Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Dự án Núi Pháo “nã” vào đầu dân

Tin liên quan: -Dragon Capital, Masan và “canh bạc” Núi Pháo


Hậu đại hội 12, Núi Pháo, MobiFone và ‘hai trong một’ (SBTN 5-8-16)

08/05/2016 - 20:43


Cuối tháng Bảy năm 2016, vụ việc MobiFone mua AVG đến gần 9,000 tỷ đồng đã chính thức được “Thường trực Ban Bí thư và Chính phủ giao cho Thanh tra chính phủ tổ chức thanh tra”. Sau vụ “thanh tra môi trường dự án mỏ Núi Pháo”, một lần nữa cái tên Nguyễn Thanh Phượng được nêu ra như một “người đứng sau ông Lê Nam Trà ở MobiFone”.

Cần nhắc lại, ngay sau khi đại hội 12 của đảng cầm quyền kết thúc vào tháng Giêng năm 2016 với thất bại không thể ê chề hơn dành cho ông Nguyễn Tấn Dũng, một bàn tay bí mật đã tung đến từng chi tiết lên mạng xã hội vụ MobiFone mua AVG, và còn thông báo trước là “Thanh tra chính phủ sẽ vào cuộc”. Cho tới nay, “quy trình” đã diễn ra đúng như vậy. Hẳn tác giả của loạt bài viết về MobiFone mua AVG phải nắm được rất nhiều thông tin nội bộ và còn có thể chính là người trong nội bộ.

Cũng cần nhắc lại, một trong những địa chỉ gây ô nhiễm môi trường mà có lần phóng viên nhà nước đến điều tra đã bị côn đồ đánh bầm dập, nhưng Hội Nhà báo Việt Nam đã không làm bất kỳ động tác can đảm tối thiểu nào để bảo vệ hội viên của mình - mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên có trữ lượng vonfram thứ hai trên thế giới, đã bị Bộ Tài nguyên Môi trường thanh tra toàn diện theo một chỉ đạo của đảng. Chưa biết kết quả thanh tra sẽ ra sao. Nhưng ấn tượng lớn nhất liên quan đến vụ việc này, là Bộ tài nguyên Môi trường - cơ quan hầu như “cấm khẩu” sau vụ cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung- nhưng lại đang trở thành một mũi tiên phong trong công cuộc “hồi tố” dự án Núi Pháo, mà đằng sau đó ai cũng biết là có bàn tay giao dịch đắc lực của bà Nguyễn Thanh Phượng - con gái cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

“Hai trong một” dường như đang trở thành khẩu hiệu ứng với số phận gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng hậu đại hội 12. Núi Pháo và vụ MobiFone mua AVG đang là tâm điểm của một chiến dịch “chống tham nhũng” xuất phát từ “việc cần làm ngay” của Tổng bí thư Trọng.

Chiến dịch trên có vẻ càng được tăng tốc khi khối lợi ích đang lồ lộ hiện ra.

Ngay sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng mất chức thủ tướng vào tháng Giêng năm 2016, đã rậm rịch đồn đoán về một chiến dịch từ tranh giành đến thâu tóm doanh nghiệp và thị phần kinh doanh, xuất phát từ những nhóm lợi ích liên quan mật thiết đến những nhóm quyền lực mới. Lãnh địa của tay chân ông Nguyễn Tấn Dũng lại được coi là vô cùng lớn và vô cùng màu mỡ, bao gồm nhiều ngành nghề trải rộng ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khối tài chính và ngân hàng mà đã có đủ thời gian phát triển thành một thế lực tài phiệt . Chúng có quyền năng chi phối, can thiệp đáng kể vào không chỉ các chỉ số kinh tế quốc gia, mà còn vào cả thế lên xuống chính trường Việt Nam.

Một cách đương nhiên, những lãnh địa đó là nơi hội tụ mọi con mắt thèm thuồng của những kẻ muốn thâu tóm, trong bối cảnh đất nước đang gần như cạn kiệt các nguồn tài nguyên.

Nếu trước đại hội 12, Thủ tướng Dũng từng phải giải trình cho Bộ chính trị về 12 điểm bị tố cáo, trong đó có nội dung liên quan đến cô Nguyễn Thanh Phượng, thì nay có vẻ là thời cơ để các đối thủ của ông Dũng “xử” loạt tố cáo ấy.

Hai khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới: tập đoàn màu mỡ của bà Nguyễn Thanh Phượng sẽ lâm vào tình trạng nào – “tiền mất” hay còn là “tiền mất tật mang”?

Cho tới giờ, một số người vẫn tiếc nuối cho bà Phượng: giá như bà biết điểm dừng mà không quá tham lam như thời cha bà còn làm thủ tướng…

Nhưng hình như mọi chuyện đều đã trễ tràng. Thế giới của những con cá mập chỉ là cách nuốt chửng nhau không một chút thương xót.

Lê Dung / SBTN

‘Thanh tra môi trường Núi Pháo’: đảng muốn truy ai đứng đằng sau Masan?
Công Ty Núi Pháo ở Thái Nguyên bị thanh tra toàn diện về môi trường

-Lời kêu cứu từ Núi Pháo
03/08/2016 23:14
Người dân sống quanh khu vực chế biến khoáng sản Núi Pháo phải đối mặt với rất nhiều bệnh tật do môi trường bị ô nhiễm nặng nề


Những phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm ở dự án khai khoáng lớn nhất Việt Nam của Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sảnNúi Pháo (Công ty Núi Pháo) thuộc Công ty CP Tài nguyên Masan (Công ty Masan) đã có từ nhiều năm qua.

Sống với ô nhiễm


Khu khai thác khoáng sản của Công ty Núi Pháo nằm trên một khu vực trải dài, vắt qua Quốc lộ 37 tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mấy trăm hộ dân ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ sống quanh khu vực này đang khổ sở từng ngày. Bất cứ ai đến gần khu dân cư trên đều choáng váng với mùi hóa chất nồng nặc. Người dân nơi đây phải đóng kín cửa suốt ngày, giăng bạt để ngăn bụi.

