Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Một bài báo của Trung Quốc bịa đặt trắng trợn và nực cười

-TP - Ngày 17-8, tờ báo mạng chính thống của tỉnh Hải Nam “Hinews.cn” đã đăng bài viết tiêu đề “Quân đội Việt Nam nói có thể đánh đến Bắc Kinh, lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ quân giải phóng chuẩn bị chiến đấu” và đã được hàng trăm trang mạng của Trung Quốc đăng lại.

Nhìn vào tiêu đề, người ta đã thấy rõ ý đồ của người viết định kích động tâm lý thù địch với Việt Nam của người đọc. Hãy thử xem tác giả đã bịa đặt, vu cáo những gì để kích động dư luận Trung Quốc?

Bài viết không đề tên tác giả và được mở đầu bằng thông tin, Trung Quốc có 2 lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ thì cả 2 đều thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải phụ trách địa bàn Biển Đông.

Lý do của việc này được giải thích: “Tình tình tranh chấp chủ quyền Nam Hải phức tạp, các đảo bãi của nước ta (Trung Quốc) bị chiếm nhiều” .

Bất chấp sự thật Biển Đông là biển chung của các nước xung quanh, tác giả ngang nhiên coi Biển Đông là của riêng Trung Quốc khi viết: “Tuy Nam Hải (Biển Đông) từ xưa đến nay đã là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei đều tuyên bố có chủ quyền với một bộ phận Nam Hải.

Trừ Indonesia, 4 quốc gia còn lại đều cưỡng chiếm một bộ phận đảo bãi thuộc Nam Hải của ta và vùng biển quanh đó.

Lãnh đạo các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia đều đã đến các đảo bãi của ta bị họ cưỡng chiếm, kéo quốc kỳ để thể hiện chủ quyền.

Philippines và Việt Nam còn thông qua luật trong nước, đưa các đảo bãi của Trung Quốc và vùng biển phụ cận vào phạm vi quản hạt chủ quyền của họ, lại còn thành lập cơ cấu chính quyền liên quan.

Việt Nam còn ra sức khai thác dầu mỏ ở Nam Hải, từ nước vốn phải nhập khẩu nay trở thành nước xuất khẩu dầu.

Việt Nam dùng những khoản lợi nhuận nhờ khai thác dầu mỏ, không ngừng mua các vũ khí trang bị công nghệ cao để đối kháng Trung Quốc”.

Bài viết này còn cáo buộc Việt Nam mua sắm vũ khí để phòng vệ là nhằm “đối kháng Trung Quốc, đe dọa Trung Quốc”.

Thật nực cười khi họ viết: “Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Nguyễn Hà Nhất thậm chí đã tuyên bố quân đội Việt Nam có thể đánh thẳng đến Bắc Kinh”.

Đến đây, thì kẻ bịa đặt đã lộ mặt vì trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam từ trước đến nay không hề có vị tướng nào có tên là Nguyễn Hà Nhất cả, chứ chưa nói đến đó lại là người giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng.

Quen thói dọa dẫm, bài báo viết, nhiệm vụ trung tâm của Hạm đội Nam Hải và hai lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ là “thu hồi các đảo bị cưỡng chiếm, bảo vệ quyền lợi biển”, “chuẩn bị sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự để thu hồi lãnh thổ và các quyền lợi biển”, “chỉ cần trung ương ra lệnh là hai lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ sẽ xung trận ngay”…

Lan Hương

-Một bài báo của Trung Quốc bịa đặt trắng trợn và nực cười

 

*****************************

-Trung Quốc xây sân bay “nuốt gọn“ Trường Sa?-(Phunutoday) Chủ Nhật, 19/08/2012, - Nhiều trang quân sự Trung Quốc đã cho đăng tin Trung Quốc sắp xây sân bay trên bãi đá chiếm giữ trái phép của Việt Nam tên gọi là Su Bi ( Trung Quốc gọi là Chử Bích) để giải quyết dứt điểm vấn đề Trường Sa…..

