Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Những bí ẩn xoay quanh “bóng hồng” quyền lực đứng sau Vạn Thịnh Phát

Những bí ẩn xoay quanh “bóng hồng” quyền lực đứng sau Vạn Thịnh Phát (BizLive 6-8-16) --
Vạn Thịnh Phát là tập đoàn vốn điều lệ cao hơn cả Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, nhưng thông tin về tập đoàn cũng như bà chủ của nó - Trương Mỹ Lan được tiết lộ là vô cùng hiếm hoi.



Bà Trương Mỹ Lan.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương. Theo giới thiệu trên website, tập đoàn Vạn Thịnh Phát thành lập năm 1992 với tiền thân là công ty TNHH Vạn Thịnh Phát. Ban đầu, doanh nghiệp này chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng - khách sạn, nhưng hiện nay Vạn Thịnh Phát kinh doanh trên nhiều lĩnh vực liên quan đến bất động sản.

Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam, bởi thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website, và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông.
“Bóng hồng” quyền lực đứng sau Vạn Thịnh Phát
Chủ tịch HDQT là bà Trương Mỹ Lan. Tập đoàn này hiện có vốn điều lệ tới 12.800 tỷ đồng, cao hơn cả Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (9.300 tỷ đồng) và Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức với mức lần lượt là 7.200 tỷ đồng. Nhưng cái tên Vạn Thịnh Phát và bà chủ Trương Mỹ Lan khá “bí ẩn” khi thông tin cá nhân rất hiếm hoi được tiết lộ với giới truyền thông.
Kinh doanh thương mại và nhà hàng, sau đó mở rộng sang lĩnh vực bất động sản. Trong cơ cấu tổ chức của Vạn Thịnh Phát, thì có 2 pháp nhân mang tên “Tập đoàn Vạn Thịnh Phát”. Công ty thứ nhất là Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group Holdings với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng. Đây có thể coi là công ty trung tâm của hệ thống Vạn Thịnh Phát. Tại VTP Group Holdings, bà Lan sở hữu 80% cổ phần, tương đương lượng vốn góp trị giá 4.800 tỷ đồng.
Công ty thứ hai là CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group. Đây chính là công ty có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng được đề cập trên website của Vạn Thịnh Phát. VTP Group Holdings góp hơn 5.200 tỷ đồng vào công ty này và là cổ đông chính sở hữu 41% cổ phần. Cá nhân bà Trương Mỹ Lan cũng góp 1.920 tỷ đồng, tương đương 15% cổ phần của VTP Group.
Như vậy, chỉ riêng tại 2 công ty trên, bà Lan đã sở hữu lượng cổ phần trị giá tới hơn 6.700 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Lan có thể coi là một trong những người giàu nhất Việt Nam, tương đương với ông Dương Công Minh – chủ tịch tập đoàn Him Lam hay bà Lê Thị Thúy Ngà – chủ tịch tập đoàn Nam Cường. Tất nhiên, đây chỉ là con số tính theo mệnh giá.
Hệ thống Vạn Thịnh Phát còn có 3 công ty liên quan nữa là CTCP Đầu tư Times Square Việt Nam, CTCP Đầu tư An Đông và CTCP Tập đoàn Saigon Peninsula (tên cũ CTCP Đại Trường Sơn).
Bà Trương Mỹ Lan từng gây xôn xao dư luận và được báo chí nhắc đến như một nữ đại gia Sài Gòn “chịu chơi” khi đầu tư vào Thuận Kiều Plaza và phá dỡ toàn bộ tòa nhà này để xây mới.
Bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát một thời gian là tâm điểm “bí ẩn” của dư luận. Một trong những sự kiện đầu tiên khiến cho Vạn Thịnh Phát bắt đầu được dư luận chú ý là vào hồi tháng 6/2013, doanh nghiệp này được cho là có liên quan đến nhóm cổ đông của ngân hàng Sài Gòn (SCB) và tập đoàn VIPD - đơn vị đã bỏ ra số tiền lên tới 10.000 tỷ đồng để mua lại tòa tháp Vincom Centre A (TP.HCM).
Bên cạnh đó, tập đoàn An Thịnh Phát từng nắm giữ rất nhiều dự án khiến người ta phải nể phục vì quy mô “khủng” của nó như Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Trung tâm thương mại Thuận Kiều, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence….
Tuy nhiên, cái tên Vạn Thịnh Phát thực sự được chú ý khi tại phiên xét xử bị cáo Dương Tự Trọng ngày 7/1/2014, ông Dương Chí Dũng (anh trai Dương Tự Trọng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam - Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng Hải, Bộ GTVT) khai nhận 20 tỷ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP.HCM) do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch.
Đến nay, Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những tập đoàn bề thế và bí ẩn nhất Việt Nam, thông tin về những người chủ đều rất hiếm hoi, và gần như họ không tiếp xúc với giới truyền thông.

