-Sụt lún ở bảo tàng hiện đại nhất VN do... thời tiết
(Đời sống) - Theo TS. Lê Huy Y, Tổng hội Địa chất Việt Nam, hiện tượng sụt lún ở Bảo tàng Hà Nội (Từ Liêm, Hà Nội) không phải do nền địa chất yếu, mà do nguyên nhân xây dựng.
-- Dư luận Trung Quốc nổi giận với báo cáo nguyên nhân sập cầu (DT).
Sập cầu tại Trung Quốc cũng do lỗi của ... ông trời?
(ĐVO) Thời tiết, quá tải và lỗi của người sử dụng là nguyên nhân của các vụ sập cầu khiến 141 người thiệt mạng và 111 người bị thương trong 5 năm qua chứ không phải do chất lượng xây dựng kém?
(Đời sống) - Theo TS. Lê Huy Y, Tổng hội Địa chất Việt Nam, hiện tượng sụt lún ở Bảo tàng Hà Nội (Từ Liêm, Hà Nội) không phải do nền địa chất yếu, mà do nguyên nhân xây dựng.
Liên quan tới hiện tượng sụt, lún ở nền đất làm lộ móng của Bảo tàng Hà Nội, TS. Lê Huy Y cho rằng, nền địa chất khu vực Bảo tàng Hà Nội là rất tốt, có tầng phủ dày, không phải mỏng như vị trí xuất hiện ‘hố tử thần’ ở đường Lê Văn Lương kéo dài.
“Hiện tượng sụt lún ở bảo tàng Hà Nội không phải do nền địa chất, mà do nguyên nhân xây dựng không đảm bảo. Giờ chỉ còn cách khắc phục là lún tới đâu bơm đất cát vào tới đấy”, TS. Y đánh giá.Còn ông Đồng Huyền Ngọc, Trưởng Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, đã biết hiện tượng sụt lún, việc sụt lún cũng khó tránh khỏi với công trình mới xây dựng xong đưa vào sử dụng.
Vị trí sụt lún đất tại chân móng Bảo tàng Hà Nội - công trình Bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, với số vốn đầu tư tới nay là 2.800 tỷ đồng. |
“Khi phát hiện ra, chúng tôi đã chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục, bồi hoàn đất cát vào vị trí sụt lún. Hiện nay công trình còn hơn 1 năm bảo hành”, ông Ngọc nói.
’Hố tử thần’ sụt trơ móng bảo tàng hiện đại nhất VN |
Về nguyên nhân sụt lún, theo ông Ngọc là do mưa bão. Vì phần viền công trình như lưỡi trai của mũ, có mái nhô ra ngoài, khi đầm tới sát thì không thể đầm bình thường như các chỗ khác, mà phải nhồi đất vào rồi đầm thủ công, nên sụt lún là chuyện đương nhiên và "các chỗ khác có vấn đề gì đâu".
“Hiện tượng sụt lún như vậy không ảnh hưởng tới chất lượng công trình, vì dưới công trình là hàng trăm cọc móng chắc chắn, cơ bản là ở cọc chứ không phải đất, nếu ở đất đấy thì chết. Sụt lún chỉ là ở chỗ trồng cỏ, chỉ cần bồi đắp vào rồi đầm xuống là xong”, ông Ngọc khẳng định.
Khi chúng tôi thắc mắc về tiêu chuẩn cho phép sụt lún là bao nhiêu, thì ông Ngọc cho hay, việc thi công để sụt lún như vừa qua ở Bảo tàng Hà Nội là không được.
Ông Ngọc lý giải: “Tất nhiên phải có thời gian lún, kể cả công trình cũng cho lún bao nhiêu, và phần đất cũng cho phép lún. Nhưng lún để nhìn thấy hốc như vừa rồi (ở Bảo tàng HN - PV) thì không cho phép như vậy. Tuy nhiên, có trường hợp đặc biệt thì mình phải khắc phục ngay”.
