-boxun.com 29.8.2012
Người dịch: Băng Tâm
[Trang mạng Tiếng nói nước Đức bằng tiếng Trung (ycwb.com)] Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế? Gần đây, bản báo cáo “Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế” của nhà kinh tế học Lý Tả Quân ở Trung tâm phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc trình bày tại cuộc họp báo cáo nội bộ đã bị lộ. Báo cáo cho rằng Trung Quốc hiện nay đang trong thế căng thẳng chờ chực bùng nổ, năm 2013 sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế, đồng thời dẫn đến các vấn đề xã hội.
Mới đây, trang Phượng Hoàng ifeng.com Hongkong có đăng nội dung bản báo cáo “Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế” của nhà kinh tế học Lý Tả Quân trình bày trong một cuộc họp nội bộ. Theo tìm hiểu của trang Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle), bản báo cáo lần này chắc là một bản báo cáo họp nội bộ của Lý Tả Quân theo lời mời của hội bạn hữu trường Trường Sa ở Trường đại học Hoa Trung vào ngày 19.7 năm ngoái, sau đó được truyền đi trong phạm vi hẹp, cách đây không lâu đột nhiên được cư dân mạng Trung Quốc phát tán rộng rãi.
Trong bản báo cáo, Lý Tả Quân đưa ra quan điểm của mình: “Khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc đang thai nghén, có khả năng nhất là xảy ra vào tháng 7, tháng 8 năm 2013, hình thức biểu hiện là một bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, một bộ phận ngân hàng phá sản, một bộ phận chính quyền địa phương phá sản”. Ông nêu nguyên do chống đỡ cho kết luận này của mình chủ yếu là từ mấy phương diện kinh tế, quốc tế, chính trị…, trong đó phương diện kinh tế bao gồm nguồn tài chính đất đai của chính quyền địa phương bị teo lại, thuế công thương nghiệp giảm, nhưng chi tiêu quốc phòng, chi tiêu giữ vững ổn định lại gia tăng, cộng thêm áp lực nhà nước phải trả các khoản nợ quốc gia, khủng hoảng bất động sản…, một bộ phận chính quyền địa phương có thể sẽ bị phá sản; còn nguyên nhân quốc tế là do một lượng lớn tiền nóng thế giới chảy vào Trung Quốc, thúc đẩy tạo ra bong bóng kinh tế Trung Quốc, rồi khi lượng tiền nóng thế giới rút đi sẽ làm nổ bong bóng kinh tế Trung Quốc.
Ngân hàng sẽ phá sản?
Khi giải thích nguyên nhân về phương diện chính trị, ông nói “năm 2013 là năm chuyển giao chính phủ, tư tưởng chỉ đạo tối cao trong năm nhiệm kỳ cuối của chính phủ khóa này là không để xảy ra chuyện gì, giữ vững ổn định, giữ sự phát triển bình ổn kinh tế bằng bất cứ giá nào, còn với lãnh đạo chính phủ khóa tới chỉ có một sự lựa chọn, tiếp nhận lấy bong bóng, chăm chút bảo vệ, liệu rồi sẽ bảo vệ được tới lúc nào? Chậm nhất cũng chỉ có thể bảo vệ được tới năm 2015, hoặc năm 2016, vậy thì khi ấy sẽ là một cuộc khủng hoảng lớn hơn”.
“Khủng hoảng đã xảy ra từ lâu, nhưng thể chế hiện hành che đậy”
Từ ngày 21.8, bản báo cáo này đã liên tục được truyền nóng trên mạng, nhà kinh tế học Trung Quốc, giáo sư Học viện quản lý Đại học sư phạm Bắc Kinh Đổng Phiên Lực đề cao quan điểm này: “Tôi ngưỡng mộ Lý Tả Quân đã can đảm nói lên sự thật, thực sự nếu theo con mắt nhìn nhận của Phương Tây thì khủng hoảng đã xảy ra từ lâu, chỉ có điều thể chế hiện hành đã che đậy bằng rất nhiều thủ đoạn, cộng thêm sự phục hồi giao dịch bất động sản vào cuối tháng 4 đã có tác dụng kéo ngược trở lại, thì mới làm cho tình hình không đến nỗi bi đát. Muốn biết kinh tế ra sao, hãy nhìn vào tình hình đặt hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng đói việc của các hộ cá thể, tình trạng xấu đi trong thu nhập tài chính ở các địa phương thì sẽ rõ.”
Thị trường bất động sản sẽ sụp đổ?
Nhà hoạch định thanh toán qua mạng của Beijing Automotive Network cũng nói: “Tôi đang đầy lo sợ và trông đợi cuộc khủng hoảng, lo sợ vì sẽ ảnh hưởng đến đất nước, doanh nghiệp và dân chúng xã hội, còn trông đợi là chỉ có khủng hoảng mới phá tan được thể chế hiện có, mới có thể tạo ra được cơ hội mới”.
“Chính phủ sẽ ra tay cứu vãn cuộc khủng hoảng, nhưng hậu quả sẽ làm suy yếu sự cai trị của Đảng cộng sản”
Nhà kinh tế học nổi tiếng Trung Quốc Mao Vu Thức khi trả lời phỏng vấn Tiếng nói nước Đức đã tán thành về cơ bản quan điểm của Lý Tả Quân, ông nói vấn đề kinh tế của Trung Quốc là hết sức nghiêm trọng: “Rất có thể sẽ xảy ra sự biến đổi mang tính đột phá”. Mà việc nảy sinh vấn đề kinh tế sẽ dẫn đến nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, Mao Vu Thức cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ dùng biện pháp mạnh để ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra: “Trung Quốc khác với các nước Phương Tây, mọi vấn đề của Trung Quốc như nợ của ngân hàng, của chính quyền địa phương…cuối cùng chính phủ sẽ ra tay, trong tay chính phủ có rất nhiều tiền, dự trữ ngoại hối tới hơn 3 nghìn tỉ đô la Mỹ, tài sản thuộc sở hữu nhà nước, đất đai nắm hết trong tay, chính phủ Trung Quốc sẽ không để cho cuộc khủng hoảng xảy ra. Chính phủ các nước không có tiền, còn chính phủ Trung Quốc thì tiền nhiều không kể xiết.
Ông cũng cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ huy động “quốc lực” để cứu vãn khủng hoảng kinh tế, kết quả là có thể khống chế không để khủng hoảng kinh tế xảy ra, nhưng sẽ làm suy yếu quyền lực của chính phủ, “vấn đề kinh tế không làm cho chính phủ gặp nạn, nhưng sẽ làm cho quyền lực của chính phủ bị suy yếu, bởi rất nhiều tài sản thuộc sở hữu nhà nước đã bị tiêu hết, một phần là chính phủ Trung Quốc dựa vào những tài sản thuộc sở hữu nhà nước này để bảo vệ uy tín của mình, duy trì các tập đoàn lợi ích đã có, bây giờ mà xử lý hết vốn, thì sự cai trị của Đảng cộng sản sẽ bị suy yếu”.
Nguồn: boxun.com
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
-NGÂN HÀNG, CHÍNH QUYỀN PHÁ SẢN, NĂM 2013 TRUNG QUỐC SẼ XẢY RA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
- Bong bóng Trung quốc- Nguyễn Hội dịch -Tác giả: Dudrun Dometeit & Joachim Hirzel
Bài báo có tựa đề: Die China-Blase, đăng trên tuần báo Đức FOCUS ngày 23.07.2012.
Người dịch: Nguyễn Hội
Lời người dịch: Bài viết sau đây phân tích cùng đưa ra những triệu chứng cho sự sụp đổ nền kinh tế Trung quốc, đồng thời cũng là sụp đổ chế độ cộng sản Trung quốc. Nhận thấy bài viết có giá trị, xin mạn phép dịch ra tiếng Việt chuyển đến Quí đồng hương cùng tham khảo. Mong ước rằng, những con dân nước Việt đang phục vụ hay ủng hộ giới thống trị cộng sản Trung quốc và Việt nam hãy mau hối cải trở về với Dân tộc để cùng xây dựng lại đất nước vì “chế độ cộng sản Trung quốc sẽ sụp đổ“ như nhận định của bà Hillary Clinton.
—————————————————–
Là đế quốc bạc tỷ (Trung quốc) được coi là niềm hy vọng sáng chói nhất của nền kinh tế toàn cầu suy yếu. Trên thực tế, nền kinh tế quốc gia Viễn đông này ít vững chắc rất xa vời so với dự kiến. sau đây là bài phân tích về mối đe dọa toàn cầu.
Hiện nay Trung quốc đang phát triển biên giới theo chiều cao. Trường Sa, một thành phố ít được biết đến nằm bên trong nội địa với 7 triệu dân số, hai lần lớn hơn Berlin, có kế hoạch xây dựng toà nhà cao nhất thế giới. Sky City One sẽ là tên toà nhà này. “Thành phố Trời“ sẽ đủ chỗ cho 31400 người cư ngụ, làm việc, mua sắm, học hành và đi bác sĩ. Toà nhà sẽ bao gồm 220 tầng lầu, cao 838 m – mười mét cao hơn toà nhà Khalifa Burj ở Dubai – và tháng Giêng năm 2013 toà nhà này sẽ được mọc lên, với kỹ thuật xây đúc sẵn. Chỉ trong vòng ba tháng!
