Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Điều gì đang diễn ra ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh?

Điều gì đang diễn ra ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh? (NĐB 20-8-12) -- Bài GS Nguyễn Ngọc Trân

Trong thập niên 2000 đã có hai dự án quan trọng chọn bờ biển huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh, đoạn giữa Xóm Mù U và Cồn Nhàn làm nơi đặt chân: một là nơi Kênh Tắt, đào mới cắt ngang huyện Duyên Hải, trổ ra Biển Đông, hai là nơi đặt nhà máy nhiệt điện chạy than Trà Vinh.
Nhiều nhà khoa học đã lưu ý Chính phủ, các Bộ và lãnh đạo tỉnh Trà Vinh, ngay từ đầu, về tính khả thi của hai dự án, tính bền vững của các công trình, xuất phát từ nhiều yếu tố, mà trước tiên là tính không ổn định của địa mạo của vùng. Mặc dù vậy, các dự án vẫn cứ được duyệt và triển khai.

1. Ngộ nhận về sự ổn định của đường bờ?

Trong hơn một thế kỷ qua, ở đồng bằng sông Cửu Long nếu có những nơi bờ biển được bồi liên tục (như Mũi Cà Mau) hoặc bị xói mòn liên tục (như cửa Bồ Đề, sông Cửa Lớn), thì có những nơi bờ biển luân phiên lúc bồi lúc lở. Đường ven biển của huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thuộc trường hợp sau cùng(1).


Nền nhà máy nhiệt điện, độ sâu và dòng chảy ven bờ qua ảnh vệ tinh

Có lẽ vì bảng kết toán giữa bồi và lở, có những chỗ gần như bằng không, đã dẫn đến sự ngộ nhận rằng đường bờ biển ở những nơi đó là “ổn định”, nên trong thập niên 2000 đã có hai dự án quan trọng chọn bờ biển huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh, đoạn giữa xóm Mù U và Cồn Nhàn làm nơi đặt chân: một là nơi Kênh Tắt, đào mới cắt ngang huyện Duyên Hải, trổ ra Biển Đông, hai là nơi đặt nhà máy nhiệt điện chạy than Trà Vinh(2).

Nhiều nhà khoa học đã lưu ý Chính phủ, các Bộ và lãnh đạo tỉnh Trà Vinh ngay từ đầu về tính khả thi của hai dự án, tính bền vững của các công trình, xuất phát từ nhiều yếu tố, mà trước tiên là tính không ổn định của địa mạo của vùng. Mặc dù vậy, các dự án vẫn cứ được duyệt và triển khai. Dự án Luồng qua kênh Quan Chánh Bố có tổng dự toán ban đầu hơn 6000 tỷ đồng khi được Phó thủ tướng thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho phép khởi công.


Kênh Tắt đang tắc. Trong khi chờ vốn, hãy làm rõ tính khả thi và bền vững của dự án

2. Tóm tắt diễn tiến của việc triển khai hai dự án

Từ năm 2007, cũng như những ai quan tâm đến hai dự án, tôi đã theo dõi diễn biến của đường bờ qua khảo sát hiện trường và qua ảnh vệ tinh tại các thời điểm 17.02.2009, 24.02.2011 và gần đây nhất, 14.02.2012.

+ Dự án Luồng qua kênh Quan Chánh Bố đã khởi công gói thầu 6A, bắt đầu đào Kênh Tắt từ kênh Quan Chánh Bố và hiện nay đang “án binh bất động” vì thiếu kinh phí. Trong “cái rủi có cái may”, vì nếu có kinh phí, có lẽ quốc lộ QL 53 đã bị đào cắt ngang, biến huyện Duyên Hải thành hai cù lao cho tới khi xây dựng xong cây cầu bắt ngang Kênh Tắt mà độ tĩnh không phải đủ cao để tàu có trọng tải đến 20.000 DWT có thể qua lại.

Trong khi đó, hai dấu hỏi lớn liên quan đến việc đào tiếp Kênh Tắt cắt ngang tỉnh lộ TL 913 trổ ra biển Đông vẫn chưa được chủ đầu tư làm rõ. Đó là sự ổn định của đầu ra của Kênh Tắt đối với quá trình bồi lắng và xói lở, và tác động của dự án lên môi trường.

