Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Bướm nổi loạn

Some of the members of Pussy Riot who have not been jailed
Some of the members of Pussy Riot who have not been jailed
-Artem Kretretnikov ( BBC tiếng Nga) - Một bản án chia rẽ nước Nga
Phạm Nguyên Trường dịch

Gần 6 giờ chiều ngày 17 tháng 8 tòa án quận Khamovnik thành phố Moskva tuyên án ban nhạc Pussy Riot. Mỗi cô gái bị hai năm tù giam.

Nhiều người quan sát cho rằng người ta cố tình tuyên đọc bản án vào chiều thứ sáu, khi người dân đã đi nghỉ cuối tuần. Nhưng đấy là những tính toán sai lầm: những người quan tâm sẽ không bỏ qua sự kiện như thế.

Hai năm dĩ nhiên không phải là bảy, như người ta nói ban đầu, cũng không phải là ba, theo cáo trạng. 

“Tôi không nghĩ là phải kết án nặng họ” – ông V. Putin đã tuyên bố như thế vào ngày 2 tháng 8. Các nhà phân tích được đài BBC-tiếng Nga phỏng vấn cho rằng khó có chuyện trắng án, nhưng mọi người hầu như đếu nhất trí dự đoán một bản án “treo”.

Ngày 17 tháng 8, người ta thấy rõ rằng tổng thống hiểu thế nào là bản án nhẹ.

Mới đây, nhà chính trị học Olga Kryshtanovskaia nói đại ý rằng cứ sau mỗi bước theo hướng bảo thủ Putin lại có một bước theo hướng tự do, chỉ có điều phe đối lập không chịu nhìn nhận mà thôi. Nhưng theo ý kiến của nhiều người thì đã đến lúc thực hiện một bước theo hướng tư do để lấy lại cân bằng. Chưa ai nhìn thấy bước đi như thế.

Đối đầu hay thỏa hiệp?


Trước khi bản án được tuyên, đa số các chuyên gia đều nói rằng sau khi được bầu lại, V. Putin đã ngả sang phía cứng rắn và không công nhận bất kì ngôn ngữ thảo luận nào khác với những người bất đồng ngoài bạo lực, đàn áp, dùi cui và tòa hình sự.

Trong tình hình hiện nay, nói về chiến thuật của Putin và đội ngũ của ông ta, có hai luồng ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau.

Một số người cho rằng cái chính là không được mềm yếu, họ thường nhắc đến năm 1917 và theo họ thì Nikolai II quá yếu. Tai họa đã không xảy ra nếu kịp chặt một vài cái đầu, họ nói như thế.

Một số người lại nhìn nhận năm 1917 là do Sa hoàng đã không tiến hành những cuộc cải cách đã chín muồi từ lâu, không dựa vào các doanh nhân và trí thức mà lại dựa vào tầng lớp quan liêu và “siloviki” (ý nói quân đội và cảnh sát – ND). Khi gió đã nổi thì phải giương buồm lên chứ không phải là nhổ ngược chiều gió.

Thực chất là Putin đã tiến hành chiến dịch tranh cử với khẩu hiệu: “Không động đến bất cứ chuyện gì để cho tình hình không xấu thêm”. Những từ “cải cách” và “hiện đại hóa” đã bị người ta quên từ lâu. Hoạt động của tổng thống và của phái “nước Nga thống nhất” trong quốc hội hầu như chỉ là đấu tranh với phe đối lập và tăng cường cấm đoán.

Sau khi biết kết quả bầu cử vào tháng 3, người chiến thắng sung sướng quá đã phát khóc ngay trước đám đông. Nhưng không ít người quan sát cho rằng ông ta đã lí giải không đúng ý chí của nhân dân. Nhiều người bầu cho Putin là vì họ không nhìn thấy những ứng cử viên xứng đáng và chờ đợi ở nhiệm kì III không phải là cuộc chiến tranh với những người bất đồng mà là những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình của đất nước.

