Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng

-Hôm qua 9.8, tại hội thảo Vai trò của Quốc hội trong phòng, chống tham nhũng, diễn ra tại Quảng Ninh, do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ QH tổ chức, Tổ chức Minh bạch quốc tế đánh giá Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, Việt Nam  thường được 2,6 - 2,7 điểm trong thang điểm 10 về chỉ số cảm nhận tham nhũng (dưới 3 điểm được coi là tham nhũng nghiêm trọng). Năm 2011, tuy có những tiến bộ nhất định: được 2,9 điểm, xếp thứ 112/182 nước và vùng lãnh thổ, nhưng Việt Nam  vẫn thuộc những nước có điểm số thấp và vẫn đứng ở cuối bảng xếp hạng. Đánh giá của tổ chức này cũng chỉ ra rằng: ở châu Á, tình hình tham nhũng của Việt Nam  nghiêm trọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...

Ông Lê Văn Lân, Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng cũng đánh giá, tình hình tham nhũng tại Việt Nam  là nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp. Trước đây, tham nhũng chủ yếu chỉ xảy ra trong lĩnh vực kinh tế, nhưng nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý, như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng chống dịch bệnh..
-- Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng
Tham nhũng là hòn đá tảng chặn đường
-Vận tải biển: Nợ gấp 3 lần vốn chủ sở hữu
******************
-Xử lý ai nếu chính người đứng đầu tham nhũng? (NĐT 9-8-12) -- Báo Người Đưa Tin có lẽ sẽ bị "rờ gáy" vì cái tít này!
-(Nguoiduatin.vn) - Có ý kiến tỏ ra nghi ngại khi chúng ta chỉ bắt được "con mèo ăn miếng mỡ", còn "con cọp bắt heo" lại không tóm được bao nhiêu
Ngày 6/8, thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, đã hoàn thành dự thảo bổ sung, sửa đổi Nghị định xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng. Hiện Dự thảo đang được trình lên Chính phủ xem xét và phê duyệt. Theo đó, mức độ xử lý kỷ luật được đề nghị trong dự thảo bao gồm 3 hình thức: khiển trách, cảnh cáo và cách chức. Với dự thảo này, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra tham nhũng. Bởi chỉ khi "túm kẻ có tóc" mới có thể làm rõ các sai phạm.
Ảnh minh họa
Nhiều địa phương không tìm thấy tham nhũng
Thời gian qua, phần lớn những vụ tham nhũng ở các cơ quan công quyền được phát giác liên quan đến tình trạng cấp đất, bán đất trái thẩm quyền, thực hiện giải phóng đền bù không đúng quy định; thanh quyết toán khống hoặc bớt xén khối lượng các công việc xây dựng ở các công trình hạ tầng cơ sở; sai phạm trong đầu tư công... Dư luận hẳn chưa quên vụ tham nhũng đất đai "nổi đình nổi đám" ở Đồ Sơn năm 2007 khiến một số "quan tham" bị truy tố trước pháp luật. Rồi hàng loạt các vụ tham nhũng đất đai gần đây ở Vĩnh Phúc, Hóc Môn (TP.HCM)… gây thất thoát nhiều tỷ đồng. Bên cạnh đó, tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh đòi hối lộ của cán bộ ngành thuế, hải quan và các cán bộ cơ sở vẫn chưa giảm. Cách đây chưa lâu, các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố nhiều vụ sai phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng như vụ lừa đảo, tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, chi nhánh Nhà Bè (sai phạm 3.400 tỷ đồng); lừa đảo, tham nhũng ở Ngân hàng Phát triển chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông (sai phạm 1.000 tỷ đồng…
Những vụ việc tham nhũng được "khui" ra ở trên nghe có vẻ ghê gớm nhưng thực chất đó chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm". Bộ Công an, VKSNDTC cũng đã đưa ra nhận định: hiện nay tội phạm tham nhũng không chỉ xảy ra trong một số lĩnh vực "nhạy cảm" mà ở hầu hết các lĩnh vực. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi hơn... Thế nhưng, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khoá X, có một nghịch lý, nhiều địa phương không phát hiện được vụ án tham nhũng nào qua công tác thanh, kiểm tra. Thông tin này bị "chìm" trong báo cáo khá dài. Không rõ vì lý do gì, ban chỉ đạo không công bố danh sách địa phương thanh, kiểm tra không phát hiện được tham nhũng suốt 5 năm, mà chỉ nêu 4 tỉnh tham nhũng chưa được kiềm chế là Đắk Nông, Đồng Nai, Hậu Giang, Bắc Kạn?
