Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Cận cảnh pháo hạm Svetlyak sắp về Việt Nam

- - Militaryparitet hôm 14/8 vừa đăng tải hình ảnh được cho là 2 tàu pháo thuộc Project 10412 Svetlyak cuối cùng được Nga đóng và đưa lên dock tàu vận tải Eide Transporter để bắt đầu chuyến hành trình dài trên biển, từ cảng Vladivostok về Việt Nam. 

Kienthuc.net.vn tổng hợp một số hình ảnh về tàu tuần tra Svetlyak trong quá trình đóng mới, lắp đặt các hệ thống thiết bị, vũ khí,... thử nghiệm tại Nga.
Tàu Svetlyak neo đậu ở dock tàu để tiến hành lắp ráp các hệ thống vũ khí, trang bị...
Tàu Svetlyak neo đậu ở dock tàu để tiến hành lắp ráp các hệ thống vũ khí, trang bị...
Svetlyak được cano kéo ra khỏi dock tàu để thử nghiệm
Svetlyak được cano kéo ra khỏi dock tàu để thử nghiệm
ận cảnh tàu Svetlyak của Việt Nam nhìn từ phía trước khi chưa lắp hệ thống vũ khí
Cận cảnh tàu Svetlyak nhìn từ phía trước khi chưa lắp hệ thống vũ khí
Hoàn thiện lắp đặt các hệ thống cần thiết cho tàu Svetlyak trên dock
Hoàn thiện lắp đặt các hệ thống cần thiết cho tàu Svetlyak trên dock
Cận cảnh tàu Svetlyak số hiện 045, sau này chuyển giao cho Việt Nam được đổi tên là HQ-265
Cận cảnh tàu Svetlyak số hiệu 045
Tàu Svetlyak có trọng tải là 364 tấn, chiều dài 49,5 m, chiều rộng là 9,2 m, mớn nước 2,4 m
Tàu Svetlyak có trọng tải là 364 tấn, chiều dài 49,5 m, chiều rộng là 9,2 m, mớn nước 2,4 m
Di chuyển tàu Svetlyak xuống dock tàu để chuẩn bị hoàn thiện vũ khí và thử nghiệm
Di chuyển tàu Svetlyak xuống dock tàu để chuẩn bị hoàn thiện vũ khí và thử nghiệm
Tốc độ tối đa của tàu lên tới 31 hải lý/h (khoảng 50 km/h),  hành trình dự trữ 2.200 hải lý và có khả năng hoạt động độc lập liên tục trong 10 ngày đêm.
Tốc độ tối đa của tàu lên tới 31 hải lý/h (khoảng 50 km/h), hành trình dự trữ 2.200 hải lý và có khả năng hoạt động độc lập liên tục trong 10 ngày đêm.
Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 ụ pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-306, 1 ụ pháo 76,2 mm AK-176M, hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M và hai súng máy 14,5 mm.
Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 ụ pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-306, 1 ụ pháo 76,2 mm AK-176M, hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M và hai súng máy 14,5 mm.
Hai tàu pháo thuộc Project 10412 Svetlyak cuối cùng được Nga đóng được đưa lên dock tàu vận tải Eide Transporter và bắt đầu chuyến hành trình dài trên biển, bắt đầu từ cảng Vladivostok để chuyển về Việt Nam.
Hai tàu pháo thuộc Project 10412 Svetlyak cuối cùng được Nga đóng được đưa lên dock tàu vận tải Eide Transporter và bắt đầu chuyến hành trình dài trên biển, từ cảng Vladivostok về Việt Nam.
Tàu vận tải Eide Transporter thuộc công ty Eide Marine Services của Na Uy, đây là loại tàu vận tải cỡ lớn và đã nhiều lần tham gia vận chuyển tàu quân sự, đặc biệt là tàu ngầm.  Eide Transporter cũng chính là tàu vận chuyển cả hai tàu hộ tống Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam trong năm 2011. Ảnh chụp hôm 14/8.
Tàu vận tải Eide Transporter thuộc công ty Eide Marine Services của Na Uy. Đây là loại tàu vận tải cỡ lớn và đã nhiều lần tham gia vận chuyển tàu quân sự, đặc biệt là tàu ngầm. Eide Transporter cũng chính là tàu vận chuyển cả hai tàu hộ tống Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam trong năm 2011. Ảnh chụp hôm 14/8.
Tàu Svetlyak 044 trước khi lắp đặt hệ thống vũ khí.
Tàu Svetlyak neo đậu tại cảng của Hải quân Việt Nam
Yến Phạm (Tổng hợp)- 

