Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

20 ngày, 3 đại gia Việt ‘cộm cán’… bị ‘vật’ vào trại giam: Thống đốc: Có ngân hàng vẫn báo lãi dù mất hết vốn

(ĐVO) Thông tin “bầu” Kiên bị bắt giữ khiến dư luận không chỉ choáng váng và xót xa cho một “mạnh thường quân”, mà còn giật mình bởi làn sóng “ngã ngựa” của các đại gia trong 20 ngày trôi qua của tháng 8.

Đại gia của những cú sốc - “Bầu” Kiên

Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, ngày 20/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên, về tội kinh doanh trái phép theo điều 159 Bộ Luật hình sự, theo quyết định khởi tố vụ án hình sự số 08/C46 (P10).

Tin bài liên quan:
>> Bầu Kiên bị bắt làm 'nóng' các trang báo quốc tế
>> Choáng với khối tài sản kếch xù của bầu Kiên
>> Chứng khoán ‘rúng động’ vì bầu Kiên bị bắt
>> Bầu Kiên nắm giữ bao nhiêu cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam?

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an  trong văn bản thông báo sáng 21/8, quyết định kể trên căn cứ vào đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Việc bắt tạm giam ông Kiên chỉ liên quan đến vi phạm của ba công ty có đơn tố cáo, gồm Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B; Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội.

Theo bà Yến, tổ trưởng tổ dân phố, ông Kiên bị cơ quan công an đọc lệnh bắt vào hơn 19h tối qua 20/8 trước sự chứng kiến của các cán bộ phường Quảng An cùng tổ dân phố. Vào thời điểm ông Kiên bị bắt, bà Yến cho biết, trong nhà có vợ và một mẹ già.

Thông tin ông Kiên bị bắt giữ đã làm rúng động dư luận vì ông Kiên nổi tiếng trong hoạt động kinh tế. Không giống với các ông bầu khác, Bầu Kiên được biết đến là một người đa tài, có khả năng thao lược tốt. Chính vì lẽ đó mà ông có thể xoay sở, đứng vững được trên nhiều cương vị lãnh đạo đối ngược nhau, từ Chủ tịch ngân hàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường... cho tới một ông bầu bóng đá.

Bầu Kiên cùng hàng loạt đại gia khác ngã ngựa trong tháng 8 này,


Từ năm 1994 - 2008, ông Kiên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB và có một thời gian giữ chức vụ Tổng giám đốc của ngân hàng này. Năm 2008, ông Kiên cùng một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và hình thành nên “Hội đồng sáng lập” gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ông Kiên là Phó Chủ tịch.

Không chỉ là một đại gia ngân hàng, bầu Kiên còn được biết đến với tư cách là một trong những doanh nhân tiên phong khi đầu tư vào bóng đá. Ông đang giữ chức chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB, tuy nhiên ACB chưa gặt hái được thành tích nào đáng kể. Ông cũng là người khởi xướng sự thành lập của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và hiện đang là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Thời điểm cuối năm 2011, bầu Kiên đã có hàng loạt những phát biểu và hành động gây ra một cuộc "cách mạng" cho bóng đá Việt Nam.

Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc… Ông Kiên từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam. Trong lĩnh vực du lịch, bầu Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh.

Đại gia nức tiếng Hải phòng - Tổng Giám đốc công ty Thái Sơn

Trước “bầu” Kiên không lâu, dư luận cũng được phen choáng váng trước vụ bắt giữ hai cha con đại gia nức tiếng ở Hải Phòng Phạm Văn Thụ, bởi lâu nay vị địa gia này được tiếng là “làm ăn đàng hoàng”.

Từ một đại gia có tiếng trên thị trường sắt thép, cả hai cha con ông Phạm Văn Thụ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn đều bị khởi tố, bắt giam. Cụ thể, vào ngày 8/8, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an bắt giam ông Phạm Văn Thụ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” liên quan đến các khoản vay ngân hàng. Ông Phạm Hải Thanh, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Thép Thái Sơn, là con trai ông Thụ và ông Dương Hoàng Sơn, nguyên giám đốc Công ty TNHH một thành viên Sắt thép Thanh Sơn cũng bị khởi tố cùng tội danh.

