Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Báo giới Mỹ - Trung khẩu chiến

-Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề biển Đông hiện trở thành đề tài cho báo giới 2 bên khẩu chiến.
Sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ hồi cuối tuần trước lên tiếng quan ngại về việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đồn trú quân tại đây, Bắc Kinh liên tục phản ứng bằng mọi kênh có thể. Từ kênh ngoại giao đến các bài viết nặng lời trên những tờ báo chủ chốt của nước này. Điển hình nhất là việc phiên bản quốc tế của tờ Nhân Dân Nhật Báo đăng bài xã luận yêu cầu Washington hãy “câm miệng lại”. Đồng thanh đồng khí, tờ China Daily cũng nặng lời chỉ trích Washington là “kẻ gây rối to mồm” và xứng đáng bị “ném đá”.
 Bo giới Mỹ - Trung khẩu chiến
Cận cảnh tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Ảnh: AFP
Sau vài ngày trầm tĩnh, tờ The New York Post quyết định ăn thua đủ với báo giới Trung Quốc khi đăng bài xã luận của tác giả Benny Ani và giật tít: Đến lúc phải làm cho Trung Quốc hoảng sợ. Trong đó, ông này tuyên bố: “Nếu Bắc Kinh tỏ ra hơi lo ngại về động thái của Mỹ ở khu vực láng giềng, vậy thì tốt. Mỹ còn có thể làm tốt hơn nữa để đẩy Trung Quốc, hiện trở thành tên ngáo ộp chuyên ức hiếp những nước xung quanh, vào tình trạng ngày càng lo sợ hơn”. Tác giả này khẳng định việc Washington phản đối việc Bắc Kinh cố gắng tạo ra những thực tế sai lệch tại biển Đông là “bước khởi đầu đúng đắn”.
Trong khi đó, trang The Huffington Post cũng đăng một bài viết kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama cần tích cực đối đầu với “Chủ nghĩa xét lại” của Trung Quốc tại châu Á. Sau đó, tờ Nhân Dân Nhật Báo lập tức vặn hỏi: “Mỹ có thể làm được gì ở biển Đông?”. Tiếp sức cho đồng nghiệp, tờ China Daily lên tiếng chỉ trích Washington thiên vị trong vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Ngoài ra, Tân Hoa xã ngày 8.8 đăng lại toàn văn bài phát biểu của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương để phản đối chỉ trích của phía Mỹ. Dường như, không khí hậm hực vẫn đang bao trùm báo giới Trung Quốc vì quan điểm mới đây của Washington đối với biển Đông.
Liên quan đến biển Đông, tờ Manila Standard Today dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết sẽ thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì về vấn đề biển Đông vào hôm nay tại thủ đô Jakarta. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Trung Quốc có chuyến viếng thăm Indonesia, Brunei và Malaysia từ ngày 9 - 13.8.
Giữa lúc tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, Hoàn Cầu thời báo hôm qua dẫn một nguồn thạo tin cho hay nhiều khả năng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, vốn là chiếc Varyag được mua từ Ukraine, sẽ nhận nhiệm vụ đầu tiên vào cuối năm nay. Ngoài ra, tên của tàu này sẽ được đặt theo tên của một tỉnh thuộc Trung Quốc. Lâu nay, dù Bắc Kinh nhiều lần cho chạy thử tàu sân bay đầu tiên nhưng những thông tin quanh nó vẫn khá bí ẩn. Trước đây, nhiều nguồn tin dự đoán Trung Quốc sẽ biên chế tàu sân bay đầu tiên vào hạm đội Nam Hải phụ trách khu vực biển Đông. Tuy nhiên, nguồn tin trên của Hoàn Cầu thời báo khẳng định chiếc Varyag này sẽ được triển khai luân phiên cho cả 3 hạm đội của Trung Quốc. Theo đó, về lâu dài, Bắc Kinh muốn sở hữu đến 3 tàu sân bay tương ứng 3 hạm đội.
Thụy Miên
>> Trung Quốc sắp biên chế chính thức tàu sân bay?
 -  Báo giới Mỹ – Trung khẩu chiến (TN).- Quan hệ Mỹ – Trung “dậy sóng” (ĐĐK).  – Úc kêu gọi Mỹ và Trung Quốc hợp tác nhiều hơn nữa   –   (RFA).  – Úc không thể là cầu nối giữa Mỹ – Trung(NLĐ).
--Lộ kịch bản Mỹ tấn công Trung Quốc đv
-Trung Quốc lùa ngư dân xâm phạm hàng loạt nước? pntd
--Báo Trung Quốc: Không quân Việt Nam kiểm soát toàn biển Đông pntd
***********************************
 “Tăng cường tuần tra trên biển để bảo vệ ngư dân”
07:56 ngày 10.08.2012
SGTT.VN - Trung tá Lê Trọng Phổ, chủ nhiệm chính trị Cảnh sát biển vùng 2 cho biết như vậy trong bối cảnh tàu cá Trung Quốc đang tràn xuống Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa.
Về UNCLOS: Outlaw of the Sea (Foreign Affairs 7-8-12)