Với một phần tư năm Trung Quốc muốn đạt một kỷ lục bậc nhất về chiều cao. Trong khi những người xây nhà ở Đức phải tốn một năm cho một ngôi nhà vững chắc.
Người chủ xây nhà ở Trường Sa, nhóm công ty Broad, được biết đến qua bởi máy điều hòa không khí, chưa bao giờ có một công trình tương tự.
Người ta có thể nhận định ý nghĩa dự án bằng cách này hay cách khác: Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng có khả năng đạt nhiều kỷ lục. Hay là xây dựng nhanh nhiều rủi ro trong một khu vực động đất, mà chuyện này chưa từng xảy ra ở quốc gia này, nơi đã có nhiều tòa nhà chọc trời bình thường với chất lượng kém.
Dù bằng cách nào đi nữa, kế hoạch có kích thước siêu (kích thước XXL) được quyết định vào một thời điểm, mà thời điểm đó đưa ra câu hỏi là liệu cuộc đeo đưổi đạt kỷ lục kinh tế của nước Công hoà Nhân dân có thể tiếp tục thực hiện hay không. Hoặc quốc gia vừa vươn lên ở Viễn Đông có phóng đại sức mình và – ít nhất là tạm thời – phải lãnh nhận thất bại hay không.
Trung Quốc đã tăng trưởng vượt bực và trở thành một Đế quốc kinh tế kỳ diệu. Quốc gia mà Mao Trạch Đông sau cuộc cách mạng năm 1949 đưa vào tình trạng nghèo khó, đã trở thành (một trong những) quốc gia hàng đầu thế giới dưới thời Đặng Tiểu Bình từ sau năm 1978. Đế quốc nằm giữa thực sự trở thành Đế quốc ở trung tâm đã thu hút hàng trăm tỷ đô la vốn đầu tư từ ngoại quốc, dự trữ ngoại hối tích lũy hàng nghìn tỷ USD, đã đưa hàng trăm triệu con người ra khỏi tình trạng đói nghèo.
Ấn tượng về những thành tựu (ở Trung Quốc) chuyên gia đã từng đặt câu hỏi, liệu hệ thống ở Trung quốc là mở cửa về mặt kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ về chính trị có vượt mặt hệ thống tư bản ở phương Tây hay không.
Tình trạng hiện nay đã cho thấy: hệ thống Bắc Kinh ít vững chắc hơn là dự kiến. Những con số tăng trưởng kinh tế từ lâu được tin cậy luôn đạt hai con số, nay thụt xuống còn 7,6% trong nửa năm sau của năm 2012.
Dấu hiệu đầu tiên của một sự sụp đổ? Đúng vậy, Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Bắc Kinh và cựu chuyên viên ngân hàng Wall-Street cho biết: “Chúng tôi đang đối phó với bong bóng.”
Trớ trêu thay cho Trung Quốc, những thách thức to lớn cho một siêu cường mới, là một đối thủ hiểu biết, là quốc gia mua nhiều công ty, là nơi tiêu thụ nguyên liệu – là mối đe dọa lớn nhất đối với phương Tây không phải vì nền kinh tế quốc gia Viễn Đông này tiếp tục tăng trưởng, nhưng vì nó đang đi xuống. Cộng hòa Nhân dân góp phần với mười phần trăm tăng trưởng toàn cầu là niềm hy vọng lớn nhất của một nền kinh tế thế giới chậm chạp.
Tập đoàn BASF ở Ludwigshafen từ đầu năm nay đã khởi đầu cho hoạt động nhà máy hóa chất với chi phí một tỷ EUR. Công ty cung cấp phần mềm SAP cho tới năm 2015 sẽ đầu tư 1,5 tỷ EUR. Ngân sách đầu tư của Volkswagen là 14 tỷ EUR cho tới năm 2016. Trung Quốc là thị trường chính của Volkswagen. Một nửa xuất cảng máy móc của Đức nhập vào thị trường Trung quốc.
Danh sách tín hữu của Trung Quốc rất dài, dài như là sự bùng nổ kinh tế cho đến nay, sự bùng nổ này có thể đi đến kết thúc vào năm con rồng, theo lịch của Tầu đáng lý ra đem lại may mắn. Bởi vì tác đông phát triển kinh tế là xuất cảng không còn hoạt động như bình thường như trước nữa. Và khi nước Cộng hòa nhân dân, do sự bùng nổ kinh tế lớn đã có chính sách mua (công ty) một cách phóng đại, điều này có thể gây mất ổn định đất nước.
Ước mơ của các doanh nhân cá nhân đã bị đổ vỡ. Chàng kỹ sư năng động Wang Chuanfu tưởng tượng mình như là một Đế vương về ngành xe hơi. Năm 1995, ông thành lập công ty BYD (Build Your Dreams – Thực hiện giấc mơ của bạn) để sản xuất pin và accu. Năm 2003, ông mua được một hãng xe yếu kém, nhằm – theo mục tiêu của ông – đến năm 2025 trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất trái đất.
Cửa hàng và giá cổ phiếu đã tăng nhanh chóng cho đến khi chúng giảm nhanh chóng. BYD hiện dường như không có lợi nhuận, trên thị trường tăng trưởng Trung quốc thị trường buôn bán xe hơi xuống dốc.
“BYD ban đầu chỉ muốn kiến thức của chúng tôi và nghĩ rằng có thể tự làm mọi thứ được“ ông Peter Bauer, Giám đốc của công ty chip Infineon tại Munich, cho biết. “Hôm nay, BYD là một khách hàng tốt (của chúng tôi).”
Đôi khi, các công ty Viễn Đông có những thể hiện rất kỳ lạ, to lớn hơn chính họ. Bảng kế toán của công ty không thể luôn luôn được đáng tin cậy – theo cảnh báo của công ty nghiên cứu Muddy Waters tại Hồng Kông, công ty này đặt tên cho mình theo một câu ngạn ngữ Trung Quốc: “nước đục dễ dàng hơn cho việc đánh bắt cá.“
Những công ty được cho là hàng đầu ngành cũng không vững chắc. Thí dụ về ngành tế bào năng lượng mặt trời (Sloar Cells). Sự thật là các nhà sản xuất Trung Quốc có thể độc quyền trên thị trường thế giới và các công ty Đức chẳng hạn như Solon và Q-Cells đã bị phá sản. Cũng là sự thật là giới cạnh tranh ở Viễn Đông không có lời với giá hàng thấp của họ – như Huang Ming, chủ tịch của Himin năng lượng mặt trời, gần đây tiết lộ: “Chúng tôi không có luật pháp như ở Đức là ép buộc công ty phải khai phá sản nếu không đạt được một số điểm được qui định.Vì vậy các thảm họa ít được nhìn nhận ra. Mười công ty lớn nhất của Trung Quốc về năng lượng mặt trời (có cổ phần được bán) trên thị trường chứng khoán New York đã lỗ 2 tỷ Đô la mỹ vào năm ngoái.“
Một nhà sản xuất xe hơi phấn khích, đã „sửa đẹp“ bảng cân đối kế toán, ngạc nhiên về ngành kinh doanh năng lượng mặt trời mờ ảm, là những điểm nổi bật cho thấy rằng những báo cáo trên giấy tờ ở Trung Quốc còn thậm tệ hơn là thực tế của nó.
Nền kinh tế quốc gia “không ổn định, không cân bằng, không phối hợp và do đó không bền vững“, đó là một phát biểu rất kinh ngạc và thẳng thắn của Thủ tướng Ôn Gia Bảo vào năm 2007. Chẩn đoán của ông vẫn còn đúng. Nền kinh tế dựa vào đầu tư quá cao so với mức tiêu thụ.
Trung Quốc mất cân bằng một phiá. Nền kinh tế của Trung Quốc càng tăng trưởng bao nhiêu thì đầu tư càng gia tăng để làm tăng trưởng GDP – chứ không phải tiêu thụ gia tăng. Nguồn: Nomura
Tại Trung Quốc được xây dựng trong một kích thước khổng lồ, một ngôn từ được đưa ra để mô tả tình trạng này là “con voi trắng“. Các vị vua của Xiêm La, ngày nay là Thái Lan, tặng cho một cận thần thất sủng một khi một con voi trắng, để hủy hoại cận thần này vì các chi phí bảo dưỡng con voi này rất cao.
Chuyên gia các quốc gia nói tiếng Anh ngày nay khi đề cập đến từ „con voi trắng“, có nghĩa là hàng mua với giá rất cao nhưng ít được sử dụng. Họ thường có ý ám chỉ đến Trung Quốc.
Rất nhiều phi trường (sân bay) mới được dựng lên. Con số 160 hiện nay sẽ được tăng thêm 70 cho đến năm 2015, mặc dù công ty đầu ngành Air China đã tuyên bố, sẽ không bay đến các phi trường nhỏ “vì lý do kinh tế“. Có thể vì lý do Trung Quốc đang đồng thời mở rộng đường sắt ồ ạt: Cho đến năm 2015, các mạng đường sắt với tốc độ cao sẽ lên tới 25 ngàn cây số.