Bà Nguyễn Thị Tường (trưởng xóm 4, xã Hà Thượng) than thở suốt ngày đêm phải hít đủ các loại hóa chất. Nhà máy ở trên cao, nhà dân ở dưới thấp nên băng tải bột quặng cao hàng chục mét xả bụi vào không khí bay khắp vùng. Từ lâu, người dân đã phải mua nước đóng bình sử dụng thay cho nước giếng. Nhiều người phản ánh mỗi khi mưa, bột đá lẫn trong nước đổ xuống nhà cửa, ruộng vườn. Hằng ngày, chỉ cần ngửi mùi hóa chất sẽ bị váng đầu, mệt mỏi.

Công ty Núi Pháo khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

Đưa phóng viên đến tận mương nước của xóm 4, bà Nguyễn Thanh Thủy (60 tuổi) cho biết đây là nơi mà Công ty Núi Pháo thường xuyên xả chất thải. Mỗi lần công ty xả thải, nước trong mương đen ngòm, người dân lập biên bản yêu cầu chính quyền xử lý. Nhiều người cho rằng trong chất thải đổ ra mương có hàm lượng xyanua rất cao.

Đáng chú ý, ở xã Hà Thượng này, có một khu vực dân cư đặc biệt mà người dân gọi là “khu chuồng chó”. Sở dĩ có tên đó vì 10 hộ dân nơi đây nằm trong khu vực quản lý của nhà máy, bị rào sắt, cổng bảo vệ quây quanh. Ai muốn vào thăm các hộ dân phải được chủ nhà “bảo lãnh”. Những người dân hay khiếu kiện nhà máy thì bị “cấm cửa” ra vào khu vực này.

Bệnh tật, mất kế sinh nhai

Bày ra khoảng gần 30 cuốn sổ khám bệnh của người dân ở xã Hà Thượng, bà Trần Thị Dung (ngụ xóm 3) thuộc làu tình trạng sức khỏe của từng người. Theo bà Dung, bệnh tật của người dân nơi đây trong 2 năm qua tăng đột biến so với những năm trước, chủ yếu là các bệnh về mắt, tiêu hóa và hô hấp. Cụ thể, bà Đào Thị Kính (ngụ xóm 4) cho biết miệng lúc nào cũng khô, đắng cổ, viêm họng thường xuyên. Con dâu của bà bị sẩn ngứa, các bác sĩ cho uống thuốc. Uống xong mới phát hiện đang mang thai và thai đã bị chết lưu do nhiễm độc.

Từ khi nhà máy hoạt động, kế sinh nhai của nhiều người dân nơi đây cũng mất. Họ buôn bán dựa theo đường quốc lộ trước nhà, nay đã bị nhà máy chắn mất, cuộc sống vô cùng khó khăn. “Tôi phải nuôi 2 con đang đi học. Trước kia buôn bán đồ sắt, đồ nhựa và làm rèm cũng đủ trang trải qua ngày. Nay phải đóng cửa chờ thỏa thuận đền bù để chuyển đi” - một người dân bày tỏ. Nói về lý do chưa chuyển đi, người dân nơi đây bức xúc cho rằng Công ty Núi Pháo đền bù quá thấp, không đủ để họ tái lập cuộc sống khi đến nơi khác.

Xử nghiêm sai phạm


Ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, khẳng định qua thanh tra, nếu phát hiện sai phạm thì phải xử lý. “Ai sai phạm thì đều phải bị xử lý, dù là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong nước, doanh nghiệp trung ương hay địa phương” - ông Bắc nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Thái Nguyên, cho rằng phải có kết quả thanh tra của Bộ TN-MT mới đánh giá được toàn diện mức độ ô nhiễm môi trường. Từ đó mới có hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm của nhà máy cũng như tính toán việc di dời người dân đến nơi ở mới. Sở đã nhiều lần kiến nghị với Bộ TN-MT giải quyết triệt để vấn đề môi trường ở Núi Pháo.

Liên quan tới thông tin trong chất thải của Công ty Núi Pháo có hàm lượng xyanua vượt mức cho phép, bà Trần Thị Minh Hương, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên, cho biết xyanua là một trong các hóa chất mà Công ty Núi Pháo dùng để tuyển quặng. “Hiện chưa có đánh giá tại Núi Pháo nồng độ xyanua vượt mức cho phép có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân hay không nhưng về lâu dài, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đếnsức khỏe con người, phải có biện pháp khắc phục” - bà Hương nhận định.

Về phương án di dời dân ra khỏi khu vực ô nhiễm, bà Hương nói rõ: “Trước khi nhà máy hoạt động đã có hàng ngàn hộ dân được đưa đến nơi ở mới. Những hộ dân cần di dời còn lại phát sinh sau khi nhà máy hoạt động do ô nhiễm. Công ty Núi Pháo mới đưa 41 hộ vào diện di dời, còn hơn 200 hộ thì chưa cần thiết song tỉnh Thái Nguyên có quan điểm là phải di dời toàn bộ”.


Báo cáo riêng với Bộ TN-MT


Trong thông cáo gửi Báo Người Lao Động vào ngày 3-8, Công ty Masan nêu: Công ty đã áp dụng các quy chuẩn khắt khe nhất để giám sát những tác động của hoạt động khai thác khoáng sản mỏ Núi Pháo đến môi trường và cộng đồng địa phương.

Công ty Masan cho hay đã chủ động phối hợp với các nhà tư vấn để thực hiện hàng loạt đánh giá kiểm tra nội bộ, lấy mẫu xét nghiệm và rà soát các tác nhân có thể ảnh hưởng đến môi trường các khu vực phụ cận. “Chúng tôi sẽ có các báo cáo riêng về kết quả đánh giá sơ bộ cho Bộ TN-MT” - thông cáo nêu.
Bài và ảnh: NGUYỄN QUYẾT




(VNF) – Dù đã chi hơn 1 tỷ USD cho để “châm ngòi” nhưng siêu dự án Núi Pháo vẫn chưa thể tạo ra bất kỳ sự bùng nổ nào trong kết quả kinh doanh của Masan.