Theo số liệu thăm dò dư luận do “Trung tâm Levada” công bố thì trong một năm rưỡi qua, số người tin rằng Putin thể hiện quyền lợi của “siloviki” và bộ máy quan liêu đã tăng từ 31% lên 43%. Số người cho rằng tổng thống thể hiện quyền lợi của giới trung lưu giảm từ 26% xuống còn 21%, còn số người cho rằng tổng thống thể hiện quyền lợi của người nghèo giảm từ 20% xuống còn 14%.

Những bước nhún nhảy của quỉ sứ

Trong phần kết luận, tòa hoàn toàn đồng ý với cáo trạng, coi hành động của nhóm nữ quyền này là phỉ báng tôn giáo. Tuyên bố của các bị cáo về tính chất chính trị của hành động của họ đã bị người ta lờ đi.

Nhưng theo ý kiến của nhiều người thì vấn đề là chính trị. Lời cầu nguyện theo lối punk trong nhà thờ Chúa cứu thế không phải là chống lại tôn giáo mà là chống lại sự xích lại quá đáng của nó – đấy là theo ý những thành viên của ban nhạc – với chính quyền thế tục và nhằm chống lại ứng cử viên Putin. Họ không có liên quan gì với tôn giáo hết.

Bản án có những thuật ngữ như “thóa mạ Chúa” và “những bước nhún nhảy của quỉ sứ” là những thuật  ngữ xa lạ với nền pháp lí thế tục.

Nhà chính trị học Gleb Pavlosky trong bài trả lời phỏng vấn đài phát thanh “Tiếng vọng Moskva” khuyên người ta phân tích kĩ lưỡng lời văn của bản án. Theo ông, tài liệu này cho người ta thấy nhiều điều về tình trạng xã hội hiện nay.

Các cơ quan truyền thông, trong khi bình luận về “vụ án Pussy Riot” và đơn kiện Madonna của những người thuộc tổ chức Najat ở Peterbugh đã trích lời những chiến sĩ bảo vệ nhân quyền, nói rằng nhờ những cố gắng của chính quyền mà trong thời gian gần đây Nga đang nhanh chóng biến thành “Najat Chính thống giáo Iran”.

Nhân tiện xin nói rằng không hiểu người ta định trừng phạt Madonna theo cách nào. Bà ta đã rời Nga, còn cơ quan lập pháp Peterburg, các tòa án Nga, thậm  chí cả Putin cũng chưa có quyền lực bao trùm lên toàn thế giới.

Nhiều nhà quan sát cho rằng mối đe dọa không phải nhắm vào Madonna mà nhắm vào các công dân-đồng bào của mình.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong trường hợp này Điện Kremlin đang bước lên một con đường trơn trượt. Trong thâm tâm, phần lớn dân chúng Nga cho rằng chính trị là việc không phải của mình. Nhưng nhiều người không thích hạn chế quyền tự do cá nhân nhân danh “những giá trị truyền thống”.

Mọi người đều phải tuân thủ pháp luật, nhưng đạo đức lại phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Vi phạm đạo đức có thể bị lên án chứ không phải là trừng phạt.

Nói cho cùng, theo quan điểm của nhà thờ thì tất cả những điệu múa hiện đại đều là “những bước nhún nhảy của quỉ sứ” cả. Phải cấm tất hay sao?

Có đủ cơ sở để cho rằng lãnh đạo nhà thờ Chính thống giáo Nga hiểu rõ mối nguy hơn là chính quyền thế tục, họ đã tìm cách lảng tránh vụ truy bức Pussy Riot. Chỉ hai tiếng đồng hồ sau khi bản án được tuyên, nhà thờ Chính thống giáo Nga đã đề nghị nhà nước “thể hiện lòng nhân từ trong khuôn khổ luật pháp đối với những người bị kết án”.

Một số nhà quan sát cho rằng không phải vô tình mà Đại giáo chủ Kirill lại đi thăm Ba Lan khi bản án được tuyên.

Nếu tổng thống lắng nghe lời kêu gọi của nhà thờ và ân xá cho các thành viên ban nhạc Pussy Riot thì đấy sẽ là bước đi khôn khéo về mặt chính trị. Nhưng những sự kiện trong thời gian gần đây chứng tỏ rằng khi dự đoán, chọn phương án xấu nhất thì ít khi bị sai.