Cận cảnh pháo hạm Svetlyak sắp về Việt Nam

-Military Paritet (Nga) cho biết, hai tàu pháo Svetlyak cuối cùng đã được được đưa lên tàu vận tải và bắt đầu hành trình về Việt Nam.

(ĐVO) Theo Military Paritet, tàu vận tải Eide Transporter (Công ty Eide Marine Services, Na Uy). Eide Transporter cũng chính là tàu vận chuyển cả hai tàu hộ tống Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam trong năm 2011.

Nga bàn giao hai tàu tuần tra Svetlyak đầu tiên cho Hải quân Việt Nam vào năm 2002. Hai tàu Svetlyak đầu tiên được Hải quân Nhân dân Việt Nam đặt tên lần lượt là HQ-264 và HQ-265.

 

Hai tàu Svetlyak của Việt Nam bắt đầu hành trình về Việt Nam, trên tàu Eide Transporter, loại tàu vận tải cỡ lớn và đã nhiều lần tham gia vận chuyển tàu quân sự, đặc biệt là tàu ngầm

 

Tới năm 2008, Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng với Rosoboronexport mua 4 tàu tuần tra Project 10412 Svetlyak. 

Hai tàu trong số đó được đóng tại Công ty cổ phần đóng tàu Almaz ở St Petersburg và đã được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2011. 

Hai tàu Svetlyak tiếp theo được bắt đầu đóng tại nhà máy đóng tàu của công ty Vostochnaya Verf  ở Vladivostok từ ngày 22/7/2009 với số hiệu lần lượt là 420 và 421. 

Cả hai tàu này cũng được dự kiến hoàn thành vào năm 2011, nhưng do việc cung cấp pháo 76 mm AK-176 cho tàu bị trì hoãn và kết quả là tới ngày 14/8 vừa qua mới bắt đầu được chuyển về Việt Nam.

 

Trong thời gian tới, Hải quân Việt Nam sẽ sớm có thêm hai tàu tuần tra mới, tăng cường sức mạnh.

 

Tàu Project 10412 Svetlyak là biến thể của tàu tuần tra lớp Project 10410 do Viện TsMKB Almaz thiết kế cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô KGB vào cuối thập niên 1980.

Tàu Svetlyak có trọng tải là 364 tấn, dài 49,5m, rộng là 9,2m, mướn nước 2,4m. Tốc độ tối đa của tàu lên tới 31 hải lý/h (khoảng 50 km/h). Hành trình dự trữ của tàu lên tới 2.200 hải lý, có khả năng hoạt động độc lập liên tục trong 10 ngày đêm.

Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-306, 1 pháo 76,2 mm AK-176M, hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M và hai súng máy 14,5mm.

Như vậy, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tiếp nhận 2 chiếc tàu tuần tra Svetlyak, nâng tổng số tàu loại này đưa vào hoạt động trong thời gian gần lên 6 chiếc, tăng cường đáng kể sức mạnh cho cho Hải quân Việt Nam, đảm bảo nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền.

Phạm Thái (theo Military Paritet)

--Máy bay tuần thám đầu tiên của Cảnh sát biển Việt Nam

Máy bay tuần tiễu biển CASA-212-400 đầu tiên của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hôm qua hạ cánh xuống sân bay Trung đoàn 918, Quân chủng Phòng không - Không quân.

