Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Gần 100.000 DN "chết chưa được chôn"

 Khủng hoảng gây ra khó khăn và phá sản hàng loạt. Nhưng ở khía cạnh khác đó là sự “phá hủy để sáng tạo”. DN này chết đi nhưng là cơ hội sinh sôi và sáng tạo cho hàng ngàn nhà nhiều DN khác. Nhưng một khi DN không được chết, có nghĩa cơ hội tái sinh và sự sáng tạo đang bị hạn chế.

Chết không được khai tử

 

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay có khoảng 86.000 DN không còn hoạt động nhưng không thực hiện quy trình giải thể phá sản theo quy định. Trong số đó nhiều DN muốn được giải thể, phá sản theo thủ tục thì không thực hiện được, ngược lại, nhiều DN không thực hiện theo các quy định, cứ âm thầm biến mất cũng chẳng sao.

Trong Hội thảo: "Những giải pháp pháp lý cần xây dựng và hoàn thiện nhằm đảm bảo DN rút khỏi thị trường" do Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội ngày 17/8/2012, câu chuyện mà các chuyên gia luât đưa ra là về siêu thị điện máy WonderBuy ở tp Hồ Chí Minh, kinh doanh thua lỗ tới 52 tỷ đồng và tuyên bố phá sản hồi giữa năm 2011. Tuy nhiên, cho đến nay DN này vẫn chưa hoàn tất thủ tục phá sản. Dù chủ DN rất muốn giải quyết vấn đề này theo quy định pháp luật.

Ngược lại, cũng tại TP Hồ Chí Minh, có một cá nhân thành lập tới 42 DN và trên 30 DN trong số đó không còn hoạt động mà không cần thực hiện theo quy định về giải thể hay phá sản, chủ DN vẫn bình yên vô sự.

Theo ông Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp, dẫn đến tình trạng hàng chục nghìn DN phải "tùy nghi di tản" như hiện nay, vấn đề chính là thể chế của chúng ta đã không cho phép các DN được án tử. Luật thì rất hay nhưng không thực hiện được. Luật Phá sản chưa phải là câu trả lời đúng, các quy định về sáp nhập, giải thể trong luật DN cũng chưa đáp ứng được. 

 

 

Theo ông Đỗ Tiến Thịnh,Trưởng phòng nghiệp vụ Cục quản lý đăng ký kinh doanh Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì hệ thống pháp luật quy định về giải thể, phá sản DN còn nhiều điều chưa phù hợp.

 

Lấy ví dụ về thủ tục phá sản, ông Thịnh cho biết, luật Phá sản quy định, các ông chủ của DN bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập DN, không được làm người quản lý DN, trong thời hạn từ 1 - 3 năm, kể từ ngày bị tuyên bố phá sản. Vì vậy, chẳng ông chủ nào muốn ra tòa để bị tước quyền kinh doanh, quản lý.

Tương tự, người giữ chức vụ quản lý, điều hành công ty 100% vốn nhà nước, người được giao đại diện phần vốn góp của nhà nước ở DN khác bị tuyên bố phá sản cũng sẽ không được đảm đương chức vụ đó ở bất kỳ DN nhà nước cũng như DN có vốn nhà nước. Trong khi nếu "âm thầm chết" vẫn có thể mở DN khác, xin làm quản lý ở đơn vị khác.

Để DN được quyền chết

Theo ông Thịnh, thời gian tiến hành giải thể DN theo quy định là 6 tháng, nhưng để tiến hành các thủ tục, nhất là quyết toán thuế, thường kéo dài, có DN hoàn tất thủ tục mất từ 1-2 năm như vậy là vi phạm quy định, không thể tiến hành giải thể được. Đó là chưa kể, cơ quan thuế nhiều khi không cho DN đóng mã số thuế, vì DN "chết", toàn bộ nghĩa vụ thuế chuyển cho cổ đông, rất khó triển khai.

Ông Thịnh kể, một DN kinh doanh thua lỗ đã ra thông báo do tình hình kinh doanh không hiệu quả nên không thể tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên giữa thông báo và việc hoàn thiện thủ tục là một quá trình và thời gian dài đằng đẵng. Kế toán của một trong những DN trên phải chạy hàng tháng trời chỉ để lo thủ tục thuế cho công ty mà cũng không xong. Theo quy định, muốn giải thể phải có giấy xác nhận không nợ thuế. Như vậy phải mang toàn bộ hồ sơ, sổ sách lên để kiểm tra, mất rất nhiều thời gian.