Trước đấy như chúng tôi đã đưa tin, sau trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 5, ngày 19/8 vừa qua, bên hông của Bảo tàng Hà Nội xuất hiện hố sụt sâu hơn 1m, dài khoảng 2m, miệng hố rộng khoảng 50cm, xung quanh vị trí lún vẫn xuất hiện nhiều vết nứt.
“Hiện tượng sụt lún như vậy không ảnh hưởng tới chất lượng công trình, vì dưới công trình là hàng trăm cọc móng chắc chắn, cơ bản là ở cọc chứ không phải đất, nếu ở đất đấy thì chết. Sụt lún chỉ là ở chỗ trồng cỏ, chỉ cần bồi đắp vào rồi đầm xuống là xong”, ông Ngọc khẳng định.
Khi chúng tôi thắc mắc về tiêu chuẩn cho phép sụt lún là bao nhiêu, thì ông Ngọc cho hay, việc thi công để sụt lún như vừa qua ở Bảo tàng Hà Nội là không được.
Ông Ngọc lý giải: “Tất nhiên phải có thời gian lún, kể cả công trình cũng cho lún bao nhiêu, và phần đất cũng cho phép lún. Nhưng lún để nhìn thấy hốc như vừa rồi (ở Bảo tàng HN - PV) thì không cho phép như vậy. Tuy nhiên, có trường hợp đặc biệt thì mình phải khắc phục ngay”.
Trước đấy như chúng tôi đã đưa tin, sau trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 5, ngày 19/8 vừa qua, bên hông của Bảo tàng Hà Nội xuất hiện hố sụt sâu hơn 1m, dài khoảng 2m, miệng hố rộng khoảng 50cm, xung quanh vị trí lún vẫn xuất hiện nhiều vết nứt.
Sau khi chúng tôi đưa tin, đơn vị thi công (nhà thầu Vinaconex E&C) đã chở đất, cát tới bồi lấp vào vị trí lún và trồng lại cỏ.
Vá víu vết lún tại Bảo tàng hiện đại nhất nước |
- Lê Việt
-- Dư luận Trung Quốc nổi giận với báo cáo nguyên nhân sập cầu (DT).
Sập cầu tại Trung Quốc cũng do lỗi của ... ông trời?
(ĐVO) Thời tiết, quá tải và lỗi của người sử dụng là nguyên nhân của các vụ sập cầu khiến 141 người thiệt mạng và 111 người bị thương trong 5 năm qua chứ không phải do chất lượng xây dựng kém?
- Sụt lún tại bảo tàng Hà Nội: Đã khắc phục nhưng vẫn còn nhiều chỗ hở (GDVN). - Thời gian gần đây, trên một số trang báo có đưa thông tin và hình ảnh về bảo tàng Hà Nội xuất hiện..
Còn công trình chào mừng Đại lễ nào sẽ đổ bệnh?
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, hố tử thần do... Vua Hùng!?
Tìm ra nguyên nhân đầu tiên hố tử thần ở Hà Nội?
Bảo tàng Hà Nội trấn an về ’hố tử thần’
***************
- Sau động đất, lũ lụt, sóng thần, những con đường ở Nhật Bản, Pháp, Mỹ dù sạt lở nhưng vẫn "gọn ghẽ", để nền đường kiên cố. Còn ở Việt Nam thì...
Phương Thanh (TotallyCoolPix, IBTimes)
– Sự khác biệt về…sạt lở đường ở Việt Nam và nước ngoài (Bee). - Hoảng hồn với hố sụt đất ngay trong nhà (Tin tức).
**************
-’Hố tử thần’ sụt trơ móng bảo tàng hiện đại nhất VN (Phunutoday) - Sau thời gian mưa liên tục chân móng Bảo tàng Hà Nội – bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam hiện nay xuất hiện hố sụt lún, làm trơ từng khối bê tông móng tòa nhà.
Sảnh chính của bảo tàng, với cầu thang hình xoắn ốc.