Xử lý như "muối bỏ bể"
Một trong bảy nguyên nhân của hạn chế, yếu kém được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ ra: "Tình trạng tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát và toà án chưa được khắc phục". Đây chính là "điểm nghẽn" khiến việc phát hiện tham nhũng qua thanh tra, kiểm tra yếu kém. Cơ quan chuyên trách hoặc có chức năng thanh tra, điều tra, làm rõ các vụ việc tham nhũng nhưng khi cán bộ đảm nhận nhiệm vụ chống tham nhũng lại có hành vi tham nhũng, thì kết quả chống tham nhũng bằng không.
Thực tế, không ít cán bộ trong cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan tiến hành tố tụng đã bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu hình sự vì có hành vi tham nhũng khi thực hiện chức trách của cơ quan công quyền chống tham nhũng. Có ý kiến cho rằng: Có vụ án tham nhũng khi đưa ra họp đã vấp ý kiến trái chiều ngay trong cơ quan tiến hành tố tụng và có dấu hiệu cho thấy, đằng sau sự trái chiều đó là tiêu cực. Điều này phần nào hé lộ nguyên nhân của thực trạng thanh tra, kiểm tra không phát hiện ra tham nhũng.
Bàn về  "quốc nạn" này, nhiều ĐBQH từng tỏ ra day dứt vì vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng hạn chế, số vụ phát hiện còn ít chưa tương xứng với tình hình. Các ĐBQH đặt nghi vấn, phát hiện không ít nhưng vấn đề phải xem lại là khâu xử lý. Theo báo cáo, năm 2011, qua công tác thanh tra, đã phát hiện hàng trăm nghìn tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm với số tiền phải thu hồi đến cả nghìn tỷ đồng nhưng số lượng thực tế thu hồi được chỉ khoảng 1/10. Hơn nữa, thiệt hại gây ra từ nạn tham nhũng lớn như vậy nhưng số vụ, số đối tượng được đưa ra xem xét hình sự rất ít.
Ông Nguyễn Văn Hiến - ủy viên Ủy ban Tư pháp của QH đưa ra lập luận, trong số những vụ việc tham nhũng đã xử được, đa số đối tượng chỉ bị khép tội ít nghiêm trọng, có khung hình phạt quy định dưới 3 năm tù. Một tỷ lệ rất lớn đối tượng sau đó chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc là được hưởng án treo. "Có hiện tượng nhiều vụ tham nhũng kéo dài thời hạn bất thường ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Tôi cho rằng vấn đề kéo dài đó là để giảm bớt hành vi phạm tội của các bị cáo… Tôi cóá cảm giác các cơ quan tiến hành tố tụng nhường nhịn nhau. Cơ quan điều tra đề nghị truy tố nhiều nhưng VKS đình chỉ cũng không có ý kiến, tòa cũng không bao giờ trả hồ sơ yêu cầu truy tố tội danh nặng hơn", đại biểu này nhận định.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) so sánh: "Thấy "con mèo ăn miếng mỡ", chúng ta bắt được rất nhiều nhưng toàn những vụ án nhỏ. Còn "con cọp bắt con heo" thì chúng ta không bắt được bao nhiêu". Ông Thuyền cho rằng, với những người có chức có quyền, phải theo dõi thì mới bắt được. Còn chỉ thành lập Ban chỉ đạo, điều hành, phối hợp để nghe các ngành báo cáo sẽ không giải quyết được vấn đề.
Ngân Giang - Hoàng Mai


-Thủ tướng phê chuẩn nhân sự tại Cao Bằng và Hà GiangThủ tướng Chính phủ vừa phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm thành viên UBND 2 tỉnh Cao Bằng và Hà Giang nhiệm kỳ 2011 - 2016. Cụ thể, Thủ tướng phê chuẩn việc bầu chức danh Ủy viên UBND tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Lê Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng.

Đồng thời, Thủ tướng phê chuẩn việc miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Trần Hữu Hoàn, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng để nhận nhiệm vụ mới.