Năm 1995, ông Thụ thành lập Công ty Thái Sơn chuyên kinh doanh sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu cũ và nhanh chóng phất lên. Năm 2007, ông Thụ mở rộng đầu tư vào đóng tàu, sản xuất phôi thép, bất động sản… Sản lượng bán hàng của công ty khoảng 10.000 – 20.000 tấn/tháng, doanh thu hơn 4.000 tỷ đồng/năm.

Năm 2011, Công ty Thái Sơn lọt vào Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiệp xuất nhập khẩu sắt thép lớn nhất Hải Phòng.

Ở cái thời hoàng kim đó, Công ty Thái Sơn được nhiều ngân hàng “săn đón” cấp lượng vốn lớn. Năm 2008, do kinh tế khủng hoảng, giá sắt thép giảm mạnh tới 50% cùng với việc không bán được hàng, Công ty Thái Sơn lâm vào khó khăn. Lượng hàng tồn kho lớn, luôn tồn khoảng 70.000 – 80.000 tấn, nên năm đó công ty lỗ khoảng 250 tỷ đồng.

Trong thời gian này, Công ty Thái Sơn đã bán vật tư cho công ty công nghiệp tàu thủy Thái Sơn (công ty con) với trị giá hơn 110 tỷ đồng để thực hiện hợp đồng đóng mới 3 con tàu đã ký với công ty cho thuê tài chính II (ALCII). Năm 2009, ALCII mới giải ngân được 60 tỷ đồng thì bị vỡ nợ và ngừng giải ngân. Đến tháng 5/2010, công ty Thái Sơn chỉ thu hồi được 85% tiền gốc và mất lãi.

Đến năm 2011, tín dụng càng bị thắt chặt, lãi vay tới 24% (chưa kể các chi phí), Công ty Thái Sơn bắt đầu mất cân đối tài chính, không thể trả nợ đúng hạn và ngừng trả lãi. Tính đến tháng 2/2012, dư nợ vay của công ty Thái Sơn tại 13 tổ chức tín dụng (12 ngân hàng và 1 công ty tài chính) là hơn 752 tỷ đồng.

Trong đó, nhiều ngân hàng tại Hà Nội và Hải Phòng có dư nợ lớn, từ 70 đến 100 tỷ đồng. Đến thời điểm này, 100% khoản nợ của công ty Thái Sơn đã thành nợ quá hạn.

Ngoài ra, Công ty Thái Sơn còn nợ 7 công ty khác hơn 180 tỷ đồng. Công ty TNHH Thép Minh Thanh (trụ sở tại TP HCM), do ông Phạm Hải Thanh (con trai ông Thụ) là giám đốc, hiện có dư nợ 380 tỷ đồng. Như vậy, tổng số nợ của hai doanh nghiệp của bố con ông Thụ là trên 1.300 tỷ đồng.

Mặc dù hình thức “vay đảo nợ” bị Ngân hàng Nhà nước cấm, nhưng Công ty Thái Sơn vẫn tìm được “cửa” để lách. Khi công ty Thái Sơn gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, giá sắt thép giảm mạnh và không bán được hàng, dư nợ vay ngày càng lớn nên công ty không thể trả nợ đúng hạn. Áp lực trả nợ gốc và lãi ngày càng lớn.

Công ty Thái Sơn đã dùng vốn vay ngân hàng để trả nợ cho chính ngân hàng chủ nợ (đảo nợ) và các ngân hàng khác. Bằng cách bán hàng cho các công ty trong nhóm và dùng lô hàng này thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng, công ty Thái Sơn đã có được vốn để trang trải nợ nần. Song thực chất, dòng tiền chỉ chạy vòng quanh giữa các ngân hàng chủ nợ. Và công ty Thái Sơn chết cũng vì được ngân hàng “ưu ái” cho vay đảo nợ.

