Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Trung Quốc cho rằng “thời cơ“ chiếm Trường Sa đã đến?

(Quốc phòng)- Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ có đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư của ta đã và đang sinh sống từ lâu đời. Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh?

Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc
Chiến sĩ Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng Tổ quốc

Dân quân tự vệ bắn hạ mục tiêu trên biển Đông

Bất kỳ hoạt động nào, chính trị, quân sự hay kinh tế, thì việc nắm bắt thời cơ là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thắng lợi. Để mất thời cơ, sẽ kéo dài thời gian và có kết quả không trọn vẹn. Thời cơ chỉ đến một lần mà không bao giờ trở lại.

Trong trang sử quan hệ với Việt Nam, với dã tâm bành trướng, bá quyền, Trung Quốc đã rất nhiều lần lợi dụng thời cơ để gây cho Việt Nam nhiều khó khăn, tổn thất.

Năm 1974, sau khi mặc cả với Mỹ sau lưng Việt Nam, lợi dụng Việt Nam tập trung sức người, sức của cho công cuộc thống nhất đất nước, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.

Năm 1979, lợi dụng chính sách ngoại giao xơ cứng của Việt Nam với Mỹ. Trung Quốc tấn công Việt Nam. Cuộc tấn công này đạt được 2 mục đích.

Thứ nhất, triệt hạ khả năng Việt Nam thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa Việt Nam với Mỹ và các nước phương Tây.

Cuối cùng, bị cấm vận kinh tế, căng thẳng về an ninh, thù trong giặc ngoài, khiến Việt Nam kiệt quệ sau chiến tranh, không có khả năng hồi phục hoặc hồi phục chậm chạp…là bài học giá trị mà Việt Nam nhận được từ Trung Quốc.

Thứ hai là Trung Quốc, qua đó, xin được làm bạn với Mỹ. Sự hậm hực của Mỹ như được thỏa lòng. Mỹ “nuôi” Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ.

Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa trước khi Việt Nam rút quân từ Campuchia về nước sau 10 năm giúp bạn năm 1989.

Phải công nhận một điều rằng Trung Quốc theo dõi, lợi dụng thời cơ để “chơi” Việt Nam rất tốt, đặc biệt là thời điểm 1979.

Năm 1979, không phải vì lúc đó các quân đoàn chủ lực Việt Nam đang giải phóng Campuchia, đó chỉ một phần để giảm thiểu tổn thất quân sự, điều này, với Trung Quốc không quan trọng, mà giỏi ở chỗ, ngay lúc đó, họ đã lường trước những cái được, cái mất trong mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ.

Họ đã nhìn thấy thời cơ bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt dễ dàng thuận lợi cho Việt Nam đã qua đi và họ chớp lấy thời cơ đó bằng hành động có lợi cho mình: Được làm bạn với Mỹ bằng “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Có thể nói Trung Quốc đã nhìn thấy hiện tại, tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào. Đó là tầm nhìn xa chiến lược của ông Đặng Tiểu Bình.

Sách lược “Giấu mình chờ thời” thực chất là nghệ thuật thời cơ. Nó có 2 hoạt động quan trọng. Thứ nhất là, rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ để hành động cho mục đích. Thứ hai là bí mật các hoạt động để tạo thời cơ và khi thời cơ đến thì chớp lấy hành động.

Hai hoạt động này luôn song hành cùng nhau và đối với Trung Quốc, trong 3 thập kỷ lại đây, họ chủ yếu thiên về hoạt động kiểu thứ nhất-rình mò, theo dõi, lợi dụng thời cơ, mà như trên đã dẫn.

Khi thời cơ đến thì hành động, lúc đó thì không cần vì không thể giấu mình là tất yếu.

Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây cho thấy Trung Quốc không còn “giấu mình” nữa. Họ không cần giấu diếm ý đồ, ngang nhiên hành động, bất chấp tất cả để thực hiện tham vọng chiếm Trường Sa của Việt Nam và 80% Biển Đông. Trên Biển Đông Trung Quốc đã “chơi bài ngửa”.

