Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Làm gì cho thiết thực hơn là sự… “tri ân”!

Những việc làm từ đạo đức thật sẽ làm dịu nỗi đau.

Người viết bài này cũng từng tham gia quân ngũ nhưng may mắn không thành thương binh và nhất là không thành... liệt sĩ để còn ngồi đây viết mấy dòng này.

Nhiều chuyện buồn lắm!

Nhiều bạn của tôi không có được may mắn đó, họ mãi mãi không trở về với người thân. Mặc dù không trực tiếp cầm súng trên chiến trường, nhưng nhiệm vụ chúng tôi thực hiện khi đó không kém phần nguy hiểm và có đồng đội đã chết.

Trong số những người mãi mãi nằm lại nơi chiến trường có người thân của tôi. Bà cô ruột tôi góp 4 người con trai cho chiến tranh, 2 anh may mắn sống sót trở về và bây giờ thành những... "ông lão dong trâu đi bừa" hàng ngày, tiếp nối truyền thống là "con ông lão năm xưa đi cày" [1] .

Còn 2 người vĩnh viễn nằm lại nơi chiến địa, đến giờ vẫn không tìm thấy hài cốt. Hai liệt sỹ - 1 trong chiến tranh biên giới tây- nam, 1 trong chiến tranh biên giới phía bắc.

Cứ mỗi năm khi ngày 27/ 7 đến, bà cô tôi lại như người mất hồn, lúc nào cũng bồn chồn, lo lắng khi đài, TV ồn ào tin trao quà cho gia đình thương binh liệt sĩ. Có lần bà bảo tôi: "Con sống sót trở về là nhờ tổ tiên phù hộ đấy".

Tôi "vâng" và cũng chẳng biết làm cách gì động viên bà, vì bà đã quá mệt mỏi với những câu động viên mà nghe hệt như trên TV mấy ngày trước rồi.

Tội nghiêp cho cụ, những ánh đèn flash quá chói chang với thị lực của người 90 tuổi bị dựng dậy một cách khó nhọc để chụp ảnh với mấy ông cán bộ tặng quà làm bà cụ mất mấy hôm mới nhìn lại được bình thường. Khi chụp ảnh, họ cố ý để cô tôi cầm chiếc phong bì giơ ra trước ông kính, cũng với nét mặt hớn hở của mấy quan chức.

Năm nào cũng thế, cứ thấy họ đến là cô tôi khóc nhiều hơn và cứ như muốn định đi trốn. Chả hiểu vì sao...

Cách đây mấy năm, cô tôi bị đau bụng phải đi viện cấp cứu. Con trai cụ, một "ông lão đi bừa", giơ giấy giới thiệu chứng nhận mẹ liệt sĩ và nói với bệnh viện: "Mẹ tôi đau lắm lịm đi từ mấy tiếng nay." Bệnh viện trả lời ráo hoảnh: "Giở giở đấy thôi, già thế này rồi cấp cứu làm gì."

Sau đó "ông lão đi bừa" khác cũng là con bà cụ nháy ông anh cất giấy chứng nhận đi và thay bằng 1 "phong thư", thế là cô tôi được khám cấp cứu ... Từ ngày đó, cô tôi bảo mấy ông con đừng bao giờ đưa cụ đến bệnh viện nữa, nếu có đau chết thì thôi.

Thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn ngày 26/7. Ảnh: Nguyễn Phúc/ Thanh Niên

 

Cũng như bao làng quê khác, quê tôi cũng có nhiều chuyện buồn lắm. Một chuyện buồn nữa là chuyện về "anh hùng xi măng", hàng xóm nhà vợ tôi.

Trước đây, dân quê vợ tôi gọi anh bằng cái tên Anh hùng chống Tàu, nhưng lâu nay không biết do ai bảo lại gọi anh bằng cái tên "uyển ngữ" ấy vì anh được phong Anh hùng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979.

Ngày đó, xóm làng trở nên huyên náo vì những chuyến xe U-oát của cán bộ Huyện đội hay Tỉnh đội về thăm. Họ còn cho địa phương biết sẽ mở một con đường mới chạy thẳng đến tận nhà người anh hùng này...

Tiếp đó, không rõ đó là sáng kiến của ai mà anh còn được dựng tượng bằng xi-măng trong sân ủy ban xã.