Chủ tịch Chứng khoán SME

Chung cảnh ngộ với hai “đại gia” trên, ngày 2/8, cơ quan công an khởi tố và bắt giam ông Phan Huy Chí - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SME - về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngoài ông Chí, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị SME cũng bị bắt.

Theo nhiều nguồn tin, năm 2010, ông Phạm Minh Tuấn chỉ đạo giả mạo giấy tờ của một cá nhân để ký hợp đồng cùng tham gia góp vốn đầu tư lô chứng khoán và đã nhận 107 tỷ đồng của một công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, SME mới trả được một phần tiền để khắc phục hậu quả, nhưng không thể trả hết gần 60 tỷ đồng còn lại.

Theo giới thiệu của SME, ông Phan Huy Chí là thạc sĩ chuyên ngành luật Kinh tế, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý - Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam...

Trong khi đó, ông Phạm Minh Tuấn đã từng giữ vị trí Trưởng phòng Quản lý tài chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ông Tuấn tốt nghiệp ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ và Thạc sĩ Kinh tế ĐH Libre de Bruxelles (Solvay Business School - Bỉ).

Báo cáo tài chính mà SME công bố gần nhất là quý 3/2011. Mặc dù SME đã xin gia hạn nộp báo cáo tài chính quý 4/2011 nhưng đã không được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chấp thuận.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2011, SME lỗ 6 tỷ đồng và lỗ lũy kế gần 23 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đến cuối quý 3 còn 203,5 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ sở hữu là 225 tỷ đồng.

Cũng tính đến cuối quý 3/2011, các khoản phải thu ngắn hạn của SME là gần 667 tỷ đồng.

Việc SME không công bố báo cáo tài chính đầy đủ cùng với việc công ty chứng khoán này gần như ngừng hoạt động khiến có những phỏng đoán cho rằng, còn nhiều chủ nợ vẫn chưa đòi được tiền từ SME, bởi báo cáo tài chính quý 3/2011 cho thấy công ty này vẫn nợ gần 600 tỷ đồng.

Trên đây chỉ là ba vụ bắt giữ điển hình trong hàng loạt phi vụ “ngã ngựa” của các “đại gia” từ lớn đến bé và trong bối cảnh kinh tế ngày một rối ren này, không “ông lớn” nào có thể dám vỗ ngực quả quyết rằng mình sẽ không "xộ khám".

-20 ngày, 3 đại gia Việt ‘cộm cán’… bị ‘vật’ vào trại giam

**

Tư bản đỏ ở Việt Nam: Cường Đôla: Doanh nhân thiếu gia ‘nghìn tỷ’ (infonet 20-8-12) -- Điểu tôi thắc mắc là: sản nghiệp của bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ của Cường) từ đâu mà có? Bạn nào biết, xin chỉ giáo! Những cỗ quan tài bạc tỷ của đại gia (VTC 20-8-12)

 ********************

Thống đốc: Có ngân hàng vẫn báo lãi dù mất hết vốn

Theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 202.099 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng.
(VnEconomy)- Đây được xem là một trong những dẫn chứng cụ thể để giải thích vì sao nợ xấu ngân hàng hiện có những con số khác nhau

Có những ngân hàng vẫn báo cáo kinh doanh có lãi, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt, nhưng khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc thanh tra mới lộ rõ thực chất.

Thực tế trên được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra khi trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều nay (21/8). Đây được xem là một trong những dẫn chứng cụ thể để giải thích vì sao nợ xấu ngân hàng hiện có những con số khác nhau.

Cụ thể, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến ngày 31/5/2012, nợ xấu của hệ thống là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng; trong khi theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 202.099 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng.

Như giải thích của lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước vừa qua, cũng như trongbáo cáo chuẩn bị cho phiên chất vấn của Thống đốc, có những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những con số khác nhau nói trên. Đặc biệt là có nguyên nhân từ sự chủ động của tổ chức tín dụng trong việc giấu nợ xấu để tránh trích lập dự phòng, để giảm bớt áp lực lợi nhuận…

Trong phần trả lời, Thống đốc Nguyễn Văn Bình dẫn ví dụ cụ thể từ các trường hợp thuộc diện phải tái cơ cấu.