Christ và “chuột đồng”
Trên thực tế những người bất đồng chính kiến và tất cả những người không nằm trong “các giá trị truyền thống” đều đã chứng tỏ rằng họ cần phải nằm im thở khẽ và lấy làm mừng nếu không bị người ta động tới. Nhưng, những vụ phản đối cũng cho thấy rằng lũ “chuột đồng” sẽ không chịu ngồi trong hang nữa.

“Chưa bao giờ chúng tôi được chứng kiến sự hưởng ứng mạnh mẽ như vụ án Pussy Riot. Cả vụ Khodorkovski lẫn vụ Magnitski cũng không gây được sự hưởng ứng rộng rãi đến như vậy” – Tatiana Lokshina, phó trưởng phòng của Human Rights Watch ở Moskva cho biết như thế.

Cho đến cuối năm ngoái sự chia rẽ xã hội còn ở dạng tiềm tàng, được thể hiện trên quảng trường Bolotnyi và đại lộ Skharov, bây giờ đã trở nên rõ ràng hơn. Một số người đón nhận bản án với tiếng hô: “Christ phục sinh!”, số khác thì gào lên: “nhục nhã!” và tin chắc rằng những kẻ săn đuổi Pussy Riot sẽ bị thiêu đốt trong hỏa ngục. Với mỗi bước đi của chính quyền, khả năng đối thoại và thỏa hiệp giữa hai nước Nga lại càng giảm đi.
Dịch từ nguyên bản tiếng Nga: BBCRussian.com
When the 26-year-old Joseph Brodsky was put on trial in 1963 for “parasitism”, a charge for which he would do five years of hard labour in Siberia, the poet’s preliminary hearing featured this extraordinary exchange with a woman judge who was given to bouts of “shrieking” at the defendant:
JUDGE:  And what is your profession?
BRODSKY: Poet. Poet and translator.
JUDGE: And who told you you were a poet? Who assigned you that rank?
BRODSKY: No one. Who assigned me to the human race?
JUDGE: And did you study for this?
BRODSKY: For what?
JUDGE: To become a poet? Did you try to attend a school where they train [poets]… where they teach…
BRODSKY: I don’t think it comes from education.
JUDGE: From what then?
BRODSKY: I think it’s… from God…
The Soviet Union has collapsed, and Brodsky’s poems are still being read in Russia and the West, but now God is being called on behalf of the prosecution.

