). – Giám sát môi trường: Đừng quên quyền người dân (SGGP).

- Phá rừng và phút nhìn lại… (Petrotimes).  – Đốt vàng mã gây cháy gần 1hecta rừng (NLĐ).

Tổng số lượt xem trang