Dồn tiền cho Núi Pháo


Năm 2010, giới đầu tư tỏ ra khá bất ngờ khi một “đại gia” đang hốt bạc trong lĩnh vực thực phẩm và nước chấm như Masan lại mạo hiểm thâu tóm “siêu dự án khoáng sản” mang tên Núi Pháo.

Tất nhiên không khó để nhận ra vì sao Masan lại thực hiện thương vụ này, bởi sức hấp dẫn của dự án Núi Pháo là quá lớn. Mỏ Núi Pháo được nhiều chuyên gia trong nước cũng như quốc tế đánh giá là một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới với trữ lượng quặng tiềm năng đã được chứng minh là 66 triệu tấn.

Kết thúc năm 2010, nhiều nhà đầu tư lại tiếp tục được phen “giật mình” khi nhận ra tốc độ gia tăng tổng tài sản ở mức “chóng mặt” của Masan. Chỉ trong vòng một năm, tổng tài sản của Masan đã tăng gấp 3 lần, từ mức 7.017 tỷ đồng thời điểm kết thúc năm 2009 lên mức 21.129 tỷ đồng thời điểm kết thúc năm 2010. Trong đó, tài sản trong lĩnh vực khai thác khoáng sản của Masan đã lên tới 7.505 tỷ đồng tính đến hết năm 2010 dù năm 2009, Masan không ghi nhận tài sản trong lĩnh vực kinh doanh này.

Đến năm 2011, tài sản của Masan trong lĩnh vực khai thác khoáng sản lại tăng lên mức 12.570 tỷ đồng. Năm 2012 tiếp tục tăng lên con số 15.220 tỷ đồng. Một năm sau đó, tài sản của Masan trong lĩnh vực khai thác khoáng sản lại tiếp tục tăng thêm hơn 5.000 tỷ đồng, lên mức 20.376 tỷ đồng trong năm 2013, gần chạm mức 1 tỷ USD.

Tài sản của toàn bộ lĩnh vực khai thác khoáng sản này đều là tài sản mà Masan đầu tư để phục vụ cho hoạt động khai thác “siêu dự án” Núi Pháo, thông qua việc sở hữu đa số cổ phần tại Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources). Masan Resources là đầu mối quản lý toàn bộ hoạt động đầu tư và khai thác dự án Núi Pháo, đồng thời trực tiếp sở hữu tất cả các công ty con phục vụ cho hoạt động này, trong đó có việc sở hữu 100% Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo.

Trong năm 2015, để phục vụ cho hoạt động niêm yết trên sàn chứng khoán, Masan Resources đã chính thức công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2014. Theo đó, tổng tài sản của Masan Resources thời điểm kết thúc năm 2014 đã lên tới 25.106 tỷ đồng, nghĩa là vượt qua con số 1 tỷ USD. Đến năm 2015, con số này của Masan Resources đã là 26.607 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên mức 26.551 tỷ đồng nếu tính đến thời điểm kết thúc 6 tháng đầu năm 2016.

Như vậy, kể từ năm 2010 tới nay, Masan đã dồn tới hơn 1 tỷ USD để “châm ngòi” cho siêu dự án Núi Pháo. Tuy nhiên, có vẻ như các nhà đầu tư vẫn sẽ phải tiếp tục chờ ngày “vang tiếng pháo”.

Nhọc nhằn chờ “pháo” nổ


Nếu như trong năm 2014, Masan Resources ghi nhận mức doanh thu 2.946 tỷ đồng thì đến năm 2015, con số này lại giảm đi chỉ còn 2.665 tỷ đồng. Đáng chú ý là, doanh thu của các quý của năm 2015 vẫn chưa thể ổn định. Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2015 của Masan Resources ghi nhận mức doanh thu là 820 tỷ đồng nhưng báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2015 chỉ ghi nhận mức doanh thu vỏn vẹn 426 tỷ đồng.

Đến quý III/2015, doanh thu của Masan Resources lại tiếp tục giảm xuống còn 327 tỷ đồng. Tiếp đến quý IV/2015, con số này lại tăng vọt lên mức 1.092 tỷ đồng.

Sang đến quý I/2016, doanh thu của Masan Resources lại giảm xuống mức 806 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu mới nhất thì con số doanh thu quý II/2016 của Masan Resources đã lại tăng lên mức 939 tỷ đồng.

Như vậy, doanh thu của Masan Resources vẫn đang rất thất thường và nếu so với tổng số tiền hơn 1 tỷ USD mà Masan dồn vào dự án suốt từ năm 2010 thì mức doanh thu này quả thật là quá thấp.

Lợi nhuận của Masan Resources thì đang có dấu hiệu khả quan hơn dù vẫn rất khiêm tốn. Năm 2014, Masan Resources lỗ thuần tới 219 tỷ đồng, và nếu như không có khoản thu nhập 256 tỷ đồng từ bán các khoản phải thu tiền bồi thường thì Masan Resources đã không thể tránh khỏi thua lỗ.

Đến năm 2015, tình hình có vẻ tốt hơn khi công ty này lãi sau thuế 84 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2016, Masan Resources ghi nhận mức lãi sau thuế đáng khích lệ 65 tỷ đồng. Tất nhiên, những khoản lãi này chưa thấm tháp gì so với con số đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Núi Pháo.

Một thông tin không mấy tích cực nữa có thể khiến các nhà đầu tư ái ngại về khả năng dự án Núi Pháo sẽ sớm đem lại sự bùng nổ trong kết quả kinh doanh là tỷ suất lợi nhuận gộp đáng thất vọng từ mảng kinh doanh Vonfram – tài nguyên chủ lực của Mỏ Núi Pháo – trong 6 tháng đầu năm 2016.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý II/2016 của Masan Resources thì mảng kinh doanh Vonfram mang lại doanh thu lớn nhất trong 3 mảng kinh doanh chính của công ty bao gồm Vonfram, Đồng và Flourit, đạt mức 1.019 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2016 nhưng lại chỉ đem lại vỏn vẹn 69,4 tỷ đồng lợi nhuận gộp, thấp nhất trong 3 mảng kinh doanh.

