Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Trung Quốc lại mời thầu 26 lô dầu khí, Trung Quốc lại gặm nhắm vùng biển của nước khác ?

Bản đồ Biển Đng (DR)
Bản đồ Biển Đông (DR)
-Mời thầu dầu khí : Trung Quốc lại gặm nhắm vùng biển của nước khác ?

Sau thông tin loan tải hôm qua, 28/08/2012, là Tổng công ty Dầu khí Hải dương của Trung Quốc quyết định mời các tập đoàn ngoại quốc đến thăm dò 26 lô dầu khí ngoài biển, trong đó có 22 lô ở vùng Biển Đông, thoạt đầu đã có chuyên gia ghi nhận rằng “có vẻ” như các lô này không nằm trong các vùng biển có tranh chấp. Tuy nhiên, ngay sau đó, một số phân tích khác lại thấy rằng có hai lô có thể ăn vào vùng biển của Việt Nam và Nhật Bản.
Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, một trong các lô được chào mời mang ký hiệu 65/12, chỉ cách quần đảo Hoàng Sa - mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền - khoảng 50 km (31 hải lý). Lô này gần lô 65/24 trong số 19 lô mà CNOOC đã gọi thầu khai thác vào năm 2011, nhưng đã bị Việt Nam phản đối vào tháng Ba vừa qua là đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Theo phía Việt Nam lô 65/24 đó chỉ cách một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa vỏn vẹn một hải lý.

Giới quan sát đang tự hỏi là liệu chính quyền Việt Nam có sẽ phản đối Trung Quốc về quyết định gọi thầu kể trên hay không.

Cũng theo Bloomberg, một lô gọi thầu khác mang ký hiệu 41/08, thì tọa lạc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, nhưng lại bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Theo hãng tin Mỹ, lô này nằm bên trong vùng 200 hải lý bao quanh quần đảo.

Trả lời Bloomberg, một chuyên gia phân tích tại Hồng Kông nhận định rằng sở đĩ Trung Quốc phải thúc đẩy thêm việc khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên các vùng biển này, đó là vì những khảo sát địa chất ban đầu cho thấy là khu vực có thể có một tiềm năng dầu khi to lớn.




- Báo Trung Quốc: Việt Nam có vị trí chiến lược Châu Á (PN Today).
- Hoạt động của tàu khách Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa (GDVN).
- Bóc trần sự thật về tàu sân bay Trung Quốc (VnMedia). - TQ đóng tàu khu trục, lập căn cứ giám sát biển(VNN).
- Hillary Clinton gây sức ép với TQ về tranh chấp biển? (VNN). - Mỹ – Trung tranh giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương (PNTP). - Mỹ tiếp tục “can thiệp” vào Biển Đông (VnMedia). - Hỏa tiễn 122mm Trung Quốc bay rợp trời biển Hoa Đông (PN Today). - Hải quân Mỹ tập trận lớn với 6 nước ASEAN (VnMedia).


- Philippines – Trung Quốc sẽ bàn về Biển Đông tại hội nghị APEC (Infonet).

- Analysis: China's aircraft carrier: in name only
(Reuters) - When Japanese activists scrambled ashore on a disputed island chain in the East China Sea this month, one of China's most hawkish military commentators proposed an uncharacteristically mild response.
- Vì sao khó giải quyết tranh chấp biển đảo Trung–Nhật vào thời điểm này? (ĐV). - Căng thẳng giữa các quốc gia khu vực Đông Bắc Á (ĐĐK). - Hàn Quốc tập trận tại đảo tranh chấp với Nhật Bản(VOV).
Nga tố Mỹ thuê tư nhân “chơi bẩn” ở vùng xung đột


**************************

-Trung Quốc lại mời thầu 26 lô dầu khí, đa số tại Biển ĐôngRFI -Theo hãng tin Reuters vào hôm nay, 28/08/2012, Tập đoàn dầu khí hàng đầu Trung Quốc CNOOC, đang tìm đối tác ngoại quốc để thăm dò dầu khí tại 26 lô ngoài khơi, trong đó có 22 nằm trong vùng Biển Đông. Tuy nhiên, trái với lần gọi thầu vào tháng Sáu, một chuyên gia phân tích cho biết là không có lô nào nằm trong khu vực tranh chấp với các nước Đông Nam Á.