Hiện có 9 tổ chức tín dụng phải thực hiện tái cơ cấu và Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra tổng thể. Đáng chú ý là theo báo cáo của các tổ chức tín dụng này thì không có trường hợp nào có nợ xấu vượt quá 2,5%; thậm chí cả 9 đều báo cáo có lãi. Nhưng khi Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra trực tiếp thì có tổ chức tín dụng có nợ xấu lên đến trên 30%, đặc biệt có tổ chức tín dụng lên tới 60%, thậm chí không phải là có lãi nữa mà mất hết cả vốn tự có lẫn vốn điều lệ.

Theo đó, Thống đốc Bình nói rằng Ngân hàng Nhà nước không thể chỉ căn cứ vào báo cáo của các tổ chức tín dụng để điều hành, mà phải trực tiếp thông qua giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ để đánh giá thực chất nợ xấu của hệ thống. Và con số 8,6% tỷ lệ nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là đáng tin cậy hơn.

- Thống đốc giải trình vụ bầu Kiên bị bắt (VNE).  - “Ngân hàng nhà nước có lỗi khi để Hội đồng sáng lập ACB tồn tại” (DT).


- Tàu 100 triệu thổi giá thành 130 tỷ (TP). - ‘Thổi’ giá tàu thanh lý, 2 tổng giám đốc bị điều tra (VNE).
- - Giao dịch tiền tỷ bằng… giấy viết tay (NNVN). - Giao trách nhiệm giải phóng mặt bằng cao tốc Nội Bài – Lào Cai (VnMedia).

Sai phạm tại tập đoàn sẽ làm “nóng” phiên chất vấn Tổng Thanh tra (DT). - Sắp thanh tra HUD, Petrolimex (Infonet). - Thanh tra Chính phủ đánh giá về tham nhũng. (VNEco).  - UB Thường vụ Quốc hội chất vấn về nợ xấu, khiếu kiện tồn đọng (LĐ).  Tỉ lệ cử tri được tiếp xúc với ĐBQH đạt dưới 1%.  -  Bàn về quy định cử tri “chấm điểm” đại biểu (TN). - Sẽ công khai số điện thoại của đại biểu Quốc hội (PLTP). - Tiếp xúc cử tri… sau giờ cơm? (VNN). - Nhìn ra mặt xấu để đứng về phía cái tốt  (SGTT).
- Công chức và thư lại (LĐ).
- Chuyện ‘gia đình trị’ ở một xã miền núi (TP).
- Vụ “DN vốn 3 tỷ trúng thầu 41 tỷ đồng” sẽ ra Tòa? (PLVN).
- Những trò “ảo thuật” ở Cty CP Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (NNVN).
- Viết tiếp “Chuyện động trời ở Unimex Huế: Nhiều cán bộ đồng loạt bị cách chức oan”: Trả lời của Tổng giám đốc không thuyết phục (CATP).

- Bến Tre khai trừ Đảng đối với Phó chủ tịch xã bỏ trốn (VOV).

 

- Chiều nay, Thống đốc ngân hàng trả lời chất vấn về nợ xấu (VOV). - Nợ xấu: Con số nào sát thực? (VTV).
- TS Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng: Cảnh giác với tăng trưởng tín dụng (TP).
- Nguyên Thống đốc NHNN Cao Sỹ Kiêm: Kiểm soát chi phí ngân hàng mới hạ được lãi suất (TP). - ‘Sức khỏe’ hệ thống ngân hàng ra sao? (TP).
- Ông Đinh Xuân Thảo, Ủy viên UB Kinh tế của QH: NHNN có vai trò gì trong việc sáp nhập vừa qua? (TP).
- 16 doanh nghiệp nợ ngân hàng trên 1.000 tỷ đồng (VNE). - Thống đốc: Nợ xấu chưa nguy kịch, nhưng đã báo động! (VOV).  - Thống đốc Nguyễn Văn Bình: nợ xấu chưa phải là bi kịch (TT).  - Thống đốc: Có ngân hàng vẫn báo lãi dù mất hết vốn  (VnEco). - AgriBank có nợ xấu cao nhất trong nhóm NHTM Nhà nước (VOV).



