SGTT.VN - Tổng cục Hải quan vừa nhận được thông tin từ cục Hải quan Lạng Sơn về việc mới đây, công ty TNHH Thương mại dịch vụ tổng hợp Hà Thành làm thủ tục tạm nhập tái xuất 6 lô hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh để giao cho công ty Hữu hạn mậu dịch Càn Khôn (Bằng Tường-Trung Quốc) thì bị Hải quan Trung Quốc tạm giữ toàn bộ số hàng mà không nêu rõ lý do.
Được biết, công ty Hà Thành được công ty Càn Khôn ủy quyền làm dịch vụ khai báo và vận chuyển hàng từ cảng Hải Phòng đến cửa khẩu Tân Thanh và giao cho công ty Càn Khôn. Theo thông tin Hải quan Lạng Sơn nắm được, 6 lô hàng hóa trên bị tạm giữ do phía Trung Quốc nghi ngờ nằm trong đường dây nhập lậu hàng hóa vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Hải quan Lạng Sơn, số hàng trên đã được khai báo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã làm đầy đủ thủ tục theo quy định của Việt Nam. Do đó, việc giữ hàng của phía Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vận tải, gây tổn hại kinh tế không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam. Cục Hải quan Lạng Sơn đã có văn bản trao đổi với Hải quan Nam Ninh - Trung Quốc yêu cầu giải quyết, trao trả 8 xe hàng trên cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn can thiệp, đề nghị tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh-Trung Quốc can thiệp, để phía Trung Quốc trả lại hàng cho doanh nghiệp Việt Nam.
-@-Một doanh nghiệp Việt bị Trung Quốc thu giữ 6 lô hàng
**
Đề nghị giải cứu tám xe chở hàng bị Trung Quốc bắt giữ
> Hỗ trợ ngư dân có tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ
TP - Cục Hải quan Lạng Sơn vừa có công văn kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn can thiệp để phía Trung Quốc trả lại tám xe vận tải hàng hóa trên cho
doanh nghiệp.
Trước đó, ngày 23-5-2012, Chi cục Hải quan Tân Thanh đã làm thủ tục chuyển khẩu cho sáu lô hàng xuất khẩu của Cty TNHH kinh doanh thương mại tổng hợp Hà Thành (Cty Hà Thành, trụ sở tại Hà Nội).
Lô hàng này được vận chuyển trên 8 xe container loại 40 feet, đã thực xuất theo đúng quy định. Tuy nhiên, khi tám xe chở hàng sang tới bãi tập kết tại Pò Chài (Trung Quốc) chờ giao hàng cho Cty Mậu dịch Càn Khôn (Trung Quốc) thì bị lực lượng Hải quan nước bạn tạm giữ và không nêu rõ lý do.
Qua tìm hiểu được biết, hải quan phía Trung Quốc bắt giữ số hàng trên vì nghi ngờ liên quan đến đường dây nhập lậu hàng hóa vào nước này. Nhưng Cty Hà Thành khẳng định chỉ là đơn vị vận chuyển và không có quyền lợi trong số hàng hóa này.
Để bảo vệ quyền lợi và giảm thiệt hại cho doanh nghiệp, Cục Hải quan Lạng Sơn đã đề nghị Hải quan Nam Ninh phối hợp giúp đỡ, trao trả 8 xe vận tải trên nhập cảnh về Việt Nam, phúc đáp lý do bắt giữ xe. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh can thiệp để giải quyết vụ việc.
********
Thực tế là Trung Quốc chiếm đảo của Việt Nam bằng vũ lực
Chiến lược tàu cá – nước cờ quyết định của Trung Quốc?
SGTT.VN - Việc 9.000 tàu cá tại Hải Nam và 13.000 tàu cá tại Quảng Đông Trung Quốc ồ ạt kéo ra Biển Đông liệu có phải là một nước cờ “thật” trên quy mô rộng lớn hơn sau những phép thử liên tục của nước này tại Biển Đông?