Đặc biêt, chế tài xử lý với chủ DN, người đại diện DN theo quy định hiện nay chưa đủ răn đe, dẫn tới người ta không thèm quan tâm đến nghĩa vụ giải thể, phá sản DN. Việc xử phạt vài chục triệu không có tác dụng mạnh để buộc các chủ DN phải thực hiện giải thể phán sản DN theo quy định của pháp luật.

 

 

Theo ông Trần Quang Minh, trưởng phòng đăng ký kinh doanh số 2 Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2012 Hà Nội chỉ có 480 DN làm thủ tục giải thể, trong khi trên thực tế số lượng DN giải thể lớn hơn rất nhiều, nhưng nhiều DN đã không làm thủ tục.

 

Tại Hà Nội, đến nay có 3.480 DN đã hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế ( đã giải thể tại cơ quan thuế) nhưng không rõ lý do sao lại không làm thủ tục với quan đăng ký kinh doanh. Trên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia, vẫn ghi nhận các DN này hoạt động bình thường. Ngoài ra cũng có một số lớn các DN đăng ký kinh doanh xong nhưng không đăng ký thuế, chỉ giữ con dấu và không biết có tham gia thị trường không. Số lượng những DN này đến nay rất khó giải quyết, ông Minh cho biết.

Theo ông Thịnh, từ đầu năm 2012 đến 20/7 đã có khoảng 30.000 DN ngừng hoạt động. Con số này có được là từ cơ quan thuế thống kê số DN không còn nộp thuế. Còn thực tế, trong số này, DN nào tạm ngừng hoạt động, DN nào ngừng hẳn, DN nào giải thể, phá sản thì chịu, không thể phân tách được. Vì các DN không làm thủ tục, xin tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản thì khó có thể nắm bắt được chính xác.

Việc một số lượng lớn DN không giải thể phá sản được dẫn tới Nhà nước thất thu thuế, người lao động bị xâm hại quyền lợi, và làm sai lệch các thông tin thống kê về DN, ảnh hưởng tới sự minh bạch về môi trường kinh doanh. Đặc biệt việc DN đã ngừng hoạt động nhưng vẫn gây hậu quả kéo dài đang thể hiện rõ với chủ DN là người nước ngoài có thuê đất của Nhà nước, còn nợ thuế, nợ khách hàng, nợ lương người lao động nhưng chủ DN đã bỏ về nước nên không có người chịu trách nhiệm để thực hiện thủ tục giải thể phá sản theo quy định.

Theo các chuyên gia, để DN rút khỏi thị trường có trật tự, loại bỏ tình trạng "sống dở chết dở", thì trước hết cần phải có chế tài mạnh để buộc các chủ DN, người đại diện phải làm thủ tục giải thể, phá sản theo quy định; cùng với đó là đơn giản hóa những thủ tục hành chính, cụ thể là về quy trình kê khai quyết toán thuế; sửa đổi luật DN và luật Đầu tư theo hướng phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước đối với DN và với dự án đầu tư; sửa đổi bổ sung, hoàn thiện quy định về giải thể DN, luật phá sản...

Trần Thủy

 -Gần 100.000 DN "chết chưa được chôn" (VEF 18-8-12)

Bị ngân hàng ép, Bianfishco lại tính phá sản
Phá sản, đại gia đua nhau cầm cố ô tô
Nửa cuối 2012: DN sẽ tuyên bố phá sản nhiều hơn?
Luật Phá sản: Chơi khó cơ quan tố tụng

*****************

 ---Túi tiền của người dân đang bị 'bóp nghẹt' như thế nào?

Tổng thu nhập hàng tháng không hề tăng nhưng các khoản chi cho việc học hành của con cái, sinh hoạt thường nhật của các gia đình lại tăng lên đáng kể.