Nhiếu nhà máy sản xuất được hiện lên.Vô số các nhà máy không sản xuất cho tiêu dùng tại Trung Quốc mà để xuất cảng. Đã từ lâu xuất cảng gia tăng cao. Bây giờ đã được rõ: thế giới quá nhỏ bé so vớ con số container của Trung Quốc, những container vẫn còn gia tăng cao hơn nữa. Đặc biệt là nợ ở châu Âu làm giảm nhu cầu tiêu thụ (hàng Trung Quốc) và lương thợ cùng hối đoái ở các quốc gia mới nổi khác thấp hơn nước Cộng hòa nhân dân.
Và bất động sản cứ được dựng lên. Rất nhiều bất động sản. Trong “Trung tâm buôn bán Nam Trung Quốc” thuộc thành phố 8 triệu dân Đông Quan (Quảng Đông) một phụ nữ lau sạch sàn nhà với tường sơn mảnh màu hồng của thạch cao. Trung tâm buôn bán này khai trương cách đây bảy năm là một trung tâm buôn bán lớn nhất của Trung Quốc – với 1.500 cửa hàng và 70 ngàn khách hàng mỗi ngày.
“Hôm nay tôi chưa bán được bất cứ cái gì,” người đàn ông với vẻ bề ngoài chán nản là chủ của cửa hang bán đồ chơi cho biết. “Đôi khi tôi chẳng bán được gì trong năm ngày trời. (nguyên văn: Đôi khi phải đợi đến năm ngày tôi mới bán được gì)”.
Thành phố Ordos trong khu vực Nội Mông cổ vắng bóng người. Rất ít xe xe cộ lăn trên các đường phố. Đằng sau những đụn cát tỏa sáng một bảo tàng nghệ thuật tương lai như là một bảo vật to lớn vừa được tìm thấy. Và cũng giống như một ảo ảnh. Du khách? Không được nhìn thấy. Thỉnh thoảng chỉ một vài phụ nữ với túi mua sắm đi ngang qua đài tưởng niệm con ngựa khổng lồ.
Bởi vì của nhà cầm quyền Trung Quốc phỏng đoán rằng ở Ordos có trữ lượng khổng lồ về dầu, khí đốt và than đá, do đó họ đã cho xây dựng một thành phố mới trong xa mạc mà ở đó hầu như không ai dọn đến. Thay vì kế hoạch cho hàng triệu người sinh sống, tại thành phố này chỉ có vài ngàn người đến ở.
Cả nước có nhiều thị trấn ma tương tự. Tổng số căn hộ, nhà cửa bị bỏ trống (tại Trung quốc) được tính lên tới 64 triệu căn.
Đối với Nicholas Lardy, một chuyên gia có uy tín Châu Á ở Washington, nguyên nhân của sự bùng nổ ngành xây dựng trong những năm gần đây chủ yếu do nhu cầu mua bất động sản nhằm đầu tư (lấy lời).
Nhiều người Trung Quốc đang trong tình trạng thiếu tiết kiệm. Họ phải tự chi phí cho bệnh tật và tuổi già. Nhưng phải giải quyết thế nào đây? Do lạm phát vượt quá lãi suất ngân hàng nên họ đặt hết hy vọng vào nhà đất.
Trong quá khứ tình hình phát triển chủ yếu là tốt, giá nhà tăng cao, nhưng bây giờ giá không còn tăng nữa. Hiện nay giá nhà đã trì trệ tại các đô thị lớn.
Hai khả năng có thể xảy ra (cho Trung quốc). Một là: Giá nhà ngưng lại cho đến khi kế hoạch đô thị hóa đạt được và các tòa nhà mới có dân cư dọn đến ở. Trên thực tế, không chỉ con số thành phố tại Trung Quốc vẫn được tiếp tục tăng, mà con số nhà gần đây tăng trưởng còn cao hơn nữa.
Khả năng khác là: Giá bất động sản bị rơi trầm trọng – một phần vì giá nhà phải rẻ hơn phù hợp cho những người dọn đến ở.
Chỉ số quá nóng cho ngành xây dựng là xi măng tiêu thụ trung bình trên đầu người. Ở Mỹ và Tây Ban Nha chỉ số này tăng đáng kể trước khi giá nhà rơi. Mức tiêu thụ xi măng hiện nay ở Trung quốc đã đạt đến mức báo động.
Trung Quốc mất cân bằng một cách không thể kềm chế. Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã trải qua bong bóng và khủng hoảng nhà đất, sự kiện được phản ánh trong sự tăng và giảm tiêu thụ xi măng. Trung Quốc hiện nay đã đạt mức tiêu thụ tối đa. Source: Société Générale
Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã trải qua một bong bóng bất động sản, tiếp theo là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Bây giờ đến Trung Quốc?
Đó sẽ là điều thảm họa. Thị trường bất động sản đối với Trung Quốc „hầu như liên quan thành hệ thống“, phân tích của ngân hàng Đức Deutsche Bank. Ngành xây dựng bao gồm 15% tổng số nhân công và tiêu thụ 40% sản lượng thép của Trung quốc.
Mức độ căng thẳng của tình thế được chuyên gia của ngân hàng đầu tư Jefferies thổ lộ qua sự việc được minh xác sau, công ty vật liệu xây dựng mua máy trộn bê tông, nhưng không cần thiết đến và cũng không cho máy hoạt động: người bán máy tài trợ và cung cấp thiết bị trên để họ (công ty vật liệu xây dựng) sau đó dùng máy trộn bê tông làm vật bảo chứng mượn nợ ngân hàng nhằm có thể thanh toán như tiền lương cùng các hóa đơn tiền điện.
Sự sụp đổ của ngành „bê tông vàng“ sẽ là điều thảm hoạ, bởi vì nhiều người Trung Quốc sẽ bị mất của. Những ngưiờ bị mất tiền mình tiết kiệm, sẽ tiêu sài ít hơn – và ít mua xe hơi Đức, loại xe hiện đang phổ biến tại Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng nhà đất làm tê liệt nền kinh tế trong nhiều năm như đã được phản ánh ở Mỹ và Tây Ban Nha.
Các chuyên gia nhìn thấy một nguy hiểm khác: Cuộc khủng hoảng nhà đất thậm chí có thể dẫn đến tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Những nhà đầu tư trở thành kẻ nghèo khó có thể sẽ xuống đường chống đối.
Căng thẳng xã hội (do bất công) đã lên cao. Hệ số Gini được dùng để mô tả sự phân chia tài sản không đồng đều của một quốc gia. Giá trị cao hơn 0,4 là quan trọng đối với sự ổn định của xã hội. Trung Quốc đạt 0,46.
Các nhà phê bình gọi nó một xã hội kleptocracy, ở đó những người có quyền thế làm giàu cho bản thân một cách bất công. Theo nhận xét các nhà xã hội học Trung Quốc 91% tỷ phú tại Trung Quốc là thân nhân của quan chức cao cấp của chính phủ và đảng . Con trai của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thu lời nhiều triệu bạc bởi công ty nguồn vốn của chính ông ta và gần đây đã trở thành giám đốc của công ty viễn thông nhà nước khổng lồ của Trung Quốc là Satcom.
Bắc Kinh biết rằng, nhân dân rất tức giận, họ có thể giận dữ thực sự. Tại thành phố phía nam Zengcheng (thuộc Quảng Châu) công nhân đốt xe hơi và xông vào chiếm lĩnh các tòa nhà chính phủ sau khi cảnh sát đã đánh đưổi một phụ nữ buôn bán trên đường phố.
Hơn 100.000 cuộc biểu tình lớn hoặc nhỏ xảy ra hàng năm.
Giới chính trị hàng đầu phản ứng bằng cách tăng ngân sách an ninh quốc nội lên tới 111 tỷ đôla Mỹ – 5 tỷ nhiều hơn chi phí quốc phòng.
Nghèo khó (hình Chiết Giang) 2/3 người Trung quốc làm được mỗi ngày ít hơn 2 USD. Tình trạng bất ổn tích lũy.
Thực sự các nhà lãnh đạo Cộng sản muốn thay đổi. Từ bỏ trạng thái dư thừa về đầu tư và xuất cảng và đạt nhiều tiêu thụ, qua sự cảnh báo về sự bất ổn của Ôn Gia Bảo trong năm 2007.
Trên thực tế, Trung quốc đã phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bằng cách đưa ra một gói kích thích kinh tế với 586 tỷ USD nhằm cứu tăng trưởng. Các qui định được nghiêm ngặt trước đây về việc mua bán bất động sản đã được nới lỏng. Kết quả là phần đầu tư trong tổng sản lượng nội địa (GDP) tăng cao hơn nữa, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã lên đến 48%.
Sự mất cân bằng trong hệ thống đã không nhỏ đi, nhưng lại lớn hơn.