Theo nhiều thông tin trên các trang web quân sự của Trung Quốc cho biết, nước này sẽ bắt đầu xây dựng sân bay trái phép trên bãi đã Su Bi thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Chử Bích vào cuối tháng 8

Theo đó sân bay này của Trung Quốc có chiều dài khoảng 2.500m dùng để cho các loại máy bay vận tải, máy bay quân sự cất cánh và hạ cánh


Năm 2008, Chủ tịch Trung Quốc ông Hồ Cẩm Đào có chuyến thị sát ở tỉnh Hải Nam, đến thăm các đơn vị hải quân đóng tại Tam Á thuộc Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc. Ông Hồ Cẩm Đào phát biểu, để giải quyết vấn đề Trường Sa trước hết cần phải có căn cứ để đóng quân và tác chiến. Không có đảo chúng ta hoàn toàn có thể làm đảo nhân tạo.


Trong số mấy hòn đảo mà ta chiếm giữ thì địa hình đảo Xích Qua (tức đá Gạc Ma) phức tạp, chung quanh không dễ xây quân cảng; đảo Mỹ Tế (tức đá Vành Khăn) hình tròn, không thích hợp cho việc xây dựng tàu sân bay; chỉ có bãi Chử Bích (tức đá Su Bi) là có thể vừa xây được quân cảng vừa xây được sân bay. 


Trước đó, Trung Quốc đã chiếm giữ đảo đá này trái phép từ năm 1988. Hiện nay. Trung Quốc đã xây dựng một toà nhà bốn tầng, hai doanh trại cho quân lính, một vòm che ra-đa và một ngọn đèn biển


Hình ảnh đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc đi qua bãi Chử Bích hôm 18/7

Hình ảnh bộ đội Trung Quốc đi tuần trên bãi đá Su Bi chiếm giữ trái phép của Việt Nam


Bộ đội Trung Quốc đang nhận hàng tiếp tế vào đảo


Lính Trung Quốc đang xem ti vi trên đảo


Có vẻ bằng việc xây dựng sân bay trên đảo Su Bi Trung Quốc muốn giải quyết triệt để vấn đề Trường Sa và biển Đông

Nguồn: Trung Quốc xây sân bay “nuốt gọn“ Trường Sa?

*****************

Báo nước ngoài:Tàu ngầm Kilo về Việt Nam,biển Đông nổi sóng 

-(Vũ khí) - Tờ Novosti cho biết Nga đã hoàn tất chiếc tàu ngầm Lớp Kilo đầu tiên cho hải quân Việt Nam, với việc tàu ngầm Lớp Kilo được hạ thủy và thử nghiệm, nó sẽ tác động mạnh hệ thống quân sự trong khu vực.

Kilo về Việt Nam, Đông Nam Á sẽ nổi sóng?

Nếu hợp đồng 6 tàu ngầm Lớp Kilo của Việt Nam đặt Nga tất cả đều diễn ra suôn sẻ thì hệ thống sức mạnh hiện có trong khu vực Đông Nam Á sẽ có xu hướng thay đổi, trong hệ thống quyền lực sức mạnh của khu vực này từ trước tới nay đại diện là Thái Lan sẽ trở nên lạc hậu.

Với việc Trung Quốc có ý định chiến lược chào mời các nước trong khu vực Đông Nam Á nhất là Thái Lan mua tàu ngầm và các trang thiết bị liên quan cũng như hợp tác kỹ thuật – quân sự liên quan cũng như việc xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc sang đây, và động thái Việt Nam mua tàu ngầm Lớp Kilo từ Nga có thể sẽ đẩy các cường quốc trong khu vực trở thành quốc gia lạc hậu về tàu ngầm ở châu Á và quay về với Trung Quốc.

Gần đây, theo hãng thông tấn Itar – Tass cho biết, Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tàu ngầm Lớp Kilo và chiếc tàu đầu tiên đã được hoàn thành và đang chạy thử nghiệm.  Việt Nam sẽ là nước mua lớn nhất tàu ngầm Lớp Kilo của Nga sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Hơn thế nữa phiên bản tàu ngầm Lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua lại là loại cao cấp hơn cả loại tàu ngầm Lớp Kilo 636 của Nga và Ấn Độ và cả Trung Quốc đang sử dụng. Với biệt danh là 'Black Hole' Hố đen, tàu ngầm Kilo nổi tiếng là một trong những tàu ngầm điện - diesel chạy êm nhất thế giới hiện nay. Bên cạnh đó vỏ tàu được bọc một lớp ngói Anechoic có khả năng dội lại và làm méo tín hiệu của các sonar âm thanh chuyên sử dụng để dò tìm tàu ngầm.