Cần nhấn mạnh rằng báo cáo tác động môi trường (ĐTM), theo Luật bảo vệ môi trường, đáng lý phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá và phê duyệt, đã được giao về cho tỉnh Trà Vinh phê duyệt với lý do dự án “nằm gọn” trong địa bàn của tỉnh, bất chấp tác động của luồng lên cửa Định An, lên sông Hậu nói chung!

Để đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, xin kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ (1) trong lúc chờ vốn, chủ đầu tư và công ty tư vấn làm rõ hai câu hỏi trên đây; (2) báo cáo ĐTM phải được xét duyệt đúng theo luật định; (3) chỉ triển khai tiếp khi đã hoàn tất hai yêu cầu này.

+ Đầu năm 2010, nhà thầu EPC Trung quốc đã triển khai việc làm nền nhà máy nhiệt điện Trà Vinh tại Xóm Mù U, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, bằng cách thổi cát từ bãi triều ngay trước mặt. Một phần đất nữa được lấy từ khu vực nơi đầu Kênh Tắt sẽ trổ ra biển.

Nếu lấy diện tích mặt bằng cần tôn lên nhân cho bề cao cần đạt, có tính đến hệ số nén dẽ, sẽ thấy ngay được lượng cát đã móc lên từ bãi triều là rất to lớn.

Mùa khô năm 2012, dân ở xã Dân Thành đã khốn khổ với nạn cát bay và ăn “cơm trộn cát”. Từ ba năm nay, dân cũng lao đao và xơ xác với nạn biển xâm thực.

Cuối tháng 10, đầu tháng 11.2011, sóng biển đã đánh vỡ đê bao bảo vệ nền nhà máy, đánh sụp một mảng nền ở sát biển. Điều này đã được báo chí và truyền hình nói đến. Ảnh vệ tinh ngày 14.02.2012 cho thấy toàn cảnh nền nhà máy, đê bao bị đánh vỡ và những vùng xói lở xung quanh. (Hình và ảnh vệ tinh).


Điều này có thể hiểu được bởi lẽ nhà thầu đã móc một lượng cát khổng lồ từ bãi triều tạo nên một vùng trũng sâu tại bãi. Dòng chảy ven bờ sẽ xoáy khi gặp hố sâu, có nhiều khả năng là một tác nhân gây xói lở trong khu vực. Trên ảnh vệ tinh, ngoài biển, đối diện với nền nhà máy điện, màu nước biển càng sậm chỉ độ sâu càng lớn. Màu nước biển đục chỉ rằng dòng chảy ven bờ không chảy xuôi chiều mà quặn xoáy khá phức tạp.

Trong điều kiện đó, bờ bao bảo vệ bị sóng đánh sập là tất yếu. Nhất là vào mùa gió chướng!

3. Phải đặt vào bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Kênh Tắt cũng như nhà máy nhiệt điện không phải là loại hàng rẽ tiền mau hỏng, xài một hai chục năm rồi phế bỏ. Chúng phải hoạt động có hiệu quả hàng trăm năm. Cần bảo đảm yếu tố bền vững của cả hai công trình chính là vì vậy.

Các quy hoạch ngành cũng như lãnh thổ hiện nay đều có trong tựa đề cụm từ “tầm nhìn đến năm 2030” hoặc xa hơn nữa.

Theo dự báo của Bộ TN và MT tháng 3.2012, vào năm 2050 nước biển sẽ dâng từ 23cm đến 27 cm trong phương án phát thải trung bình. “Không lo, chúng tôi sẽ có biện pháp nâng cao cần thiết”, chủ đầu tư và công ty tư vấn “trấn an” như thế. Đâu đơn giản như vậy, vì còn động lực học biển tác động lên đường bờ, lên công trình. Móc cát tôn nền đã làm sâu sắc thêm sức công phá là một ví dụ sống!

Trong Quyết định 158/2008/QĐ-TTg thành lập Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu có quy định: “Các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thể hiện trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương, được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật và được quán triệt trong tổ chức thực hiện”.

