Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Dự thảo Luật Việc làm: Nhiều điều khoản bất lợi cho người lao động

Ngày 3.8, hội nghị khu vực phía nam lấy ý kiến dự án Luật Việc làm do Uỷ ban về các Vấn đề xã hội của QH tổ chức.  

Tham dự hội nghị có ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các Vấn đề xã hội của QH; ông Nguyễn Thanh Hòa - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH; ông Nguyễn Đại Đồng - Cục trưởng Cục Việc làm và các ĐB QH, đại diện sở ngành các tỉnh phía nam.

Tại hội nghị, các ĐB tập trung nhiều vào vấn đề có nên hay không chuyển bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sang bảo hiểm việc làm (BHVL) và các vấn đề liên quan đến LĐ nước ngoài làm việc tại VN. Các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Việc làm có nhiều điều gây bất lợi cho NLĐ. Đơn cử trong điểm c, điều 93, mục 3: Chế độ đối với người thất nghiệp quy định trường hợp không được hưởng chế độ thất nghiệp nếu NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không lý do từ phía người sử dụng LĐ hoặc lý do sức khỏe.

Theo ông Bùi Sĩ Lợi thì đây là “cái khóa” giúp cho quỹ hỗ trợ thất nghiệp không bị lợi dụng. Nhưng nhiều đại biểu cho rằng, điều này đã “trao quyền” rất lớn cho người sử dụng LĐ. ĐB Trương Lâm Danh - Đại biểu QH TPHCM - cho rằng, điểm này không phù hợp với khoản D, Điều 37 của Luật Lao động. Vì NLĐ có quyền được xin nghỉ việc, ví dụ NLĐ không muốn nghỉ nhưng tình trạng sức khỏe của họ không cho phép họ tiếp tục làm việc, nếu theo dự thảo Luật Việc làm thì họ sẽ mất quyền lợi.

Ông Trịnh Văn Huy - Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Bình Phước - góp ý, không nên đưa BHTN về BHVL mà nên có thay đổi các điều khoản không phù hợp BHTN ngay trong chính BHXH. Nếu tách BHTN ra khỏi BHXH thì việc các DN khi đi đóng các khoản bảo hiểm cũng vất vả hơn, NLĐ thay vì có một sổ BHXH thì lại phải có thêm một sổ BHVL.

Vấn đề LĐ nước ngoài cũng được các đại biểu quan tâm đóng góp ý kiến. ĐB Hồ Xuân Dũng - Phó phòng Tiền lương - Tiền công, Sở LĐTBXH TP - cho rằng, khoản 1, điều 75 quy định điều kiện đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại VN đủ 18 tuổi trở lên là không phù hợp. Vì quy định như thế sẽ là cơ hội cho LĐ phổ thông nước ngoài sang VN cạnh tranh với chính LĐ phổ thông trong nước. Ngoài ra, việc cấp giấy phép cho NLĐ nước ngoài tại dự thảo Luật Việc làm cũng có nhiều điểm chưa phù hợp như tại điểm a, khoản 1, điều 79 quy định những trường hợp được miễn trừ giấy phép LĐ là người nước ngoài là thành viên HĐQT của Cty CP... 

Ông Nguyễn Thanh Hòa - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH - kết luận, sẽ tiếp thu, ghi nhận tất cả ý kiến đóng góp của các ĐB nhằm có những điều chỉnh hợp lý trước khi trình Quốc hội phê chuẩn.

-@-Dự thảo Luật Việc làm: Nhiều điều khoản bất lợi cho người lao động - (LĐ).

-Sang Australia hái nho lương 3.000 đô: Hàng trăm người “sập bẫy”

Mặc dù không có chức năng tổ chức đưa người đi xuất khẩu lao động, nhưng bà Nguyễn Thị Mỹ (SN 1954 - trú tại ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã dùng lời ngon ngọt tung tin bà ta có thể đưa người sang Australia trồng nho với mức lương “khủng” mà không cần bằng cấp.

Sang Australia hái nho lương 3.000 đô: Hàng trăm người “sập bẫy”

Hái nho lĩnh 3.000USD/tháng!