 

 Mỗi đợt tăng giá xăng, điện hay gas đồng nghĩa là sẽ có một loạt các mặt hàng khác trực chờ đòi tăng giá theo đã là chuyện quá đỗi quen thuộc với người dân. Nhưng đồng loạt cả 3 mặt hàng được liệt vào danh sách “mặt hàng đặc biệt” này cùng tăng thì có lẽ đây mới chỉ là lần đầu. Mặc dù đại diện các cơ quan chức năng đã nhiều lần lên tiếng khẳng định tác động điều chỉnh tăng giá các mặt hàng trên đã được tính toán và sẽ không có nhiều tác động đến đời sống sinh hoạt của người dân nhưng cũng chẳng có ai tin vào điều đó. Và thực tế, cuộc sống của người dân, đặc biệt là những gia đình công nhân viên chức, những công nhân trong các khu chế xuất, khu công nghiệp đang gặp vô vàn khó khăn.

Việc Bộ Tài chính mới đây đưa ra đề xuất nâng mức khởi điểm phải đóng thuế thu nhập cá nhân lên 9 triệu đồng có thể xem là một động thái “biết lắng nghe”, “biết thấu hiểu” của các nhà hoạch định chính sách. Nhưng đằng sau đề xuất này có thể thấy rằng, với mặt bằng giá cả như hiện nay, thu nhập 6 triệu/tháng của một gia đình cũng chỉ có thể gọi là đủ sống mà thôi. Và điều này đã được TS Nguyễn Minh Phong khẳng định, vào thời điểm hiện tại, thu nhập của một gia đình với 4 thành viên phải ở mức 15 triệu thì mới có thể gọi là đủ sống ở Hà Nội.

Nhận định này cho thấy, mặt bằng giá cả đã tăng lên khá nhiều đã đẩy các khoản chi phí thường ngày của các hộ gia đình lên rất cao và nếu dùng một phép toán so sánh thì có thể thấy, với mẫu số chung là tổng thu nhập của một gia đình thì tử số của phép chia đó đã thay đổi, nó đã lớn lên và phình to hơn rất nhiều. Và tất nhiên, để tạo được sự cân bằng và đảm bảo ở mức đủ sống, mỗi gia đình sẽ phải tự lên phương án tiết giảm tối đa chi phí để đưa tử số đó về con số có thể chấp nhận được.

Ví dụ, một gia đình có tổng thu nhập bình quân là 10 triệu đồng/tháng, nếu như trước kia, khi giá các mặt hàng tiêu dùng chưa tăng thì 1 tháng họ sẽ chi tiêu hết 8 triệu đồng/tháng. Như vậy, mỗi tháng gia đình đó sẽ tích cóp được 2 triệu đồng. Nhưng giờ đây, khi tổng thu nhập của các gia đình vẫn là 10 triệu đồng và nếu vẫn giữ nguyên các khoản chi phí hàng tháng thì họ sẽ phải chi ra tới 12 triệu đồng (tức là gấp rưỡi so với trước thời điểm biến động giá).

Từ đó để thấy rằng, sức ép kinh tế đang khiến nhiều gia đình đang phải rất đau đầu. Bài toán làm sao đưa mức chi phí 12 triệu xuống một con số chấp nhận được không hề đơn giản.

Chị Nguyễn Thị Hiền (ngõ 79 Đội Cấn, Hà Nội) thẳng thắn chia sẻ: Vợ chồng tôi đều là cán bộ, viên chức nhà nước, tổng thu nhập của mỗi tháng cũng chỉ được trên dưới 10 triệu đồng tháng. Nếu như trước kia, có ăn tiêu dè dặt, mỗi tháng cố lắm cũng để ra được vài ba triệu đồng nhưng giờ thì chịu. Thu nhập của gia đình vẫn thế mà giá cả thì cứ mỗi ngày một tăng. Bữa cơm gia đình có đạm bạc thì cũng mất tối thiểu 120.000 rồi. Lại còn chuyện học hành của con cái nữa, đau đầu lắm.

“Cuộc sống bay giờ khắc nghiệt thật, cái gì cũng tiền mà tiền thì mình có nhặt được đâu. Học phí cũng đòi tăng, sữa cho con uống cũng tăng, mớ rau ngoài chợ cũng tăng, ngoài ra lại còn tiền điện, tiền nước, tiền truyền hình, tiền gas,… cũng tăng. Cùng cực lắm em ạ!”, chị Hiền tâm sự.