Thủ tướng cũng phê chuẩn việc miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Nguyễn Bình Vận, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang.

- Tổ chức Minh bạch quốc tế đánh giá Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng (TN). - Chống tham nhũng: Giám sát cả gia đình quan chức (PLTP). - Xử lý ai nếu chính người đứng đầu tham nhũng? (NĐT). - TBT Đinh Đức Lập xử lý đàn em như… phủi bụi, xúc phạm tập thể báo Đại Đoàn Kết và Lãnh đạo MTTQVN – (Hữu Nguyên).
Khó kiểm soát hết các dự án đầu tư công
Đại diện Kiểm toán Nhà nước lo ngại rằng cơ quan giám sát này khó kiểm tra hết được các dự án đầu tư công do quy mô hoạt động nhỏ.  Tại hội thảo “Kiểm toán hiệu quả đầu tư công” ngày 8/8 tại Hà Nội, ông Vũ Thanh Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kiểm toán Nhà nước cho biết: “Quy mô hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước còn rất nhỏ so với yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các đối tượng sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước”.
Theo ông Hải, mỗi năm cơ quan này chỉ kiểm toán được khoảng 200 dự án. Đây là con số rất nhỏ so với tổng số 38.420 dự án đầu tư công đang được thực hiện trong năm 2011, theo ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ Trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá đầu tư hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thủ tướng Chính phủ, năm 2005 có 24.460 dự án được triển khai, 2006 có 27.371 dự án, 2007 có 28.706 dự án, 2008 có 28.914 dự án, 2009 là 29.680 dự án.
Ông Hải cho biết, hàng năm Kiểm toán Nhà nước mới chỉ kiểm toán được khoảng 50% số tỉnh, thành phố và 40% số bộ, cơ quan trung ương; trong mỗi tỉnh (bộ) cũng chỉ kiểm toán được khoảng 50% số huyện, và mỗi huyện chỉ kiểm toán được khoảng 2 đến 3 xã.
Tuy nhiên, ở tất cả các cơ quan được kiểm toán, theo ông Hải, đều có rất nhiều những biểu hiện sai phạm như nhau về tình trạng: thi công chậm tiến độ; nghiệm thu sai khối lượng, đơn giá, định mức; nghiệm thu thanh toán khống; thanh toán vượt giá trị quyết toán được duyệt; thanh toán cho dự án không được bố trí vốn, vượt so với kế hoạch vốn; đặc biệt việc xử lý số dư tạm ứng của các dự án còn chậm, kéo dài qua nhiều năm nhưng vẫn chưa có biện pháp để thanh toán và hoàn ứng kịp thời, nhất là đối với các dự án đã dừng thi công.
Theo ông Tự ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2011 có 38.420 dự án đang thực hiện với tổng giá trị khoảng 438.938 tỉ đồng. Trong số đó, bộ này chỉ phát hiện 100 dự án có vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 47 dự án vi phạm về quản lý chất lượng; 145 dự án có thất thoát, lãng phí.

Ông Hải nói: “Chúng tôi còn phát hiện một số địa phương còn điều chuyển vốn đầu tư sang chi thường xuyên”.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho biết số vốn đầu tư cho các hạng mục đã nằm trong kế hoạch của trung ương, hoặc địa phương lên đến gần 15 tỉ USD mỗi năm trong giai đoạn 2010-2020.
Số vốn này là để thực hiện các dự án như sân bay (7,1 tỉ USD), khu kinh tế ven biển (13,2 tỉ USD), đường bộ cao tốc Bắc - Nam (13 tỉ USD), giao thông đô thị TPHCM (19,2 tỉ USD), cơ sở hạ tầng ngành điện (48,8 tỉ USD), thực hiện quy hoạch Hà Nội (90 tỉ USD),…
“Tôi khẳng định, nguy cơ thiếu vốn là rõ ràng. Mà thiếu vốn thì các dự án sẽ kéo dài, sẽ xảy ra tranh chấp nguồn lực giữa các ngành, các địa phương. Nhà nước không đủ nguồn lực, dù chỉ để khởi động cho các dự án đang được triển khai. Kết cục sẽ là lãng phí, thất thoát và tụt hậu”, ông Thiên nói.
Ông Thiên kiến nghị cần sửa Luật Ngân sách, trong đó tập trung vào ba điểm chính là thiết lập lại kỷ luật tài khóa; giảm thâm hụt ngân sách không phải bằng việc tăng thu (hay tận thu) như hiện nay mà là giảm chi trên cơ sở tăng hiệu quả chi tiêu, và cuối cùng là các khoản thu vượt dự toán không được dùng để tăng chi tiêu mà phải được dùng để bù thâm hụt ngân sách.