*****************
-Victor Yerofeyev – Đa số dân Nga muốn các cô gái Pussy Riot bị một bản án thật nặng
Tháng 8 18, 2012
Phạm Thị Hoài dịch
Hôm qua, ba cô gái trong ban nhạc Pussy Riot đã bị một tòa án Moskva kết án mỗi người 2 năm tù cải tạo. Trong khi làn sóng quốc tế ủng hộ Pussy Riot dâng cao, một nhà văn Nga nổi tiếng, ông Victor Yerofeyev trong một cuộc phỏng vấn củaSpiegel cho biết đa số người dân Nga có thái độ gì trong vụ án đang đưa một ban nhạc punk trở thành huyền thoại này. Hệ thống quyền lực của Tổng thống Putin đang dựa trên đa số ấy. Dịch bài phỏng vấn này, tôi nghĩ đến một đa số khác, đa số người dân Việt Nam và quan hệ của họ với hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản.
Người dịch
_________________
Spiegel OnlineÔng đánh giá thế nào về bản án dành cho Pussy Riot?
Victor Yerofeyev: Thật là điên rồ. Bản án đó đánh thức hồi ức về những giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử. Nó nhổ vào mặt những ai muốn một nước Nga hiện đại, hội nhập với thế giới. Tôi e rằng sự điên rồ này chỉ có thể chấm dứt khi có một thế hệ các nhà chính trị mới.
Vì sao ông lại nhắc đến những giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử nước Nga?
Vì những cô gái này sẽ đi vào lịch sử nước Nga, như những phiên tòa dằn mặt thời Stalin những năm ba mươi, hay phiên tòa xử nhà thơJoseph Brodsky. Năm 1964, Brodsky cũng bị truy tố với tội danh gây rối, như Pussy Riot bây giờ. Nhưng thực chất đó là chuyện chính trị, thời đó như vậy và bây giờ cũng như vậy.
Theo ông, bản chất của xung đột này là gì?
Khi xông vào Nhà thờ Chúa Cứu thế với cuộc trình diễn 40 giây, các cô gái Pussy Riot đã vô tình đánh trúng gót chân Achilles của nước Nga hôm nay một cách đầy nghịch lí. Với các cô ấy thì sự kiện trong nhà thờ chỉ là thêm một cuộc trình diễn mang tính khiêu khích. Giống nhưnhóm Voina (Chiến tranh) đã phóng hình một cái dương vật lên một chiếc cầu ở Saint Petersburg để phản kháng quyền lực của các cơ quan an ninh mật vụ. Bây giờ nghệ thuật ở Nga cũng xuống đường, như ở nhiều nước khác.
Pussy Riot đã chạm đúng điểm nhạy cảm nào?
Sự hợp nhất giữa hệ tư tưởng của nhà nước và hệ tư tưởng của Nhà thờ Chính thống giáo Nga. Hệt như mô hình Iran: Sự đồng điệu giữa nhà nước và tôn giáo.
Ông có cường điệu quá không?
Nước Nga đang đứng giữa ngã ba đường. Mới cách đây không lâu, có vẻ như chúng tôi đang tìm đường hướng về phương Tây. Tuy vòng vèo và mang nặng hành trang của một quá khứ chuyên chế kéo dài, nhưng vẫn là con đường hướng về phương Tây. Giờ đây thì Putin chọn châu Á với đầy chủ ý. Ở đất nước tôi, hai chữ tự do đã biến thành tiếng chửi. Mà những người theo tinh thần tự do chính là những người phấn đấu cho các giá trị của châu Âu.
Vì sao Putin lại đổi hướng như vậy?
Đó là phản ứng trước những cuộc biểu tình phản kháng rầm rộ của dân chúng. Điện Kremlin quyết định quay lưng lại với các giá trị châu Âu và hướng về một công thức tư tưởng mới: sự hợp nhất giữa nhà nước và nhà thờ, để xây một thế giới không tưởng mới, đó là “nền văn minh chính thống giáo”.
Điện Kremlin theo đuổi mục đích gì với mô hình đó?