Tháng nào cũng vậy, khi tiền lương còn chưa kịp lĩnh về, vợ chồng chị lại phải ngồi với nhau để mà nhẩm tính. Nào thì khoản này để riêng đóng học cho con, khoản này thì để mua quần áo, sách vở, khoản này thì mua sữa cho đứa nhỏ,… và tất nhiên, sau khi trừ đi tất cả các khoản “không thể không chi”, còn lại bao nhiều vợ chồng chi lại phải ngồi tính toán cho các chi phí thường ngày như ăn uống, tiêu pha hàng ngày của gia đình. Tháng nào mà khoản này xúng xính một chút thì bữa cơm gia đình còn có chút “dinh dưỡng”, còn không thì hai vợ chồng chị chỉ còn biết cách “nhịn ăn nhịn tiêu” đến mức tối đa để lo cho con cái được đầy đủ mà thôi.

“Nói nghe thật lạ, công chức viên chức bây giờ nhiều khi cũng phải rau cháo như ai đấy chú ạ. Tính toán không cẩn thận thì chỉ có chết đói thôi”, chị Hiền hài hước nói.

Câu chuyện của chị Hiền nghe có vẻ thật lạ nhưng không phải không có ở nhiều gia đình đang sống ở Hà Nội. Thử hỏi, đồng lương công chức giờ được bao nhiêu, trong khi giá cả thì cứ kéo nhau tăng lên vùn vụt mỗi ngày. Đã vậy, đợt tăng giá này lại rơi vào thời điểm vô cùng “nhạy cảm” càng khiến những khó khăn mà người dân gặp phải tăng lên gấp bội.

Chẳng đâu xa, ngay như gia đình chị Hiền, chưa biết chuyện học thêm, học ngoài giờ của con cái sẽ như thế nào nhưng chỉ nhìn sơ sơ nhưng việc cần có và phải chuẩn bị ngay cho 2 đứa con vào năm học mới có lẽ đã ngốn hết tổng thu nhập của hai vợ chồng trong tháng rồi. Theo những gì chị chia sẻ, thì sau khi tổng hợp những khoản chi cho hai đứa con trước thềm năm học mới đã hết tới 6 – 7 triệu đồng. Vậy thử hỏi, với khoản tiền 3 – 4 triệu còn lại, gia đình chị sẽ sống như thế nào. Tiền ăn uống, tiền xăng xe,…., cái gì cũng cao, cái gì cũng tăng cả rồi.

 Nhưng khó khăn của gia đình chị Hiền lại chưa phải tất cả, lại chưa phải cùng cực nhất, vào thời điểm này, khốn khổ nhất lại là công nhân hiện đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn nhất từ trước đến nay, sản xuất đình trệ, hàng hoá làm ra không bán được và tất nhiên, kèm theo đó sẽ là khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng sụt giảm rất nhiều.

Doanh nghiệp khó khăn cũng đồng nghĩa với đồng lương trả cho công nhân sẽ khó khăn. Sản xuất đình trì, hàng hoá ế ẩm khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải cho công nhân tạm nghỉ việc và hưởng một phần lương hàng tháng.

Trần Tuấn Anh – công nhân của một công ty sản xuất ở Từ Liêm nói: Cuộc sống của người công nhân giờ khổ lắm. Lương đã thấp nhưng giờ lại còn không được lĩnh đủ vì công ty không có việc. Lao động thời vụ thì buộc phải nghỉ việc gần hết, còn những người còn lại phải chấp nhận làm việc cầm chừng, không tăng ca với mức lương chỉ bằng 75 – 85% lương được hưởng hàng tháng.

“Lương thì giảm và việc làm cũng vô cùng khan hiếm nên giới công nhân cũng chẳng biết tìm đâu ra việc làm thêm, tăng thu nhập cả. Tiền nhà thì cũng đòi tăng theo giá xăng, giá điện. Và để bù đắp lại những điều đó, chi phí tiêu dùng hàng đã phải giảm xuống tối đa”, Tuấn Anh tâm sự.

Qua những câu chuyện trên có thể thấy rằng, trong khi Nhà nước đang tìm mọi cách khơi thông dòng chảy trong hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề mấu chốt là khả năng tiêu dùng của người dân thì động thái tăng giá xăng dầu, điện, gas gần đây đang gây ra nhiều phản ứng tiêu cực. Người dân thu nhập thấp cũng đồng nghĩa với việc khả năng tiêu dùng sẽ bị hạn chế. Khi thu nhập giảm, chi phí tiêu dùng tăng thì họ sẽ buộc phải thắt chặt hầu bao và chấp nhận cắt giảm đi tất cả các khoản chi phí không cần thiết.