Ngày 27.8.2008, nhà bà Nguyễn Thị Hạnh ( SN 1971, ở ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) tổ chức đám giỗ nên có mời bà Mỹ (chị chồng bà Hạnh) và một số người thân tới dự. Tại đây, bà Mỹ đã gợi ý với những người có mặt tham dự đám giỗ rằng bà có quen biết một người bạn ở bên Australia có trang trại nho rất lớn nên cần nhân công để hái nho với mức lương 3.000USD/tháng, không kể ngày chủ nhật và làm thêm. Nếu con em trong gia đình dòng họ có nhu cầu đi lao động ở Australia thì bà Mỹ sẽ lo giúp, chi phí mỗi người chỉ khoảng 13 triệu đồng vì đã có hội chữ thập đỏ và hội từ thiện giúp đỡ.

Bà Mỹ còn nói, là chỉ lấy những người thân trong gia đình và hồ sơ thủ tục rất đơn giản, chỉ cần làm mỗi người một bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương và làm hộ chiếu là có thể đi được.

Vì tin lời bà Mỹ nên chị Nguyễn Thị Kiều (em ruột bà Hạnh) và những người có mặt ở đám giỗ đã kể lại nội dung sự việc cho một số anh chị em trong dòng họ biết để ai có nhu cầu thì làm hồ sơ và chuẩn bị tiền. Sau đó có 13 người bà con trong dòng họ Nguyễn đã tự nguyện góp được tổng số tiền 169 triệu đồng trực tiếp đưa cho bà Mỹ. Sau khi nhận tiền, bà Mỹ cam kết làm thủ tục đưa số người này sang Australia vào ngày 20.11.2008, nhưng tới ngày hẹn bà Mỹ lại đưa ra một số lý do để hoãn lại.

Một thời gian sau bà Mỹ lại nói với chị Kiều và những người đã nộp tiền rằng, hiện bên Australia còn thiếu khoảng 20 công nhân, nhưng ai có nhu cầu đi thì mỗi người phải đóng 25 triệu đồng vì chi phí lúc này cao hơn. Do tin lời bà Mỹ nên chị Kiều và mấy chị em trong nhà lại tiếp tục rủ thêm 11 người là bạn bè thân thiết cùng gom được tổng số tiền là 275 triệu đồng giao cho bà Mỹ.

Sau khi nhận tiền bà Mỹ hứa đến ngày 28.11.2009 thì toàn bộ số người đã đóng tiền sẽ được đi lao động tại Australia, nhưng tới ngày hẹn bà Mỹ lại đưa ra lý do và tiếp tục gợi ý bên Australia đang cần thêm rất nhiều người nên chỉ cần có đủ sức khỏe là được, không phân biệt nam nữ, lớn nhỏ và mỗi người chỉ phải đóng 6 triệu đồng.

Bà Mỹ năn nỉ chị em chị Kiều cố gắng rủ thêm người cho đủ chuyến bay, vì tin lời bà Mỹ nên chị Kiều và chị Nguyễn Thị Kim Oanh (Oanh là chị gái Kiều) đã rủ thêm 75 người đóng góp được tổng số tiền 450 triệu đồng. Sau đó chị Oanh đã trực tiếp gửi cho mẹ bà Mỹ nhận giúp 250 triệu, còn lại 200 triệu chị Kiều cũng giao cho bà Mỹ.

Sau khi nhận đủ tiền, bà Mỹ hẹn đến ngày 10.3.2010 thì toàn bộ số người đã nộp tiền sẽ được đi Australia, nhưng tới ngày đi thì bà Mỹ lại nói là giấy tờ còn trục trặc nên tạm hoãn.

Có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Để tiếp tục tạo lòng tin của mọi người, bà Mỹ đã làm một tờ giấy cam kết có chữ ký và đóng dấu của Chủ tịch UBND xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu xác nhận bà Mỹ thường trú tại ấp 1, xã Bình Lợi, cam kết với toàn bộ 215 CN đến ngày 10.7.2011 là ngày cuối cùng được phép xuất cảnh đến nông trường 762 (nông trường nho, thuộc Sydney City, Australia). Nếu đến ngày đó chưa đi được thì sẽ trả lại tiền mọi người đã đặt cọc.

Sau khi tung “chiêu” cuối, bà Mỹ đã trốn khỏi địa phương và cắt đứt liên lạc với mọi người. Biết bị lừa, nhiều người đến nhà chị Kiều và chị Oanh để đòi lại tiền. Công an xã Bình Lợi xác định bà Mỹ đã đi khỏi địa phương từ cuối năm 2011, gia đình bà Mỹ cũng không biết bà đang ở đâu. Theo cơ quan điều tra, ngoài 99 người do chị em chị Kiều giới thiệu, bà Mỹ còn trực tiếp nhận tiền của 116 người khác, số người đóng tiền cho bà Mỹ để sang Australia có thể lớn hơn nhiều.