4. Một số câu hỏi cần được giải đáp

Từ những gì đang diễn ra tại huyện Duyên Hải với hai dự án, ngoài kiến nghị đã nêu trong điểm 2. các câu hỏi sau đây cần được giải đáp:

Ai đã duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của hai dự án, đặc biệt dự án nhà máy nhiệt điện Trà vinh?

¨ Ai đã duyệt phương án lấy cát bãi triều để làm nền nhà máy?

¨ Ai đã duyệt hai báo cáo tác động môi trường?

Ai chịu trách nhiệm về những tổn thất gây ra, cho dân, cho môi trường, và về việc sử dụng không hiệu quả ngân sách nhà nước khi “bật đèn xanh” cho việc triển khai hai dự án?

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu có biết rằng trong hai dự án, nơi đặt NMNĐ, và Kênh Tắt trổ ra biển, là những thách thức hết sức khó hiểu trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng?

Hoặc sự thiếu am tường quy luật tự nhiên và thực tế tại địa bàn, hoặc lợi ích nhóm đã len lỏi vào một số nơi có thẩm quyền quyết định, hoặc cả hai mới có thể lý giải được các câu hỏi này.

_____________

1. “Đồng bằng sông Cửu Long, Tài nguyên – Môi trường – Phát triển”, Báo cáo tổng hợp của Chương trình điều tra cơ bản tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long (1983 - 1990), Ủy Ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước, Hà Nội, 1991. Từ đó đến nay ảnh vệ tinh xác nhận tình hình bồi và xói nói trên dọc đường bờ của đồng bằng sông Cửu Long.

2. Đó là dự án Luồng tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố và dự án Nhà máy nhiệt điện chạy than Trà Vinh.

Gs.Tskh Nguyễn Ngọc Trân

-Hồi Quang Phản Chiếu Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 120820-"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Nhìn vào trong gương, chính quyền là nhân dân, tay trái là tay mặt....
 
* Thủ bút của nhà văn John Steinbeck trong bài diễn văn ông soạn cho 
Tổng thống Lyndon Johnson năm 1965 - nhưng không được xài * 