Áp lực thu nhập thấp và gánh nặng giá cả đang khiến hầu bao của người dân có nguy cơ thủng đáy.

Thanh Ngọc--Túi tiền của người dân đang bị 'bóp nghẹt' như thế nào?

- Giá thực phẩm chợ Hà Nội tăng như… bão (VTC).  - Nhiều mặt hàng tăng theo giá xăng (TP).  - Xăng tăng giá, phúc lợi thành con tin(SGTT).
- Tiếng thở than từ các trại gà (TT).
- Đằng sau những lời rao phá giá, cực rẻ… (DT).  - Nghịch lý dự án ngoại, vốn nội ! (VnMedia).

Kiều hối chảy về, chất xám chảy đi

- Mối quan ngại về "chảy máu" chất xám càng trở nên sâu sắc hơn đối với các nước đang phát triển, khi nguồn lực chất lượng cao "thất thoát" sang nước ngoài. Một số nghiên cứu gần đây tiết lộ cái nhìn mới về chảy máu chất xám thông qua kênh kiều hối.

Nhân lực chất lượng cao ra đi

Hiện tượng một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước dịch chuyển sang nước khác luôn được cho là một tổn thất lớn, đặc biệt đối với những nước đang phát triển. Bởi lẽ, một nước nghèo hoặc đang phát triển cần hơn lượng chất xám từ nguồn lao động chất lượng cao so với các nước phát triển. Điều này tương tự như "hiệu ứng đuổi kịp" trong kinh tế vĩ mô khi so sánh tầm quan trọng của tư bản đối với tốc độ phát triển của một nước nghèo và một nước giàu.

Nghĩa là, khi được tăng hoặc hiện đại hóa một đơn vị tư bản vào sản xuất,  một nền kinh tế nghèo khi sẽ mang về tốc độ phát triển nhanh hơn so với nền kinh tế giàu. Như vậy, nếu cung cấp thêm cùng một đơn vị chất xám, nước nghèo hoặc đang phát triển sẽ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn nước giàu.

Tuy nhiên, xuất phát từ ước mơ thoát nghèo, lao động kĩ thuật cao thường có xu hướng học tập và làm việc ở môi trường được kỳ vọng là thuận lợi nhất. Từ đó, hiện tượng chảy máu chất xám ở các nước nghèo và đang phát triển lại càng đáng quan ngại hơn.

Số liệu thống kê ước tính có khoảng 400.000 trí thức, trong đó có 25% du học sinh Việt Nam đang học tập, sinh sống tại xứ người. Khảo sát năm 2010 của Viện giáo dục quốc tế IIE thì có đến 60-70% du học sinh có ý định ở lại học tập và công tác ở nước ngoài. Đáng lo hơn là số học sinh du học tự túc chiếm đến 90% tổng số lượng thống kê.

 

Thêm vào đó, mỗi năm Việt Nam có trung bình 80.000 lượt lao động xuất ngoại. Điều này dường như đồng nghĩa với lượng tiền và chất xám lần lượt "rũ áo ra đi". Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu uy tín đã chỉ ra dòng chảy ngược của kiều hối so với dòng chất xám bị thất thoát. Nói cách khác, lý thuyết về tác hại của chảy máu chất xám đã gặp khó khăn trước lượng tiền cộng đồng hải ngoại gửi về quê hương.

Cộng đồng trí thức Việt Nam chủ yếu tập trung ở Hoa Kỳ, Tây Âu, Nga và Đông Âu, đều là những quốc gia phát triển, với thu nhập cao và tiền lương lý tưởng. Hiệu suất làm việc từ đó cũng cao gấp nhiều lần so với môi trường ở quê nhà.

Bù vào sự lựa chọn ở lại xứ người làm việc, cộng đồng Việt kiều đã đóng góp ngược trở lại quê hương thông qua kiều hối. Xu hướng trở về Việt Nam để phát triển các dự án ngày càng tăng.