-’Hố tử thần’ sụt trơ móng bảo tàng hiện đại nhất VN
-----------
Bổ nhiệm sếp Vinalines làm Cục trưởng vì... không nắm thông tin
Tin mới về cục sắt 26 triệu USD của Vinalines
Hố tử thần khổng lồ xứng đáng tầm vóc Thủ đô to
Tìm ra nguyên nhân đầu tiên hố tử thần ở Hà Nội?
Ngày 22/8, thật khó mà tìm được tờ báo nào không đưa tin về câu trả lời của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại đây, ông Thanh cho biết: Thanh tra Chính phủ không được hỏi ý kiến khi bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, mặc dù khi ấy cơ quan thanh tra đang tiến hành thanh tra tại Vinalines, nơi mà ông Dũng làm Chủ tịch HĐTV.
Để rồi sau đó, ông Dương Chí Dũng bị khởi tố và truy nã vì những hành vi vi phạm pháp luật khi còn nắm quyền tại Tổng công ty này.
Hãy khoan bàn đến chuyện pháp luật có bắt buộc Thanh tra Chính phủ phải đưa ra ý kiến khi Bộ Giao thông vận tải ông Dương Chí Dũng hay không, nhưng ta hoàn toàn có thể tin rằng Tổng Thanh tra Chính phủ đã nói thật rằng ông không được hỏi ý kiến.
Vì cũng như khẳng định của ông tại phiên chất vấn, rằng trong quá trình làm việc, nếu phát hiện tham nhũng, tiêu cực, sẽ chuyển ngay hồ sơ sang cho cơ quan điều tra. Do đó, hẳn nếu bên Bộ Giao thông vận tải có hỏi, Thanh tra Chính phủ chẳng dại gì mà không đưa ra một vài kiến nghị đáng nghe về vị nguyên Cục trưởng đang bị truy nã quốc tế.
Điều dở nhất khi nghe ông Huỳnh Phong Tranh trả lời, là những người nhớ dai bỗng nhớ lại những lời chém đinh chặt sắt hồi nào từ phía Bộ Giao thông vận tải. Trả lời chất vấn trước Quốc hội hai tháng trước, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hết sức thành khẩn khi hai lần nhận khuyết điểm trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà Bộ trưởng Thăng đề cập là trong suốt quá trình bổ nhiệm kéo dài hàng tháng, Bộ Giao thông vận tải không nhận được bất kỳ ý kiến nào từ phía cơ quan thanh tra. Nói cho gọn lại, nếu Bộ Giao thông nói bổ nhiệm ông Dũng là do Thanh tra Chính phủ không có ý kiến, thì Thanh tra Chính phủ bảo tại Bộ Giao thông không chịu mở mồm hỏi.
Thử hỏi, trên đời này có ai siêu nhân nào giải quyết được cái mâu thuẫn vĩ đại, cái vòng luẩn quẩn rối như tơ vò này không? Cũng hệt như ngày xưa, các cụ nhà ta vốn nối tiếng khôn ngoan đã vò đầu bứt tóc chịu thua câu đố đơn giản: quả trứng có trước hay con gà có trước, nay quý vị thử nghĩ xem liệu để hai cơ quan này mở lời ra nói chuyện với nhau thì ta phải làm thế nào?
Với những ai có chút tâm hồn lãng mạn, họ có thể giả thiết rằng hai cơ quan này cũng hết sức yêu thương, đoàn kết với nhau, nhưng cũng như các cặp tình nhân tuổi còn đang teen, đôi khi họ giận hờn nhau và ai cũng quyết tâm không mở lời trước cho bên kia biết mặt. Gì chứ riêng cái sự “thỏa thuận hợp tác” thì Bộ trưởng Thăng chắc hẳn sành hơn ai hết.
Còn nhớ, khi Bộ trưởng còn làm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn này đã nổi danh là hăng hái trong việc ký kết các thỏa thuận hợp tác, mà đình đám nhất là với Bộ Tư pháp và Tổng cục Thuế. Phát huy truyền thống này, dưới thời Bộ trưởng Thăng, Bộ Giao thông vận tải đã tiếp tục ký thỏa thuận hợp tác với… Tập đoàn Dầu khí.
