Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Xót lòng bữa cơm công nhân

--Xót lòng bữa cơm công nhân
Giá cả liên tục tăng đã đánh thẳng vào bữa cơm công nhân. Không chỉ giảm chất lượng mà bữa ăn công nhân còn chứa nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Ngày nào cũng vậy, khoảng 18 giờ là khu chợ An Bình, thị xã Dĩ An – Bình Dương trở nên tấp nập. Hàng trăm công nhân (CN) vừa tan ca tất bật đi chợ chiều. Theo chân mấy chị CN Công ty New Toyo - KCX Linh Trung 2, tôi ghé vô khu vực bán thịt, cá. Thấy các chị định mua mấy con cá biển đã bị bợt da, mắt trắng dờ, phòi ruột, tôi ngăn lại thì chị Hoàng Thị Thắng bảo: “Thức ăn ở chợ này làm gì có đồ tươi; nhất là tôm, cá”.

Hàng “dạt”, ươn sình

Tôi lân la làm quen một chị bán thịt và đồ lòng cạnh đó. Chị khoe hàng của mình còn “nóng hổi” dù tay chị liên tục quơ quơ nhánh cây để đuổi bầy ruồi xanh cứ vo ve xông vào. Tôi hỏi: “Chị nói hàng mới sao cái mớ đồ lòng này em thấy màu sắc nhợt nhạt, có cái lại màu xanh vậy ?”. “À, cái này là ruột già. Em đi mua ruột già mà thấy màu trắng là họ ướp hóa chất đó, ăn vô hại lắm” - chị bán hàng trả lời. Tôi chê hàng không tươi và định qua mua cá biển thì chị mát mẻ: “Ba cái thứ cá sút đầu, đổ ruột đó họ để cả tháng là ít. Ham rẻ ăn vô đi thì biết”.



Rau là lựa chọn hàng đầu của công nhân
Những người dân sống gần chợ cho chúng tôi biết đa số người bán ở nơi khác đến. Buổi sáng họ bán ở các khu chợ dân sinh lân cận, hàng bán không hết thì buổi chiều dồn về bán cho CN. Cá mú, thịt thà đều là hàng “dạt”, hôm nay bán không hết thì ướp đá để hôm sau bán tiếp. Thứ nào quá ươn, sình thì ướp sả ớt, ngũ vị hương.
Khi tôi hỏi chuyện một bác nhà gần chợ, bác lắc đầu: “Tội nghiệp mấy em CN. Lương bổng không có bao nhiêu mà thứ gì cũng tăng giá nên họ phải tằn tiện từng đồng, ăn không dám ăn. Nói không ngoa, thứ gì dở nhất, tệ nhất người ta để dành bán cho CN”.

Cứ rẻ là mua

Khu chợ tự phát trước cổng KCX Linh Trung 1 (quận Thủ Đức - TPHCM) cũng nhộn nhịp sau giờ tan ca chiều. Rau củ, trái cây, thịt, đậu hũ đều được để trên các xe đẩy bên cạnh các loại rác như túi ni-lông, trái cây, rau đã hỏng vứt đầy dưới đường. Giá các mặt hàng ở “chợ” này khá rẻ, nhất là rau và trái cây. Một chị bán trái cây giải thích: “Đa số CN chỉ quan tâm tới giá cả chứ ít để ý tới chất lượng. Nếu chúng tôi lấy những mặt hàng tốt với giá cao hơn một chút thì không bán được”.

Ở chợ Bùi Văn Ba (quận 7- TPHCM), chúng tôi cũng bắt gặp cảnh CN chen chúc ở các quầy trứng, rau củ. Chỗ bày bán thịt, cá rất ít người mua. Tôm, cá bày bán ở đây, trừ các loại cá sông như cá lóc, cá điêu hồng còn tươi sống, còn lại hầu hết là cá biển, tôm tép, mực... đều là hàng sút đầu, đổ ruột. Chị Thu Lan, tiểu thương ở chợ Bùi Văn Ba, nhận xét: “Đa số CN còn rất trẻ nên họ không chú trọng chuyện ăn uống, bán mắc chút thì họ thà nhịn ăn chớ không mua. Vì vậy, chợ chỉ bán những thứ phù hợp với túi tiền CN”.