-Trung Quốc loan tin 'khám phá' nhiều đồ cổ ở Hoàng Sa Nguoi Viet Online

Ðài truyền hình Trung Quốc (CNTV) ngày Thứ Tư, 7 tháng 8, 2012 loan tin các nhà khảo cổ của họ tìm thấy 12 địa điểm mới ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, (mà họ cướp của Việt Nam từ 1974), có nhiều đồ gốm sứ cổ đại Trung Quốc, ngoài những điểm đã tìm thấy trước đây.


Ðồ gốm cổ Trung Quốc mà Tân Hoa Xã nói tìm thấy dưới lòng biển ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. (Hình: Tân Hoa Xã)




Bản tin này nói rằng phần lớn các địa điểm đã bị “cướp” và “phá hoại trầm trọng.” Dù vậy, “các nhà khảo cổ đã thu thập nhiều cổ vật mà họ tin là từ các tàu bị đắm suốt một chiều dài lịch sử cả ngàn năm từ đời nhà Ðường thời cổ tới đời nhà Thanh thời cận đại.”

Những cổ vật được tìm thấy dưới lòng biển gồm đồ gốm sứ và cả những mảnh tàu vỡ.

CNTV nói đoàn khảo cứu “tiếp tục bảo vệ các cổ vật” và “Trung Quốc đang có kế hoạch gia tăng nỗ lực bảo vệ vòng đai biển từ Bột Hải (phía Bắc, trong vịnh Hoàng Hải chung với Triều Tiên) với các vùng biển Tây Sa và Nam Sa ở phía Nam (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Thật ra bản tin của CNTV chỉ là lập lại bản tin của Tân Hoa Xã ngày 29 tháng 7, 2012 với cùng một nội dung trong chiến dịch đấu tranh giành chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng các vùng biển chung quanh với Việt Nam và các nước khác trong khu vực.

Sự lập đi lập lại thường xuyên có chủ ý những tin tức đủ mọi mặt liên quan đến khu vực Biển Ðông chứng tỏ Bắc Kinh vận dụng tất cả khả năng và phương tiện dồi dào mà họ có để đạt mục đích chiếm phần lớn diện tích nơi đây.

Có thể những “hiện trường đắm tàu” thời cổ của thương lái Âu Châu là tàu thật, cổ vật thật nhưng cũng có thể là “hiện trường giả” do Bắc Kinh dàn dựng để chứng tỏ dấu vết tàu và hiện vật Trung Quốc có từ xa xưa để xác định bằng chứng chủ quyền với những nước khác tranh chấp, trong trường hợp này là Việt Nam.

Ngày 13 tháng 4, 2012, Tân Hoa Xã loan tin một đoàn khảo cổ tìm thấy những hiện vật màu xanh và trắng là gốm sứ từ đời nhà Nguyên (thế kỷ thứ 13 và 14) tìm thấy lần đầu tiên tại 32 địa điểm dưới lòng biển gần quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam).

Cách đây gần 12 năm, Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh ngày 3 tháng 12, 2001 loan tin một đoàn khảo cổ Trung Quốc tìm thấy 5 chiếc tàu đắm với các đồ cổ thuộc thời đại nhà Thanh (1644-1911) ở khu vực Biển Ðông.

Một số các bản đồ mới khám phá mà Việt Nam chứng minh như bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1904 (đời nhà Thanh) không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy cái “Lưỡi Bò” chỉ là sáng tác sau này.