Như vậy, theo tính toán thì trong 6 tháng đầu năm 2016, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng Vonfram chỉ là 6,81%; trong khi con số này là 62% đối với mảng Đồng và 50,9% đối với mảng Flourit. Đây là dấu hiệu tương đối rõ rệt cho thấy, Masan Resources đang gặp khó khăn trong việc khai thác và kinh doanh tài nguyên chính yếu của Mỏ Núi Pháo là Vonfram, thứ được Masan kỳ vọng rằng sẽ giúp công ty này “dẫn dắt sự thay đổi thị trường Vonfram toàn cầu”.



-Chuyện gì đang xảy ra ở Thái Nguyên? Thủ tướng và Núi Pháo (TTHN 19-9-15)

Người Buôn Gió


Núi Pháo là một địa danh ở Thái Nguyên, nơi có trữ lượng quặng hiếm có trữ lượng quặng voframn đến 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc), về Flo có trữ lượng lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn. Khi đưa vào khai thác mỏ này có khả năng cung cấp 15% vonfram, 20% bitmut và 7% florit lượng cung toàn cầu.


Vonfram nếu kết hợp với cacbua sẽ trở thành chất liệu cứng thứ 2 sau kim cương, dùng phổ biến trong ngành khoan dầu mỏ, dây tóc bóng đèn, công cụ máy, … Đây là hợp kim không có vật liệu thay thế. Trung Quốc hiện nắm tới 70% trữ lượng vonfram toàn thế giới và cung cấp 85% sản lượng volfram toàn cầu. Đó là lí do, bất cứ một mỏ vonfram lớn nào nằm ngoài Trung Quốc đều có ý nghĩa vô cùng lớn.

Nhìn vào các số liệu thống kê, dễ dàng hình dung khi một chính khách nào nắm được mỏ Núi Pháo, hẳn sẽ có trọng lượng trên quan hệ quốc tế. Hầu hết những nhà độc tài ở Trung Á, Trung Phi hay Trung, Nam Mỹ đều nắm giữ những mỏ khoáng sản giá trị như dầu mỏ, kim cương...Thông qua việc kiểm soát những mỏ này những chính khách này tạo được thế lực của mình trong nước và ảnh hưởng tới quốc tế.

Tập đoàn Masan đã trả công cho công ty Bản Việt 100 triệu usd để công ty này làm tư vấn, môi giới cho Massan thâu tóm mỏ Núi Pháo.

Bản Việt là tập đoàn mà con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm giữ. Mọi bước đi của Masan đều có bóng dáng của Bản Việt dẫn đường, không chỉ Núi Pháo mà còn nhiều thương vụ khác nữa.

Như thế mỏ Massan khó mà không có ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng, chính khách hàng đầu của Việt Nam hiện nay.

Cuối tháng 8 và đầu tháng 9, mỏ Núi Pháo bị báo chí tố cáo gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, người dân biểu tình kêu cứu. Vào ngày 4 tháng 9 năm 2015 nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị hai côn đồ truy sát giữa ban ngày vì những bài viết tố cáo sai phạm ở Núi Pháo.

Ngay lập tức phe đối thủ của Nguyễn Tấn Dũng là Phạm Quang Nghị lên tiếng đòi làm rõ đầu đuôi, ngọn nguồn việc nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị đánh. Trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội Hồ Quang Lợi gọi đây là khủng bố dân chủ.

Nhưng thứ trưởng bộ thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn đã chặn họng Lợi bằng một lời cảnh cáo rằng - các nhà báo nên tránh xa những điểm nhạy cảm và nên có những lời nói kiềm chế tránh bức xúc.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 8 tháng 9 năm 2015 Trương Minh Tuấn cử phóng viên đến Thái Nguyên, ép đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên là nơi Nguyễn Ngọc Quang công tác phải đưa ngay một bài báo ca ngợi thành công của Masan ở Núi Pháo hết lời.

http://www.thainguyencity.org.vn/Chi-tiet-tin/tin-trong-tinh/du-an-nui-phao-giac-mo-va-hien-thuc-8585.html

Vụ Nguyễn Ngọc Quang rơi vào im lặng, âm mưu phanh phui từ vụ Quang bị đánh tới nguyên nhân ở mỏ Núi Pháo dẫn đến thao túng của Nguyễn Tấn Dũng của phe Phạm Quang Nghị, Hồ Quang Lợi không thành.

Ngày 15 tháng 9 năm 2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay thế một số lãnh đạo Thái Nguyên. Giám đốc sở tài nguyên môi trường, giám đốc kế hoach đầu tư, chỉ huy quân sự tỉnh được bổ nhiệm làm phó chủ tịch tỉnh và uỷ viên ban uỷ ban nhân dân tỉnh. Bằng một thủ thuật bổ nhiệm nhân sự Nguyễn Tấn Dũng đã đưa quân của mình trấn giữ những chức trọng yếu ở Thái Nguyên.

Nhờ thế mà Núi Pháo trở thành yên tĩnh.

Nguyễn Tấn Dũng đã dẹp yên vụ Núi Pháo như đã từng dẹp yên nhiều vụ khác lớn hơn động chạm đến ông ta.

Trên chính trường Việt Nam hiện nay Nguyễn Tấn Dũng là người có quyền lực lớn nhất. Nhiều người đặt hy vọng rằng Dũng sẽ có những thay đổi về chính sách đối ngoại cũng như đối nội, cởi mở hơn, thông thoáng hơn. Nguyễn Tấn Dũng có thể sẽ là một Góc Ba Chốp của Việt Nam.