Nợ “chất cao như núi”, Thái Hòa trước nguy cơ bị hủy niêm yết?
VnEconomy -Hiện tại, THV đối diện với rủi ro ngày càng lớn, có nguy cơ bị bắt buộc phải rời sàn

Lãi suất 15% là ngân hàng cơ bản có lãi
(VOV) - Cộng tất cả các loại chi phí cho hoạt động của NH đã chiếm gần 15%. Từ năm 2008 trở lại đây, không còn chuyện các TCTD lãi lớn. Trong trả lời chất vấn, trả lời câu hỏi của đại biểu Ngô Văn Minh về việc NHNN kêu gọi các TCTD đưa nợ cũ về 15% có ...
"Không thể yêu cầu ngân hàng đưa lãi suất cho vay về 13%/năm"XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Thống đốc: Có ngân hàng vẫn báo lãi dù mất hết vốnVnEconomy
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: '30 năm nay, nợ xấu đều có 2 số liệu'Zing News
Thanh Niên -Đài Truyền Hình Việt Nam -Thanh Tra

 
- Một ngày khó lường của giá vàng và USD tự do (VnEco).  - Đổi vàng thành vốn giá rẻ (TN).
- Kiến nghị tạm dừng thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước (LĐ).


- Thị trường phát điện cạnh tranh: EVN lãi ròng 400 đồng/kWh (TP).
-
- Cảng biển khi nào thành mũi nhọn kinh tế (ND).

- Đưa khối cảng trở thành mũi nhọn của kinh tế biển (TTXVN).
- Nhất thế giới mà… lo (ĐĐK).
- Gà lậu được kiểm soát: Người chăn nuôi thêm hy vọng (KTĐT).
- Lương thực, thực phẩm tăng giá mạnh (TP).
- Nhật bỏ kiểm tra Ethoxyquin với 30% lô hàng tôm từ Việt Nam (TP). - IAEA tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng nguyên tử vì hòa bình (CP).
- GSTS Nguyễn Ngọc Trân: Điều gì đang diễn ra ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh? (ĐBND).
-
- Tranh luận tiếp diễn về việc Trung Quốc muốn mua đất nông nghiệp của Úc (VOA).

Trưởng văn phòng đại diệntạp chí Pháp lý bỏ trốn
TT - Bà Lê Thị Mai Phương - tổng biên tập tạp chí Pháp Lý - vừa có văn bản thông báo quyết định kỷ luật sa thải ông Võ Văn Hùng (trưởng văn phòng đại diện tạp chí Pháp Lý tại miền Trung - Tây nguyên, trụ sở tại A2 chung cư số 2 Lê Hồng Phong, ...
Bị sa thải vẫn giữ con dấu văn phòngTiền Phong Online
Chiếm dụng công quỹ, trưởng văn phòng Tạp chí Pháp lý bỏ trốnNgười Lao Động

 

-“Tham nhũng vẫn là thách thức lớn với Đảng”

VnEconomy -Trong một số người thiếu tu dưỡng, rèn luyện quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân có cả một số cán bộ cao cấp


- “Truy” trách nhiệm quản lao động nước ngoài tại Việt Nam (VnEco).- Lại “nóng” chuyện quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam (ĐT).  - 37.000 lao động nước ngoài hoạt động không phép tại Việt Nam (VOV).  - “Công an nắm chắc lao động ngoại, sao vẫn lọt vụ phòng khám Maria?” (DT).

- 24.455 lao động nước ngoài làm việc “chui” tại Việt Nam (VnEco). 

Doanh nghiệp né khai báo lao động nước ngoài

Hơn 4.000 doanh nghiệp sử dụng hơn 10.000 lao động nước ngoài tại TPHCM chưa khai báo sử dụng lao động nước ngoài theo định kỳ, Tuổi Trẻ cho biết

Tổng số lượt xem trang