Theo VietQ


Địa ốc 24h: Siêu dự án 6 tỷ USD của Vạn Thịnh Phát tại Nam TP.HCM khủng cỡ nào?
Hé lộ 2 đại gia “bí ẩn” thâu tóm dự án tháp đôi cao nhất phố cổ Hà Nội
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của nữ đại gia Trương Mỹ Lan thâu tóm hàng ngàn ha đất Long An
Đại gia bị soi biệt phủ, nữ doanh nhân đập bỏ nhà triệu đô
Biệt phủ của đại gia vàng Ngô Văn Quan bị kiểm tra, đại gia thủy sản Cà Mau bị bắt giữ và nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan đang có ý định phá dỡ toàn bộ công trình Thuận Kiều Plaza trị giá hàng triệu đô... là những thông tin đáng chú ý về đại gia Việt tuần qua.

Kiểm tra biệt thự trăm tỷ của đại gia vàng
Chiều 29.10, đoàn công tác của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) có buổi làm việc với phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) và tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp tại phường này, trong đó có khu biệt phủ của đại gia vàng Ngô Văn Quang trên núi Nam Hải Vân.


Biệt phủ của đại gia vàng Ngô Văn Quang

Trước đó, biệt phủ của ông Quang được cho là đã xây dựng trái phép trên núi Hải Vân với giá trị lên tới 100 tỷ đồng. Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng vào tháng 7.2015 đã ra quyết định yêu cầu ông Quang tháo dỡ khu biệt phủ kể trên.
Sau đó ông Quang đã làm đơn xin giữ lại nhưng không được TP Đà Nẵng đồng ý.

Vì lý do đó, ông Quang đã làm đơn gửi đến các Bộ ngành Trung ương. Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) đã cử đoàn công tác vào TP Đà Nẵng từ ngày 29.10 đến ngày 3.11.2015 để kiểm tra việc sử dụng đất lâm nghiệp tại Đà Nẵng, trong đó có khu vực xây dựng biệt phủ của đại gia vàng Ngô Văn Quang và Thiếu tướng Phan Như Thạch.

Đại gia thủy sản Cà Mau bị bắt

Ngày 29.10, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố và bắt giam bị can Huỳnh Minh Trung (53 tuổi, giám đốc Công ty TNHH thủy sản Nhật Đức, trụ sở tại quốc lộ 1A, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Vợ bị can Trung là bà Trần Thanh Thúy (55 tuổi) cũng bị khởi tố cùng hành vi nhưng cho tại ngoại.
Việc vợ chồng Huỳnh Minh Trung bị khởi tố liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Minh Hải (VDB Minh Hải).


Trụ sở công ty Nhật Đức

Theo hồ sơ, từ tháng 5.2010 đến tháng 6.2011 Công ty Nhật Đức vay VDB Minh Hải gần 180 tỉ đồng. Để được VDB Minh Hải giải ngân, ông Trung cùng vợ lập hợp đồng xuất khẩu giả, báo cáo thuế khống. Đến nay công ty mất khả năng thanh toán.

Đại gia ô tô lọt Top giàu nhất sàn chứng khoán

Đại gia ôtô được nói đến là bà Nguyễn Thị Kiều Diễm, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, cổ đông lớn nhất tại Công ty Cổ phần Kỹ thuật và ôtô Trường Long. Nhờ sự tăng trưởng của công ty này, bà Diễm đã có bước tiến dài trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Tính từ đầu năm tới phiên giao dịch ngày 28.10, cổ phiếu của ô tô Trường Long (mã HTL) đã tăng từ 160.600 đồng/CP, tương ứng 686% lên 184.000 đồng/CP. Đà tăng phi mã của HTL đã giúp vốn hóa thị trường Công ty Cổ phần Kỹ thuật và ôtô Trường Long tăng 1.284,8 tỷ đồng, lên 1.472 tỷ đồng.

Trong năm nay, vị trí của bà Diễm đã được cải thiện mạnh, từ vị trí 160 lên vị trí thứ 52 với tổng tài sản lên tới gần 350 tỷ đồng. Từ đầu năm tới nay, tài sản của bà Diễm cũng tăng tới 325,3 tỷ đồng.