Hy vọng đó không phải là vô cớ, sự thực thì Nguyễn Tấn Dũng có những hành đông, lời nói và quyết sách có chiều hướng cải cách thoáng hơn về đối ngoại cũng như cải cách kinh tế trong nước.

Nhưng nhiều người còn lo ngại hơn khi hình dáng độc tài tư bản quân phiệt ngày càng rõ hơn trong hình ảnh của Nguyễn Tấn Dũng. Một hình ảnh như kiểu độc tài Sa Hoàng Nga như kiểu Putin.

Với những điều kiện Pu Tin có như nắm tài nguyên, khoáng sản, nắm quyền lực an ninh, quân đội và tham vọng quyền, tiền cũng thế. Hy vọng Nguyễn Tấn Dũng trở thành một nhà cải cách dân chủ, tiến bộ thật là mong manh. Nhất là khi yếu tố hội tụ như bây giờ, không có mối lo nào khiến Nguyễn Tấn Dũng phải trở mình làm người tiến bộ, dân chủ cả. Không có một lực đối trọng nào trong hàng ngũ chính khách Việt Nam hay trong nhân dân để Dũng phải e dè. Người tham tiền, quyền và có điều kiện như Dũng chẳng tội gì phải rũ bỏ cái mình có để trao cho đất nước sự tự do, dân chủ.

Không phải những gì ông Vũ Ngọc Hoàng, uỷ viên trung ương Đảng, phó ban tuyên giáo Trung Ương nói là không có phần sự thật. Trong bài phát biểu hồi tháng 6 năm 2015. Ông Hoàng đã cảnh báo về nhóm lợi ích rằng.

''Đặc điểm của các “nhóm lợi ích” là có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động, cùng phân chia lợi ích, giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực trong nhà nước và trong đảng cầm quyền. Có tiền chuyển hóa thành có quyền lực. Có quyền lực chuyển hóa thành có tiền. Người có tiền sẽ có quyền lực và người có quyền lực sẽ có tiền. Họ cùng nhau hành động để có quyền lực và có tiền ngày càng nhiều hơn.''

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/242047/uy-vien-tu-dang-ban-ve-su-boc-lot-va-thau-tom-quyen-luc.html

Đối chiếu những gì ông Vũ Ngọc Hoàng phát biểu, đấy chính là hình ảnh của tập đoàn Massan, Bản Việt và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Và cứ như đà này, tiên đoán của Vũ Ngọc Hoàng càng trở nên chính xác khi thực tiễn chứng minh ''nhóm lợi ích '' ngày càng có quyền lực và có nhiều tiền hơn.
Bùi Thanh Hiếu




Thái Nguyên: Hàng loạt giám đốc sở xin nghỉ trước thời hạn(VNN 21-9-15)

Hàng loạt Giám đốc sở tại Thái Nguyên đã đồng loạt làm đơn xin nghỉ việc trước thời hạn, toàn bộ đều còn tuổi công tác từ 1 đến gần 2 năm.


>> Bí thư Quảng Nam xin nghỉ hưu 'vì lý do sức khỏe'

Theo các thông báo của Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc cán bộ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu, một số giám đốc sở được nghỉ công tác, chờ đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại nghị định số 26/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Đó là Giám đốc các sở Xây dựng, Tài chính, Công thương, Khoa học - công nghệ, NN&PTNT, Chánh văn phòng Tỉnh ủy, Giám đốc Trường Chính trị.
Một trong các giám đốc sở đã nghỉ cho biết, họ đều không “tự nguyện” làm đơn mà việc làm đơn này là từ kết luận của Ban thường vụ Tỉnh ủy ngày 3/8/2015, về một số chủ trương của lãnh đạo thực hiện trong quá trình chuẩn bị và triển khai công tác nhân sự Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2015-2020.

Theo kết luận này, những cán bộ còn dưới 2 năm công tác sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định nếu không được bố trí công tác phù hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.

Những trường hợp Giám đốc sở làm đơn xin nghỉ công tác trên đều không có nguyện vọng nghỉ hưu nên được sắp xếp nghỉ công tác chờ đủ tuổi hưu. Những giám đốc sở này khi trao đổi với báo Phụ Nữ, đều khẳng định tất cả họ có sức khỏe tốt, không có nguyện vọng xin nghỉ, trong thời gian nhiệm kỳ công tác của mình đã có những thành tích nhất định cho địa phương.

“Những giám đốc sở không trong độ tuổi quy hoạch vào ban chấp hành đảng bộ tỉnh, tỉnh không bố trí được vị trí công tác khác nên còn 2 phương án nghỉ hưu hoặc nghỉ chờ hưu. Chúng tôi chọn phương án nghỉ chờ hưu”, một cựu Giám đốc sở nói.

Theo các cựu Giám đốc sở, khi họ có đơn xin nghỉ chờ hưu thì các sở này có Giám đốc mới ngay; và việc bổ nhiệm Giám đốc mới trước đại hội Đảng bộ tỉnh phát sinh một vấn đề: Nếu các giám đốc mới không được tham gia ban chấp hành đảng bộ tỉnh thì các giám đốc này có phải chuyển công tác khác hay không?

Bởi, lý do mà các Giám đốc cũ phải nghỉ chờ hưu là do không tham gia ban chấp hành Đảng bộ khóa tới.

Một vấn đề khác mà dư luận thắc mắc là trong khi các cựu Giám đốc sở này vẫn còn trong độ tuổi công tác mà phải về nghỉ chờ hưu, thì ngày 3/7, Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên đã thống nhất giới thiệu một nhân sự đã hết tuổi được cơ cấu vào vị trí Phó chủ tịch UBND tỉnh để HĐND tỉnh bầu giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh.


Chỉ thị số 36/CT-TW của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng nêu rõ:

Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy phải thực hiện đúng điều lệ, quy chế, quy định của Đảng về công tác cán bộ. Việc giới thiệu nhân sự cấp ủy nói chung phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ, đồng thời chú trọng phát hiện, giới thiệu những nhân tố mới có đức, có tài, có triển vọng về lãnh đạo, quản lý...