Trong một chế độ tôn giáo-chính thống như thế, rất rõ ai là bạn và ai là thù. Nhà nước sẽ giữ được đòn bẩy để điều khiển khí hậu chính trị và khí hậu đạo đức. Việc xiết chặt nhiều điều luật từ khi Putin trở lại ghế tổng thống thoạt tiên chỉ có vẻ như để cân bằng giai đoạn khá cởi mở dưới thời Dmitry Medvedev tiền nhiệm. Nhưng vụ án xử Pussy Riot cho tất cả chúng ta thấy rõ, chính sách đó đã trở thành cương lĩnh chính trị.
Xã hội Nga phản ứng như thế nào về vụ án này?
Đa số dân chúng muốn Pussy Riot bị một bản án thật nặng. Tiếng nói của nhân dân là như vậy đấy. Đó là sự thật khủng khiếp. Dân chúng muốn các cô gái ấy bị xé xác nữa kia. Thế hệ ông bà của chính dân chúng ấy từng hân hoan vỗ tay xem Stalin cho phá tan Nhà thờ Chúa Cứu thế, vì tôn giáo bị coi là thuốc phiện của nhân dân. Nơi các cô gái Pussy Riot xông vào trình diễn là tòa nhà thờ mới được dựng lại từ những năm chín mươi. Thái độ thù hận của những người chống Pussy Riot xuất phát từ sự thiếu kiến thức về tôn giáo. Họ quên rằng Nhà thờ Chính thống giáo có một truyền thống nhân từ. Thậm chí họ còn thấy trong vụ này, thái độ của Nhà thờ Chính thống đối với Pussy Riot là quá mềm mỏng. Có người còn lớn tiếng rằng một vụ như vậy mà ở các nước Hồi giáo thì sẽ bị trừng trị nghiêm khắc hơn nhiều. Tóm lại là hiện nay chúng tôi đang chứng kiến một cuộc nội chiến phủ thảm.
Còn phe kia là ai?
Là những bộ phận khai sáng trong xã hội. Những người này không chấp nhận cái hiện trạng đó, không sẵn sàng đi theo mô hình Iran. Và cũng nhiều người dân bình thường không thích thú đường lối này. Họ muốn đi nhảy, họ muốn có những hộp đêm có phụ nữ cởi trần. Mươi năm qua họ đã quen với những thứ đó. Putin từng đảm bảo và không đụng đến tự do cá nhân. Ai muốn sống kiểu gì thì cứ việc sống kiểu đó: Ai thích làm điếm thì làm điếm. Ai thích đi tu thì đi tu.
Trong nội bộ Nhà thờ Chính thống giáo cũng có những tiếng nói phê phán vụ án xử Pussy Riot. Vì sao họ không giành được phần thắng?
Những người cực đoan vây quanh Đại Giáo trưởng đã thắng. Họ đã chớp được cơ hội. Ban đầu Nhà thờ còn do dự, nhưng sau đó thì quyết định không tha thứ mà trừng phạt. Như vậy là Nhà thờ đã không chọn hòa bình mà chọn thanh kiếm từ những lời giáo huấn của Thiên chúa giáo. Không chọn giải pháp hòa giải, mà chọn giải pháp triệt tiêu những cô gái này về mặt đạo đức.
Matthias Schepp thực hiện cuộc phỏng vấn này tại Moskva.
Bản tiếng ĐứcSpiegel Online 17.08.2012
Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra
______________________
Chú thích ảnh 1: Nghệ sĩ Nga Pyotr Pavlensky tự khâu miệng đứng trước Nhà thờ Kazan tại Saint Petersburg (Reuters). Xem video tại đây.
Ảnh 2: Ủng hộ Pussy Riot tại Brazil (AP)
Ảnh 3: Ủng hộ Pussy Riot tại Moskva (AFP)
***********************
Nadia Tolokonnikova (Pussy Riot) – Tuyên ngôn về nghệ thuật và con người
Nguồn: Dịch từ nguyên bản tiếng Nga tại địa chỉ:http://echo.msk.ru/blog/tolokno_25/914616-echo/
Có thể tham khảo bản dịch tiếng Anh tại địa chỉ:http://freepussyriot.org/content/art-and-human-manifesto-nadia-tolokonikovoy
Bản tiếng Việt © 2012 pro&contra