Thế cho nên, khi nghe Bộ Giao thông và cơ quan Thanh tra lần lượt giải trình, nhiều người đã tỏ ra ngạc nhiên hết sức, để rồi khi vắt tay lên trán nghĩ ngợi, người ta lại thấy hóa ra hai cơ quan này đã phối hợp hết sức ăn ý khi trả lời đại biểu Quốc hội và công luận, vì xem ra không thể nào vặn vẹo thêm được.
Về mặt logic, ta tuyệt nhiên không thể thêm một chút xíu dữ liệu nào để hòng phá vỡ cái kết cấu vô cùng bền vững giữa hai mệnh đề có nội dung hết sức thống nhất: Không chịu nói nên không biết, và không chịu hỏi nên không nói.
Diễn đạt khác đi, nó nghĩa là: Hai bên cứ lẳng lặng ai làm việc người ấy và túm lại là chẳng có ai sai cả. Có thể hai bên đã quên phối hợp lúc “chèo” con tàu Vinalines, nhưng khi “chống” lại nhịp nhàng và ăn ý quá thể, khiến người nghe tự thấy hoa mắt chóng mặt vì chẳng biết đầu mối cái mớ bòng bong nằm ở đâu.
Đến đây, người viết cũng tha thiết đề nghị quý vị độc giả không nên quá bi quan, bởi thực tiễn cho thấy không có gì mà ta không thể tìm ra được nguyên nhân.
Hôm nay, các báo đồng loạt đưa tin, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có kết luận về nguyên nhân gây ra hố tử thần trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Theo kết luận này thì hóa ra mấy hôm nay các bên liên quan đều đã phí phạm không biết bao nhiêu lời hay ý đẹp cũng như trí tuệ để chứng minh rằng lỗi thuộc về phía bên kia. Như thể muốn cười vào mũi cả Tập đoàn Nam Cường lẫn Tập đoàn Sông Đà, Sở Giao thông vận tải khẳng định đường sụt lún vì mưa quá lớn do ảnh hưởng của bão số 5, chứ tuyệt nhiên không phải do mấy ông cán bộ thoái hóa, biến chất kiểu Dương Chí Dũng!
Thông tin này nghe nói ngay lập tức đã gây chấn động dư luận giới khoa học toàn thế giới và đất nước Nhật Bản. Trong khi các nhà khoa học đang chuẩn bị đổ xô sang Việt Nam để nghiên cứu mưa, thì người Nhật Bản cũng đang vô cùng xấu hổ với người Việt Nam.
Lý do là, sau khi so sánh sức tàn phá, người ta thấy một trận mưa bình thường tại Hà Nội cũng có sức công phá nếu không hơn thì cũng không kém một cơn động đất kèm sóng thần tại Nhật.
Đây đúng là một phát hiện ngàn năm có một, khiến người dân Nhật phải tự nhìn lại mình vì lâu nay họ vẫn cho rằng xứ Phù Tang là mảnh đất chịu thiên tai khủng khiếp nhất. Xin lỗi, em chỉ là… động đất, sóng thần!
Dĩ nhiên, nhìn xa hơn về lịch sử, Hà Nội hoàn toàn có thể đổ lỗi cho các… Vua Hùng. Quý vị thử nghĩ coi, nếu Vua Hùng không sinh ra công chúa Mị Nương, thì làm sao Sơn Tinh, Thủy Tinh lại cứ đời đời choảng nhau như thế và thần nước đâu có điên tiết bẻ gãy đôi con đường kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long như thế?
Và theo cách tư duy này, nhìn lại vụ bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, ta có thể tạm thời kết luận, có lẽ người phải chịu trách nhiệm chính trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là… Dương Chí Dũng.
Lẽ ra, ông ta phải tự nhận ra hành vi vi phạm pháp luật của mình, từ chối sự bổ nhiệm của Bộ trưởng Thăng thì có phải mọi sự sẽ tốt đẹp như lẽ ra nó phải thế không?
Hay cũng là tại các Vua Hùng nhỉ?