Theo thông tin trên trang web của CNOOC, một trong các lô mời thầu nằm ở phía bắc Vịnh Bột Hải, ba lô khác nằm trong vùng biển Hoa Đông, 18 lô ở khu vực phía Đông của Biển Đông) và 4 lô còn lại ở phía tây Biển Đông. Tổng diện tích các lô lên đến khoảng 73.754 km vuông, với ba lô ở phía đông Biển Đông nằm ở độ sâu từ 700 đến 3.000 mét. Cũng theo nguồn tin trên, các công ty nước ngoài quan tâm đến thông báo gọi thầu này có thể tham khảo các dữ liệu liên quan từ nay cho đến ngày 30/11.
Theo ông Hoàng Tân Hoa, chuyên gia địa chất thuộc công ty tư vấn năng lượng IHS, đây là đợt gọi thầu lớn nhất về số lượng của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc từ thập niên 1990 đến nay, cho thấy là CNOOC thực sự muốn tăng cường công việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi với sự giúp đỡ của các công ty quốc tế.
Theo giới quan sát, hai tháng sau khi gây căng thẳng do mời các tập đoàn quốc tế vào đấu thầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ, Trung Quốc lần này không đụng chạm đến các vùng biển đang có tranh chấp. Theo chuyên gia của IHS, có vẻ như là không có lô nào trong số 22 lô ở Biển Đông vừa được CNOOC chào mời nằm trong vùng tranh chấp.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp cho biết là thông báo mời thầu các lô nằm trong thềm lục địa của Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều công ty ngoại quốc, trong đó có các hãng dầu Mỹ. Thế nhưng, theo nhận xét của giới phân tích, các đại tập đoàn quốc tế sẽ tránh can dự vào các vùng đang tranh chấp do các rủi ro tiềm tàng.
Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, một khu vực được cho là dồi dào tiềm năng dầu khí, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng Đông Nam Á từ Việt Nam, Philippines cho đến Malaysia, Brunei, không kể đến Đài Loan.
-Trung Quốc lại mời thầu 26 lô dầu khí, đa số tại Biển ĐôngRFI
*************

CNOOC mời thầu 26 lô dầu khí ở Biển Đông
Đài Á Châu Tự Do
Công ty Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc – CNOOC hôm nay cho biết sẽ mời thầu 26 lô dầu khí cho các công ty nước ngoài. Bản đồ các quốc gia tranh chấp vùng Biển Đông. Một lô trong số này nằm ở Vịnh Bột Hải, 3 lô nằm ở biển Hoa Đông và 22 lô nằm ở ...
Trung Quốc tiếp tục mời thầu dầu khí ở biển ĐôngVOA Tiếng Việt
CNOOC tiếp tục mời thầu ở Biển ĐôngBBC Tiếng Việt
- Hội đồng Liên Tôn tại Houston (TX) tổ chức biểu tình phản đối Trung Cộng (NV Houston).

- Sách “Địa dư đồ khảo” không có Hoàng Sa, Trường Sa (Bee). - Thêm bản đồ cổ Trung Quốc không Hoàng Sa – Trường Sa (NLĐ).
- Công bố sách khẳng định Hải Nam là cực nam của TQ (VNN).  -  Chính thức công bố “Địa dư đồ khảo” (KP).
- Triển lãm Hoàng Sa, Trường Sa – ‘Biển đảo của Việt Nam’ (Tin tức).  - Chùm ảnh: Tình người ấm áp từ Trường Sa gửi về đất liền (P1) (GDVN).  - Giao lưu nghệ thuật: “Trường Sa- Biển đảo Việt Nam mến yêu” (QĐND).
- Trung Quốc đẩy mạnh xuyên tạc về biển Đông (TN).  - Phân tích các điểm yếu lớn của hải quân Trung Quốc (GDVN).
- Chuyến công du Nam Thái Bình Dương của Ngoại trưởng Mỹ: Kiềm chế tham vọng của Trung Quốc (CAND).

- Mỹ mở rộng lá chắn tên lửa ở châu Á: Trung Quốc phản ứng gì? (DT).
- Bài học về lòng dân của nhà Hồ (Bee).
- Ba ‘tử huyệt’ của Hải quân Trung Quốc (Infonet/TTXVN).
- Mỹ đang thiết lập một NATO phiên bản châu Á  (TQ).
- Tàu Trung Quốc bám riết đảo tranh chấp với Philippines (VNE). - Trung Quốc-Philppines vẫn tranh chấp trên biển (VnMedia).- 31 ngư dân Trung Quốc mất tích trong vùng biển Hàn Quốc (TN).
- Vì sao Nhật Bản dư sức đả bại Trung Quốc trên biển? (PN Today).  - Các nước đua nhau gửi tàu chiến đến Nhật Bản (VnMedia).  -Tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương Nga thăm Nhật (TT).  - Nhật dùng kế sách kiểu ngụ binh ư nông của Việt Nam (PN Today).
- Xe đại sứ Nhật tại Trung Quốc bị cướp cờ (TN). - Nhật chi hơn 25 triệu USD mua Senkaku (TT). - Tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ ghé thăm Nhật (Petrotimes). - Nhật công bố video va chạm với nhà hoạt động TQ (TTXVN). - Thủ tướng Nhật Bản gửi thư tay cho Chủ tịch Trung Quốc (VOV).
- Nhật: âm thầm hỗ trợ quốc phòng các nước châu Á (Infonet).
- Vùng biển “nóng” (ANTĐ).

Tổng số lượt xem trang