-
Giáo sư Carl Thayer-Gửi cho BBCVietnamese.com từ Úc -, 17 tháng 8, 2012
Phê bình và tự phê bình từ lâu được Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng làm cơ chế xây dựng Đảng.
Nó có thể là phương tiện hiệu quả để các đảng viên và đơn vị nhận ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ. Trong một số trường hợp, phê và tự phê cũng có thể trở thành hình thức.
Từ năm 1982, tại Đại hội Đảng V, Việt Nam đã cố gắng chấm dứt sự chồng chéo lằng nhằng giữa Đảng và Nhà nước. Trong thời Đổi Mới, Đảng tìm cách chuyển giao trách nhiệm hàng ngày về phát triển kinh tế-xã hội cho Nhà nước trong khi vẫn duy trì vai trò lãnh đạo.
Kể từ năm 1986, cán cân sức mạnh kinh tế và chính trị đã chuyển từ Đảng sang Nhà nước trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng. Sau năm 1992, với việc thông qua Hiến pháp mới, Chính phủ ngày càng mạnh hơn. Đảng ủy bên trong nhà nước tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, nhưng nhà nước có nhiều tự chủ hơn trong hoạt động.
Thành công của Việt Nam đã tạo ra những vấn đề mới trong việc định nghĩa trách nhiệm của Đảng và Nhà nước.
Ví dụ, từ khi ông Lê Duẩn qua đời tháng Bảy 1986, Việt Nam đã hạn chế nhiệm kỳ của Tổng Bí thư. Vai trò của Tổng Bí thư cũng thay đổi.
Ông Đỗ Mười từng được so sánh như một ông trọng tài theo truyền thống Khổng giáo. Bản thân tôi từng viết Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là người dàn xếp chính trị, đứng giữa các trung tâm quyền lực khác nhau.
Căng thẳng
Tại Việt Nam, sự căng thẳng đã xảy ra giữa Đảng và Nhà nước một khi sự chồng chéo trách nhiệm ngày càng giảm đi.
Một khía cạnh tiêu cực từ sự căng thẳng này có thể nhìn thấy trong vấn đề giám sát doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước.
Đảng muốn doanh nghiệp quốc doanh đóng vai trò thống lĩnh nền kinh tế. Nhà nước có trách nhiệm giám sát hoạt động và đóng góp kinh tế của khu vực này.
Nhưng những bê bối tham nhũng lớn đã có ở Vinashin, Vinalines và các công ty quốc doanh khác. Bê bối đó thuộc trách nhiệm trực tiếp của các viên chức nhà nước dính líu hoạt động phi pháp. Đồng thời chúng cũng phản ánh sự yếu kém về cơ cấu giữa Đảng và Nhà nước.
Chiến dịch phê bình và tự phê bình hiện nay của Bộ Chính trị bày tỏ mong muốn chỉnh sửa những yếu kém cơ cấu này, bằng cách xác định những thiếu sót và đề ra chính sách sửa chữa.
Chiến dịch hiện nay là một phần quá trình lịch sử, trong đó người ta thương lượng ranh giới trách nhiệm giữa Đảng và Nhà nước.
Bê bối lớn ở các tập đoàn nhà nước là dấu hiệu cho thấy Đảng phải xác lập sự lãnh đạo. Chính phủ không thể vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
--Đảng mở chiến dịch tự phê để làm gì?
- Phỏng vấn ông Lê Hồng Hà, cựu đại tá công an: Nguyên đại tá chê “phê và tự phê” – (BBC).
Nhà bất đồng chính kiến Lê Hồng Hà, nguyên đại tá công an, nay là nhà phân tích thời sự bình luận về quá trình kiểm điểm tự phê bình và phê bình các cá nhân trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư Đảng CSVN mới đây.
Nói chuyện với BBC Tiếng Việt, ông Lê Hồng Hà, người từng là nguyên Chánh văn phòng Bộ Nội vụ, đánh giá rằng đợt phê và tự phê rầm rộ vừa rồi là "không có giá trị gì lắm đối với tình hình đất nước và sự tiến triển đất nước."
Theo ông, Việt Nam hiện "đang quằn quại trong hai mâu thuẫn", mà mâu thuẫn đầu tiên là "rơi vào tổng khủng hoảng toàn diện" do đường lối sai lầm của Đảng Cộng sản, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối Mác - Lênin, "một đường lối phản phát triển, sai lầm".