Vậy, phải chăng Trung Quốc cho là thời cơ của họ đã đến?

Bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng biết và bất bình với những hành động ngang ngược, nguy hiểm của Trung quốc trong những ngày gần đây.

Nguy hiểm càng gia tăng khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Rồi, ngày 21/7, phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư đang sinh sống từ lâu đời.

Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để đánh chiếm?

Giới hiếu chiến quân sự và còn có những học giả “ăn theo” của Trung Quốc đã nắm bắt 4 vấn đề trong dự báo thời cơ, coi đó là thời cơ để lợi dụng.

Trước hết là về thời cơ bên ngoài:

Một là: ASEAN đã rệu rã, khả năng đoàn kết để chống Trung Quốc không còn, họ có thể “bẻ từng chiếc một” dễ dàng.

Hai là: Mối quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh không tưởng tượng nổi trên nhiều mặt, trong đó có an ninh quốc phòng. Hiện tại mối quan hệ này đang “lòng trong tuy đã, nhưng ngoài còn e”.

Nếu để thêm thời gian, khi Việt-Mỹ không còn e ngại gì nhau nữa, “tay trong tay” thì khó khăn sẽ gấp bội cho mục đích bành trướng.

Ba là: Mỹ vừa mới trở lại châu Á-TBD, các mối quan hệ gây dựng đang còn mới mẻ. Mỹ chỉ quan tâm đến “diện”, chưa quan tâm đến “điểm” trên biển Đông, nên can thiệp của Mỹ là chưa sẵn sàng nếu như làm gì đó mà không ảnh hưởng đến “an toàn hàng hải” của Mỹ.

Vụ Scarborough, thông qua đó và với ngay Philipines, một đồng minh của Mỹ, càng chứng tỏ nhận định trên là đúng.

Đây là thời cơ được xác định là quan trọng nhất.

Bốn là: Thế và lực Việt Nam bây giờ đang còn hạn chế, chưa đủ khă năng bắt Trung Quốc phải trả giá đắt. Nếu để đến hết năm 2014, lúc đó Việt Nam có thời gian hiện đại hóa Không quân, Hải quân như hoàn chỉnh Hạm đội tàu ngầm, tàu chiến hiện đại khác thì Trung Quốc không có khả năng trên cơ Việt Nam. Đụng vào Việt Nam thì Trung Quốc phải trả giá đắt và chắc chắn đắt không chịu đựng nổi. Bởi vậy, bây giờ hoặc không bao giờ.

Đây là thời cơ được xác định là quyết định thành bại của hành động.

Cuối cùng là thời cơ bên trong (nội bộ):

Có thể Trung Quốc cho rằng họ mạnh chưa từng thấy. Hoặc đây là thời cơ để chuyển những mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài hoặc là thời cơ để cho giới quân sự hiếu chiến, những “con rồng” đầy thế lực vì lợi ích cục bộ, gây áp lực lên chính quyền trung ương Trung Quốc đang trong cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực gay gắt diễn ra trước khi đại hội Đảng CSTQ vào mùa thu tới.

Vân vân và vân vân.

Quả thật, xét về mặt thời gian, thì những thời cơ trên (bên ngoài) hoàn toàn chính xác, không sai điểm nào, rất dễ nhận biết và dự đoán. Chẳng hạn như Việt Nam 2010 thực lực không bằng 2014 là đương nhiên.

Điều quan trọng là, qua đây, dư luận cũng rất dễ nhận biết dã tâm và sự ham muốn cháy bỏng, không cưỡng lại được của giới có tư tưởng bành trướng, bá chủ thiên hạ ngấm sâu vào máu đến mức độ nào.

Với nhận thức “bây giờ hoặc không bao giờ” họ trở nên điên cuồng và liều lĩnh hơn bao giờ hết.