John Steinbeck (1902-1968) là một nhà văn lớn của California và của thế giới với giải Nobel Văn chương năm 1962. Ông có nhiều tác phẩm đã ghi lại dấu ấn cho đời sau. Chúng ta có thể thưởng thức văn chương của ông. Nhưng theo dõi tư tưởng của ông thì dễ bị loạn trí.
Thời trẻ, ông đứng hẳn vào phía cực tả, chịu ảnh hưởng của các tác giả đảng viên Cộng đảng Mỹ, gia nhập hội Liên hiệp các Nhà văn, một tổ chức do đảng này thành lập năm 1935. Năm 1959, khi một Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ (House Committee on Un-American Activities) điều tra các phần tử thân cộng, thời ấy gọi là "chống Mỹ", ông dõng dạc bảo vệ các đồng nghiệp và đồng chí. Và trở thành khuôn mặt đáng nhớ trong trào lưu phản kháng của văn nghệ sĩ tả khuynh thời đó.
Chỉ mươi năm sau, trong cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam, năm 1967, ông được tạp chí thiên tả Newsdaygửi qua làm phái viên chiến trường. Ông viết về những bài ngợi ca quân lực Mỹ và bị tờ New York Post kết án là phản bội lý tưởng của cánh tả. Xin ghi thêm rằng thời ấy, tờ New York Post kỳ cựu (do một lãnh tụ đời nay ta gọi là "bao cấp" Alexander Hamilton thành lập từ năm 1801) còn thuộc phe tả. Đến năm 1976 mới được tỷ phú Rupert Murdoch mua lại và chuyển dần thành tờ lá cải thiên hữu. Lá cải vì hay đi tin cụp lạc với đề tựa bắt mắt mà bất kể về sự trung thực trong nội dung. Và thiên hữu vì có những bài quan điểm bảo thủ, thậm chí bênh vực Trung Quốc!
Nhưng tội của John Steinbeck còn nặng hơn vậy vì có hai người con phục vụ chiến trường Việt Nam. Ông ủng hộ cuộc chiến do người bạn thân là Tổng thống Lyndon Johnson tiến hành, nên lãnh tội "diều hâu chủ chiến"....
Trong vài trăm chữ ở trên, ta đã có thể thấy "bức tranh vân cẩu", hay hiện tượng đảo điên của xã hội Hoa Kỳ, qua một nhà văn lớn mà mình nghĩ rằng ai cũng biết.
***
Nổi tiếng với các tác phẩm về sự u ám của xã hội Mỹ thời Tổng khủng hoảng 1929-1933, John Steinbeck còn để lại câu danh ngôn: "Chúng ta chỉ cần nhớ một số tài phiệt lang sói (wolfish financiers) đã dành hai phần ba cuộc đời vơ vét tiền bạc trong cống rãnh xã hội và một phần ba còn lại là để vun tiền vào đó".
Nhà văn kết án bọn tư bản tài chánh, những dòng họ tài phiệt như Carnegie, Rockefeller hay Ford? Ông nghĩ sao về những người đã khởi nghiệp từ chốn lầm than, như F.W. Woolworth, J.C. Penney hay Sam Walton, rồi dựng lên các doanh nghiệp lớn với cả vạn nhân công bán hàng ngày một rẻ hơn? Hoặc chán vạn người đã thất bại sau các dự án đầu tư bất thành. Hay các tỷ phú đời nay đã gom lại một tài sản rất lớn rồi lập ra các sáng hội (foundation) giúp đỡ người khác. Như Warren Buffet, Bill Gates hay Georges Soros, những nhân vật không hề che giấu thiện cảm của họ với đảng Dân Chủ "của người nghèo".
Câu chuyện Steinbeck là một ngụ ngôn về nước Mỹ.
Ông có thể là một nhà văn xuất chúng mà chẳng hiểu gì – và cũng chẳng cần tìm hiểu – về kinh tế hay kinh doanh. Nhưng nhận xét vu hồ của ông vẫn được nhiều người coi là lời vàng ý ngọc để phê phán cái xấu xa của chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ. John Steinbeck không là một ngoại lệ. Rất nhiều đại trí thức hay văn nghệ sĩ giàu xụ trong thế giới tự do của Hoa Kỳ cũng nghĩ thế.
Họ nói như người... Hà Nội năm xưa. Trước thời "đổi mới"!
Trước "Cách mạng Tháng 10", Vladimir Ilyich Lenin viết rằng quản lý kinh tế quốc dân cũng dễ tựa việc phát thư (xin lỗi quý độc giả làm việc trong Bưu điện!) Còn quản trị một doanh nghiệp là loại nghiệp vụ đơn giản nên chẳng có lý do gì khiến các doanh gia được trả lương cao hơn bất cứ một công nhân bình thường nào.
Ba năm sau khi cầm quyền để cải tạo nền kinh tế tư bản chủ nghĩa của nước Nga, Lenin thú nhận là gặp phải thực tế "đổ nát, đói khát và tàn tạ".