Bây giờ, khi phải đối mặt với bong bóng nguy hiểm cấp tính, các nhà phát triển bất động sản đã nhận được lệnh từ Bắc Kinh là không được thực hiện dự án mới, một nhà môi giới cho biết. Bởi vì nền kinh tế phát triển chậm, đảng đã cho giảm lãi suất cơ bản cùng một lúc. Trên nguyên tắc chính sách trên khuyến khích đầu tư nhiều hơn, đặc biệt bởi các công ty nhà nước vì những công ty này có thể vay tiền rất rẻ.
Thí dụ ngành thép: Nhóm Baosteel được phép thiết lập một nhà máy mới với chi phí 11 tỷ đôla Mỹ – mặc dù các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo số lượng dư thừa thép hiện nay là 100 triệu tấn.
Đối thủ Wuhan Iron & Steel dự định sử dụng trong năm năm tới 4,7 tỷ đôla vào các ngành không liên quan đến thép như hoá chất, chuyên chở (logistic), lập các trang trại nuôi heo, cá. Công ty buôn bán ngũ cốc nhà nước COFCO đã thiết lập trong khách sạn sang trọng ở Bắc Kinh.
Nếu tiền lời rẻ như vậy thì bắt buộc phải đầu tư – đầu tư vào ngành nào cũng được, không thành vấn đề. Và hoàn toàn không lệ thuộc là có kiến thức hay không.
Có thể là tỷ lệ tăng trưởng vẫn tiếp tục cao. Nhưng cũng có thể cũng có thể là sau đó sẽ có nhiều hơn “những con voi trắng“ gây nguy hiểm niềm hy vọng của nền kinh tế toàn cầu ở Viễn đông.
Bắc Kinh táo bạo bước vào nguy cơ. Trong những tháng tới sự thay đổi quyền lực sẽ xảy ra. Hầu như toàn bộ lãnh đạo chính trị được thay thế. Mục tiêu tối cao là nhằm giữ ổn định nền kinh tế trong thời điểm tinh tế này. Đảng Cộng sản biết rằng quyền lực của họ có thể bị xói mòn một cách nhanh chóng, nếu tỷ lệ tăng trưởng suy giảm và dân chúng không còn ti tưởng vào lời hứa hẹn cmang lại thịnh vượng cho tất cả mọi người.
Những người lạc quan như Arthur Kroeber, sáng lập viên của công ty tư vấn GK Dragonomics, tin rằng Trung Quốc có thể chiến thắng với thời gian. Trong quá khứ đế quốc bạc tỷ đã tăng trưởng mãi vào các cấu trúc lớn hơn, những cấu trúc này được xây dựng trước một cách sự vội vã. Kroeber nhớ lại thời gian ông đến Bắc Kinh năm 1985, ông và vợ đã cùng chạy xe đạp trên đường cao tốc vành đai mới được hoàn thành, bởi vì lúc đó không có xe hơi di chuyển trên đường. Ngày nay có thêm một nửa tá đường vành đai nhưng trên tất cả các đường này xe cộ di chuyển đông đặc.
Những người lạc quan cũng cho rằng Bắc Kinh – không giống như nhiều nước châu Âu – có khả năng về chính sách phát triển kinh tế, nhờ dự trữ ngoại hối 3200 tỷ USD và nợ chính phủ chỉ với 50% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Sự thật là tình hình tài chính không mạnh mẽ cho lắm. Các cơ quan chính phủ chồng chất với khoản nợ khổng lồ. Năm 2011 dịch vụ kinh tế Bloomberg báo cáo về một số hoạt động kinh doanh mạo hiểm của chính quyền địa phương. Loudi, một thành phố 4 triệu-dân cư ở phía nam, tài trợ một chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở với 185 triệu đô la Mỹ – sân vận động, đường giao thông, nhà máy xử lý nước – bằng công trái phiếu với vật bảo chứng là bất động sản được định cao giá hơn (giá thực sự trên thị trường).
Loudi có lẽ hiện diện khắp mọi nơi. „Xây dựng là phương tiện dễ nhất của chính quyền cấp tỉnh nhằm đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng của trung ương“, Gillem Tulloch, chuyên gia phân tích người Hong Kong, cho biết.
Vào năm 2011 nợ của Trung Quốc trong khu vực công và tư đạt một nửa tổng sản phẩm trong nước (GDP) – các quốc gia khác đã đưa ra con số cao hơn. „Nhiều chính quyền tỉnh sẽ không thể thực hiện lời hứa trả nợ của họ,“ Jinsong Du, một chuyên gia của ngân hàng đầu tư Credit Suisse tại Hồng Kông, dự đoán.
Bí thư đảng tỉnh cho rằng, Bắc Kinh sẽ giúp đỡ trong trường hợp khó khăn.
J: Năm bắt đầu được quan sát (J=2002 cho China, 1989 cho Thailand vv…)
Trung quốc được cân bằng? Tại Thái Lan, trong những năm phát triển tỷ lệ đầu tư cũng rất cao – trước khi sụp đổ. Sẽ đến phiên Trung Quốc? Nguồn: Nomura
Tình trạng ngành ngân hàng cũng không rõ ràng. Chính thức, theo báo cáo là lợi nhuận đạt kỷ lục và (ngành ngân hàng) được coi là ổn định. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Ngân hàng Đức Deutsche Bank ước tính rằng 25% các khoản vay ngân hàng hiện nay thuộc về ngành bất động sản đang bịnh hoạn. Cơ quan định giá Fitch thậm chí còn nêu 35%. Ngoài ra theo các nhà phê bình thì các khoản nợ xấu của các công ty nhà nước và “những con voi trắng“ được che dấu.
Tất cả những hiện tượng ở Trung Quốc thể hiện được gì khi nhìn tổng quát? Edward Chancellor thuộc công ty quản lý tài sản Hoa Kỳ GMO có thể đúng khi ông nói: „… Tôi không biết khi nào sự sụp đổ xảy ra, tôi chỉ biết là Trung Quốc có tất cả các triệu chứng của sự bùng nổ quá mức và sẽ kết thúc một cách cổ điển là khủng khiếp“.
FOCUS hỏi các tổng công ty Đức thuộc Dax30 về nguy cơ Trung Quốc. 13 tổng công ty trả lời và nhận xét tình hình như sau: Ba tổng công ty lo sợ bất ổn xã hội và các cuộc biểu tình sẽ xảy ra, sáu cho rằng xuất cảng sẽ giảm đi, đầu tư rất cao vào hạ tầng cơ sở hoặc một bong bóng bất động sản sẽ đến, bảy tổng công ty cho rằng sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng.
Juliet Giang, Phó giám đốc của công ty xây dựng đầy tham vọng Broad ở Trường Sa, không hề có hoài nghi về tình thế căng thẳng. Bà đã có phản ứng kinh dị khi được hỏi liệu kế hoạch xây dựng đạt kỷ lục này có bị thất bại và có quá nhiều căn hộ (bị bỏ trống): “Không, không, làm sao Quí vị lại nghĩ vậy? Toà nhà của chúng tôi sẽ được sử dụng cấp bách.“
© Nguyễn Hội
© Đàn Chim Việt - Bong bóng Trung quốc
---------------------------------------
--China’s elite eye leaders set to bring calm
(Financial Times)-Officials gather in Beidaihe to hammer out in secrecy the least controversial line-up for the Communist party’s politburo standing committee
-“Lãi suất tối đa” 15%/năm đã đến đâu?
VnEconomy -Đến ngày 2/8/2012 đã có báo cáo của 69 tổ chức tín dụng chiếm thị phần tín dụng 90%
- Nói và làm: Lạm phát, đừng nói không đáng lo (VNN).
- Ngân hàng và DN khó tìm được tiếng nói chung (DĐDN).
- Bộ trưởng trả lời về vụ Dương Chí Dũng (VNN).
- Giải cứu doanh nghiệp: Đâu là điểm nút? (QĐND). – Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam: Không có chuyện dùng tiền NSNN cứu các Doanh nghiệp (TTVN). – “Không lấy tiền thuế của dân để lo cho một số doanh nghiệp”(VnEco).
- Thu hồi nợ đọng thuế, giải quyết hàng tồn kho (SGGP).
- Doanh nghiệp nhà nước và bí ẩn quản trị (TT).
- Kích cầu ngược (TN).
-
- “Tăng giá điện là việc hết sức bình thường” (VnEco).
- EVN lại kêu cứu cho để thông quan thiết bị quan trắc đập thuỷ điện Sông Tranh (SGTT).
- Vinacomin đang tồn kho trên 10,2 triệu tấn than (TTXVN).
-Tiêu thụ than trong nước của Vinacomin sẽ tiếp tục khó khăn
-EVN còn nợ TKV khoảng 1.000 tỷ đồng
VnEconomy -Hiện các đơn vị ngoài ngành nợ TKV hơn 2.000 tỷ đồng trong bối cảnh tài chính của doanh nghiệp này đang gặp khó khăn
-Lượng tiền gửi ngoại tệ liên tiếp giảm từ đầu năm
- Tại sao đầu tư chán Việt Nam (Alan Phan). - Kiến nghị tăng tự chủ cấp phép đầu tư nước ngoài (TT).