Nhưng, rất tiếc, đánh giá sức mạnh Việt Nam, khả năng giáng trả tại thời điểm đó chính xác mới là quyết định thành bại của cuộc chiến.

Điều này thì chỉ có giới thông thái, trí tuệ, sáng suốt làm được, vì đó là một vấn đề khoa học, cho nên nó không dành cho những kẻ có cái “đầu nóng”.

>>Hình ảnh đẹp nhất về Trường Sa

 

  • Lê Ngọc Thống

-Trung Quốc cho rằng “thời cơ“ chiếm Trường Sa đã đến?

 

 

--****

-"Tôi thưa : ai có gì đánh nấy. Tay không thì đánh tay không. Ông cha ta xưa cũng vậy. Ta với chúng luôn như trứng chọi đá, như chấu đá xe. Nhưng khỏi cần nhắc chúng cũng biết ông cha chúng đã bị ông cha ta đánh đuổi chạy về nước bao nhiêu lần…
-Mỗi người mỗi cách đánh, tôi không cản. 
-Nhưng đánh lúc nào ?
Chậm nhất là khi bị chúng đánh. Nghĩa là ngay bây giờ. 
-Chỉ có răng hay tay không cũng đánh. Và ngay bây giờ.
-Có mấy thứ NÓI KHÔNG với chúng cũng là ĐÁNH:
KHÔNG mua hàng Trung Quốc,
KHÔNG bán hàng Trung Quốc,
KHÔNG đi chơi Trung Quốc,
KHÔNG xuất bất cứ thứ gì sang Trung Quốc,
KHÔNG đến các phòng khám bệnh của Trung Quốc,
KHÔNG qua lại làm ăn dưới bất cứ hình thức nào với Trung Quốc,
KHÔNG lấy chồng Trung Quốc. Và còn nhiều cái KHÔNG khác nữa…
-Còn kẻ nào đã lỡ vì hám lợi trước mắt mà bán ruộng, bán vườn, bán hoa mầu, bán mặt nước … cho Trung Quốc thì tạm thời hãy để lương tâm họ xử. Nhưng ít nhất là truy cho ra những kẻ đã thả cửa cho lũ giặc vào nhà để tối thiểu nọc ra mà cho mấy roi vô đít.”...(Hồ ngọc Nhuận)

Phản hồi của độc giả:
-"Tui đồng ý, đánh cái kẻ bật signal, mở đường cho Tàu trước. Các tướng xưa cũng trị nội gián rồi mới xuất binh được. Đánh như đánh Tàu, trước mắt: không nghe, không tin chúng nói, không làm cái điều chúng bảo, vạch rõ tâm địa của chúng từ cổ chí kim cho đồng bào Việt Nam biết. Không công nhận bất kỳ giá trị nào của chúng, chỉ ra tụi bồi bút, tụi tay sai ác độc: tên tuổi, địa chỉ nhà, tên cha mẹ bạn bè, lịch sử chui lòn, chui sâu trèo cao…phổ biến nơi chúng ở. Tạo sự đoàn kết rộng rãi, liên kết tất cả những người yêu nước, trong và ngoài guồng máy"... (Chống Xâm Lăng)
-"Trung công say sưa cướp,phá ngư trường, biển đảo VN. Việt cộng điều động đảng viên khống chế, cô lập, giam cầm hãm hại những người con dân Việt lên tiếng đấu tranh vì quyền lợi Tổ Quốc. Hành động liên tiếp, có tính lập lại của Trung cộng lẫn Việt cộng chứng tỏ bản chất cấu kết có tính toán giữa CSVN và ngoại bang. Chống ngoại bang phải tiểu trừ nội ứng; ngược lại, 1 cuộc chiến quy ước vừa đủ sẽ tạo tiền đề triệt thoái lũ con cháu Hoàng Văn Hoan ra khỏi mảnh đất Việt Nam thân yêu. Chiến tranh là đại bi kịch, nhưng lúc này đây, chúng ta cần nó hơn bao giờ hết"...(Anti Xina)

 

anhbasam.wordpress.com

**************************

Ngư dân tiếp tục ra khơi dù lo bị cướp
SGTT.VN - Trước tình hình hàng chục ngàn tàu cá Trung Quốc, với sự hỗ trợ của tàu bán quân sự tiến vào Biển Đông, ngư dân ta vẫn tiếp tục ra khơi. Ngư dân không sợ tàu to súng lớn mà chỉ sợ bị tài sản bị cướp phá.