Hy vọng "chất xám"... hồi hương

Theo Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, trong vòng 6 năm (6/2005-6/2011), số doanh nghiệp Việt kiều đã tăng hơn hai lần, với tổng vốn điều lệ gần 37.000 tỷ đồng. Hàng năm, có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước không chỉ để thăm người thân mà còn để tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển đất nước. Bằng chứng là có đến 52% lượng kiều hối đổ vào thị trường bất động sản năm vừa qua. Theo thống kê năm 2011 của World Bank, Việt Nam hiện xếp hạng 16 trên thế giới và hạng 2 trong khu vực Đông Nam Á về nhận kiều hối. Nếu như năm 2001 chỉ có 1,75 tỷ USD chuyển về nước nhà thì năm 2011 đã tăng vọt lên 9 tỷ USD.

Từ lượng kiều hối, các gia đình trong nước có thể đầu tư giáo dục cho con cái để tiếp tục xuất ngoại học tập và làm việc. Thoạt nhìn, có vẻ chất xám bị thất thoát nhưng suy xét kỹ thì sự hiện diện của nhân tài nên xứ người không đồng nghĩa với việc chất xám không chảy trở lại quê nhà.

Mỗi cá nhân đều có ý chí và nguyện vọng làm việc trong môi trường phù hợp nhất. Đặc biệt, đối với cộng đồng kiều bào Việt Nam thì nguyện vọng đóng góp cho nước nhà đã và đang thể hiện bằng hành động chứ không phải lời nói. Làm thế nào để biến chảy máu chất xám thành tuần hoàn chất xám, đồng thời không ngừng thu hút kiều hối là bài toán không hề đơn giản.

Thống kê sáu tháng đầu năm 2012 của TP.HCM đã cảnh báo sự sụt giảm 500 triệu USD kiều hối so với cùng kỳ năm ngoái. Hồi chuông cảnh báo này chính là động lực để Việt Nam thay đổi quan niệm và chính sách để tạo điều kiệu cho nhân tài và nguồn ngoại tệ đóng góp 7,26% GDP (năm 2011) này "hồi hương".

 

Vân Anh - Thiên Thuật

Chống hạn cho kênh kiều hối
Kiều hối: Nguồn lực vàng của châu Á thời khủng hoảng
Nỗi lo sụt giảm kiều hối
6 tháng, kiều hối vào TP.HCM đạt 1,9 tỷ USD

Hưởng 6% lãi suất: Ngân hàng vẫn than khó?
  (VEF.VN) - Lãi suất huy động hiện 9%, trong khi lãi suất định hướng cho vay ngắn hạn là 15%. Như vậy, ngân hàng đang xơi trọn 6% lãi suất.

-- ‘GDP Việt Nam năm nay chỉ khoảng 5,1%’ (Vietstock).

-- Kinh doanh lĩnh vực ‘nóng’, ngân hàng lỗ nặng (VTC). - Doanh nghiệp Việt Nam gánh nợ vì đầu tư đa ngành (CAND).- Người Việt dùng hàng Việt, còn khuya! (Nghĩa Nhân).- Người bán ế ẩm, người mua nhọc nhằn (LĐ).

- Phá rừng để nuôi tôm (TN).  - Doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép. -  Bất cập trong xây dựng, khai thác các cảng cá ở Phú Yên (ND). - Người chăn nuôi “dính đòn” nhập khẩu trứng (NLĐ). -  Cảng Cái Cui tự lập trạm thu phí xe (TN).- Loạn căn hộ penthouse (NLĐ).

- ‘GDP Việt Nam năm nay chỉ tăng 5,1%’ (VNE).

Trung Quốc sẽ còn cấm biên đến hết tháng 10-SGTT.VN - Nhịp độ xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc tại các tỉnh giáp biên đã giảm từ tháng 3 đến nay, giao dịch thời điểm này khá trầm lắng. Tình hình này được dự báo sẽ còn kéo dài đến hết tháng 10 tới.

Từ bát phở “không người lái”
Ở Hà Nội vừa xuất hiện một nhà hàng ăn uống đặc biệt. Đó là nhà hàng mang tên: “Cửa hàng ăn uống mậu dịch quốc doanh số 37”.
Đường phố Hà Nội bất ngờ sụt toác(TNO) Chỉ trong vài giờ, một hố sâu khổng lồ bất ngờ xuất hiện trên đường Lê Văn Lương nối dài, đe dọa an toàn cho người dân lưu thông qua tuyến đường này.

Tổng số lượt xem trang