- “Hố tử thần”: ‘Vá trước, giám định sau? (VNN). – Sự khác biệt về…sạt lở đường ở Việt Nam và nước ngoài (Bee). - “Hố tử thần” đường Lê Văn Lương và… triết lý con chuồn chuồn (DV). - Hoảng hồn với hố sụt đất ngay trong nhà (Tin tức). “Hố tử thần” Lê Văn Lương nằm trên họng núi lửa cổ?
>> “Nói hố tử thần do mưa là thoả hiệp với nhau!”
>> 'Hố tử thần': Không thể đổ tội cho mưa bão
>> “Hố tử thần” là do tích luỹ nhiều nguyên nhân?
>> Thông đường qua 'hố tử thần' vào ngày 25/8
Dự án 'khủng': Những chiếc bánh vẽ hẩm hiu?Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh xây dựng các dự án kinh tế trong quá trình hội nhập, dù có lúc đích thân Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư phải tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án nhằm hỗ trợ, bố trí việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, lợi ích có về quần chúng số đông?
>> 'Hố tử thần': Không thể đổ tội cho mưa bão
>> “Hố tử thần” là do tích luỹ nhiều nguyên nhân?
>> Thông đường qua 'hố tử thần' vào ngày 25/8
Dự án 'khủng': Những chiếc bánh vẽ hẩm hiu?Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh xây dựng các dự án kinh tế trong quá trình hội nhập, dù có lúc đích thân Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư phải tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án nhằm hỗ trợ, bố trí việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, lợi ích có về quần chúng số đông?
Khoảng 1 tháng nay hố sụt lún bắt đầu xuất hiện ngay chân móng của Bảo tàng Hà Nội. Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, với tổng vốn đầu tư 2.300 tỉ đồng.
Hố sụt lún sâu khoảng 1m, nhìn qua hố dễ dàng thấy phần trụ bê tông móng của tòa nhà.
Hố xuất hiện dưới chân tòa nhà phía đường Đỗ Đức Dục.
Hố dài khoảng 2m, vị trí miệng hố rộng nhất khoảng 40cm.
Được biết hiện tại công trình vẫn đang trong thời gian bảo hành, phần đất bãi cỏ xung quanh tòa nhà sẽ tiếp tục được cải tạo để trồng cây.
Không chỉ phát lộ trụ móng tòa nhà, hố sụt lún còn tạo ra những hàm ếch sâu vào bên trong.
Phía trong tối đen nên khó phát hiện những hàm ếch này sâu vào phía trong tòa nhà bao nhiêu.
Mưa liên tục thời gian qua đã làm các công trình kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội xuất hiện hư hỏng, trước đó là ‘hố tử thần’ khổng lồ trên đường Lê Văn Lương kéo dài, một công trình khách mừng Đại lễ.
Đất sụt lún làm trơ đường dây cáp điện.
Các điểm sụt, nứt khác vẫn tiếp tục xuất hiện ở chân móng tòa nhà.
Bãi cỏ quanh hố sụt lún vẫn tiếp tục có hiện tượng lún nứt thêm, với những rãnh nứt to và kéo dài.
Mặt đất quanh miệng hố có hiện tượng nghiêng về phía hố.
Phối cảnh của Bảo tàng Hà Nội.
-’Hố tử thần’ sụt trơ móng bảo tàng hiện đại nhất VN
-----------
Bổ nhiệm sếp Vinalines làm Cục trưởng vì... không nắm thông tin
Tin mới về cục sắt 26 triệu USD của Vinalines
Hố tử thần khổng lồ xứng đáng tầm vóc Thủ đô to
Tìm ra nguyên nhân đầu tiên hố tử thần ở Hà Nội?
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, hố tử thần do... Vua Hùng!?