Việc Trung Quốc cho tàu cá liên tục hiện diện với số lượng lớn và ngăn cản tàu cá của các quốc gia khác đánh bắt, là một bước đi “xác quyết chủ quyền trên thực địa” được Trung Quốc tính toán hết sức tỉ mỉ.
Trước hết, tàu hải quân của các nước không thể tấn công các tàu cá vì là tàu “dân sự”, cũng không thể bắt hoặc đuổi vì số lượng quá nhiều, hoàn toàn vượt trội số lượng tàu của họ; đó là chưa kể đến việc các tàu cá được sự hỗ trợ của lực lượng bán quân sự là hải giám, ngư chính, và thậm chí bản thân các tàu được Trung Quốc nói là “dân sự” này còn có trang bị vũ khí. Nếu Trung Quốc thực hiện phép thử ở Scarborough trên phạm vi toàn Biển Đông, bằng việc cho tàu cá luân phiên lưu lại và gây cản trở tàu cũng như hoạt động đánh bắt của các quốc gia khác, Trung Quốc sẽ có khả năng gián tiếp biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình. Các quốc gia trong khu vực sẽ không thể đi lại, đánh bắt hay thực hiện bất cứ hành động khai thác nào. Lúc đó, về bản chất, Biển Đông gần như đã bị khoá chặt.
Thứ hai, với hành động này, Trung Quốc đang muốn thể hiện sức mạnh áp đảo của mình và ngầm “đe nẹt” các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông; cảnh báo các quốc gia trong khu vực về khả năng quân sự hoá tàu cá của mình – như việc nước này cân nhắc trang bị vũ khí và huấn luyện cho 100.000 ngư dân của tỉnh Hải Nam, để tạo nên một “lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác ở Biển Đông gộp lại” và khi đó, “lực lượng hải quân của cả khu vực Đông Nam Á cũng sẽ không thể ngăn cản Trung Quốc độc chiếm Biển Đông!”
Từ dân sự sang quân sự là một bước đi tiện lợi và ngày càng rõ ràng hơn qua các hành động quân sự hoá ráo riết gần đây của Trung Quốc.
Diễn biến thực tế cho thấy phần nào hiệu quả của những thủ đoạn mà Trung Quốc đã áp dụng. Lực lượng hải quân Philippines chưa thể đuổi tàu cá Trung Quốc khỏi bãi cạn Scarborough, ngư dân Philippines cũng chưa thể quay trở lại khai thác tại ngư trường này. Khi ngư dân Philippines bị phía Trung Quốc rượt đuổi, bắt bớ ngay tại vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia mà chính quyền Manila chưa thể bảo vệ họ hữu hiệu, thì uy tín của chính phủ trong mắt người dân khó tránh khỏi bị giảm sút. Đây chính là mầm mống nguy hiểm cho sự ổn định của quốc gia Philippines mà Trung Quốc đã gieo vào; chưa kể sự hiện diện của tàu cá Trung Quốc trên vùng bãi cạn Scarborough, nếu diễn ra trong một thời gian dài, có thể làm ngư dân cảm thấy bất lực và cho rằng việc Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển
của họ là điều không thể tránh được. Từ đó, Trung Quốc sẽ gián tiếp chiếm được các vùng biển này nhờ sự từ bỏ của chính các ngư dân Philippines.
Nước cờ này của Trung Quốc còn nhắm đến một kết quả khác, đó là làm suy giảm niềm tin của các nước đang tranh chấp ở Biển Đông vào các cường quốc khác bên ngoài, đặc biệt là Mỹ. Rõ ràng trong vụ Scarborough mới đây, Mỹ ít nhiều đã khiến nhiều người thất vọng do không giúp được Philippines giành lại Scarborough, dù hai nước đã ký hiệp ước Liên minh quân sự. Hệ luỵ của việc này có thể sẽ dẫn đến sự dè đặt trong hành động phản kháng, thậm chí có thể là buông bỏ, của các nước có liên quan trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, vì nghĩ rằng sẽ khó có sự hỗ trợ từ các cường quốc khác.