- Hiệu quả đầu tư công… khó biết!(Đầu tư). –

Nợ công Việt Nam tăng kinh hoàng ddkt
Nợ quốc gia bằng trái phiếu tăng 4,16 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm, và tăng 3,89 tỉ trong năm ngoái.
Như vậy trong 18 tháng qua, nợ quốc gia BẰNG TRÁI PHIẾU MÀ THÔI đã tăng 8,05 tỉ USD, theo tin công bố sau đây (dùng tỉ giá 1 USD = 21000 VND):
“…Theo Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thị trường trái phiếu chính phủ trong sáu tháng đầu năm 2012 tăng mạnh, tổng khối lượng trúng thầu đạt 87.464 tỷ đồng trong khi cả năm 2011 là 81.716 tỷ đồng…” (Gafin, 17/07/2012)
——————-
Và đây là TRÊN số nợ quốc gia vô cùng khổng lồ qua việc in tiền tung ra thị trường cứu giúp các ngân hàng, công ty, tổng công ty, cứu BĐS, cứu CK, v.v…
Khó biết chính xác số tiền này là bao nhiêu. Theo nhiều nguồn tin, trong 6 tháng đầu năm đã tung ra ít nhất 300 ngàn tỉ đồng, tức 14,29 tỉ USD, để mua vô 9 tỉ USD và cho các mục đích trên (Vef, 08/06/2012).
Trong 6 tháng cuối năm, ước lượng sẽ tung ra 70 ngàn tỉ đồng/ tháng, tức là 420 ngàn tỉ đồng cả thảy, tương đương thêm 20 tỉ USD (Vef, 14/06/2012).
Như vậy, chỉ tính các nguồn trên, thì nợ quốc gia VN tăng thêm 34,29 tỉ USD trong năm nay bằng tiền mặt mới in ra, và cộng thêm số trái phiếu bán ra trong 6 tháng qua thì nợ quốc gia đã tăng 38,45 tỉ USD trong năm nay.
Trong 6 tháng cuối năm, nếu trái phiếu lại được tung ra bằng 6 tháng đầu năm, thì năm nay nợ bằng VND của VN TĂNG THÊM 42,62 tỉ USD.
Tính theo tiền VN, đó là [(87464 ngàn tỉ) x 2] + 300 ngàn tỉ + 420 ngàn tỉ = 894.928 tỉ.
——————-
Xin nhắc lại lần nữa, TIỀN MẶT LÀ MỘT LOẠI NỢ QUỐC GIA.
In tiền mặt tung ra không khác gì in trái phiếu ở chỗ cả hai loại đều là nợ quốc gia, tuy có khác là tiền mặt không được trả tiền lời, còn trái phiếu thì phải trả.
CP Việt Nam in tiền ra vô số kể, họ không tính vào nợ quốc gia. Đó là một sự lừa bịp vĩ đại mà tại VN KHÔNG MỘT KINH TẾ GIA NÀO HIỂU NỔI VÀ/HOẶC CÓ CAN ĐẢM VẠCH RA.
Và số nợ trên đây còn chưa tính số nợ trước đó, nợ các cty, tập đoàn quốc doanh đang thiếu trong nước (1 triệu tỉ đồng, tức 47,62 tỉ USD), nợ các nơi này thiếu nước ngoài, v.v… (Dân trí, 02/07/2012)
Trong khi đó, nợ quốc gia bằng ngoại tệ vẫn tăng đều đều. Không có con số chính xác, dứt khoát, nhưng khó dưới 50 tỉ USD.
——————-
Nói tóm:
1. Nợ quốc gia bằng trái phiếu VND tính tới cuối tháng 9/2011: 321.112 tỉ, tức 15,29 tỉ USD (Asia Bond Monitor, 11/2011).
2. Nợ quốc gia bằng trái phiếu VND tăng thêm trong năm nay: 8,32 tỉ USD (dự đoán 6 tháng cuối năm bán ra bằng 6 tháng đầu năm) (Gafin, 17/07/2012).
3. Nợ quốc gia bằng tiền mặt in ra tính đến cuối năm 2011, theo ông Giàu từng tuyên bố, là 125% GDP VN, và theo chính VN công bố thì GDP VN là 106 tỉ USD. Như vậy, tiền mặt tính đến cuối năm 2011 tương đương 132,5 tỉ USD.
4. Nợ quốc gia bằng tiền mặt TĂNG THÊM trong năm nay, 720 ngàn tỉ đồng, tức 34,29 tỉ USD.
5. Nợ quốc gia bằng ngoại tệ: trên 50 tỉ USD.
6. Nợ quốc doanh (cty, tập đoàn 100% sở hữu nhà nước) bằng VND: 47,62 tỉ USD (Dân trí, 02/07/2012).
7. Nợ quốc doanh bằng ngoại tệ: không rõ.
Chỉ tính 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 trên đây, thì nợ công VN hiện đang ít nhất là 288.02 tỉ USD = 272% GDP.
———————
Tôi hoan nghênh Hồng vệ binh phản biện các bài toán đơn giản trên đây.
Báo Công an VN, báo Quân đội, báo VEF, CAFEF, VNECONOMY, v.v… xin mời vào cuộc hội thảo.
Quý vị có thể làm 1 nick nào đó rồi đăng lên, hoặc viết bài đăng lên báo VN, không cần phải nhắc đến bài trên, chỉ ĐẶT CÂU HỎI “Nợ công Việt Nam thật sự đang là bao nhiêu”, là được.
Các bài toán trên không phức tạp chút nào, chỉ trình độ lớp 3.
Cần là cần LÒNG TRUNG THỰC mà thôi. Tiếc là điều này RẤT HIẾM tại VN ngày nay.
Hy vọng tôi sai, qua việc này, nếu có báo VN dùng LÒNG TRUNG THỰC tính ra con số nợ công VN thật sự, không ngại ngùng, không dấu giếm.
——————————-
Gafin, Lượng trái phiếu Chính phủ huy động 6 tháng qua vượt cả năm 2011, 17/07/2012,http://gafin.vn/20120717100048289p0c34/luong-trai-phieu-chinh-phu-huy-dong-6-thang-qua-vuot-ca-nam-2011.htm
Vef, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 9 tỷ USD, 08/06/2012, http://vef.vn/2012-06-08-ngan-hang-nha-nuoc-da-mua-vao-9-ty-usd
Vef, Bơm hơn 70.000 tỷ đồng/tháng từ nay đến cuối năm?, 14/06/2012, http://vef.vn/2012-06-14-bom-hon-70-000-ty-dong-thang-tu-nay-den-cuoi-nam-
Dân trí, Các doanh nghiệp nhà nước đang nợ hơn 1.000.000 tỷ đồng!, 02/07/2012, http://dantri.com.vn/c76/s76-613330/cac-doanh-nghiep-nha-nuoc-dang-no-hon-1000000-ty-dong.htm
Asian Bond Monitor, Vietnam Market Summary, 11/2011,http://asianbondsonline.adb.org/vietnam/market_summary/vn_market_summary_201111.pdf