(Phunutoday) - Dù Bộ trưởng Thăng kể một đằng, Chánh Thanh tra nói một nẻo về vụ Dương Chí Dũng, nhưng chúng lại ghép thành một vòng luẩn quẩn… hoàn chỉnh. Trong khi ấy, người ta phát hiện ra rằng hố tử thần ở Hà Nội là do các…Vua Hùng!
|
Bộ trưởng Đinh La Thăng chúc mừng ông Dương Chí Dũng (phải) trong ngày trao quyết định bổ nhiệm. |
Ngày 22/8, thật khó mà tìm được tờ báo nào không đưa tin về câu trả lời của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tại đây, ông Thanh cho biết: Thanh tra Chính phủ không được hỏi ý kiến khi bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, mặc dù khi ấy cơ quan thanh tra đang tiến hành thanh tra tại Vinalines, nơi mà ông Dũng làm Chủ tịch HĐTV.
Để rồi sau đó, ông Dương Chí Dũng bị khởi tố và truy nã vì những hành vi vi phạm pháp luật khi còn nắm quyền tại Tổng công ty này.
Hãy khoan bàn đến chuyện pháp luật có bắt buộc Thanh tra Chính phủ phải đưa ra ý kiến khi Bộ Giao thông vận tải ông Dương Chí Dũng hay không, nhưng ta hoàn toàn có thể tin rằng Tổng Thanh tra Chính phủ đã nói thật rằng ông không được hỏi ý kiến.
Vì cũng như khẳng định của ông tại phiên chất vấn, rằng trong quá trình làm việc, nếu phát hiện tham nhũng, tiêu cực, sẽ chuyển ngay hồ sơ sang cho cơ quan điều tra. Do đó, hẳn nếu bên Bộ Giao thông vận tải có hỏi, Thanh tra Chính phủ chẳng dại gì mà không đưa ra một vài kiến nghị đáng nghe về vị nguyên Cục trưởng đang bị truy nã quốc tế.
Điều dở nhất khi nghe ông Huỳnh Phong Tranh trả lời, là những người nhớ dai bỗng nhớ lại những lời chém đinh chặt sắt hồi nào từ phía Bộ Giao thông vận tải. Trả lời chất vấn trước Quốc hội hai tháng trước, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hết sức thành khẩn khi hai lần nhận khuyết điểm trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà Bộ trưởng Thăng đề cập là trong suốt quá trình bổ nhiệm kéo dài hàng tháng, Bộ Giao thông vận tải không nhận được bất kỳ ý kiến nào từ phía cơ quan thanh tra. Nói cho gọn lại, nếu Bộ Giao thông nói bổ nhiệm ông Dũng là do Thanh tra Chính phủ không có ý kiến, thì Thanh tra Chính phủ bảo tại Bộ Giao thông không chịu mở mồm hỏi.
Thử hỏi, trên đời này có ai siêu nhân nào giải quyết được cái mâu thuẫn vĩ đại, cái vòng luẩn quẩn rối như tơ vò này không? Cũng hệt như ngày xưa, các cụ nhà ta vốn nối tiếng khôn ngoan đã vò đầu bứt tóc chịu thua câu đố đơn giản: quả trứng có trước hay con gà có trước, nay quý vị thử nghĩ xem liệu để hai cơ quan này mở lời ra nói chuyện với nhau thì ta phải làm thế nào?
Với những ai có chút tâm hồn lãng mạn, họ có thể giả thiết rằng hai cơ quan này cũng hết sức yêu thương, đoàn kết với nhau, nhưng cũng như các cặp tình nhân tuổi còn đang teen, đôi khi họ giận hờn nhau và ai cũng quyết tâm không mở lời trước cho bên kia biết mặt. Gì chứ riêng cái sự “thỏa thuận hợp tác” thì Bộ trưởng Thăng chắc hẳn sành hơn ai hết.
Còn nhớ, khi Bộ trưởng còn làm Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn này đã nổi danh là hăng hái trong việc ký kết các thỏa thuận hợp tác, mà đình đám nhất là với Bộ Tư pháp và Tổng cục Thuế. Phát huy truyền thống này, dưới thời Bộ trưởng Thăng, Bộ Giao thông vận tải đã tiếp tục ký thỏa thuận hợp tác với… Tập đoàn Dầu khí.