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Đồng Nai đã xác định hành vi của bà Mỹ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 11.4.2012, cơ quan này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với bà Mỹ, nhưng do bà Mỹ đã trốn khỏi địa phương nên cơ quan điều tra đang tích cực truy bắt để xử lý. Có nhiều khả năng phía sau bà Mỹ còn có một tổ chức lớn chuyên môi giới XKLĐ ở nhiều địa phương nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản..

 

- Anh Thơ, Trọng Tấn: “Rất cảm ơn cơ quan Bộ đã thông cảm!” (Petrotimes).


- TP. Hồ Chí Minh: Điệp khúc thiếu giáo viên (ĐĐK).

-  Thông tin tiếp vụ NLĐ ở xưởng may đen kêu cứu: Cảnh sát Nga kiểm tra, trục xuất (PLTP). -  Mẹ hằng ngày ôm điện thoại bất lực nghe con kêu cứu xứ người (PLVN).  - -

- Tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương (CP). - Công ty nổ mìn khai thác đá, dân lo nhà sập (DT).- Sập công trình, 4 công nhân tử vong (NLĐ).

-Hai nghịch lý từ một cuộc họp (NVP)
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã dự báo đường đi của lãi suất trong vòng hai năm tới tại hội nghị kết nối ngân hàng với doanh nghiệp được tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM. Ông cho biết nếu lạm phát năm 2012 dừng ở mức 7% thì trần lãi suất huy động ngắn hạn sẽ giảm về 8% từ mốc 9% hiện nay, lãi suất cho vay nhờ đó sẽ giảm thêm. Lãi suất cho vay có thể xuống mức dưới 10% trong vòng tối đa hai năm nữa nếu lạm phát được khống chế, thậm chí mục tiêu đưa lãi suất xuống dưới 10% có thể đạt được vào giữa năm sau nếu lạm phát năm 2013 được chận đứng ở mức 4-6%.
Qua phát biểu này, có thể thấy đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất là mục tiêu nhắm đến và điều kiện để giảm lãi suất là lạm phát được duy trì ở mức thấp.
Trong khi đó, các văn bản chính thức từ Chính phủ đều cho thấy Việt Nam đang theo đuổi chính sách “lạm phát mục tiêu”, ví dụ tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%). Một trong những lý do giải thích chỉ số giá tiêu dùng đang giảm mạnh là nhờ chuyển từ bị động đối phó với lạm phát, sang chủ động điều hành theo lạm phát mục tiêu.
Lẽ ra với những công cụ lãi suất điều hành trong tay như lãi suất tái cấp vốn, NHNN phải lấy lạm phát là mục tiêu nhắm đến và việc điều chỉnh lãi suất lên xuống như một công cụ là nhằm đạt được con số lạm phát mong muốn chứ không phải ngược lại. Nói như Thống đốc thì doanh nghiệp không thể trông chờ vào việc lãi suất sẽ giảm vì còn phụ thuộc vào yếu tố lạm phát cao hay thấp trong khi nhiệm vụ của NHNN là “ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát” và “sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra” (Luật Ngân hàng Nhà nước).
* * *
Từ cuộc họp này cũng nổi lên một nghịch lý khác. Đó là việc nhiều doanh nghiệp “chê trách” ngân hàng không chịu mở hầu bao cho doanh nghiệp vay, rằng ngân hàng còn xa doanh nghiệp như tít một bài báo phản ánh không khí cuộc họp. Một số doanh nghiệp khác cho rằng ngân hàng chỉ mặn mà làm ăn với doanh nghiệp tốt, đang ăn nên làm ra còn rất khắc khe với doanh nghiệp đang gặp khó khăn nên không cứu giúp được gì cho đa số doanh nghiệp cả.
Giới ngân hàng đang canh cánh nỗi lo nợ xấu, là hậu quả của việc mở rộng tín dụng tràn lan trong những năm trước đây khi có năm tăng trưởng tín dụng lên đến trên 50%. Nay ngân hàng quản trị rủi ro chặt chẽ, đưa ra điều kiện khắc khe trước khi cho vay là điều đáng mừng, sao lại chê trách.
Ngân hàng chỉ là nơi trung gian, huy động vốn rồi cho vay, nếu chỉ huy động mà không tìm được đầu ra cho nguồn vốn thì ngân hàng cũng chịu gánh nặng hàng tồn kho – tồn kho tiền và sẽ gánh chịu nhiều tổn thất. Thật ra, tình trạng ngân hàng không thể cho vay được, vốn ứ đọng trong hệ thống và tăng trưởng tín dụng 7 tháng đầu năm dưới 1% là do những nguyên nhân khác chứ không hẳn vì ngân hàng “xa” doanh nghiệp, ngân hàng thiếu tích cực, chủ động trong nghiệp vụ.
Ở nhiều nước, cụm từ “bẫy thanh khoản” được nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây. Đó là tình trạng lãi suất về gần bằng không, chính sách tiền tệ mất tác dụng, ngân hàng ngồi trên một đống tiền nhưng không cho vay được. Tình trạng này cũng kéo theo giảm phát, sản xuất đình đốn, nền kinh tế suy thoái kéo dài, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao.
Ở Việt Nam, không có chuyện “bẫy thanh khoản” theo nghĩa các nước đang dùng bởi không có chuyện lãi suất về gần bằng không hay việc tăng cung tiền không nhằm để nới lỏng chính sách tiền tệ mà chỉ nhằm cải thiện thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và do bơm tiền đồng mua ngoại tệ trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, những biểu hiện khác của “bẫy thanh khoản” là rất rõ ràng. Cho dù lãi suất huy động đã giảm mạnh, ngân hàng vẫn không thể cho vay được bởi khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế hiện rất yếu kém. Doanh nghiệp vay tiền, sản xuất ra hàng hóa mà không bán được thì họ sẽ không vay làm gì; ngân hàng biết doanh nghiệp vay tiền cũng không thể tạo ra dòng tiền mới để trả nợ thì làm sao họ cho vay. Hiện nay tái cơ cấu các khoản nợ cũ, tức là đảo nợ, cho doanh nghiệp đã làm cho ngân hàng tiêu tốn hết mọi thời gian và nguồn lực cũng như tác động rất lớn vào lợi nhuận sắp tới của ngân hàng nên họ không mặn mà cho vay mới. Vì thế mới có chuyện ngân hàng mạnh tay mua trái phiếu chính phủ hay tín phiếu NHNN.
Đây là giai đoạn nền kinh tế tìm cách cân bằng trở lại sau một thời gian dài thổi phồng bong bóng bất động sản và các loại tài sản khác, đòn bẩy tài chính (vay nợ ngân hàng) được sử dụng tối đa. Nay giới doanh nghiệp lo giảm tỷ lệ nợ vay trên vốn còn giới ngân hàng lo giải quyết nợ xấu để làm đẹp sổ sách. Khi đi tìm sự cân bằng thì không ai mặn mà với tín dụng mới – đây là thực tế phải chấp nhận chứ không có chuyện đối đầu giữa doanh nghiệp và ngân hàng.