Việc Trung Quốc điều động một lượng lớn tàu cá tràn vào các khu vực tranh chấp trên biển cũng cho thấy rõ một mưu đồ, đó chính là biến những hành động gây hấn của Bắc Kinh trở nên quen thuộc và bình thường tới mức hiển nhiên. Nói cách khác, khi đó, việc đánh bắt cá của các đội tàu Trung Quốc tại các ngư trường quanh Hoàng Sa và Trường Sa sẽ dần dần trở thành chuyện không có gì phải bàn cãi về thực tế! Việc cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc bị các bên liên quan như Việt Nam hay Philippines phản đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, có thể thấy rằng cả Việt Nam lẫn Philippines dường như vẫn chưa đủ “lực” để chống lại điều này một cách thực sự, dù cả hai đều quyết tâm cao.
Có một điểm chung, đó là cho đến nay ngư dân của Việt Nam và Philippines đều chưa được trang bị tốt, dẫn đến việc họ khó có thể bám biển dài ngày để kiên trì thực thi và thể hiện quyền chủ quyền tại các ngư trường của mình. Bên cạnh đó, lực lượng chấp pháp biển yếu về cả chất và lượng đã khiến ngư dân hai nước lép vế hoàn toàn khi so sánh cùng ngư dân Trung Quốc với lực lượng hải giám hay ngư chính của họ luôn kè kè bên cạnh.
Cũng cần lưu ý, việc cả chục ngàn tàu cá ra khơi ồ ạt sau lệnh cấm đánh bắt đơn phương mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông còn nhằm mục đích thể hiện sự hợp pháp, nói cách khác, là nhằm hợp thức hoá lệnh cấm đánh bắt vô lối kia để từ đó có thể tiếp tục cấm các nước khác đánh bắt cũng như khai thác tài nguyên trên Biển Đông trong tương lai.
Những đặc điểm đó – từ mưu mô thâm hiểm của Trung Quốc đến diễn biến thực tế trên vùng tranh chấp – được nhấn mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để thay đổi thực tế đó xem ra không đơn giản và có vẻ như không phải chỉ trong một sớm một chiều.
Chiến lược tiếp cận Biển Đông dựa trên tồn tại quân sự của Trung Quốc sẽ gồm ba lớp chính. Tàu cá cùng với những ngư dân, chủ yếu tại Hải Nam và Quảng Đông, sẽ là lớp đầu tiên với nhiệm vụ thực thi quyền “chủ quyền thực tế” của Bắc Kinh tại Biển Đông, vừa tránh được tiếng sử dụng vũ lực vừa thể hiện quyền “tự nhiên” dựa trên quá trình sinh sống của các ngư dân thông qua việc bắt cá làm kế sinh nhai. Lớp thứ hai chính là các đội tàu kiểm ngư bán quân sự, lực lượng xương sống trong việc chấp pháp và bảo vệ chủ quyền. Và lớp cuối cùng, đó chính là hải quân Trung Quốc – lá chắn và cũng là mũi kiếm mạnh mẽ nhất.
Những phân tích trên nhằm chỉ rõ vai trò quan trọng của “chiến lược tàu cá” mà Bắc Kinh đang thực hiện. Trước các bước đi đầy toan tính không trong sáng đó, chúng ta rất cần những biện pháp đối phó thích hợp và hiệu quả.
Hà Nội nóng, lại ngộp thở vì khói
Điều tra về áp đặt mức giá tàu cánh ngầm TP. HCM - Vũng Tàu
Cấm cải tạo ôtô tải thành ôtô chở khách
- - Sao lại để người ta lợi dụng? (TBKTSG).
-- Tencent được tự ý sử dụng thông tin người dùng Việt Nam mà không cần xin phép (TTXVA).
TP - Chuột sinh sôi nhiều đến nỗi bây giờ người dân thành phố có thể gặp chuột ở bất kể đâu. Từ các khu dân cư ở vùng ngoại thành cho đến các cao ốc hiện đại ở trung tâm thành phố, thậm chí trên tàu hỏa cũng có sự hiện diện của chuột.
Vinacomin đang tồn kho trên 10,2 triệu tấn than