Tiến hành công tác nhân sự cấp ủy theo đúng nguyên tắc, quy trình, phát huy dân chủ, trí tuệ của tập thể cấp ủy và cán bộ, đảng viên; công tâm, khách quan trong lựa chọn, giới thiệu nhân sự; chống tư tưởng cá nhân, cục bộ, thiếu tính xây dựng hoặc nể nang, né tránh, ngại va chạm.


(Theo Phụ nữ TP.HCM)

-Nhà báo bị đánh và nhà báo bị đuổi việc

Người Buôn Gió

Thứ Sáu, ngày 11 tháng 9 năm 2015

Làng báo chí Việt Nam vừa rộ lên hai sự việc liên quan đến hai nhà báo trong đầu tháng 9 năm 2015.

Vụ thứ nhất xảy ra ngày Nguyễn Ngọc Quang của đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên bị côn đồ chặn xe ô tô, chém 8 nhát vào tay và vai.


Đặt giả thiết về nguyên nhân động cơ gây án này, tờ Tuổi Trẻ của Việt Nam cho rằng.

Được biết, thời gian gần đây, nhà báo Nguyễn Ngọc Quang đã có một số tác phẩm báo chí về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Sau khi các tác phẩm này được đăng phát, vào đêm 30-8, nhà riêng của ông Quang tại xóm Đồng Thái, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ đã bị kẻ xấu dùng chất cháy đốt cổn

Tờ Tuổi Trẻ không cho biết rõ ông Quang là tác giả của những bài báo nào gần đây về tình trạng khai tháng khoáng sản, cũng như không nói rõ bài báo được đăng ở đâu.

Tìm hiểu về những bài báo phản ánh tình trạng khai tháng khoáng sản tại Thái Nguyên gần đây bị lên án trong tháng 8 và cho đến ngày 3 tháng 9 năm 2015 ( tức trước một ngày ông Quang bị côn đồ chém ) chỉ có những bài báo lên án tình trạng bất cập ở mỏ Núi Pháo. Một khu mỏ nguyên liệu quý hiếm do tập đoàn Masan sở hữu. Tập đoàn Masan thâu tóm được mỏ Núi Pháo nhờ công ty Bản Việt môi giới, tư vấn. Bản Việt cũng là đại diện cho Masan mua được nhiều quyền kiểm soát những công ty khác như vụ mua Vinacafe Biên Hoà.

Bản Việt cũng là công ty của Nguyễn Thanh Phương, con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ngay sau ngày ông Nguyễn Ngọc Quang bị chém, không còn bài báo nào lên án tình trạng khai thác ô nhiễm ở mỏ Núi Pháo nữa. Mặc dù liên tiếp trước đó các ngày cuối tháng 8 và ngày 2, ngày 3 tháng 9 năm 2015 các bài báo phản ánh tình trạng mỏ Núi Pháo rất nghiêm trọng, người dân ùa ra biểu tình phản đối, lên án, kêu cứu thảm thiêt.

Đến ngày 8 tháng 9 năm 2015, sau khi ông Quang bị chém 4 ngày. Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên đưa một bản tin ca ngợi thành công của mỏ Núi Pháo.

Mặc dù cùng chiều ngày ông Quang bị chém và hôm sau, trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hồ Quang Lợi và thứ trưởng bộ thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn kêu gào phải xử lý, phải truy xét, phải làm rõ ầm ĩ trên báo chí. Nhưng cuối cùng thì mọi sự lắng xuống đột ngột sau ngày 8 tháng 9 năm 2015, khi mà bài báo ca ngợi thành công của tập đoàn Masan với mỏ Núi Pháo xuất hiện với những lời lẽ mang tính khẳng định chắc nịch về sự ưu việt trong dự án khai thác mỏ quặng hiếm này.

Vụ việc Nguyễn Ngọc Quang bị chém bỗng nhiên cũng không còn ai nhắc đến. Công an Thái Nguyên có khởi tố điều tra vụ án chém người công khai giữa ban ngày, hai kẻ rượt đuổi chém ông Quang trên quãng đường dài nhiều người chứng kiến. Sau đó chúng ung dung quay lại lấy xe đi. Nhưng đến nay thì công an vẫn chưa có manh mối nào về chúng.

Nếu ông Nguyễn Ngọc Quang bị chém vào sáng ngày 4 tháng 9 năm 2015 thì cùng chiều ngày hôm đó nhà báo Đỗ Hùng của tờ Thanh Niên nhận quyết định kỷ luật thôi việc và tước thẻ nhà báo vì lý do có những lời lẽ không nghiêm túc về lãnh tụ Hồ Chí Minh trong ngày 2 tháng 9 đăng trên facebook cá nhân ông Hùng.

Vụ việc của ông Đỗ Hùng khuấy động dư luận, bởi ông Hùng là người có quan điểm phản đối hành vi xâm lược Trung Quốc khá rõ ràng. Ông Hùng còn lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam công nhận tính hợp pháp của Việt Nam Công Hoà đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ đó làm căn cứ đấu tranh pháp lý với Trung Cộng.

Nhà báo Đỗ Hùng như cái gai trong mắt Ban tư tưởng văn hoá trung ương từ vài năm nay, kể từ khi ông xuống đường cùng với người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam.

Ngày 4 tháng 9 năm 2015 có thể gọi là ngày đen tối của nhà báo Việt Nam. Một nhà báo động đến tập đoàn lợi ích nhóm của phe thủ tướng đã bị chém giữa sớm mai. Còn một nhà báo khác động đến thanh danh lãnh tụ Đảng thì bị khai trừ, tước thẻ một cách thẳng thưng, mặc dù ông Hùng chỉ đưa trên facebook cá nhân mang hàm ý vui, chưa hẳn là bôi nhọ.