Ông ta bèn tiến hành... đổi mới với "Chính sách Kinh tế Mới" New Economic Policy hay NEP sau khi phê phán trước Đại hội IX của Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1920. Rằng "Những quan điểm về quản trị doanh nghiệp thường thấm nhuần tinh thần dốt nát và chống lại sự chuyên nghiệp". Chính sách Kinh tế Mới của Lenin là trở lại Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước.
Hoặc tiến lên chủ nghĩa tư bản nhà nước như ta đang chứng kiến tại Trung Quốc hay Việt Nam.
Nhưng vì sao bài này lại viết về những chuyện ấy?
***
Hoa Kỳ là một xã hội phát triển đến độ tinh vi phức tạp mà người bên ngoài khó hiểu ra. Trong nét phức tạp đó có lắm điều huyền hoặc, fiction, thậm chí là sự dối trá kỹ thuật dựng thành chân lý. Đã thường đọc nhiều sự huyền hoặc về lịch sử cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam, chúng ta còn gặp những huyền hoặc kinh tế hay pháp lý mà không để ý.
Huyền hoặc kinh tế như lời phê phán của nhà văn John Steinbeck là điều thông cảm được. Nhưng từ một giáo sư về quản trị và kinh tế của Đại học MIT nổi tiếng là Lester Thurow thì ta nên giật mình.
Năm 1980, Thurow xuất bản cuốn "The Zero Sum Society" với lý luận "hơn bù kém" - cái mà kẻ này được là cái người kia bị mất. Đấy là một triết lý kinh tế không được thực tế phản ảnh. Trong cuốn sách, được tái bản vào năm 2001, khi viết về nạn thất nghiệp tại Hoa Kỳ từ năm chục năm qua, "trầm trọng nhất trong các nước công nghiệp hoá", ông chẳng hề so sánh với kinh tế Âu Châu và mức thất nghiệp mấp mé 10%. Tất nhiên là cũng chưa thấy ra vụ khủng hoảng ngày nay của Âu Châu bao cấp.
Thurow dựng lên một sự huyền hoặc kinh tế, economic fiction hay fallacy, với mục tiêu đề cao sự can thiệp của nhà nước. Ông đề cao chuyện đó vì triết lý chính trị của mình hơn là vì thực tế kinh tế, nhưng làm sao những người ít chú ý đến kinh tế chính trị học lại thấy được thực hư?
Về loại huyền hoặc pháp lý, ta có ngạn ngữ "không ai được phép không biết luật". Đó là khi nhà chức trách phản bác lời biện bạch của một nghi can là họ vô tình vi phạm vì chẳng biết luật.
So với Đạo luật về An sinh Xã hội năm 1935, chưa tới 50 trang gồm 15.600 chữ, Đạo luật Cải tổ Y tế năm 2010 dày 2.700 trang là một thí dụ về sự phức tạp khiến người chống kẻ thuận mà ít ai rõ về nội dung hay hậu quả quá rắc rối sau này. Nhưng chẳng sao, Nancy Pelosi, chính khách triệu phú năm đó là Chủ tịch Hạ viện, đã khuyên các đồng viện là cứ biểu quyết đi, rồi sẽ biết về nội dung! Không ai được phép không biết luật?
Trong cuộc bầu cử năm nay, tranh luận về hai hướng tả hữu, như tăng cường quyền hạn cho nhà nước hay công dân, đã phản chiếu sự nhiêu khê rắc rối của xã hội Mỹ.
Nhưng nhìn từ bên ngoài, như từ Bắc Kinh hay Hà Nội, chuyện rất đáng nói là người ta có thể hiểu ngược!
Tăng cường vai trò của một nhà nước bao biện với tay chân thân tộc có đầy quyền thế là một tai họa cho người dân Trung Quốc, Việt Nam. Hay các nước độc tài hoặc thiên về xu hướng tư bản nhà nước, như Argentina hay Venezuela. Nhà nước đó là trung tâm tham nhũng và chính sách đó là sự bất công, không bền. Vì quyền lợi của quốc dân trong các nước đó, đề cao quyền tự do của người dân trong xã hội dân sinh và của tư doanh trong thị trường là điều cần thiết.
Chúng ta sống trên một địa cầu hình tròn, đi hết hướng Tây là gặp phía Đông. Mà lại đi bằng tin tức điện tử với tốc độ gần như tức thời.
Trong thế giới như tấm gương đó, tay trái của ta được hồi quang phản chiếu thành tay phải của người. Lý luận chính đáng ở bên này mà nhập vào trong gương thì có thể ngợi ca một chính sách quái đản ở nơi mà nhà nước có quyền gia tăng công chi vô tội vạ để lấy tiền thuế của dân mà tài trợ các dự án lãng phí nhưng có lợi cho tay chân nhà nước.
Có điều an ủi cho xã hội Hoa Kỳ, là các đại gia đã vét tiền nơi cống rãnh của mấy xứ kia đều sẽ lại chuyển vào Mỹ, là nơi mà tư doanh hay bọn đầu tư xấu xa vẫn được quý trọng và bảo vệ!