- Tiền Giang: Cấm tiểu thương bán trái cây ngoại (PLTP). - Lúa gạo tăng giá cuối mùa: Lợi nhuận “chảy” về đâu?(TBKTSG). - Người nuôi cá tra vẫn treo ao(NLĐ). - Rau VietGAP – Làm sao tiêu thụ hết? (SGGP). – Giá xuất khẩu hồ tiêu tăng 20%. - ĐBSCL: Khuyến cáo tình trạng nông dân bỏ lúa sang trồng cam.
--Trò chơi quyền lực trên dòng sông Mê Công (Bangkok Post/ BoxitVN).
- Khi dự án mở rộng cửa ngõ “chưa biết ngày khởi công” (SGTT).
- Muaban24 và “hiệu ứng con đỉa” (Đào Tuấn). - Thêm nhiều người mất tiền khi mua gian hàng ảo (TN). – Sao lại để kéo dài? (PLTP).
- Ba ngân hàng ‘họp kín’ vì Bianfishco (Vef). - Vẫn nhập nhằng 25 triệu cổ phần của đại gia Diệu Hiền (VNE). - Ba ngân hàng ‘họp kín’ vì Bianfishco (VEF). - Nhập nhằng 25 triệu cổ phần của đại gia Diệu Hiền (VNE).
- Nghị định 69 làm khó doanh nghiệp BĐS (TN). – Cần đảm bảo công bằng quyền lợi khi thu hồi đất (PLVN). - Hoàng Anh Gia Lai đang nắm giữ những tài sản gì? (VINACORP).
- Lạ kỳ: Thua lỗ vẫn đua nhau mở siêu thị (Vef).
- Đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi (Vef).
- Nghịch lý bông sợi (DĐDN). - “Phác đồ” điều trị cho doanh nghiệp thủy sản (DĐDN). - Mua lúa gạo tạm trữ: nhiều nông dân không lãi (TT).
- Người dân chắt chiu, nhà kinh doanh hồi hộp (SGTT).
- Nội Lễ: Vượt vũ môn vào vũ bão (Bee).
- Hội chợ hàng Việt Nam tại Nhật (NLĐ).
- “Pháo đài” yến sẽ vượt tầm kiểm soát (TT).
- Giảm lãi suất, đề phòng thanh khoản – tỷ giá (Sàn OTC). - Lại đua lãi suất (LĐ).
- Nợ xấu cao, lãi suất thấp, dân sẽ ngại gửi tiền (Infonet).
- GS Douglas Coulter: Tái cấu trúc DN phải gắn với chiến lược và hiệu quả (Petrotimes).
- Không có chuyện dùng tiền dân lo cho doanh nghiệp (DT).
- Còn vướng “ông giữ tiền” (NNVN).
- Cho phép doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu ô tô: Quá chặt về thời gian, chủng loại (VIR).
- Bà Thái Hương: “Nhận ngạo mạn, xin kiêu hãnh” (VnEco).
- Vàng tăng giá, USD ổn định (VnEco).
- Các Công ty chứng khoán: Mạnh tay hạ phí và giảm lãi suất (LĐ). - UBCK yêu cầu kiểm toán viên sát sao hơn với chỉ tiêu vốn khả dụng (ĐTCK). - Nhiều “mảng tối” lộ diện trong báo cáo quản trị công ty (ĐTCK). - Những doanh nhân U40 giàu nhất trên sàn chứng khoán (Sàn OTC/TTVN).
- Khi xăng tăng giá không còn là ‘cú sốc’ (ĐV).
- Đường nội dội chợ vì đường ngoại (NNVN).
- Bưởi Năm Roi giá cao kỷ lục (NNVN). - Hải Phòng: Sống không an toàn ở các làng nghề (DV).
- Rau củ quả né mác Trung Quốc (SGTT).
Lời người dịch: Bài viết sau đây phân tích cùng đưa ra những triệu chứng cho sự sụp đổ nền kinh tế Trung quốc, đồng thời cũng là sụp đổ chế độ cộng sản Trung quốc. Nhận thấy bài viết có giá trị, xin mạn phép dịch ra tiếng Việt chuyển đến Quí đồng hương cùng tham khảo. Mong ước rằng, những con dân nước Việt đang phục vụ hay ủng hộ giới thống trị cộng sản Trung quốc và Việt nam hãy mau hối cải trở về với Dân tộc để cùng xây dựng lại đất nước vì “chế độ cộng sản Trung quốc sẽ sụp đổ“ như nhận định của bà Hillary Clinton.
—————————————————–
Là đế quốc bạc tỷ (Trung quốc) được coi là niềm hy vọng sáng chói nhất của nền kinh tế toàn cầu suy yếu. Trên thực tế, nền kinh tế quốc gia Viễn đông này ít vững chắc rất xa vời so với dự kiến. sau đây là bài phân tích về mối đe dọa toàn cầu.
Hiện nay Trung quốc đang phát triển biên giới theo chiều cao. Trường Sa, một thành phố ít được biết đến nằm bên trong nội địa với 7 triệu dân số, hai lần lớn hơn Berlin, có kế hoạch xây dựng toà nhà cao nhất thế giới. Sky City One sẽ là tên toà nhà này. “Thành phố Trời“ sẽ đủ chỗ cho 31400 người cư ngụ, làm việc, mua sắm, học hành và đi bác sĩ. Toà nhà sẽ bao gồm 220 tầng lầu, cao 838 m – mười mét cao hơn toà nhà Khalifa Burj ở Dubai – và tháng Giêng năm 2013 toà nhà này sẽ được mọc lên, với kỹ thuật xây đúc sẵn. Chỉ trong vòng ba tháng!
Với một phần tư năm Trung Quốc muốn đạt một kỷ lục bậc nhất về chiều cao. Trong khi những người xây nhà ở Đức phải tốn một năm cho một ngôi nhà vững chắc.
Người chủ xây nhà ở Trường Sa, nhóm công ty Broad, được biết đến qua bởi máy điều hòa không khí, chưa bao giờ có một công trình tương tự.
Người ta có thể nhận định ý nghĩa dự án bằng cách này hay cách khác: Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng có khả năng đạt nhiều kỷ lục. Hay là xây dựng nhanh nhiều rủi ro trong một khu vực động đất, mà chuyện này chưa từng xảy ra ở quốc gia này, nơi đã có nhiều tòa nhà chọc trời bình thường với chất lượng kém.
Dù bằng cách nào đi nữa, kế hoạch có kích thước siêu (kích thước XXL) được quyết định vào một thời điểm, mà thời điểm đó đưa ra câu hỏi là liệu cuộc đeo đưổi đạt kỷ lục kinh tế của nước Công hoà Nhân dân có thể tiếp tục thực hiện hay không. Hoặc quốc gia vừa vươn lên ở Viễn Đông có phóng đại sức mình và – ít nhất là tạm thời – phải lãnh nhận thất bại hay không.
Trung Quốc đã tăng trưởng vượt bực và trở thành một Đế quốc kinh tế kỳ diệu. Quốc gia mà Mao Trạch Đông sau cuộc cách mạng năm 1949 đưa vào tình trạng nghèo khó, đã trở thành (một trong những) quốc gia hàng đầu thế giới dưới thời Đặng Tiểu Bình từ sau năm 1978. Đế quốc nằm giữa thực sự trở thành Đế quốc ở trung tâm đã thu hút hàng trăm tỷ đô la vốn đầu tư từ ngoại quốc, dự trữ ngoại hối tích lũy hàng nghìn tỷ USD, đã đưa hàng trăm triệu con người ra khỏi tình trạng đói nghèo.
Ấn tượng về những thành tựu (ở Trung Quốc) chuyên gia đã từng đặt câu hỏi, liệu hệ thống ở Trung quốc là mở cửa về mặt kinh tế dưới sự kiểm soát chặt chẽ về chính trị có vượt mặt hệ thống tư bản ở phương Tây hay không.
Tình trạng hiện nay đã cho thấy: hệ thống Bắc Kinh ít vững chắc hơn là dự kiến. Những con số tăng trưởng kinh tế từ lâu được tin cậy luôn đạt hai con số, nay thụt xuống còn 7,6% trong nửa năm sau của năm 2012.
Dấu hiệu đầu tiên của một sự sụp đổ? Đúng vậy, Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Bắc Kinh và cựu chuyên viên ngân hàng Wall-Street cho biết: “Chúng tôi đang đối phó với bong bóng.”
Trớ trêu thay cho Trung Quốc, những thách thức to lớn cho một siêu cường mới, là một đối thủ hiểu biết, là quốc gia mua nhiều công ty, là nơi tiêu thụ nguyên liệu – là mối đe dọa lớn nhất đối với phương Tây không phải vì nền kinh tế quốc gia Viễn Đông này tiếp tục tăng trưởng, nhưng vì nó đang đi xuống. Cộng hòa Nhân dân góp phần với mười phần trăm tăng trưởng toàn cầu là niềm hy vọng lớn nhất của một nền kinh tế thế giới chậm chạp.