-  Cứu mà như… không cứu (PLTP).
- Phá rào cản tín dụng(NLĐ). –  Thêm một số gói tín dụng lãi suất thấp (TN).  - Lợi nhuận ngân hàng cao hay thấp? -  Chủ tịch Habubank: ‘Hối tiếc cũng phải dũng cảm sáp nhập’ (Ebank). –  Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp từ góc nhìn tái cấu trúc kinh tế (ND).  -  Bảo Việt phủ nhận thông tin HSBC thoái vốn (SGGP).
--ADB cam kết cho Việt Nam vay gần 4 tỷ USD
VNExpress
Theo đó, ADB sẽ cho vay 2,6 tỷ USD từ các nguồn vốn thông thường và 1,2 tỷ USD từ vốn ưu đãi của Quỹ phát triển châu Á. Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược quốc gia (CPS) trong 4 năm để tập trung phát ...
ADB cam kết cho vay 3,8 tỷ USD để VN tăng trưởng hài hòaTiền Phong Online
ADB cam kết giúp Việt Nam phát triển bền vữngĐài Tiếng Nói Việt Nam
ADB cho Việt Nam vay gần 4 tỉ USDNgười Lao Động

--Bộ trưởng Đinh La Thăng xin lỗi Hà Nội về kết luận thanh tra vỉa hè
Thanh Niên
(TNO) Trong buổi làm việc vào chiều 9.8 với UBND TP.Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ngỏ lời xin lỗi chính quyền và nhân dân Hà Nội về kết luận thanh tra vỉa hè của Thanh tra Bộ GTVT vừa qua. “Bộ GTVT xin lỗi đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch, ...
Bộ trưởng GTVT rút kinh nghiệm vì “bắt lỗi” Hà Nội saiDân Trí
Bộ Giao thông xin lỗi Hà Nội về kết luận thanh traVNExpress
Đình trệ vì thiếu mặt bằngHà Nội Mới
Bộ Giao thông Vận tải xin lỗi Hà Nội
Chuyện nhỏ, trách nhiệm to
Buôn 'có bạn' ở vỉa hè: Kiếm cả trăm triệu(VEF.VN) - Nói đến chuyện kinh doanh theo chuỗi, theo hệ thống thường được mọi người nghĩ ngay tới các nhà hàng, siêu thị... , chứ chẳng mấy ai nghĩ đến việc buôn bán nhỏ lẻ trên vỉa hè cũng có những chuỗi, hệ thống bán hàng hệt như vậy.
"Thần kỳ Việt Nam" vẫn tiếp tục? Một góc nhìn chủ quan và phiến diện! (ND 31-8-12) -- Báo Nhân Dân trả lời Geoffrey Cain trong bàiCáo chung của điều thần kỳ Việt Nam trên Foreign Policy
 Điểm sách của Stiglitz: Separate and Unequal (NYT 3-8-12) -- Bài này có ích.  Đọc nó thì không cần đọc sách!
Kinh tế học phát triển: No More Growth Miracles (Project Syndicate 6-8-12) -- VERY THOUGHTFUL piece by Dani Rodrik("Manufacturing industries will remain poor countries’ “escalator industries,” but the escalator will neither move as rapidly, nor go as high")
Tổng giám đốc VNG: "Game vẫn bị lên án và kìm hãm phát triển"
- Doanh nghiệp và nhà phân phối: Gồng mình giữ giá(LĐ).  -  Tiếp sức hàng Việt có sức lan tỏa rộng (TN).
- Gạo Việt “chảy” sang Thái Lan(TBKTSG).  -  Nông dân trồng lúa chỉ thu nhập khoảng 400.000 đồng/tháng (PLTP).
- Bianfishco chưa được cấp đổi chứng nhận đăng ký kinh doanh (SGGP). - Vì sao Bianfishco có thể thế chấp cổ phiếu cho nhiều đơn vị? (PNTP).  – Tối hậu thư dành cho công ty Bình An của nữ đại gia Diệu Hiền(ĐV).  -  Thêm chủ nợ của Bianfishco ngăn cản thay đổi cổ đông (TN).  -  ACB muốn ngăn Bianfishco chuyển cổ phiếu (PLTP). -  Hỗ trợ tối đa để phát triển công nghiệp hỗ trợ (SGGP). -  Công ty Vận tải Dầu khí phải bán tàu vì khó khăn (VNE). Doanh nghiệp xăng dầu tìm hàng thay nguồn từ Dung Quất -Petrolimex, PV Oil và Saigon Petro mau chóng lên kế hoạch tìm nguồn hàng ở Singapore, Hàn Quốc, Trung Đông thay thế, VnExpress đưa tin.

Ngành than khó khăn có thể ảnh hưởng tới gần 50% dân số Quảng Ninh Vinacomin cho biết, Tập đoàn sẽ chấp nhận số lượng than tồn kho nhất định để đảm bảo việc làm cho thợ mỏ.

-  Mua sản phẩm quốc gia được xem xét cho vay vốn (PLTP).
-  Cảnh báo lừa đảo thương mại tại Cameroon (PLTP).
-  Để khỏi thất nghiệp: Đừng mong việc nhẹ, lương cao (TN).














Tổng số lượt xem trang