Có một điểm rất lạ là đối với vụ nhà báo Đỗ Hùng, ông Thứ trưởng phụ trách báo chí đã ngay lập tức có văn bản tước thẻ, đuổi việc phóng viên này. Một hành động được các dư luân viên của Đảng khen ngợi ông Tuấn đã kịp thời, quyết đoán. Nhưng trong vụ nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị chém ở Thái Nguyên, ông Tuấn lại chèn một câu rất lạ khi trả lời phóng vấn, dường như câu trả lời của ông là có ý cảnh cáo các nhà báo đừng nên đi quá xa trong việc này. Hoặc có hàm ý nào đó để nói rằng trong vụ này nhà báo Nguyễn Ngọc Quang có những điều lẽ ra phải nên tránh.

Hãy xem kỹ lời ông Tuấn sau đây:

”Tuy nhiên, trong khi tác nghiệp chúng tôi cũng khuyên các nhà báo hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Ở những điểm nóng, khi tác nghiệp các nhà báo phải kiềm chế về hành động và lời nói, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.”

Cái tuy nhiên của ông Trương Minh Tuấn dường như muốn bao che cho tội ác ở vụ án nhà báo Nguyễn Ngọc Quang bị hành hung, hàm ý đổ lỗi cho nạn nhân. Cũng chính vì hàm ý này mà không thấy còn báo chí nào nhắc đến vụ Nguyễn Ngọc Quang nữa.

Còn những quan chức lãnh đạo báo chí như thứ trưởng Trương Minh Tuấn, không chỉ ngày 4 tháng 9 năm 2015 là ngày đen tối của báo chí Việt Nam mà còn trước đó và nhiều ngày sau này báo chí Việt Nam chìm đắm trong những ngày đen tối


Lãnh đạo tỉnh thăm Nhà báo bị hành hung
(23:58, 04/09/2015)
(Thainguyentv.vn) - Ngay sau khi nhận được thông tin nhà báo Nguyễn Ngọc Quang Phó trưởng Phòng thời sự Đài Phát Thanh truyền hình Thái Nguyên bị đối tượng côn đồ hành hung, tối (4/9) thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Dương Ngọc Long Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đến thăm hỏi và động viên Nhà báo Nguyễn Ngọc Quang đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Cùng đi có đồng chí Lê Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đại tá Đặng Đức Đang - Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên cùng đại diện lãnh đạo Đài PTTH Thái Nguyên; Báo Thái Nguyên; Cổng thông tin điện tử tỉnh và Hội nhà báo Thái Nguyên.

Đồng chí Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
(Người mặc áo trắng đứng thứ 2 từ phải qua trái),thăm nhà báo Nguyễn Ngọc Quang
tại Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên. Ảnh: Lăng Khoa

Sau khi hỏi thăm tình hình sức khỏe của nhà báo Nguyễn Ngọc Quang, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Ngọc Long đã động viên tinh thần gia đình và bản thân nhà báo Nguyễn Ngọc Quang yên tâm điều trị, nhanh chóng bình phục sức khỏe để tiếp tục trở lại với công việc.

Theo đó, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu Công an tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ vụ việc trên, xử lý theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả điều tra, xử lý về UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất.

Cùng ngày, tập thể lãnh đạo, Cán bộ CNVC Đài PT-TH Thái Nguyên đã đến thăm hỏi, chia sẻ, động viên Nhà báo Ngọc Quang. Các đồng nghiệp đều mong muốn nhà báo Ngọc Quang sớm ổn định tinh thần, sức khỏe để tiếp tục trở lại với công việc, có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (ảnh)



Trước đó, như đã đưa tin vào khoảng 7h sáng nay 04/9, nhà báo Nguyễn Ngọc Quang cùng vợ là chị Phạm Kiều Nhi trong khi đang trên đường đến cơ quan làm việc đã bị 1 nhóm côn đồ chặn xe, hành hung tại Cầu Gia Bẩy, TPTN. Nhà Báo Nguyễn Ngọc Quang bị 08 vết chém, trong đó có 02 vết thương sâu phải thực hiện tiểu phẫu. Đây là một trong những sự việc nghiêm trọng mang tính côn đồ cần sớm được đưa ra xử lý trước pháp luật. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành diều tra, truy bắt nhóm côn đồ hành hung nhà báo.
-



-Dự án Núi Pháo hoạt động trong quý I/2013Kể từ khi mua lại dự án Núi Pháo từ Dragon Capital, Masan đã đầu tư thêm hơn 320 triệu USD.


Bản đồ dự án mỏ Núi Pháo
Theo báo Đầu tư chứng khoán, sau khi mua lại Dự án từ Dragon Capital với giá trị được ước tính khoảng 250 - 300 triệu USD, Masan Group đã bơm thêm hơn 320 triệu USD trong vòng 2 năm qua để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Masan cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư thêm trong những tháng tới để phát triển và đưa dự án đi vào hoạt động trong quý I/2013.


Dự án khai thác mỏ Núi Pháo của Masan ở Thái Nguyên, đây là một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới, với trữ lượng florit, bismut và đồng đáng kể.

Ông Nguyễn Đăng Quang tại lễ khởi công dự án Núi Pháo

Mỏ Núi Pháo được Công ty Tiberon Minerals Pte. Ltd - một quỹ do Dragon Capital quản lý đánh giá trữ lượng đa kim vào năm 2000, và đến năm 2004 dự án này được cấp phép đầu tư. Dragon Capital mua lạ toàn bộ dự án vào năm 2007 . Tới năm 2010, Masan mua lại từ Dragon Capital, giá trị đầu tư tại thời điểm Masan mua lại là 130 triệu USD.

Vonfram tại mỏ Núi Pháo là kim loại rất cứng, được sử dụng trong thép, siêu hợp kim trong công cụ cắt, tuabin, sợi tóc bóng đèn. Trung Quốc hiện đang là nước có trữ lượng loại khoáng sản này lớn nhất thế giới. Bismut được sử dụng trong các hợp kim thép, nhôm, những hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Trữ lượng của mỏ Núi Pháo



Theo MSN





-
Khoản đầu tư tư nhân ‘lớn nhất VN’

Công ty quản lý đầu tư lớn thế giới đầu tư thêm 200 triệu USD để mua thêm cổ phần tại tập đoàn tư nhân Masan Group.