- Trái phiếu chính phủ ngày càng khó bán (TBKTSG).
Nhiều khoản vay cá nhân vẫn chưa được giảm (VTV).
Nguy cơ nhà đầu tư mất tiền oan (TT). - Giao dịch ngoài hệ thống, sẽ dần minh bạch (ĐTCK). - “Tránh hình sự hóa việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán” (ĐTCK).
Công ty đại chúng lớn được hoãn kiểm tra báo cáo tài chính (TP).
Ngăn chặn việc tăng giá bất hợp lý (KTĐT). 
Cước vận tải, giá thực phẩm: “Lớn” chưa tăng, “nhỏ” lăng xăng chạy trước (DT). 
Giá vàng đồng loạt tăng mạnh (DT).
Đề xuất gia hạn nộp thuế VAT thêm 3 tháng (DT). - Đâu chỉ cơm ăn hai bữa (TT). - Sao lại bù lỗ bằng cách tăng giá điện? (TQ).
- Hạ lãi suất tiền gửi, người dân sẽ chuyển sang trữ ngoại tệ? (CAND).

- Tribeco giải thể, vì sao? (NLĐ).
- Đau đầu dấu gạch chéo trên hóa đơn (TBNH).
Máy bơm, lắm chiêu hàng giả (SGTT).
Hàng Tàu trà trộn vào phiên chợ người Việt dùng hàng Việt (Infonet).

Tổng số lượt xem trang