Tập đoàn BASF ở Ludwigshafen từ đầu năm nay đã khởi đầu cho hoạt động nhà máy hóa chất với chi phí một tỷ EUR. Công ty cung cấp phần mềm SAP cho tới năm 2015 sẽ đầu tư 1,5 tỷ EUR. Ngân sách đầu tư của Volkswagen là 14 tỷ EUR cho tới năm 2016. Trung Quốc là thị trường chính của Volkswagen. Một nửa xuất cảng máy móc của Đức nhập vào thị trường Trung quốc.
Danh sách tín hữu của Trung Quốc rất dài, dài như là sự bùng nổ kinh tế cho đến nay, sự bùng nổ này có thể đi đến kết thúc vào năm con rồng, theo lịch của Tầu đáng lý ra đem lại may mắn. Bởi vì tác đông phát triển kinh tế là xuất cảng không còn hoạt động như bình thường như trước nữa. Và khi nước Cộng hòa nhân dân, do sự bùng nổ kinh tế lớn đã có chính sách mua (công ty) một cách phóng đại, điều này có thể gây mất ổn định đất nước.
Ước mơ của các doanh nhân cá nhân đã bị đổ vỡ. Chàng kỹ sư năng động Wang Chuanfu tưởng tượng mình như là một Đế vương về ngành xe hơi. Năm 1995, ông thành lập công ty BYD (Build Your Dreams – Thực hiện giấc mơ của bạn) để sản xuất pin và accu. Năm 2003, ông mua được một hãng xe yếu kém, nhằm – theo mục tiêu của ông – đến năm 2025 trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất trái đất.
Cửa hàng và giá cổ phiếu đã tăng nhanh chóng cho đến khi chúng giảm nhanh chóng. BYD hiện dường như không có lợi nhuận, trên thị trường tăng trưởng Trung quốc thị trường buôn bán xe hơi xuống dốc.
“BYD ban đầu chỉ muốn kiến thức của chúng tôi và nghĩ rằng có thể tự làm mọi thứ được“ ông Peter Bauer, Giám đốc của công ty chip Infineon tại Munich, cho biết. “Hôm nay, BYD là một khách hàng tốt (của chúng tôi).”
Đôi khi, các công ty Viễn Đông có những thể hiện rất kỳ lạ, to lớn hơn chính họ. Bảng kế toán của công ty không thể luôn luôn được đáng tin cậy – theo cảnh báo của công ty nghiên cứu Muddy Waters tại Hồng Kông, công ty này đặt tên cho mình theo một câu ngạn ngữ Trung Quốc: “nước đục dễ dàng hơn cho việc đánh bắt cá.“
Những công ty được cho là hàng đầu ngành cũng không vững chắc. Thí dụ về ngành tế bào năng lượng mặt trời (Sloar Cells). Sự thật là các nhà sản xuất Trung Quốc có thể độc quyền trên thị trường thế giới và các công ty Đức chẳng hạn như Solon và Q-Cells đã bị phá sản. Cũng là sự thật là giới cạnh tranh ở Viễn Đông không có lời với giá hàng thấp của họ – như Huang Ming, chủ tịch của Himin năng lượng mặt trời, gần đây tiết lộ: “Chúng tôi không có luật pháp như ở Đức là ép buộc công ty phải khai phá sản nếu không đạt được một số điểm được qui định.Vì vậy các thảm họa ít được nhìn nhận ra. Mười công ty lớn nhất của Trung Quốc về năng lượng mặt trời (có cổ phần được bán) trên thị trường chứng khoán New York đã lỗ 2 tỷ Đô la mỹ vào năm ngoái.“
Một nhà sản xuất xe hơi phấn khích, đã „sửa đẹp“ bảng cân đối kế toán, ngạc nhiên về ngành kinh doanh năng lượng mặt trời mờ ảm, là những điểm nổi bật cho thấy rằng những báo cáo trên giấy tờ ở Trung Quốc còn thậm tệ hơn là thực tế của nó.
Nền kinh tế quốc gia “không ổn định, không cân bằng, không phối hợp và do đó không bền vững“, đó là một phát biểu rất kinh ngạc và thẳng thắn của Thủ tướng Ôn Gia Bảo vào năm 2007. Chẩn đoán của ông vẫn còn đúng. Nền kinh tế dựa vào đầu tư quá cao so với mức tiêu thụ.
Trung Quốc mất cân bằng một phiá. Nền kinh tế của Trung Quốc càng tăng trưởng bao nhiêu thì đầu tư càng gia tăng để làm tăng trưởng GDP – chứ không phải tiêu thụ gia tăng. Nguồn: Nomura
Tại Trung Quốc được xây dựng trong một kích thước khổng lồ, một ngôn từ được đưa ra để mô tả tình trạng này là “con voi trắng“. Các vị vua của Xiêm La, ngày nay là Thái Lan, tặng cho một cận thần thất sủng một khi một con voi trắng, để hủy hoại cận thần này vì các chi phí bảo dưỡng con voi này rất cao.
Chuyên gia các quốc gia nói tiếng Anh ngày nay khi đề cập đến từ „con voi trắng“, có nghĩa là hàng mua với giá rất cao nhưng ít được sử dụng. Họ thường có ý ám chỉ đến Trung Quốc.
Rất nhiều phi trường (sân bay) mới được dựng lên. Con số 160 hiện nay sẽ được tăng thêm 70 cho đến năm 2015, mặc dù công ty đầu ngành Air China đã tuyên bố, sẽ không bay đến các phi trường nhỏ “vì lý do kinh tế“. Có thể vì lý do Trung Quốc đang đồng thời mở rộng đường sắt ồ ạt: Cho đến năm 2015, các mạng đường sắt với tốc độ cao sẽ lên tới 25 ngàn cây số.
Nhiếu nhà máy sản xuất được hiện lên.Vô số các nhà máy không sản xuất cho tiêu dùng tại Trung Quốc mà để xuất cảng. Đã từ lâu xuất cảng gia tăng cao. Bây giờ đã được rõ: thế giới quá nhỏ bé so vớ con số container của Trung Quốc, những container vẫn còn gia tăng cao hơn nữa. Đặc biệt là nợ ở châu Âu làm giảm nhu cầu tiêu thụ (hàng Trung Quốc) và lương thợ cùng hối đoái ở các quốc gia mới nổi khác thấp hơn nước Cộng hòa nhân dân.
Và bất động sản cứ được dựng lên. Rất nhiều bất động sản. Trong “Trung tâm buôn bán Nam Trung Quốc” thuộc thành phố 8 triệu dân Đông Quan (Quảng Đông) một phụ nữ lau sạch sàn nhà với tường sơn mảnh màu hồng của thạch cao. Trung tâm buôn bán này khai trương cách đây bảy năm là một trung tâm buôn bán lớn nhất của Trung Quốc – với 1.500 cửa hàng và 70 ngàn khách hàng mỗi ngày.
“Hôm nay tôi chưa bán được bất cứ cái gì,” người đàn ông với vẻ bề ngoài chán nản là chủ của cửa hang bán đồ chơi cho biết. “Đôi khi tôi chẳng bán được gì trong năm ngày trời. (nguyên văn: Đôi khi phải đợi đến năm ngày tôi mới bán được gì)”.
Thành phố Ordos trong khu vực Nội Mông cổ vắng bóng người. Rất ít xe xe cộ lăn trên các đường phố. Đằng sau những đụn cát tỏa sáng một bảo tàng nghệ thuật tương lai như là một bảo vật to lớn vừa được tìm thấy. Và cũng giống như một ảo ảnh. Du khách? Không được nhìn thấy. Thỉnh thoảng chỉ một vài phụ nữ với túi mua sắm đi ngang qua đài tưởng niệm con ngựa khổng lồ.
Bởi vì của nhà cầm quyền Trung Quốc phỏng đoán rằng ở Ordos có trữ lượng khổng lồ về dầu, khí đốt và than đá, do đó họ đã cho xây dựng một thành phố mới trong xa mạc mà ở đó hầu như không ai dọn đến. Thay vì kế hoạch cho hàng triệu người sinh sống, tại thành phố này chỉ có vài ngàn người đến ở.
Cả nước có nhiều thị trấn ma tương tự. Tổng số căn hộ, nhà cửa bị bỏ trống (tại Trung quốc) được tính lên tới 64 triệu căn.
Đối với Nicholas Lardy, một chuyên gia có uy tín Châu Á ở Washington, nguyên nhân của sự bùng nổ ngành xây dựng trong những năm gần đây chủ yếu do nhu cầu mua bất động sản nhằm đầu tư (lấy lời).
Nhiều người Trung Quốc đang trong tình trạng thiếu tiết kiệm. Họ phải tự chi phí cho bệnh tật và tuổi già. Nhưng phải giải quyết thế nào đây? Do lạm phát vượt quá lãi suất ngân hàng nên họ đặt hết hy vọng vào nhà đất.
Trong quá khứ tình hình phát triển chủ yếu là tốt, giá nhà tăng cao, nhưng bây giờ giá không còn tăng nữa. Hiện nay giá nhà đã trì trệ tại các đô thị lớn.