Ngày 3 tháng 8, 2012, báo VNExpress báo động Bắc Kinh đưa ra nhiều “ngón võ” khác nhau để củng cố cho chủ trương chiếm cả Biển Ðông qua cái thành phố “Tam Sa” mới tuyên bố thành lập tháng 6 vừa qua.

Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự, tăng cường hoạt động kinh tế (đánh cá, dò tìm dầu, du lịch), xây nhà đưa di dân tới ở, nghiên cứu khoa học và môi trường.

Bắc Kinh khai thác tối đa các lãnh vực khảo cổ với sự hậu thuẫn của guồng máy truyền thông để đưa các tin tức này không những tới người dân Trung Quốc trong nước mà còn tới dư luận nước ngoài.

Việt Nam chỉ có những lời tuyên bố phản đối suông trong khi Bắc Kinh hành động thật về mọi mặt, kể cả chuẩn bị chiến tranh ráo riết.

Ngày 8 tháng 8, 2012, Tân Hoa Xã loan tin một số đơn vị Không Quân tập luyện chiến dịch hành động đường xa kéo dài 22 ngày và qua 28 tỉnh. Một số hình ảnh trưng dẫn cho người ta thấy các máy bay chiến đấu có bộ phận tiếp nhiên liệu trên không cho các phi vụ tác chiến ở xa căn cứ, có thể là Biển Ðông.

Một mặt chuẩn bị chiến tranh khi thành lập bộ chỉ huy quân sự tại “Tam Sa” nhưng về mặt tuyên truyền, ngày 31 tháng 7, 2012 phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cảnh cáo Bắc Kinh chống lại sự can thiệp quân sự của các nước bên ngoài (như Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Ấn, v.v...) vào cuộc tranh chấp Biển Ðông.

Ông Marty Natalegawa, ngoại trưởng Indonesia, hôm Thứ Tư cảnh cáo khi tham dự cuộc tiếp tân kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN rằng nếu các bên tranh chấp không đạt được bộ quy tắc ứng xử thì có nguy cơ căng thẳng gia tăng. (TN)

Kẻ chia rẽ nói “không muốn chia rẽ”
08:00 ngày 10.08.2012
SGTT.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh vừa tuyên bố “không muốn thấy ASEAN chia rẽ”, nhưng muốn bóp nát từng cây lúa của “bó lúa” ASEAN để gặm nhấm dần và cưỡng chiếm hơn 80% Biển Đông.
- Xuất khẩu… lưỡi bò ! (TN). - Trung Quốc sẽ phải tìm cách thỏa hiệp về “đường 9 đoạn” (TVN/  PROJECT-SYNDICATE). - Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa: Phủ nhận “đường lưỡi bò” và những hành vi sai trái của Bắc Kinh trên biển Đông (ANTG).
Đài Loan đưa pháo cao xạ ra đảo Ba Bình
TT - Cơ quan quốc phòng Đài Loan (MND) tuyên bố đang hợp tác với Cục Bảo vệ bờ biển (CGA) để tăng cường sức mạnh quân sự trên đảo Ba Bình của Việt Nam ở biển Đông. “Mọi thứ đều đi đúng lộ trình” - trang Focus Taiwan dẫn lời người phát ngôn quân đội Đài ...
Đài Loan - TQ ký kết thỏa ước đầu tưĐài Á Châu Tự Do
Trung Quốc, Ðài Loan phê chuẩn hiệp định bảo vệ đầu tưVOA Tiếng Việt
Đài Loan lại gây rối ở Trường SaThanh Niên

- Ông Vũ Khoan ngẫm về chia cắt và thống nhất trong ASEAN (TVN).  – Indonesia lạc quan ASEAN sắp có được Bộ Qui tắc Hành xử Biển Đông  (VOA).  – Indonesia và Trung Quốc bàn tiếp về biển Đông (PLTP).
- Đài-Trung theo xu thế hợp tác ở biển Đông (PLTP).  - Áp sát đảo Nhật Bản, Đài Loan kỷ luật chuẩn đô đốc (NLĐ).
- Trung Quốc đang dòm ngõ Bắc Cực (NCBĐ).

Tổng số lượt xem trang