Không lâu sau đó anh hy sinh. Tất cả vẫn như xưa, không có đường mới nào được mở. Vợ anh phải đi bước nữa, chỉ còn anh hùng xi-măng thì vẫn thấy đứng đó một mình. Nghe đâu chuyện dựng tượng sau đó bị phê phán là vi phạm quy định gì đó và có nguy cơ bị tháo dỡ.

Nơi nơi mọc lên những căn nhà 4-5 tầng của những người có tiền. Căn nhà bố mẹ anh thì vẫn như xưa khi anh khoác lên mình bộ áo lính.

Mỗi khi nhìn thấy "anh", cha mẹ anh lại khóc. Cha anh khóc đến nỗi bây giờ mắt gần như mù. Mẹ anh thì giờ đây đã gặp lại anh nơi thế giới vĩnh hằng. Thế nào anh cũng hỏi "con đường chạy thẳng đến nhà mình" có đẹp không.

Hãy bớt và...hãy nên...

Đọc bài của ông già ô-zôn Nguyễn Văn Khải, 1 cựu chiến binh, tôi càng thấy chúng ta phải làm điều gì thiết thực hơn thể hiện sự "tri ân". Hãy bớt xây tượng đài mẹ VN anh hùng để tiền biếu các cụ còn sống chữa bệnh, sửa lại mái nhà dột nát.

Hãy chăm sóc những thương binh khi họ còn hưởng được, hơn là xây những đài hương nghi ngút, với những câu nói sáo mòn.

 

Hãy bớt những chuyến "hành hương về Trường Sơn" của khá nhiều cơ quan Nhà nước mà thực chất là chuyến "du hí" bằng tiền của chính cha mẹ, người thân những liệt sĩ nằm tại đây.

Hãy chăm sóc thật sự những thương binh còn đang "ngoi ngóp" như ông già Ô-zôn đã dẫn. Không biết chúng ta nghĩ gì khi đọc thông tin Dũng sĩ diệt Mĩ cấp ưu tú Nguyễn Trọng Thông (26 Hội Vũ, Hà Nội) nằm một mình, liệt đến nỗi chuột gặm thân thể mà không sao đuổi được.

Nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo cho họ, chứ không thể yêu cầu chính bà con, anh em đồng đội họ may mắn còn sống trở về, giờ lại đóng góp mỗi khi ngày 27/7 đến. Những đóng góp của xã hội chỉ là khía cạnh tình cảm giữa người với người trên cơ sở tự nguyện.

Chẳng lẽ phải chờ đến khi những người thương binh này mất đi chúng ta mới... quan tâm đến họ sao? Tôi có cảm giác đây cũng là ảnh hưởng của một thói quen hay "truyền thống" cần phải thay đổi của người Việt.

Mẹ tôi có lần nói đại ý rằng nếu muốn tỏ lòng yêu thương người thân, hãy thể hiện bằng hành động cụ thể hữu ích khi họ còn sống. Một khi họ mất rồi thì có chống gậy vông đi gật lùi khi đưa tang, mâm cao cỗ đầy khi giỗ, chỉ là việc "diễn" cho người sống mà thôi.

Câu dặn ấy có lẽ đúng với cả những trường hợp bài này đang nói tới. Hãy chăm sóc những thương binh khi họ còn hưởng được, hơn là xây những đài hương nghi ngút, với những câu nói sáo mòn.

Những việc làm từ đạo đức thật sẽ làm dịu nỗi đau.

[1] Thơ Trần Ngọc Thụ

@- Làm gì cho thiết thực hơn là sự… “tri ân”! (TVN / Báo mới ).

-27/07/2012-NHẮN PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN VÀ BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI PHẠM THỊ HẢI CHUYỀN

Nguyễn Văn Khải-Ông già Ôzôn

Đại hội đại biểu toàn quốc Việt Nam – Trung Quốc, nhiệm kỳ V (2012 - 2017)Mấy ngày hôm nay,trên  các phương tiện thông tin đại chúng quốc doanh thông báo rất nhiều các cuộc viếng thăm,trao quà tình nghĩa của các tổ chức nhà nước,các cán bộ cao cấp của Chính phủ đối với các thương binh,gia đình liệt sĩ.Theo baodientu.chinhphu.vn thì hiện nay ở Việt Nam có trên 8,8 triệu đối tượng người có công, chiếm gần 10% dân số. Hiện còn 1,47 triệu đối tượng người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước với mức trợ cấp được điều chỉnh phù hợp trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội.Hẳn rằng những ví dụ điển hình mà người ta thấy được trên màn ảnh nhỏ hay trên các bài báo chỉ chiếm tỉ lệ vô cùng ít so với thực tế.Số tiền và quà trao cho họ trong mỗi dịp kỉ niệm 27-7 cũng như số tiền trợ cấp hàng tháng cho họ là rất lớn.Nếu lo được đủ cho mọi người có công như vậy,nhà nước phải làm việc rất  vất vả và đáng kính trọng.