***********
Bướm nổi loạn
Tháng 8 11, 2012
Phạm Thị Hoài
Vì sao trong lời cầu nguyện đặc biệt của ba cô gái Pussy Riot trên thánh đường nhà thờ Chúa Cứu thế ở Moskva hồi tháng Hai năm nay lại có điệp khúc “Xin Đức Mẹ đồng trinh hãy theo phái nữ quyền!”, bên cạnh điệp khúc “Xin Đức Mẹ đồng trinh hãy xua đuổi Putin!”? Vì sao họ chọn tên Pussy Riot? Không phải mèo, mà bướm nổi loạn, cùng một hướng như Femen, những chị em ngực trần phản kháng của họ ở Ukraine?

Câu trả lời có thể tìm thấy ngay trong tin nhắn hôm thứ Tư vừa rồi của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin trên Twitter. Ông ta viết: “Mỗi con đ. về già đều ưa giảng đạo đức cho mọi người, đặc biệt là khi đi tour ở nước ngoài.” Chữ b viết tắt trong tiếng Nga là bliad, con điếm [1]. Con điếm ở đây là ngôi sao nhạc pop Madonna. Bối cảnh là đêm biểu diễn của Madonna tại sân vận động Olimpijski, Moskva, hôm thứ Ba, trong đó nữ ca sĩ xuất hiện trước 20.000 khán giả với tên Pussy Riot viết trên lưng trần và trùm mặt theo phong cách của ban nhạc này để cầu nguyện cho ba cô gái được trả tự do và chỉ trích chính sách đàn áp tự do ngôn luận của chính quyền Putin.
Ở tất cả những xã hội mà đàn ông vừa thản nhiên mua dâm vừa miệt thị đàn bà bán dâm và sẵn sàng dùng những danh xưng đầy xúc phạm chỉ nghề này để khóa mồm những phụ nữ dám đương đầu với họ, ở đó phong trào nữ quyền có cùng một giá trị như cuộc đấu tranh cho những quyền tự do căn bản của con người trong một xã hội chuyên chế. Điều đó không ít người đang sống trong những quốc gia cởi mở và tự do hoặc không biết, không muốn biết hoặc đã quên, thậm chí họ hoài nghi, giễu cợt những giá trị ấy và mệt mỏi với chúng. Không cần phải đồng tình vô điều kiện với cuộc đại náo 40 giây đồng hồ của ba cô gái Pussy Riot và cũng không cần phải là fan của Madonna, tôi dành thiện cảm cho hành động giới tính, đồng thời là hành động chính trị của họ cũng như cho những phát biểu mới đây của Mychio Phạm Ngà, khi phản ứng của một phần rất lớn đàn ông Việt Nam là đơn giản xếp cô vào hạng đàn bà không đáng đếm xỉa, hạng con điếm, với những bình luận đáng được tập hợp vào một phụ lục tham khảo cho Truyện Kiều, tác phẩm văn học đệ nhất quốc gia với một cô gái lầu xanh là nhân vật chính.
Vì sao cho đến thế kỉ này đa số đàn ông Việt Nam vẫn chỉ có thể nhìn thấy trong người đàn bà hoặc một người mẹ cao thượng, hoặc một con điếm vô luân? Làm sao có thể tin rằng những tay gia trưởng độc đoán trong gia đình, những gã người tình ích kỉ và đầy mặc cảm trong phòng the và bất công trong luyến ái, những người đàn ông khắc nghiệt, hẹp hòi, bảo thủ, giáo điều, muôn lần chết cứng trong các định kiến từ thời Trung cổ đối với phụ nữ, lại đồng thời là những công dân mà một xã hội hiện đại phấn đấu cho các giá trị khoan dung, công bằng, dân chủ và tự do không thể không có? Trong cái xã hội trước sau vẫn trọng nam khinh nữ, nơi quyền lực quốc gia, quyền lực trong gia đình và quyền lực trên giường vẫn chủ yếu thuộc về đàn ông, bướm Việt Nam sớm muộn rồi cũng phải nổi loạn.
© 2012 pro&contra
Chú thích ảnh:
Ảnh 1: Madonna trong đêm biểu diễn ở Moskva (AP)
Ảnh 2: Femen biểu tình trong dịp Giải Vô địch Bóng đá Châu Âu 2012 tại Kiev (AFP)

[1] Ở một quốc gia như Đức, phát ngôn nói trên của một chính khách ở vị trí như ông Dmitry Rogozin là một cú tự sát chính trị chóng vánh, trong vòng 24 giờ. Ở Nga của thời đại Putin và sự sùng bái nam tính gắn liền với cá nhân ông ta, nó góp phần tăng chiều cao chiếc ghế của vị Phó Thủ tướng. Để xoa dịu cơn phẫn nộ chủ yếu đến từ phương Tây, ông Rogozin tuyên bố trơn tuột trên Facebook rằng chữ b. viết tắt đó không nhất thiết phải là bliad, con điếm, mà có thể là balerina, vũ nữ, hay thậm chí là boginja, nữ thần.
 -Bướm nổi loạn-- Bướm nổi loạn (pro&contra).
-
- Việt Nam bỏ tù hai blogger trong một tuần (Australian/ TCPT). - Vietnam jails second dissident blogger in a week (AFP).
- Võ Long Triều: Ngọn lửa Ðặng Thị Kim Liêng đốt không cháy chế độ Hà Nội?   –   (Người Việt).   - Thắp nến tưởng niệm bà Ðặng Thị Kim Liêng  –   (Người Việt).- Dân chủ hay độc tài?  –   (Người Việt).
- Những cuộc kiếm tìm cha mẹ đầy nước mắt của con lai gốc Việt (ĐV).

--Trần Lệ Xuân dùng thân xác... củng cố quyền lực nhà chồng
- Trọng Tấn-Anh Thơ được diễn lại   –   (BBC).



Tổng số lượt xem trang