-Thương vụ Núi Pháo: Giá trị chuyển nhượng ước khoảng 130 triệu USD
(Thứ Năm, 02/08/2012-8:41 AM)

Ngay từ khi dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo được triển khai, nhiều hộ dân nằm trong đối tượng phải di dời đã phản đối dữ dội vì Công ty này mang "lợi ích nhóm" lấy đi hàng trăm héc-ta đất "bờ xôi ruộng mật" của bà con dẫn đến ẩu đả, khiếu kiện kéo dài…

Nếu như nhiều quốc gia tìm mọi cách để "bảo toàn" tài nguyên khoáng sản và tích cực thu mua để dành cho các thế hệ con cháu đời sau, thực hiện chiến lược phát triển bền vững và lâu dài, thì ngược lại, chúng ta thực hiện chiến lược "cầm hơi," tích cực "xẻo" phá và khai thác khoáng sản, "ăn bòn rút của thế hệ con cháu", như dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo là điển hình thu nhỏ trong toàn quốc. Hiện nay, dự án Núi Pháo hằng ngày, hàng giờ huy động hàng trăm máy xúc, máy ủi cỡ lớn ngày đêm lao vào "cào cấu, cắn xé, phanh thây những đồi chè xanh tốt của người dân để tìm kiếm những mẩu xương, miếng gan, quả cật..." rồi mang ra chế biến, xuất khẩu trong khi người dân đau xót như cắt từng "khúc thịt" vì đất "bờ xôi ruộng mật" không còn để cày cấy sinh nhai. Diện tích Công ty Núi Pháo lấy để thực hiện dự án rộng 9km2 và có thể rộng hơn thế rất nhiều. Phản đối dự án này, nhiều hộ dân không nhận tiền đền bù và quyết tâm "một tấc không đi, một li không rời" bám nhà, bám đồi, bám vườn để giữ đất. Đáp lại, Công ty Núi Pháo huy động lực lượng vệ sĩ để trấn áp, nhiều người dân bị đánh đập đến ngất xỉu, trong số đó có anh Nguyễn Khánh Duy, trú tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Trong khi Công an huyện Đại Từ đứng nhìn.
Kê khai diện tích đền bù “nhập nhèm”
Năm 2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép Công ty Khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo được khai thác, chế biến vàng, đồng, vonfran, pluorit… trên diện tích từ 9km2 đến 54km2 đất, thời gian 30 năm, hàng nghìn hộ dân đóng trên địa bàn bốn xã, trong đó xã Hà Thượng, Đại Từ, Thái Nguyên bị giải phóng mặt bằng nhiều nhất, có hộ bị thu hồi 100%, nhưng việc kê khai diện tích đền bù, phương án di dân, và chính sách xã hội còn "nhập nhèm", đền bù không thoả đáng bởi nguồn gốc đất của các hộ dân khác nhau, cơ sở hạ tầng có kết cấu không giống nhau nhưng được đền bù mang tính "cào bằng" nhậm chí đền bù thiếu.
Trường hợp gia đình ông Trần Văn Minh, ở xóm 4, xã Hà Thượng có GCNQSD 2.108m2 đất (trong đó có 866m2 đất ở lâu dài, còn lại đất vườn, đất ruộng) nhưng Ban GPMB chỉ bồi thường 370m2 với giá 1.300.000 đồng/m2 và 137m2 giá 41.000 đồng/m2, còn 326m2 không được bồi thường, cùng một loại đất. Thế là chỉ riêng đất ở của gia đình ông Minh bị mất 600 triệu đồng, chưa kể ngôi nhà ông đang ở xây năm 2000 trị giá trăm triệu đồng nhưng chỉ được bồi thường 39 triệu đồng. Như thế Công ty Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo bồi thường cho dân to bằng “đầu voi” nhưng Ban Bồi thường GPMB huyện Đại Từ chỉ thực hiện bằng “đuôi chuột”. Đặc biệt nghiêm trọng, ngày 31-5-2012, khi mọi người trong gia đình ông Minh đang ở, bỗng "đoàn quân" GPMB của huyện Đại Từ kết hợp vệ sĩ của Cty Núi Pháo kéo đến cho máy xúc cỡ lớn "vả" khiến ngôi nhà đổ sập xuống, rất may mọi người kịp chạy ra ngoài, trong khi mọi tài sản, đồ đạc chưa kịp vận chuyển đều bị hư hỏng nặng. Bàn thờ cúng tổ tiên, nơi linh thiêng nhất cũng bị phá. Ông Minh cho biết thêm, ngày diễn ra cưỡng chế, người của Ban GPMB kết hợp vệ sĩ của Công ty Núi Pháo được trang bị dùi cui, súng ống, ập đến cưỡng chế, hành hung phá hoại, trong khi không có quyết định thu hồi, không có văn bản thông báo di dời…
Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên sớm vào cuộc xác minh loại đất, diện tích đất, giá đất để đền bù thoả đáng cho các hộ dân bị thu hồi đất. Cần có quyết định thu hồi đất với từng hộ để bảo đảm quyền lợi hợp pháp người dân, đồng thời xử lí những cá nhân, tập thể "tuỳ tiện" áp giá đền bù, khai khống, khai hụt diện tích đền bù gây hậu quả nghiêm trọng cho người dân, bảo đảm ATK không trở thành điểm "nóng".
Xuân Hiển --

-@ -Dự án Núi Pháo “nã” vào đầu dân

 http://www.nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=7&ID=8142

- Dự án Núi Pháo “nã” vào đầu dân (NCT). + Masan tái khởi động dự án Núi Pháo (DĐDN). + Tái khởi động dự án khai thác khoáng sản Núi Pháo (TTXVN). Và 8 năm trước: + Dự án khai khoáng lớn nhất Việt Nam (VNEco).

Tổng số lượt xem trang