Ăn rau là chính

Chen chúc tại các quầy rau củ một hồi, chị Hà Thị Bầu, 29 tuổi, CN Công ty TNHH Freetrend Việt Nam (KCX Linh Trung 2, quận Thủ Đức - TPHCM), chỉ mua mấy trái cà chua, một miếng đậu hũ và 2 quả trứng.



Tôm cá bán ngoài chợ cho công nhân đều là hàng dạt, ươn. Ảnh: VIỆT NHUNG
Chị Bầu cho biết sau khi giá xăng và điện tăng thì cuộc sống của chị cũng như đa số CN càng thêm chật vật. Các chủ nhà trọ cũng mượn cớ để tăng giá phòng trọ. Tiền sinh hoạt hằng tháng của gia đình chị cũng tăng do giá cả ngoài chợ tăng liên tục. Lương của vợ chồng chị cộng lại được gần 6 triệu đồng/tháng.
Tiền nhà trọ, tiền điện, nước, học phí, sữa cho con… đã mất hơn một nửa số lương ấy. “Nếu ốm đau hay gia đình ngoài quê có việc đột xuất thì phải vay mượn” - chị Bầu than thở. Chị cho biết thêm khi đi chợ, chị chỉ dám mua những loại thức ăn rẻ nhất như đậu hũ, trứng, rau…
Tại khu chợ Sanlim hay các chợ tự phát trước KCN Cầu Xéo, huyện Trảng Bom - Đồng Nai, chúng tôi nhìn thấy rất nhiều nữ CN cầm trên tay túi thức ăn chỉ toàn rau. Người nào “sang” hơn một chút thì có thêm trứng hoặc vài con cá nhỏ. Chị Nguyễn Thị Thu, CN Công ty Hansoll Việt Nam, tâm sự: “Ở đây ai cũng vậy, cuối tháng lãnh lương mới dám ăn sang một bữa. Để dành dụm được tiền gửi về quê, phòng chúng tôi 3 người không dám mua quá 60.000 đồng cho 3 bữa ăn”.
Đồng lương ít ỏi mà chi phí sinh hoạt ngày một tăng nên thông thường bữa ăn của các chị chỉ là rau. Nhưng rau mua ở chợ chiều cũng chỉ là những thứ héo, úa, hàng dạt dồn về.

Theo chân chị Trần Thị Thanh, CN Công ty TNHH Nidec Copal (KCX Tân Thuận - TPHCM), về phòng trọ mới biết bữa ăn của chị thật đơn giản: 2 quả trứng, bó cải xanh là bữa tối cho hai người. “Ăn vậy mà còn không dư được là bao, nhiều lúc không nuốt nổi nhưng muốn ăn ngon cũng đâu có tiền?” - chị Thanh ngậm ngùi.



Nhiều hậu quả do ăn thiếu chất

Một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy tỉ lệ thiếu máu của CN trên địa bàn TPHCM là 19,2%. Trong đó, tỉ lệ thiếu máu ở CN nữ là 24,5%, CN nam là 10,2%. Đa số CN bị thiếu máu do bỏ ít nhất 1 trong 3 bữa ăn chính mỗi ngày để tiết kiệm chi tiêu.

Theo TS-BS Huỳnh Tấn Tiến, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường TPHCM, ăn thiếu chất sẽ dẫn đến hậu quả dễ bị suy tim, thiếu máu, ngất, choáng trong quá trình lao động làm ảnh hưởng đến năng suất lao động.