-Nhố nhăng ‘đường chín đoạn’ (Đất Việt)- Cho đến năm 1945, cái gọi là “đường lưỡi bò” (hay đường chín đoạn) chưa hề xuất hiện. Vậy nó ra đời lúc nào?

******************

Âm mưu “23.000 tàu cá” của Bắc KinhMượn danh bảo vệ 23.000 tàu cá, Bắc Kinh có thể sớm điều động nhiều tàu vũ trang đến biển Đông để củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp.

 

Trước khi 23.000 tàu cá Trung Quốc hùng hổ tiến vào biển Đông, Bắc Kinh thực hiện những động thái mang tính chất “thăm dò, mở đường”. Ngày 26.6, Tân Hoa xã đưa tin Cơ quan Giám sát hàng hải (CMS) Trung Quốc điều động 4 tàu hải giám từ căn cứ ở đảo Hải Nam để thực hiện chuyến tuần tra dài 2.400 hải lý (4.500 km) trên biển Đông. Ngày 1.7, đội đến bãi Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một ngày sau đó, các tàu hải giám tổ chức diễn tập tại vùng biển gần bãi Châu Viên thuộc Việt Nam. Khoảng 1 tuần sau, Tân Hoa xã đưa tin các tàu trên kết thúc “chuyến tuần tra”.

 Lược đồ các địa điểm hoạt động của tàu Trung Quốc trong thời gian gần đây
Lược đồ các địa điểm hoạt động của tàu Trung Quốc trong thời gian gần đây 
- Đồ họa: Ngô Minh Trí

Chẳng bao lâu sau khi đội tàu hải giám quay về, tờ China Daly đưa tin 30 tàu cá Trung Quốc, dưới sự hộ tống của tàu Ngư chính 310, ngày 12.7 rời đảo Hải Nam để tiến đến khai thác trên biển Đông. Chưa đầy 1 tuần sau, truyền thông Trung Quốc tiếp tục tung hô rằng đội tàu cá đang đánh bắt trái phép gần bãi Chữ Thập và Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đến ngày 25.7, Tân Hoa xã đưa tin 30 tàu cá đã quay về cảng Tam Á trên đảo Hải Nam sau khi đánh bắt tại khu vực cách địa điểm xuất phát khoảng 615 hải lý (gần 1.150 km).

Có thể, “cuộc hải hành” của 4 tàu hải giám rồi 30 tàu cá là những chuyến thăm dò địa điểm cho 23.000 tàu cá Trung Quốc hiện đang tiến đến đánh bắt trái phép trên biển Đông.

Hợp thức hóa hành động phi pháp

Sau khi quay về Hải Nam, 30 tàu cá lập tức lên tiếng “than thở” vì đánh bắt không hiệu quả và bị tàu cá Việt Nam “làm khó”. Tờ China Daily dẫn lời một đại diện của hiệp hội ngư nghiệp ở Tam Á đề nghị chính quyền hỗ trợ nhiều hơn để họ có thể tận lực khai thác phi pháp trên biển Đông. Không những thế, người này còn hứa hẹn rằng có thể thu hoạch trái phép đến 5 triệu tấn thủy sản mỗi năm trên ngư trường biển Đông.

