Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Đâu rồi mặt nạ “trỗi dậy hoà bình”?

Đã có rất nhiều phân tích xoay quanh những hành động gần đây của Trung Quốc cũng như dự đoán những bước đi tiếp theo của họ trên bàn cờ Biển Đông. Song dù như thế nào thì có một điều chắc chắn, đó là từ đây, chúng ta sẽ không còn bị đánh lừa bởi mặt nạ "trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc!
Xưa cổ nhân đã nói: "Trong cái rủi có cái may!” ý muốn nói cần tỉnh táo để nhìn thấy cái tốt, cái tích cực ngay trong những điều tưởng như là tồi tệ nhất. 
Đã có một thời gian tương đối dài nhà cầm quyền Trung Quốc ra sức tuyên truyền cho quan điểm "trỗi dậy hòa bình” và "ngoại giao hoà thuận với các nước láng giềng”. Và những hoạt động tuyên truyền đó cũng đã ít nhiều mang lại kết quả nhất định. Song thời gian gần đây, với hàng loạt những hành động gây hấn, làm cho tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng thì không phải ai khác, chính người Trung Quốc đã tự tay vứt bỏ tấm mặt nạ "trỗi dậy hoà bình” mà họ đã dày công tạo dựng.

Phải thừa nhận rằng thời gian qua đã có nhiều người tin tưởng vào luận điệu "trỗi dậy hoà bình”, "phát triển hoà bình” của Trung Quốc. Những người này cho rằng Trung Quốc ngày nay đã khác, Trung Quốc giờ đã thực sự tôn trọng lợi ích của nước khác, mong muốn ổn định và phát triển trong hoà bình; Trung Quốc sẽ là "người bạn thân thiện” của các nước láng giềng ….
Song cũng có không ít người rất nghi ngờ về cái gọi là "trỗi dậy hoà bình” nói trên. Và thực tế lịch sử cho thấy rằng những nghi ngờ của họ là hoàn toàn có cơ sở. Không cần phải kể đến tư tưởng "Đại Hán”, tư tưởng bành trướng của Trung Quốc thời kỳ phong kiến mà chỉ tính trong hơn 60 năm tồn tại của nước CHND Trung Hoa (từ 1-10-1949) thì nhà cầm quyền Bắc Kinh đã phát động ít nhất 3 cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn đối với các nước láng giềng: Xâm chiếm Ấn Độ năm 1962, xâm phạm lãnh thổ Liên Xô năm 1969 và xâm lược Việt Nam tháng 2-1979. Bên cạnh đó là hàng loạt những lần Trung Quốc dùng vũ lực để cướp đoạt lãnh thổ, xâm lấn chủ quyền của các nước nhỏ xung quanh (năm 1956 đánh chiếm một số đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa của chính quyền Việt Nam Cộng hoà; tháng 1-1974 dùng lực lượng lớn hải quân đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; tháng 3-1988 hải quân Trung Quốc đánh chiếm 6 đảo đá của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa; năm 1995 hải quân Trung Quốc đánh chiếm đảo Vành Khăn, nơi Philippin đã tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa). Đây là những hành động mà cộng đồng quốc tế đều biết và lên án mạnh mẽ mặc dù Trung Quốc đã ra sức phủ nhận, bưng bít.

Và đến gần đây thì vấn đề về tính thật – giả của "trỗi dậy hoà bình” đã có được câu trả lời rõ nhất. Phía sau cái gọi là "trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc không gì khác chính là mưu đồ độc chiếm Biển Đông, là dã tâm "gặm nhấm” chủ quyền của các nước láng giềng.