CASA -212-400 chính thức trở thành máy bay tuần thám đầu tiên dạng này của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Máy bay CASA-212-400 sau hành trình qua 15 nước với 10 lần hạ cánh về tới Việt Nam an toàn.
Máy bay CASA-212-400 sau hành trình qua 15 nước với 10 lần hạ cánh về tới Việt Nam an toàn.
Thân máy bay mới được sơn màu đặc trưng và mang lô-gô của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. CASA - 212-400 là dòng máy bay vận tải đa dụng thế hệ thứ 4 được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tuần thám hải quân với nhiều trang bị hiện đại, tiên tiến trên thế giới.
Thân máy bay mới được sơn màu đặc trưng và mang lô-gô của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. CASA-212-400 là dòng máy bay vận tải đa dụng thế hệ thứ 4 được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ tuần thám hải quân với nhiều trang bị hiện đại, tiên tiến trên thế giới.
Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam (người đứng thứ 4 từ bên phải sang) và đại diện Quân chủng PKKQ, Trung Đoàn 918 tiếp kíp phi công Tây Ban Nha điều khiển CASA - 212-400 về Việt Nam.
Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam (người đứng thứ 4 từ bên phải sang) và đại diện Quân chủng PKKQ, Trung Đoàn 918 tiếp kíp phi công Tây Ban Nha điều khiển CASA-212-400 về Việt Nam.
Thượng tá Nguyễn Hoài Thủy (trái), Phi đội trưởng phi đội CASA-212 thuộc Trung đoàn 918, vui mừng khi gặp lại người thầy Tây Ban Nha dạy bay của mình trong kíp phi công lái CASA - 212-400.
Thượng tá Nguyễn Hoài Thủy (trái), Phi đội trưởng phi đội CASA-212 thuộc Trung đoàn 918, vui mừng khi gặp lại người thầy Tây Ban Nha dạy bay của mình trong kíp phi công lái CASA-212-400.
Ngay trong lễ tiếp nhận, đơn vị kỹ thuật mặt đất của Trung Đoàn 918 bắt tay ngay vào việc kiểm tra tình trạng máy bay.
Ngay trong lễ tiếp nhận, đơn vị kỹ thuật mặt đất của Trung Đoàn 918 bắt tay ngay vào việc kiểm tra tình trạng máy bay.
Do đặc thù là máy bay quân sự nên khi quá cảnh qua các nước, toàn bộ các thiết bị trinh sát của CASA - 212-400 đều phải tháo rời và chuyển trước về Việt Nam. Trong ảnh, Thượng úy Đào Việt Hưng, Phó đại đội trưởng Đại đội CASA-212, Trung đoàn 918 giới thiệu sơ qua về một số tính năng cơ bản của hệ thống giám sát MSS-6000.
Do đặc thù là máy bay quân sự nên khi quá cảnh qua các nước, toàn bộ các thiết bị trinh sát của CASA-212-400 đều phải tháo rời và chuyển trước về Việt Nam. Trong ảnh, Thượng úy Đào Việt Hưng, Phó đại đội trưởng Đại đội CASA-212, Trung đoàn 918 giới thiệu sơ qua về một số tính năng cơ bản của hệ thống giám sát MSS-6000.
Những giọt mồ hôi vất vả trong quá trình bảo quản máy bay mới.
Những giọt mồ hôi vất vả trong quá trình bảo quản máy bay mới.
"Chim sắt" CASA-212-400 về xưởng và sẵn sàng cho các nhiệm vụ tuần tra biển trong thời gian tới.

(Nguồn: Quân Đội Nhân Dân)

-Cảnh sát biển Việt Nam ra mắt phi đội bay Casa-212

Đóng tàu "sân bay" cho Cảnh sát biển Việt Nam
Trang bị hiện đại của Cảnh sát biển Việt Nam
Ngắm tàu hiện đại của cảnh sát biển Việt Nam

 

-Trung Quốc toan tính quân sự gì ở Biển Đông?

Tổng số lượt xem trang