Hơn thế nữa,ngày 10-7-2012,trong Đại hội đại biểu toàn quốc - Nhớ ơn Trung Quốc,Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tuyên bố: “sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc, xuyên suốt trong 5 năm, sau đại hội này…”.Nếu không kể những người Trung Quốc đã tham chiến chiếm Hoàng Sa,một số đảo của Trường Sa,cũng như chiến tranh biên giới Việt-Trung từ 1979 hoặc đang xâm lấn biển Đông thì số người Trung Quốc kể từ ngày đánh Pháp,đuổi Nhật đến năm 1979 mà Việt Nam cần phải “tri ân” là rất lớn và khó mà tìm được đầy đủ.

Đã nhiều năm,cứ mỗi lần đến 27-07 là tôi lại mừng mừng lo lo.Mừng vì được gặp lại các chiến hữu của thời thanh niên.Lo vì phải đi quá nhiều nơi và mình cũng như nhiều người khác phải nộp tiền tri ân. Ngày 23-07-2012   vào lúc 3giờ 9phút có mấy người nông dân ở Miền núi phía Bắc đội mưa tới nhà tôi xin nước Anolit chữa bệnh cho mình và cho mọi  người.Có một bà nói như ngọng vì đau miệng đã 5 năm,đi chữa rất nhiều bệnh viện mà không khỏi,sau bốn giờ liên tục ngậm nước Anolit đã nói chuyện rất rõ ràng với tôi:”gia đình chị vừa nộp cho xã nhân ngày thương binh liệt sĩ 200 nghìn đồng vì có đầu kéo công-nông;các hộ nông dân khác 50 nghìn,hộ nào có xe con thì từ 500-1 triệu đồng,hộ bán vàng thì 10 triệu đồng. Qua báo chí ai cũng có thể thấy được tiền cấp cho những người thuộc diện chính sách đã bị xà xẻo như thế nào.Nên Tôi mong rằng không có chuyện tiền dân nộp cho thương binh liệt sĩ được dùng để tổ chức các buổi mít tinh,liên hoan,những chuyến đi quay lại cội nguồn cũng như chi phí đi lại thăm hỏi người có công. 

clip_image002

ảnh :Ông Nguyễn Trọng Thông cựu dũng sĩ diệt mỹ cấp ưu tú nằm liệt giường.

Khoảng hai tuần trước xem HTV1,thấy mấy cháu thanh niên tình nguyện thuộc Thành Đoàn Hà Nội đi viếng mộ liệt sĩ ở Quảng trị, đã khóc và hứa sẽ noi gương những người đã khuất.Thế nhưng ngay ở số nhà 26 phố Hội Vũ,Hà Nội có một thương binh tên là Nguyễn Trọng Thông từng được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú” đã nằm liệt giường mấy tháng rồi.Khi không có người,chuột trèo lên giường cắn chảy máu bàn chân của ông.Do hai chân bị liệt nên ông không hay biết chuyện này.Phía trước mắt ông,trên tường là ảnh thiếu tướng Đoàn Phụng-cựu tư lệnh trưởng Bộ tư lệnh quân khu Thủ đô.Cũng trong ảnh đó,có ảnh của anh cả Nguyễn Trọng Trình ( thương binh đã mất),anh trai Nguyễn Chiến Thắng (giải phóng quân B2),và các em trai đều là bộ đội Nguyễn Trọng Thái,Nguyễn Tiến Bình,Nguyễn Cao Sự,Nguyễn Trọng Chương và ông.Không hiểu Hội cựu chiến binh,cán bộ thương binh xã hội của phường tại sao lại không đến dù là an ủi ông vài câu.Ông Nguyễn Trọng Thông là con trai của em gái mẹ tôi cũng đã từng ở Đoàn thương binh điều dưỡng 869 Hà Nội cùng tôi cuối năm 1973.