Hai khả năng có thể xảy ra (cho Trung quốc). Một là: Giá nhà ngưng lại cho đến khi kế hoạch đô thị hóa đạt được và các tòa nhà mới có dân cư dọn đến ở. Trên thực tế, không chỉ con số thành phố tại Trung Quốc vẫn được tiếp tục tăng, mà con số nhà gần đây tăng trưởng còn cao hơn nữa.
Khả năng khác là: Giá bất động sản bị rơi trầm trọng – một phần vì giá nhà phải rẻ hơn phù hợp cho những người dọn đến ở.
Chỉ số quá nóng cho ngành xây dựng là xi măng tiêu thụ trung bình trên đầu người. Ở Mỹ và Tây Ban Nha chỉ số này tăng đáng kể trước khi giá nhà rơi. Mức tiêu thụ xi măng hiện nay ở Trung quốc đã đạt đến mức báo động.
Trung Quốc mất cân bằng một cách không thể kềm chế. Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã trải qua bong bóng và khủng hoảng nhà đất, sự kiện được phản ánh trong sự tăng và giảm tiêu thụ xi măng. Trung Quốc hiện nay đã đạt mức tiêu thụ tối đa. Source: Société Générale
Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã trải qua một bong bóng bất động sản, tiếp theo là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Bây giờ đến Trung Quốc?
Đó sẽ là điều thảm họa. Thị trường bất động sản đối với Trung Quốc „hầu như liên quan thành hệ thống“, phân tích của ngân hàng Đức Deutsche Bank. Ngành xây dựng bao gồm 15% tổng số nhân công và tiêu thụ 40% sản lượng thép của Trung quốc.
Mức độ căng thẳng của tình thế được chuyên gia của ngân hàng đầu tư Jefferies thổ lộ qua sự việc được minh xác sau, công ty vật liệu xây dựng mua máy trộn bê tông, nhưng không cần thiết đến và cũng không cho máy hoạt động: người bán máy tài trợ và cung cấp thiết bị trên để họ (công ty vật liệu xây dựng) sau đó dùng máy trộn bê tông làm vật bảo chứng mượn nợ ngân hàng nhằm có thể thanh toán như tiền lương cùng các hóa đơn tiền điện.
Sự sụp đổ của ngành „bê tông vàng“ sẽ là điều thảm hoạ, bởi vì nhiều người Trung Quốc sẽ bị mất của. Những ngưiờ bị mất tiền mình tiết kiệm, sẽ tiêu sài ít hơn – và ít mua xe hơi Đức, loại xe hiện đang phổ biến tại Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng nhà đất làm tê liệt nền kinh tế trong nhiều năm như đã được phản ánh ở Mỹ và Tây Ban Nha.
Các chuyên gia nhìn thấy một nguy hiểm khác: Cuộc khủng hoảng nhà đất thậm chí có thể dẫn đến tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Những nhà đầu tư trở thành kẻ nghèo khó có thể sẽ xuống đường chống đối.
Căng thẳng xã hội (do bất công) đã lên cao. Hệ số Gini được dùng để mô tả sự phân chia tài sản không đồng đều của một quốc gia. Giá trị cao hơn 0,4 là quan trọng đối với sự ổn định của xã hội. Trung Quốc đạt 0,46.
Các nhà phê bình gọi nó một xã hội kleptocracy, ở đó những người có quyền thế làm giàu cho bản thân một cách bất công. Theo nhận xét các nhà xã hội học Trung Quốc 91% tỷ phú tại Trung Quốc là thân nhân của quan chức cao cấp của chính phủ và đảng . Con trai của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thu lời nhiều triệu bạc bởi công ty nguồn vốn của chính ông ta và gần đây đã trở thành giám đốc của công ty viễn thông nhà nước khổng lồ của Trung Quốc là Satcom.
Bắc Kinh biết rằng, nhân dân rất tức giận, họ có thể giận dữ thực sự. Tại thành phố phía nam Zengcheng (thuộc Quảng Châu) công nhân đốt xe hơi và xông vào chiếm lĩnh các tòa nhà chính phủ sau khi cảnh sát đã đánh đưổi một phụ nữ buôn bán trên đường phố.
Hơn 100.000 cuộc biểu tình lớn hoặc nhỏ xảy ra hàng năm.
Giới chính trị hàng đầu phản ứng bằng cách tăng ngân sách an ninh quốc nội lên tới 111 tỷ đôla Mỹ – 5 tỷ nhiều hơn chi phí quốc phòng.
Nghèo khó (hình Chiết Giang) 2/3 người Trung quốc làm được mỗi ngày ít hơn 2 USD. Tình trạng bất ổn tích lũy.
Trên thực tế, Trung quốc đã phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bằng cách đưa ra một gói kích thích kinh tế với 586 tỷ USD nhằm cứu tăng trưởng. Các qui định được nghiêm ngặt trước đây về việc mua bán bất động sản đã được nới lỏng. Kết quả là phần đầu tư trong tổng sản lượng nội địa (GDP) tăng cao hơn nữa, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã lên đến 48%.
Sự mất cân bằng trong hệ thống đã không nhỏ đi, nhưng lại lớn hơn.
Bây giờ, khi phải đối mặt với bong bóng nguy hiểm cấp tính, các nhà phát triển bất động sản đã nhận được lệnh từ Bắc Kinh là không được thực hiện dự án mới, một nhà môi giới cho biết. Bởi vì nền kinh tế phát triển chậm, đảng đã cho giảm lãi suất cơ bản cùng một lúc. Trên nguyên tắc chính sách trên khuyến khích đầu tư nhiều hơn, đặc biệt bởi các công ty nhà nước vì những công ty này có thể vay tiền rất rẻ.
Thí dụ ngành thép: Nhóm Baosteel được phép thiết lập một nhà máy mới với chi phí 11 tỷ đôla Mỹ – mặc dù các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo số lượng dư thừa thép hiện nay là 100 triệu tấn.
Đối thủ Wuhan Iron & Steel dự định sử dụng trong năm năm tới 4,7 tỷ đôla vào các ngành không liên quan đến thép như hoá chất, chuyên chở (logistic), lập các trang trại nuôi heo, cá. Công ty buôn bán ngũ cốc nhà nước COFCO đã thiết lập trong khách sạn sang trọng ở Bắc Kinh.
Nếu tiền lời rẻ như vậy thì bắt buộc phải đầu tư – đầu tư vào ngành nào cũng được, không thành vấn đề. Và hoàn toàn không lệ thuộc là có kiến thức hay không.
Có thể là tỷ lệ tăng trưởng vẫn tiếp tục cao. Nhưng cũng có thể cũng có thể là sau đó sẽ có nhiều hơn “những con voi trắng“ gây nguy hiểm niềm hy vọng của nền kinh tế toàn cầu ở Viễn đông.
Bắc Kinh táo bạo bước vào nguy cơ. Trong những tháng tới sự thay đổi quyền lực sẽ xảy ra. Hầu như toàn bộ lãnh đạo chính trị được thay thế. Mục tiêu tối cao là nhằm giữ ổn định nền kinh tế trong thời điểm tinh tế này. Đảng Cộng sản biết rằng quyền lực của họ có thể bị xói mòn một cách nhanh chóng, nếu tỷ lệ tăng trưởng suy giảm và dân chúng không còn ti tưởng vào lời hứa hẹn cmang lại thịnh vượng cho tất cả mọi người.
Những người lạc quan như Arthur Kroeber, sáng lập viên của công ty tư vấn GK Dragonomics, tin rằng Trung Quốc có thể chiến thắng với thời gian. Trong quá khứ đế quốc bạc tỷ đã tăng trưởng mãi vào các cấu trúc lớn hơn, những cấu trúc này được xây dựng trước một cách sự vội vã. Kroeber nhớ lại thời gian ông đến Bắc Kinh năm 1985, ông và vợ đã cùng chạy xe đạp trên đường cao tốc vành đai mới được hoàn thành, bởi vì lúc đó không có xe hơi di chuyển trên đường. Ngày nay có thêm một nửa tá đường vành đai nhưng trên tất cả các đường này xe cộ di chuyển đông đặc.
Những người lạc quan cũng cho rằng Bắc Kinh – không giống như nhiều nước châu Âu – có khả năng về chính sách phát triển kinh tế, nhờ dự trữ ngoại hối 3200 tỷ USD và nợ chính phủ chỉ với 50% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Sự thật là tình hình tài chính không mạnh mẽ cho lắm. Các cơ quan chính phủ chồng chất với khoản nợ khổng lồ. Năm 2011 dịch vụ kinh tế Bloomberg báo cáo về một số hoạt động kinh doanh mạo hiểm của chính quyền địa phương. Loudi, một thành phố 4 triệu-dân cư ở phía nam, tài trợ một chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở với 185 triệu đô la Mỹ – sân vận động, đường giao thông, nhà máy xử lý nước – bằng công trái phiếu với vật bảo chứng là bất động sản được định cao giá hơn (giá thực sự trên thị trường).
Loudi có lẽ hiện diện khắp mọi nơi. „Xây dựng là phương tiện dễ nhất của chính quyền cấp tỉnh nhằm đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng của trung ương“, Gillem Tulloch, chuyên gia phân tích người Hong Kong, cho biết.