Kỳ tới: Nguy cơ ngộ độc rình rập
HỒNG NHUNG - HIỀN VIỆT
Công nhân ngành than nghỉ việc luân phiên Nhiều lò than đã cắt giảm số ngày công từ 26 ngày xuống còn dưới 20 ngày/tháng.
Hơn 18.000 lao động ngành GTVT thiếu việc
(NLĐ) - Công đoàn (CĐ) GTVT Việt Nam vừa cho biết hiện có 68 doanh nghiệp trong toàn ngành gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Đến nay có hơn 18.000 người lao động (NLĐ) bị thiếu việc, phải nghỉ luân phiên, số nợ BHXH lên đến 386 tỉ đồng. Chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng giao thông, sản xuất công nghiệp đã có trên 8.500 NLĐ thiếu việc, bị nợ BHXH 186 tỉ đồng.

Xác chết bí ẩn hé lộ đường dây buôn người
Biết bị lừa bán qua Trung Quốc, Hoa liều chết nhảy khỏi xe thoát thân nhưng không may đã tử vong. Từ xác chết của Hoa, công an tỉnh Hà Giang đã khám phá ra đường dây buôn người quy mô lớn.
- Dạy nghề cho nông dân mất đất (DV).

--- Tìm đường ‘cứu’ tín dụng: Sao bắt áo cổ cồn đi với quần xắn móng lợn? (DĐDN).

- Hàng ngàn dân Miến Điện biểu tình chống Trung Quốc khai thác mỏ – (RFI).
**************

--Bị đuổi việc vì phát hiện thức ăn có dòi 10/07/2012
 
Con dòi còn sống trong khay thức ăn - Ảnh do công nhân cung cấp
Phải ăn những suất cơm có dòi, nhưng những công nhân phát hiện và phản đối lại bị đuổi việc ngay sau đó.
Vụ việc đầu tiên xảy ra vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 25.6, trong bữa cơm trưa tại Công ty TNHH hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam (Công ty Sumi Việt Nam) ở khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam, một công nhân ăn trưa tại căn tin số 1 phát hiện trong món canh chuối đậu nấu mẻ có dòi. Tiếp theo, nhiều công nhân khác ở căn tin này và cả căn tin số 2 cũng phát hiện ra những con dòi còn sống trong khay để chuối.

Trước sự kiện này, công nhân đồng loạt phản đối và không ăn cơm. Ban giám đốc công ty đã xuống nhận lỗi vì nhà bếp sơ xuất và hứa sẽ sửa sai. Tuy nhiên, trong bữa cơm trưa ngày 28.6, công nhân công ty này lại phát hiện trong món cá kho có dòi.
Chị N.T.T.L, một công nhân nhận được khay cơm có dòi khẳng định: “Trong bữa cơm trưa ngày 25.6, chính mắt tôi đã nhìn thấy trong món canh chuối đậu nấu mẻ có dòi. Hơn nữa, không phải dòi chết mà vẫn sống. Còn ngày 28.6 thì chúng tôi phát hiện dòi đã bị nấu chín trong cá kho”.
Chị N.T.H thì cho biết: “Em mới làm việc tại công ty được 2 tháng, nhiều lần ăn cơm em đều thấy có sâu trong rau. Nhưng việc có dòi thì không thể chấp nhận được”.