Ông Lê Hồng Hà nói rằng cần giải thoát đất nước ra khỏi đường lối sai lầm này, điều người ta đã trông đợi từ Đại hội Đảng XI nhưng đã Đảng đã không làm.
Mâu thuẫn thứ hai, theo nhận định của phân tích gia Lê Hồng Hà, là "thái độ bành trướng, muốn thôn tính Việt Nam của Trung Quốc" nhưng giới lãnh đạo Việt Nam lại tỏ ra thỏa hiệp, bạc nhược, "thoái lui và gần như đầu hàng."
Tuy nhiên, ông Hà nói cuộc kiểm điểm và tự kiểm điểm của Đảng Cộng sản vừa qua đã không đề cập tới các vấn đề trên mà chỉ bàn chuyện "xây dựng Đảng, cán bộ suy thoái, đề bạt cán bộ, sắp xếp cán bộ", điều mà ông đánh giá là "chẳng giải quyết cái gì cho đất nước."
- Bộ trưởng nghe, Bộ trưởng nói, Bộ trưởng làm (Đào Tuấn). - Cựu phó chủ tịch huyện chứa gái mại dâm từ lâu (DV/ DT). “Trong 17 năm làm phó chủ tịch, bà được đánh giá là người có uy tín trong chính quyền và nhân dân huyện”.- Quan chức Úc ‘được thưởng’ vụ Securency? – (BBC).- Chống tham nhũng bắt đầu bằng những sáng kiến nhỏ (PLTP). - Chống tham nhũng thì phải công khai, minh bạch thực sự (LĐ). - Trao quyền phòng chống tham nhũng cho người dân (VnMedia).
- Cần nâng chất lượng kê khai tài sản với cán bộ chủ chốt (DT). - Mở rộng công khai tài sản quan chức (TP). - Tổ trưởng hòa giải không nên hưởng lương tháng (PLVN).
- Cục Điều tra VKSND Tối cao đã Khởi tố vụ án dùng nhục hình tại Công an TP Tuy Hòa (PLTP).- Một sĩ quan công an bị tố đánh người (NLĐ).
– Cục trưởng Báo chí Hoàng Hữu Lượng Báo chí vẫn thiếu những bài viết mang tính định hướng lớn (Infonet) “tình trạng thông tin thiếu chính xác vẫn xảy ra; tình trạng tuyên truyền các sự kiện chính trị quan trọng một cách chiếu lệ, không rõ nét; một số tin, bài và cách trình bày tin, bài, ảnh, các chuyên mục… vẫn chưa thật sự sáng tạo.”
- Văn phòng Quốc hội sẽ xử lý nghiêm chuyên viên đánh người tại sân golf(TN).- Khách chơi golf đạp caddy nhập viện. - Chuyên viên QH đánh nữ nhân viên – (BBC). - Xử vụ tham ô tại Sở TN-MT Phú Yên (PLTP). - Làm rõ một phó chủ tịch HĐND huyện vỡ nợ tiền tỉ.
Chuyên viên QH đánh nữ nhân viên -Một chuyên viên đối ngoại của VP Quốc hội Việt Nam đã nổi giận khi chơi golf và đánh nữ nhân viên nhặt bóng phải nhập viện. – Mạo danh cán bộ Văn phòng Chính phủ để lừa đảo ? (TN).
- Trốn trại cai nghiện, học viên bị cán bộ đánh bầm dập? (NLĐ). - Phá đường dây làm giả hồ sơ “người có công với cách mạng” (ND). - Bắc Ninh: Hai cử nhân giả mạo nhà báo đi lừa đảo (PLTP). - Truy bắt kẻ hành hung PV báo Tuổi Trẻ .
- Quốc hội bác đề xuất thu phí điều tiết điện lực (VNE). – ĐIỀU GÌ ĐANG XẨY RA VỚI NGÀNH ĐIỆN LỰC CỦA VIỆT NAM? – (Lê Anh Hùng). – Xây dựng cơ chế bồi thường thiệt hại điện hạt nhân cho Việt Nam (ĐV).
- Cần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự (ĐĐK). - Quy định về phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai còn chung chung (Infonet).
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Thời gian gần đây, tại Hà Nội có một quán ăn mang tên “Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37” thu hút khá đông khách, bởi quán ăn này tái hiện lại thời kỳ bao cấp, kí ức một thời gian khổ. Không biển hiệu đèn màu nhấp nháy, không cửa kính bóng loáng, ...
Nhà hàng thời bao cấp giữa Hà NộiTuổi Trẻ
Xếp hàng… ăn cơm độn khoaiXãLuận.com