Vào năm 2011 nợ của Trung Quốc trong khu vực công và tư đạt một nửa tổng sản phẩm trong nước (GDP) – các quốc gia khác đã đưa ra con số cao hơn. „Nhiều chính quyền tỉnh sẽ không thể thực hiện lời hứa trả nợ của họ,“ Jinsong Du, một chuyên gia của ngân hàng đầu tư Credit Suisse tại Hồng Kông, dự đoán.
Bí thư đảng tỉnh cho rằng, Bắc Kinh sẽ giúp đỡ trong trường hợp khó khăn.
J: Năm bắt đầu được quan sát (J=2002 cho China, 1989 cho Thailand vv…)
Trung quốc được cân bằng? Tại Thái Lan, trong những năm phát triển tỷ lệ đầu tư cũng rất cao – trước khi sụp đổ. Sẽ đến phiên Trung Quốc? Nguồn: Nomura
Tình trạng ngành ngân hàng cũng không rõ ràng. Chính thức, theo báo cáo là lợi nhuận đạt kỷ lục và (ngành ngân hàng) được coi là ổn định. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Ngân hàng Đức Deutsche Bank ước tính rằng 25% các khoản vay ngân hàng hiện nay thuộc về ngành bất động sản đang bịnh hoạn. Cơ quan định giá Fitch thậm chí còn nêu 35%. Ngoài ra theo các nhà phê bình thì các khoản nợ xấu của các công ty nhà nước và “những con voi trắng“ được che dấu.
Tất cả những hiện tượng ở Trung Quốc thể hiện được gì khi nhìn tổng quát? Edward Chancellor thuộc công ty quản lý tài sản Hoa Kỳ GMO có thể đúng khi ông nói: „… Tôi không biết khi nào sự sụp đổ xảy ra, tôi chỉ biết là Trung Quốc có tất cả các triệu chứng của sự bùng nổ quá mức và sẽ kết thúc một cách cổ điển là khủng khiếp“.
FOCUS hỏi các tổng công ty Đức thuộc Dax30 về nguy cơ Trung Quốc. 13 tổng công ty trả lời và nhận xét tình hình như sau: Ba tổng công ty lo sợ bất ổn xã hội và các cuộc biểu tình sẽ xảy ra, sáu cho rằng xuất cảng sẽ giảm đi, đầu tư rất cao vào hạ tầng cơ sở hoặc một bong bóng bất động sản sẽ đến, bảy tổng công ty cho rằng sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng.
Juliet Giang, Phó giám đốc của công ty xây dựng đầy tham vọng Broad ở Trường Sa, không hề có hoài nghi về tình thế căng thẳng. Bà đã có phản ứng kinh dị khi được hỏi liệu kế hoạch xây dựng đạt kỷ lục này có bị thất bại và có quá nhiều căn hộ (bị bỏ trống): “Không, không, làm sao Quí vị lại nghĩ vậy? Toà nhà của chúng tôi sẽ được sử dụng cấp bách.“
© Nguyễn Hội
© Đàn Chim Việt - Bong bóng Trung quốc
---------------------------------------
--China’s elite eye leaders set to bring calm
(Financial Times)-Officials gather in Beidaihe to hammer out in secrecy the least controversial line-up for the Communist party’s politburo standing committee
-“Lãi suất tối đa” 15%/năm đã đến đâu?
VnEconomy -Đến ngày 2/8/2012 đã có báo cáo của 69 tổ chức tín dụng chiếm thị phần tín dụng 90%
- Nói và làm: Lạm phát, đừng nói không đáng lo (VNN).
- Ngân hàng và DN khó tìm được tiếng nói chung (DĐDN).
- Bộ trưởng trả lời về vụ Dương Chí Dũng (VNN).
- Giải cứu doanh nghiệp: Đâu là điểm nút? (QĐND). – Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam: Không có chuyện dùng tiền NSNN cứu các Doanh nghiệp (TTVN). – “Không lấy tiền thuế của dân để lo cho một số doanh nghiệp”(VnEco).
- Thu hồi nợ đọng thuế, giải quyết hàng tồn kho (SGGP).
- Doanh nghiệp nhà nước và bí ẩn quản trị (TT).
- Kích cầu ngược (TN).
-
- “Tăng giá điện là việc hết sức bình thường” (VnEco).
- EVN lại kêu cứu cho để thông quan thiết bị quan trắc đập thuỷ điện Sông Tranh (SGTT).
- Vinacomin đang tồn kho trên 10,2 triệu tấn than (TTXVN).
-Tiêu thụ than trong nước của Vinacomin sẽ tiếp tục khó khăn
Tiêu thụ than trong nước của Vinacomin sẽ tiếp tục gặp khó khăn do sản lượng bán cho các hộ điện giảm.
-EVN còn nợ TKV khoảng 1.000 tỷ đồng
VnEconomy -Hiện các đơn vị ngoài ngành nợ TKV hơn 2.000 tỷ đồng trong bối cảnh tài chính của doanh nghiệp này đang gặp khó khăn
-Lượng tiền gửi ngoại tệ liên tiếp giảm từ đầu năm
Tính đến 31/7/2012, lượng tiền gửi ngoại tệ của dân cư đã giảm hơn 10% so với cuối năm 2011.
- Tại sao đầu tư chán Việt Nam (Alan Phan). - Kiến nghị tăng tự chủ cấp phép đầu tư nước ngoài (TT).
- Tiền Giang: Cấm tiểu thương bán trái cây ngoại (PLTP). - Lúa gạo tăng giá cuối mùa: Lợi nhuận “chảy” về đâu?(TBKTSG). - Người nuôi cá tra vẫn treo ao(NLĐ). - Rau VietGAP – Làm sao tiêu thụ hết? (SGGP). – Giá xuất khẩu hồ tiêu tăng 20%. - ĐBSCL: Khuyến cáo tình trạng nông dân bỏ lúa sang trồng cam.
--Trò chơi quyền lực trên dòng sông Mê Công (Bangkok Post/ BoxitVN).
- Khi dự án mở rộng cửa ngõ “chưa biết ngày khởi công” (SGTT).
- Muaban24 và “hiệu ứng con đỉa” (Đào Tuấn). - Thêm nhiều người mất tiền khi mua gian hàng ảo (TN). – Sao lại để kéo dài? (PLTP).
- Ba ngân hàng ‘họp kín’ vì Bianfishco (Vef). - Vẫn nhập nhằng 25 triệu cổ phần của đại gia Diệu Hiền (VNE). - Ba ngân hàng ‘họp kín’ vì Bianfishco (VEF). - Nhập nhằng 25 triệu cổ phần của đại gia Diệu Hiền (VNE).
- Nghị định 69 làm khó doanh nghiệp BĐS (TN). – Cần đảm bảo công bằng quyền lợi khi thu hồi đất (PLVN). - Hoàng Anh Gia Lai đang nắm giữ những tài sản gì? (VINACORP).
- Lạ kỳ: Thua lỗ vẫn đua nhau mở siêu thị (Vef).
- Đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi (Vef).
- Nghịch lý bông sợi (DĐDN). - “Phác đồ” điều trị cho doanh nghiệp thủy sản (DĐDN). - Mua lúa gạo tạm trữ: nhiều nông dân không lãi (TT).
- Người dân chắt chiu, nhà kinh doanh hồi hộp (SGTT).
- Nội Lễ: Vượt vũ môn vào vũ bão (Bee).
- Hội chợ hàng Việt Nam tại Nhật (NLĐ).
- “Pháo đài” yến sẽ vượt tầm kiểm soát (TT).
- Giảm lãi suất, đề phòng thanh khoản – tỷ giá (Sàn OTC). - Lại đua lãi suất (LĐ).
- Nợ xấu cao, lãi suất thấp, dân sẽ ngại gửi tiền (Infonet).
- GS Douglas Coulter: Tái cấu trúc DN phải gắn với chiến lược và hiệu quả (Petrotimes).
- Không có chuyện dùng tiền dân lo cho doanh nghiệp (DT).
- Còn vướng “ông giữ tiền” (NNVN).
- Cho phép doanh nghiệp tiếp tục nhập khẩu ô tô: Quá chặt về thời gian, chủng loại (VIR).
- Bà Thái Hương: “Nhận ngạo mạn, xin kiêu hãnh” (VnEco).
- Vàng tăng giá, USD ổn định (VnEco).
- Các Công ty chứng khoán: Mạnh tay hạ phí và giảm lãi suất (LĐ). - UBCK yêu cầu kiểm toán viên sát sao hơn với chỉ tiêu vốn khả dụng (ĐTCK). - Nhiều “mảng tối” lộ diện trong báo cáo quản trị công ty (ĐTCK). - Những doanh nhân U40 giàu nhất trên sàn chứng khoán (Sàn OTC/TTVN).
- Khi xăng tăng giá không còn là ‘cú sốc’ (ĐV).
- Đường nội dội chợ vì đường ngoại (NNVN).
- Bưởi Năm Roi giá cao kỷ lục (NNVN). - Hải Phòng: Sống không an toàn ở các làng nghề (DV).
- Rau củ quả né mác Trung Quốc (SGTT).