clip_image003

ảnh :mái tôn của phòng 8m  bà Nhung đang ở bị thủng

Mấy hôm nay trời mưa dầm dề,tôi đang cố bàn với mọi người giúp đỡ bà Nguyễn Thị Nhung ở trong căn phòng 8m  số 12,lô C,khu tập thể Công ty thuốc lá Thăng Long,đường Nguyễn Trãi,Hà Nội.Đã từ lâu cái mái nhà bằng tôn cũ nhặt ở đống rác về đã bị thủng nhiều.Có khi phải dùng tới 4 cái chậu để hứng nước mưa dột từ trên mái xuống.

clip_image004

ảnh:bà Nguyễn Thị Nhung 73 tuổi,vợ liệt sĩ Chức

Chồng bà là ông Nguyễn Công Chức,cựu tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 của E28,hi sinh tại Atôphơ-Lào ngày

27-01-1971. Ngoài 876.000đồng tiêu chuẩn vợ liệt sĩ,bà còn có tiền hưu của công nhân.Số tiền này chỉ đủ để sống qua ngày mà không đủ để làm lại mái nhà vì khi sửa mái còn động chạm đến các nhà xung quanh.Nghe nói từ mấy năm trước,ở phường,người ta đã có phương án làm lại mái nhà cho bà nhưng các lỗ thủng trên mái ngày càng to nhưng chưa ai nhắc lại chuyện này.Còn tôi là con trai của em gái của mẹ chị ấy không lấy đâu ra tiền để giúp được chị. Vì dù tôi đã phục vụ trong quân đội 16 năm,từng là Giải phóng quân  Trị Thiên Huế 1972 có đủ giấy tờ từ giấy gọi nhập ngũ cho tới giấy chuyển nghành với quân hàm thiếu tá,tiến sĩ mà vẫn bị mấy “ông sỹ quan nhãi nhép” tuổi không bằng con cháu mình ở quận Hoàn Kiếm-Hà Nội  nhũng nhiễu từ tháng 3-2009 đến nay.Nên tôi vẫn chưa được nhận bất cứ  một đồng trợ cấp nào cũng như các huân,huy chương niên hạn.Xem bài "Ông già ôzôn" bị nhũng nhiễu ở báo nông nghiệp ngày 26/04/2010.Tệ hơn nữa,lãnh đạo Viện Khoa học Công nghệ Quân sự Việt Nam,đơn vị quân đội  tôi công tác cuối cùng biết điều này nhưng không can thiệp-không thực hiện lời thề số 9 của quân đội nhân dân Việt Nam.

clip_image005

ảnh :T.s Nguyễn Văn Khải mặc áo đen và cựu chiến hữu K7 T5 E24 F304.

Thật nực cười,cách đây vài tháng có người ở ban liên lạc sư đoàn 304 gọi điện đề nghị tôi lập danh sách các cựu chiến binh thân thiết đã chiến đấu ở Quảng Trị cùng tôi để nhận được huy hiệu kỉ niệm chiến trường Quảng Trị.Tôi gọi cho anh Đường ,anh Thành,anh Tiến,…cựu chiến binh K7 T5 E24 F304 thì mọi người cho biết có người đã có đến hai kỉ niệm chương và phải nộp hai trăm nghìn mỗi cái.Trong khi đó làm một cái huy hiệu ở phố Hàng Bông chỉ mất vài chục nghìn.Ngay hôm nay trong lúc tôi đang viết bài này,anh Long cựu chiến hữu sư 304 đang lấy nước anolit ở nhà tôi để chữa răng cho biết anh cũng chưa có cái huy hiệu ấy và cũng “thôi”.

Thực tế ở Việt Nam còn rất nhiều người chưa được  tri ân và đền ơn chẳng hạn 14.300 cựu thanh niên xung phong ở Nghệ An chưa được hưởng chế độ-theo baophapluattphcm ngày 17/7/2012.Nhưng lại có rất nhiều kẻ đang dùng thẻ thương binh giả,giấy chứng nhận giả cựu thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước.Số lượng bị vạch mặt xem trên báo đã hơn hàng chục nghìn.Điều này chỉ có thể xảy ra vì lối sống của các công chức trong bộ quốc phòng và bộ LĐTBXH chứ không chỉ vì những kẻ trên hám lợi,háo danh,gian dối.