Có thể nói rằng những gì diễn ra xoay quanh các tranh chấp ở Biển Đông trong thời gian gần đây (nhất là từ tháng 4-2012) đã cho thấy những nghi ngờ về "trỗi dậy hoà bình” hoàn toàn không phải là vô căn cứ. Có thể kể ra hàng loạt những hành động mang tính leo thang của Trung Quốc, nhân tố đầu tiên khiến cho tình hình Biển Đông ngày càng trở lên căng thẳng. Đầu tiên là tranh chấp với Philippines tại Bãi cạn Scarborough hay Hoàng Nham theo cách gọi của Bắc Kinh, tiếp đến là việc ban hành trái phép lệnh "Cấm đánh bắt cá ở Biển Đông” và gần đây nhất là hành động thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa” bao gồm cả hai quần đảo thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam: Hoàng Sa và Trường Sa. Việc thành lập trái phép "thành phố Tam Sa” và thiết lập cơ quan đồn trú quân sự tại "thành phố phi pháp” này là hành động mang tính leo thang cao nhất, hành động khiêu khích trực tiếp nhất trong thời gian qua của Trung Quốc ở Biển Đông. Cùng với nhiều hoạt động gây hấn khác, hành động này không những đã lật tẩy mặt nạ "trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc mà quan trọng hơn đã một lần nữa cho dư luận thấy rõ hơn dã tâm độc chiếm Biển Đông, điều mà lâu nay Trung Quốc vẫn tìm mọi cách che giấu.

Đã có rất nhiều phân tích xoay quanh những hành động gần đây của Trung Quốc cũng như dự đoán những bước đi tiếp theo của họ trên bàn cờ Biển Đông. Song dù như thế nào thì có một điều chắc chắn, đó là từ đây, chúng ta sẽ không còn bị đánh lừa bởi mặt nạ "trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc!

Xưa cổ nhân đã nói: "Trong cái rủi có cái may!” ý muốn nói cần tỉnh táo để nhìn thấy cái tốt, cái tích cực ngay trong những điều tưởng như là tồi tệ nhất. Và xem ra lời dạy này khá trùng hợp với những biến động của tình hình Biển Đông hiện nay. Việc Trung Quốc tự tay vứt bỏ tấm mặt nạ "trỗi dậy hoà bình” như đã nói ở trên tuy đặt các nước liên quan đến vấn đề Biển Đông trong đó có Việt Nam trước những thử thách mới song chính hành động này cũng là "cơ hội vàng” để chúng ta xem xét lại một cách tổng thể cục diện thực tế trên Biển Đông để từ đó có được những đối sách hợp lý.

Thiết nghĩ sau hàng loạt những hành động nêu trên chắc chắn Trung Quốc sẽ không ngồi yên. Sớm hay muộn họ cũng sẽ hiện thực hoá mưu đồ độc chiếm Biển Đông bằng những hành động quyết liệt hơn. Song điều đó cũng tuỳ thuộc rất lớn vào động thái, thái độ phản ứng của các nước có tranh chấp với Trung Quốc. Chính vì vậy, sẽ là không quá sớm khi ngay từ bây giờ chúng ta xây dựng được cho mình chiến lược, sách lược phù hợp trên cơ sở quan điểm tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đó đồng thời cũng chính là việc làm hết sức cần thiết để Việt Nam có thể chủ động, vững vàng đối phó với "hậu trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc.

@ -Đâu rồi mặt nạ “trỗi dậy hoà bình”? (ĐĐK).

- Bản đồ cổ VN khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa hàng trăm năm trước (DT). - Ts Trần Công Trục: Nhận thức về Biển Đông của người dân “chưa tỉnh hẳn” (Bài 4) (Infonet).
- Trung Quốc đập phá tàu ngư dân Lý Sơn (SGTT).
- Mỹ lên án hành động của Trung Quốc ở biển Đông (TN). - Mỹ muốn đưa tàu sân bay áp sát Trung Quốc (VnMedia). - Quân đội TQ không có đồng minh vững chắc, kinh nghiệm tác chiến (GDVN).
- Philippinnes ‘bối rối’ trước dây thừng chắn Scarborough (ĐV). - Philippines tìm cách tháo sợi dây thừng TQ chặn lối vào Scarborough(GDVN). - Philippines sẽ đưa tranh chấp với Trung Quốc ra toà án về luật biển (DT).
- Tăng cường vũ trang Guam, làm nhụt ý đồ áp chế – (RFA).
- Hàn Quốc tập trận gần đảo tranh chấp với Nhật (VNE).

Tổng số lượt xem trang