Con dòi còn sống trong khay thức ăn - Ảnh do công nhân cung cấp
Sau khi sự việc xảy ra, công nhân bị quản lý chặt hơn khi ra vào công ty - Ảnh Trà Vinh
Đáng ngạc nhiên là sau hai bữa ăn có dòi trong khẩu phần công nhân, ban giám đốc Công ty Sumi Việt Nam ngày 28.6 lại đưa ra thông báo với 5 yêu cầu hết sức vô lý. Trong đó, yêu cầu thứ 4 quy định 10 người đeo biển mang tên “Người kiểm tra” của nhà ăn sẽ đứng ở các khu vực chia suất ăn, “nếu cán bộ công nhân viên phát hiện có vấn đề gì thì mang suất ăn đến người kiểm tra đổi, không tự ý lôi kéo ảnh hưởng đến tình hình chung”.
Sự việc trên càng trở nên bức xúc hơn khi các công nhân phát hiện trong cơm có sâu, dòi, phản đối hay không ăn cơm đã bị đuổi việc không rõ lý do.
Chị N.T.T, công nhân của công ty không giấu nổi bức xúc khi trao đổi với phóng viên: “Chúng tôi phản đối việc đội ngũ nhà bếp nấu ăn mất vệ sinh là đúng pháp luật. Trong khi đó, phía công ty lại tự ý đuổi việc công nhân không lý do, tức đơn phương hủy hợp đồng là hoàn toàn trái pháp luật”.
Theo nữ công nhân này, Công ty Sumi Việt Nam đã lần lượt đuổi khoảng 8 công nhân đã phát hiện và đấu tranh trong các vụ thức ăn có dòi.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm Quang Huy, Chủ tịch Công đoàn Công ty Sumi xác nhận, phản ánh của công nhân về việc thức ăn ngày 25.6 có dòi là đúng sự thật.
Ông Huy giải thích: “Công ty ký hợp đồng với một công ty chuyên cung cấp suất ăn cho công nhân. Trong quá trình nấu món chuối đậu, có thể dòi đã bò từ mẻ sang khay đựng thức ăn”.
Cũng theo ông Huy, lỗi này thuộc đơn vị cung cấp thức ăn nên đã bị Công ty Sumi Việt Nam phạt.
Theo ông Huy, Công ty Sumi còn yêu cầu được kiểm tra đầu vào thực phẩm  hằng ngày, nhà cung cấp cũng phải có người giám sát thức ăn trước khi đến tay công nhân.
Về việc một số công nhân phải nghỉ việc, ông Huy cho biết không liên quan đến dòi mà liên quan đến sâu rau.
“Về sự việc xảy ra ngày 28.6, sau khi công nhân phản ánh có dòi trong cá kho, công ty đã cho kiểm tra, công nhân cũng đã thừa nhận đó chỉ là con sâu rau mà ở bữa ăn nhà mình bình thường vẫn có. Việc chỉ nghiêm trọng hơn khi có một số người kích động và vi phạm nội quy nên việc chấm dứt hợp đồng lao động bình thường. Trong trường hợp đó, công đoàn không thể bảo vệ được (?)”.
Thu Hằng

Trà Vinh - Lan Anh
>> Hàng trăm công nhân bỏ cơm vì thức ăn có dòi
---Bị đuổi việc vì phát hiện thức ăn có dòi





- An Giang: Cấm công nhân… làm việc (DV).(Dân Việt) - Ngày 11.6, gần 270 công nhân may của Công ty TNHH Oriental Garment An Giang đóng tại Khu công nghiệp Bình Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), đã bị bảo vệ công ty “cấm cửa”, không cho vào phân xưởng làm việc.

Trước đó, ngày 9.6, các công nhân này đã từng tham gia cuộc đình công đòi quyền lợi. Các công nhân đã kiến nghị công ty tăng mức phụ cấp chuyên cần mỗi tháng lên 200.000 đồng, tiền xăng đi lại 200.000 đồng (gấp đôi so với mức đang áp dụng). Đồng thời, hỗ trợ thêm tiền nhà trọ 200.000 đồng/người/tháng nhưng không được chấp nhận.

Công ty này quy định, nếu công nhân đi trễ dù một phút sẽ bị cắt toàn bộ tiền phụ cấp chuyên cần.




Dân chơi vơi sau họng xả thải của Sonadezi Long Thành
- Vụ Sonadezi xả bẩn: 130 hộ dân đòi bồi thường 25 tỷ đồng (DV).
- Cục cảnh sát nói sai, doanh nghiệp Nhà nước nói đúng (PLTP).
- Doanh nghiệp sản xuất phải nộp thuế bảo vệ môi trường (PLTP).
--Vụ Sonadezi: Thiệt hại một đàng, thống kê một nẻo
08:32 ngày 06.07.2012
SGTT.VN - Trong khi mức độ thiệt hại do ô nhiễm của Sonadezi Long Thành gây ra còn đang rất tù mù, thì nay, nhiều người dân lại bị giáng thêm một đòn nặng nữa: bị loại ra khỏi phạm vi ô nhiễm do công ty này gây ra!

Tổng số lượt xem trang