Việc tri ân và đền ơn  cho người Việt Nam còn làm chưa xong,chưa đúng.Sao lại còn ôm thêm việc cho người Trung Quốc!

Ngài Nguyễn Thiện Nhân và bà Phạm Thị Hải Chuyền hẳn phải công nhận rằng lời góp ý của tôi là đúng!

phamvietdao2.blogspot.com

- Sao chưa được công nhận là cán bộ Tiền Khởi nghĩa?. - Chính quyền thành phố Vinh: Sao lại đối xử với người có công như vậy? (NCT). - Phía sau người anh hùng – Bài cuối: Nước mắt ngày đoàn tụ (PLTP). - Phía sau người anh hùng – Bài 3: Giải cứu Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (PLTP). -- Phía sau người anh hùng – Bài 1: Tháo hoa tai cho chồng cưới vợ kế (PLTP).- Việt Nam cần cải cách chế độ hưu trí (TT).

- Little Saigon: chuyện bây giờ mới kể (Bùi Văn Phú). Đàm Vĩnh Hưng diễn ở Mỹ gây phẫn nộ

Ảnh hưởng  bloggers ở Vietnam: Vietnam's Not-So-Rare Protests (Asia Sentinel 30-7-12)
Xuất hiện nhiều loại hình mại dâm mới (TP 3-8-12) -- Phó Cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội cho biết: 'Người mẫu bán dâm do được trả tiền rất cao'.  À ra thề!
Acemoglu & Robinson bảo là Mitt Romney không biết gì về "văn hóa" cả:
Uncultured: Mitt Romney don't know much about economic history (FP 1-8-12) -- Jared Diamond tố thêm: Romney Hasn’t Done His Homework (NYT 1-8-12) Fareed Zakaria cũng nhảy vào: Capitalism, not culture, drives economies (WP 1-7-12)
- - Thủ tướng phê bình 6 tỉnh có số người tử vong do tai nạn giao thông tăng cao (SK&ĐS).  –  Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố xử lý hàng giả, hàng nhái(VnMedia).
- Nói không với “xí chỗ, tranh phần” (DV).
- Các “độc chiêu” tuyển viên chức có một không hai (NĐT).
- Đề xuất mở rộng thí điểm thừa phát lại (PLTP). -  TPHCM kiến nghị tiếp tục thí điểm chế định thừa phát lại (SGGP).
- Anh Thơ, Trọng Tấn bị phạt tiền, hẹp cửa… thăng chức  (ĐV). - Trọng Tấn và Anh Thơ sẽ mất thi đua, khen thưởng trong 1 năm (HNM).
- Chưa xác định mục đích bà Diệu Hiền đi Mỹ (TT).  – Bất thường mua bán vốn tại Bianfishco (NLĐ). - Vợ nguyên bí thư tỉnh ủy đòi nợ Công ty Bình An (TP).

- Hai anh em “trùm” ma túy được mệnh danh “đại gia Tây Bắc”  (NĐT). - Phạt tiền nếu “alo” ở cây xăng: Lo ngại về tính khả thi (DV). - Alô gây cháy: Phải cấm! (PLTP).

-- Nói không với “xí chỗ, tranh phần” (DV).
- Các “độc chiêu” tuyển viên chức có một không hai (NĐT).
- Thủ tướng phê bình 6 tỉnh có số người tử vong do tai nạn giao thông tăng cao (SK&ĐS).  – Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố xử lý hàng giả, hàng nhái (VnMedia).
- Làng rối Đào Thục: ‘Quan’ làm liều, dân mâu thuẫn (Infonet).
- Một bí thư chi bộ thôn ngang ngược? (PLVN).
- Truy tố các CSGT Thanh Hóa nhận hối lộ (NLĐ). - ‘Ăn’ tiền thai sản của giáo viên, hiệu trưởng mất chức (VNE). - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Làm mạnh từ trên xuống để nêu gương (ĐĐK).

- Hà Nội cấm dùng đất sân golf để xây biệt thự bán (TTXVN).
- Dân tiếp tục cản trở thi công đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (TP).
- Kết thúc điều tra vụ tham ô tại Cty Hoàng Anh – Vinashin (TP).
- Nhận mãi lộ 5 triệu đồng, thiếu tá cảnh sát bị truy tố (VNE).
- Khởi tố điều tra vụ án “chiếm đoạt tài sản” tại Muaban24 Bắc Kạn (DT).

Tổng số lượt xem trang