Thế cho nên, khi nghe Bộ Giao thông và cơ quan Thanh tra lần lượt giải trình, nhiều người đã tỏ ra ngạc nhiên hết sức, để rồi khi vắt tay lên trán nghĩ ngợi, người ta lại thấy hóa ra hai cơ quan này đã phối hợp hết sức ăn ý khi trả lời đại biểu Quốc hội và công luận, vì xem ra không thể nào vặn vẹo thêm được.
Về mặt logic, ta tuyệt nhiên không thể thêm một chút xíu dữ liệu nào để hòng phá vỡ cái kết cấu vô cùng bền vững giữa hai mệnh đề có nội dung hết sức thống nhất: Không chịu nói nên không biết, và không chịu hỏi nên không nói.
Diễn đạt khác đi, nó nghĩa là: Hai bên cứ lẳng lặng ai làm việc người ấy và túm lại là chẳng có ai sai cả. Có thể hai bên đã quên phối hợp lúc “chèo” con tàu Vinalines, nhưng khi “chống” lại nhịp nhàng và ăn ý quá thể, khiến người nghe tự thấy hoa mắt chóng mặt vì chẳng biết đầu mối cái mớ bòng bong nằm ở đâu.
Sức tàn phá của mưa tại Hà Nội (trên) và động đất 8,9 độ richter ở Nhật Bản (dưới). |
Đến đây, người viết cũng tha thiết đề nghị quý vị độc giả không nên quá bi quan, bởi thực tiễn cho thấy không có gì mà ta không thể tìm ra được nguyên nhân.
Hôm nay, các báo đồng loạt đưa tin, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có kết luận về nguyên nhân gây ra hố tử thần trên đường Lê Văn Lương kéo dài.
Theo kết luận này thì hóa ra mấy hôm nay các bên liên quan đều đã phí phạm không biết bao nhiêu lời hay ý đẹp cũng như trí tuệ để chứng minh rằng lỗi thuộc về phía bên kia. Như thể muốn cười vào mũi cả Tập đoàn Nam Cường lẫn Tập đoàn Sông Đà, Sở Giao thông vận tải khẳng định đường sụt lún vì mưa quá lớn do ảnh hưởng của bão số 5, chứ tuyệt nhiên không phải do mấy ông cán bộ thoái hóa, biến chất kiểu Dương Chí Dũng!
Thông tin này nghe nói ngay lập tức đã gây chấn động dư luận giới khoa học toàn thế giới và đất nước Nhật Bản. Trong khi các nhà khoa học đang chuẩn bị đổ xô sang Việt Nam để nghiên cứu mưa, thì người Nhật Bản cũng đang vô cùng xấu hổ với người Việt Nam.
Lý do là, sau khi so sánh sức tàn phá, người ta thấy một trận mưa bình thường tại Hà Nội cũng có sức công phá nếu không hơn thì cũng không kém một cơn động đất kèm sóng thần tại Nhật.
Đây đúng là một phát hiện ngàn năm có một, khiến người dân Nhật phải tự nhìn lại mình vì lâu nay họ vẫn cho rằng xứ Phù Tang là mảnh đất chịu thiên tai khủng khiếp nhất. Xin lỗi, em chỉ là… động đất, sóng thần!
Dĩ nhiên, nhìn xa hơn về lịch sử, Hà Nội hoàn toàn có thể đổ lỗi cho các… Vua Hùng. Quý vị thử nghĩ coi, nếu Vua Hùng không sinh ra công chúa Mị Nương, thì làm sao Sơn Tinh, Thủy Tinh lại cứ đời đời choảng nhau như thế và thần nước đâu có điên tiết bẻ gãy đôi con đường kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long như thế?
Và theo cách tư duy này, nhìn lại vụ bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, ta có thể tạm thời kết luận, có lẽ người phải chịu trách nhiệm chính trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là… Dương Chí Dũng.
Lẽ ra, ông ta phải tự nhận ra hành vi vi phạm pháp luật của mình, từ chối sự bổ nhiệm của Bộ trưởng Thăng thì có phải mọi sự sẽ tốt đẹp như lẽ ra nó phải thế không?
Hay cũng là tại các Vua Hùng nhỉ?