Tên lửa  chống hạm Club-S trang bị cho tàu ngầm Việt Nam có tầm bắn 220km, có thể mang được đầu đạn hạt nhân

Do đó, làm giảm tối đa khoảng cách bị phát hiện, ngay cả với các sonar âm thanh thụ động. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm ở đầu mũi tàu với cơ số 18 quả, phiên bản nâng cấp được trang bị thêm tổ hợp tên lửa chống hạm Club-S tầm bắn 220km. Ngoài ra tàu còn được trang bị tên lửa đối không SA-N-8 hoặc SA-N-10. Tàu có khả năng hoạt động 45 ngày liền trên biển, độ sâu lặn tối đa là 300 mét, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ khi lặn và 12 hải lý/giờ khi nổi, tầm hoạt động 6000 dặm.

Nếu tàu ngầm Lớp Kilo của Trung Quốc được nâng cấp thì nó cũng sẽ có thể đạt khả năng tương tự, nhưng với 6 tàu ngầm Lớp Kilo thì cán cân sức mạnh chiến đấu ở khu vực Đông Nam Á đã thay đổi và buộc các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan chọn con đường quay lại với Trung Quốc.

Chúng ta đều biết rằng sức mạnh kinh tế của các nước Đông Nam Á là không lớn lắm, mà việc trang bị cho lực lượng hải quân lại là chi phí cực kỳ đắt, do đó các quốc gia này sẽ luôn luôn đưa ra những  động thái thận trọng khi phát triển lực lượng và sức mạnh hải quân.

Tàu ngầm lớp Scorpene   có khả năng hoạt động liên tục 50 ngày trên biển, độ sâu lặn tối đa là 300 mét, tốc độ tối đa khi lặn là 20 hải lý/ giờ, tốc độ tối đa khi nổi là 12 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 6500 dặm.
Tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia có khả năng hoạt động liên tục 50 ngày trên biển, độ sâu lặn tối đa là 300 mét, tốc độ tối đa khi lặn là 20 hải lý/ giờ, tốc độ tối đa khi nổi là 12 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 6500 dặm.

Như vậy trong một thời gian dài nữa không chỉ tàu bề mặt của các quốc gia Đông Nam Á cùng các trang thiết bị hải quân và tàu ngầm vẫn còn khan hiếm. Nhưng sự phát triển của sức mạnh kinh tế của các nước lớn trong khu vực  Đông Nam Á sẽ ngày càng làm nổi bật vị trí chiến lược của khu vực và trên thế giới và việc các nước có tàu ngầm là sự mở rộng sức mạnh hải quân của họ.  

Trong năm 1995 đến 1997 Singapore đã mua 4 tàu ngầm Lớp Challenger của Thủy Điển, năm 2005 Singapore mua thêm hai tàu ngầm Lớp Archer của Na Uy. Trong khi đó Indonesia cũng đã có hai tàu ngầm Type -109 của Đức sản xuất cũng đã hơn 30 năm, và họ đang có kế hoạch mua tàu ngầm diesel – điện của Hàn Quốc sản xuất. Malaysia trong năm 2009 họ đã được phía Pháp giao 2 tàu ngầm Scorpene.

Việc Việt Nam được trang bị 6 tàu ngầm Lớp Kilo 636 tác động của nó là sẽ không chỉ gây ra sự thay đổi hoàn toàn của các mô hình sức mạnh chiến đấu hàng hải của khu vực mà về cơ bản sự việc này sẽ thay đổi chiến lược phát triển tàu ngầm của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam mua một lần 6 tàu ngầm Lớp Kilo 636 đã phá vỡ lợi thế kép cả về số lượng và chất lượng của sức mạnh hàng hải đã có trong khu vực Đông Nam Á về vũ khí tàu ngầm. Từ vấn đề này các nước Đông Nam Á sẽ không còn muốn mua các loại tàu ngầm thông thường kỹ thuật cao của phương Tây nữa và có thể những loại tàu ngầm cũ sẽ được các quốc gia Đông Nam Á chọn .