-Hồi Quang Phản Chiếu

Vinalines đầu tư, cảng Cam Ranh lo nợ (TT 20-8-12)

-Thống đốc: Tỷ lệ nợ xấu lên tới 60% tại nhóm 9 ngân hàng -Khi thanh tra 9 ngân hàng phải tái cơ cấu, NHNN thấy có tổ chức có nợ xấu lên tới 60% tổng dư nợ, thua lỗ đến âm vốn điều lệ.

-Yêu cầu 5 ngân hàng cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm và cá tra

NHNN yêu cầu các ngân hàng này rà soát, đánh giá lại các khoản nợ vay cũ tính đến 15/8, điều chỉnh giảm lãi suất, xem xét giãn nợ...

-Năm 2013, sẽ ban hành lại hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Đến 2015, Việt Nam sẽ công bố đầy đủ các chuẩn mực liên quan, phù hợp với nền kinh tế thị trường, tiệm cận được các chuẩn mực kế toán quốc tế.

-Cảnh báo nguy cơ nhập công nghệ điện gió lạc hậu

UBND TPHCM vừa được kiến nghị nên thận trọng khi cấp phép dự án điện gió Cần Giờ bởi đây được cho là loại trụ điện gió công nghệ đã lạc hậu.

- Cần xây dựng bộ tiêu chí xác định nợ công (ĐBND).
- Nợ xấu ngân hàng chờ Thống đốc chốt số liệu và giải pháp (eBank).  – Phân hoá tăng trưởng tín dụng (SGTT).
-
- Báo động nợ của doanh nghiệp (TBKTSG).  – Doanh nghiệp xoay xở trong nợ nần (SGTT).  – 7 nhiệm vụ “cứu” doanh nghiệp(TQ).  -  Cần rút khỏi BĐS càng nhanh càng tốt (Vef).  -  Hải quan bất nhất, thuế môi trường “hành” doanh nghiệp (Infonet).
-  Sáp nhập để… độc quyền (ĐĐK). 

- “Mẹ” trả nợ thay “con”, “nhà” Vinawaco vẫn lục đục (PLVN).
Thống đốc lý giải nợ xấu cao (VnEco). 

- VIB cho vay bất động sản lãi suất từ 9,9%/năm (VnEco).
- Thêm dự án FDI lớn của Nhật vào Hải Phòng (VnEco).


- Chiêu vượt khủng hoảng của doanh nghiệp Việt (VNE). 
- Nói và làm: Sáng tạo, nỗi buồn kinh tế tri thức Việt Nam (VEF).
-  XNK năm 2012: Đến lượt rết xuất đi Trung Quốc (STOX).  .  - Thả nổi trái cây Trung Quốc (NLĐ).  - Thu giữ khối lượng lớn đồ chơi trẻ em TQ nhập lậu (TTXVN).


- Tâm sự nhà nông thời giá lúa thấp (TBKTSG).   - Có thể sẽ tạm trữ cá tra như tạm trữ lúa gạo (TBKTSG).
- Khách hàng lại vây HDBank đòi nợ (NLĐ).


- Nhà cho người thu nhập thấp: còn phải chờ (TBKTSG).  – Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng trả lời về vấn đề nhà ở xã hội: Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 19/08/2012 (VTV).   - Hà Nội “phân hạng” chung cư (DT).  - Vì sao đất ‘long mạch’ Hồ Tây lại đắt đỏ? (VTC).

- Dự án Căn hộ Hanoi Time Tower: Giao dịch đóng băng, chủ đầu tư tránh mặt (VIR). - Nhà ở xã hội 4 triệu đồng/m2 là khả thi (DT).
- Hướng dẫn xử phạt vi phạm về hóa đơn (KTĐT).
- Nước mắt làng chài tỷ phú (NNVN).


- Tăng trưởng tín dụng đã đạt trên… 1% (VnEco).
- CPI Hà Nội tăng cao nhất 6 tháng (VNE).
- Tài sản EVN phải đánh giá lại (VNE). 
- EVN phải xem xét nâng giá mua điện (TQ).  - Yêu cầu EVN tăng giá mua điện từ Vinachem và Vinacomin (DT).  - Thị trường phát điện cạnh tranh vẫn còn khó khăn (Petrotimes). 


- Một cây xăng gian lận 2.700 đồng/lít (VOV).  - Vì sao khó xử cây xăng găm hàng? (TP). - Quản lý giá: Bất thường và không đúng nghĩa thị trường (ĐĐK).

- Giăng đủ loại bẫy lừa bán hàng trên mạng (TT).

- TQ mất đầu tư dưới áp lực cạnh tranh   –   (BBC).

Tổng số lượt xem trang