Nữ doanh nhân đập bỏ tòa nhà 55 triệu đô
Nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan đang có ý định phá dỡ toàn bộ công trình Thuận Kiều Plaza để đầu tư xây dựng một dự án khác.
Bà Mỹ Lan là chủ tịch HĐQT, đang sở hữu khối tài sản ước tính lên đến hơn 6.700 tỷ đồng tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát.


Tòa tháp Thuận Kiều Plaza trị giá 55 triệu USD

Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam, thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website, và gần như gia đình này không tiếp xúc với giới truyền thông.
Đại gia sang Campuchia trốn truy nã
Cục Cảnh sát truy nã tội phạm vừa phối hợp với Cảnh sát Vương quốc Campuchia, Công an tỉnh An Giang bắt giữ Nguyễn Hữu Thành (50 tuổi, trú tại Cà Mau, nguyên Tổng Giám đốc Cty CP Thực phẩm Đại Dương).
Theo tài liệu ban đầu, Thành bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm số 23 ngày 6.11.2014 về hành vi gian dối trong lập hồ sơ vay vốn để chiếm đoạt tiền của ngân hàng rồi bỏ trốn.


Nguyễn Hữu Thành tại cơ quan điều tra

Trước sự truy xét gắt gao của cảnh sát, trưa ngày 20.10.2015, Thành bí mật ăn mặc như dân lao động, thuê xe ôm trốn về nước. Khoảng 16h cùng ngày, Thành bị bắt. Bước đầu, Thành khai nhận, năm 2008, Thành cùng 3 người bạn thành lập Công ty Đại Dương.
Qua quá trình làm ăn, công ty trên đã vay của nhiều ngân hàng với số tiền hơn 200 tỷ đồng. Không có khả năng chi trả, Thành xin thôi không làm ở công ty và bỏ trốn sang Campuchia làm ăn.

Bắt giam đại gia thủy sản Cà Mau lừa ngân hàng 250 tỷ
Ngày 28/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện quyết định khởi tố và bắt giam đối với bị can Huỳnh Minh Trung (SN 1962, Giám đốc Công ty TNHH thủy sản Nhật Đức, trụ sở tại Quốc lộ 1A, TP.Cà Mau) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.


Cùng ngày, trinh sát triển khai quyết định khởi tố cho tại ngoại đối với bà Trần Thanh Thuý (SN 1964, vợ ông Trung) về hành vi trên.

Một thời gian, ông Trung được xem như đại gia ở Cà Mau. Năm 2004, Công ty Nhật Đức được thành lập. Hai năm sau, ông Trung cho rằng, công ty mở hoạt động xuất khẩu sang thị trường uy tín.

Trụ sở Công ty Nhật Đức có tiếng nhờ lập hồ sơ khống vay tiền nhà nước


Ông Trung đầu tư hệ thống kho bãi, sản xuất chuyên nghiệp với khu sản xuất gần 6.000 m2, khu chế biến gần 2.000 m2, kho chứa rộng 500 m2 và 25 phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Thế nhưng khi tiêu cực Ngân hàng phát triển Việt Nam, chi nhánh Minh Hải (VDB Minh Hải) phát hiện thất thoát, khó thu hồi hơn 1.200 tỷ đồng. Trong đó có Công ty Nhật Đức.

Từ ngày 12-5-2010 đến ngày 22-6-2011, công ty được VDB Minh Hải cho vay gần 180 tỷ đồng. Đến nay, lãi lên đến gần 90 tỷ đồng không khả năng thanh toán. Kiểm tra lại tài sản công ty chỉ 32 tỷ đồng.

Để được VDB Minh Hải giải ngân, ông Trung cùng vợ đã lập hợp đồng xuất khẩu giả, báo cáo thuế khống. Tính đến nay, nhiều đại gia thuỷ sản Cà Mau xộ khám.

Cụ thể, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt giam Trần Tấn Hải (SN 1962, nguyên Giám đốc Công ty TNHH chế biến và xuất nhập khẩu Việt Hải, địa chỉ đặt tại Khu Công nghiệp Hòa Trung, huyện Cái Nước, Cà Mau); bà Đặng Thị Ngợi, Giám đốc Xí nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản Ngọc Sinh (gọi tắt là Xí nghiệp Ngọc Sinh, trụ sở đặt tại xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau) và Phan Minh Nhật, Phó giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản Minh Châu (gọi tắt là Công ty Minh Châu, trụ sở tại ấp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, Cà Mau), Nguyễn Hữu Thành (SN 1965) cùng vợ là Võ Thị Kiều Oanh (SN 1968) nguyên giám đốc Công ty TNHH Đại Dương về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 6 cán bộ VBD Minh Hải về hành vi Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng.

(Theo Công an TP.HCM)

Tổng số lượt xem trang