  • Hường nguyễn (theo Ria, Itar – Tass, Hoitrungnghia.Blogpost)

-
Nhân dân nhật báo TQ “điểm mặt” nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa 1974 (GD 18-8-12)
Lối thoát duy nhất của Trung Quốcvnn
Mỹ tăng mạnh giám sát đại dương ở châu Á vnn
Xã luận trên New York Times: Asia’s Roiling Sea (NYT 18-8-12)
Biển Đông: Why the South China Sea is not a “Sudetenland Moment” (Diplomat 18-8-12)

- Những “kình ngư” bảo vệ Biển Đông  (VNMedia).--  Ngăn chặn nhiều tàu nước ngoài gây hấn, bảo đảm an toàn dầu khí trên biển (Infonet).– Phỏng vấn nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân: Nếu không phải bây giờ, thì bao giờ?  -Phần 1:  Đừng học Trung Quốc “lấy sách đè người”; Phần 2 Thiếu nhạc trưởng trong nghiên cứu chủ quyền Biển Đông(VNN). - Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa: Trung Quốc đang sử dụng cách làm cũ rích (TP). - Một bài báo của Trung Quốc bịa đặt trắng trợn và nực cười (TP).

-- Tặng hơn 3 tỉ đồng cho Trường Sa(NLĐ).  - Nâng cao kiến thức về biển, đảo cho CNVC-LĐ.  - Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua(GDVN). - Sức mạnh chiến lược trong lòng biển (TN). – Tình hình biển Đông: TQ bắt tay Indonesia, Mỹ lên tiếng công kích  (PN Today). - Tàu khu trục Mỹ thăm Philippines (TT).- Tàu khu trục Mỹ cập cảng Manila (PLTP).  – Hoa Kỳ lại cho một khu trục hạm ghé cảng Philippines   –   (RFI).  – Mỹ tăng mạnh giám sát đại dương ở châu Á (VNN). - Hoa Kỳ và Nam Hàn bắt đầu cuộc tập trận hàng năm (RFA).

-Người Nhật ra đảo, TQ bùng phát biểu tình bbc  -Báo chí Trung Quốc đưa tin dân của họ biểu tình chống Nhật sau khi một số người Nhật ra quần đảo tranh chấp.

Nhật trục xuất các nhà hoạt động TQ bbc -- Nhật-Mỹ chuẩn bị diễn tập “bảo vệ đảo Senkaku” lần đầu tiên (GDVN). - Tàu Nhật rầm rập đến đảo tranh chấp với Trung Quốc (VNMedia). - Nhật Bản tăng cường bảo vệ đảo tranh chấp (TN).  - Nhật sẽ xử nặng kẻ xâm phạm chủ quyền(NLĐ).  – Thái độ trịch thượng của TQ trong vụ Senkaku (PNTP). – Trung Quốc kêu gọi Nhật ngưng vi phạm chủ quyền lãnh hải   –   (www.cgi/http:/www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/cn-tells-jp-stop-harmi...">RFA).    – Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản tiếp tục căng thẳng (Tin tức).  – 150 nhà hoạt động Nhật sẽ đến Senkaku/Điếu Ngư   –   (www.cgi/http:/www.viet.rfi.fr/chau-a/20120818-khoang-150-nha-hoat-dong-nhat-b...">RFI). - 150 người Nhật đến quần đảo tranh chấp Senkaku (VOV). - Người Nhật ‘trả đũa’ Trung Quốc (ĐV).
- Biểu tình Việt Phi vì Biển Đông?   –   (BBC).  - Biểu tình Việt-Phi chống Trung Cộng (NV Utah). Cũng liên quan đến tin Philippines: Cam Bốt cử người đến Philippines thay thế cựu đại sứ vừa bị triệu hồi   –   (RFI).


Tổng số lượt xem trang