Như có sự chuẩn bị từ trước, giới chức Trung Quốc lập tức hùa theo, tuyên bố sẽ tăng cường hỗ trợ và đưa lực lượng “bảo vệ” cho tàu cá của họ ngang nhiên đánh bắt trên biển Đông. Hoàn Cầu thời báo ngày 3.8 dẫn lời người tên Đoàn Đắc Đức, Phó giám đốc Cục Nghề cá và đại dương tỉnh Nam Á, tuyên bố: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ tài chính để giúp ngư dân đóng tàu lớn. Chúng tôi sẽ điều động tàu hỗ trợ và tàu tuần tra cho tàu cá”.

Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, sau những động thái trên, Trung Quốc sẽ phái tàu tuần tra đến biển Đông dưới danh nghĩa bảo vệ tàu cá. Khi đó, như giới chuyên gia từng nhận định, Trung Quốc sẽ dùng lực lượng tàu tuần tra hòng kiểm soát biển Đông, phục vụ cho tuyên bố chủ quyền phi pháp của nước này tại đây.

 

Hải cảnh, hải quan: Nguy cơ tiềm ẩn

Theo báo cáo của Trường chiến tranh hải quân Mỹ (USNWC), Trung Quốc đã lên kế hoạch phát triển lực lượng tàu hải cảnh và hải quan từ trước năm 2010. Gần đây, hải cảnh Trung Quốc được bổ sung thêm loại tàu đặc chủng kiểu 718 dài hơn 100 m, độ choán nước khoảng 1.500 tấn, có bãi đáp trực thăng và mang theo pháo 37 ly. Ngoài ra, lực lượng này cũng được trang bị thêm nhiều tàu tuần tra kiểu 218 có chiều dài 42 m, độ choán nước 150 tấn, mang theo súng cỡ nòng lớn. Việc tăng cường được xem là sự chuẩn bị để hải cảnh Trung Quốc mở rộng hoạt động ra xa bờ chứ không giới hạn trong các khu vực trước đây.

Tương tự, Trung Quốc cũng đang tăng cường đầu tư cho nhóm tàu hải quan. Báo cáo của USNWC chỉ ra rằng hải quan Trung Quốc có thể tăng cường hoạt động ở vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền bằng cách viện dẫn 2 nhiệm vụ của lực lượng này là chống buôn lậu và kiểm soát bến cảng. Bằng cách này, tàu hải quan Trung Quốc lấy cớ kiểm tra những tàu thuyền đi lại trên các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Khi đó, Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm soát các vùng biển nhằm “khẳng định chủ quyền”. Như thế, Bắc Kinh có thể triển khai lực lượng tàu hải cảnh và hải quan để phục vụ cho âm mưu chiếm đoạt biển Đông.

 

Ngô Minh Trí

 

-Người Việt đang giữ chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa như thế nào?

-Hoa Kỳ chỉ trích việc đóng quân của Trung Quốc ở biển Nam Hải

 

Hoa Thạnh Đốn – Hôm thứ Sáu rồi Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về việc thành lập của một đơn vị quân sự mới ở biển Nam Hải cùng lúc Hoa Kỳ kêu gọi các bên giảm sự căng thẳng ở vùng biển đang tranh chấp dữ dội.

Trung Quốc thông báo tuần rồi là sẽ thành lập một thành phố nhỏ mang tên Sansha và đóng một đơn vị quân sự trên một hòn đảo trong nhóm đảo Hoàng Sa đang nằm trong vòng tranh chấp, điều này đã làm Việt Nam và Phi Luật Tân phẫn nộ và hai nước này lên án thái độ hăm dọa của Bắc Kinh. 

“Chúng tôi quan tâm đến việc gia tăng sự căng thẳng ở vùng biển Nam Hải và đang theo dõi tình hình ở đây một cách sít sao,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ông Patrick Ventrell nói qua bản thông báo. “Đặc biệt, sự nâng cấp quản lý ở thành phố Sansha và việc thành lập đơn vị đồn quân mới ở đó của Trung Quốc bao trùm cả những khu vực đang còn nằm trong vòng tranh chấp ở biển Nam Hải đi ngược lại với những nỗ lực ngoại giao của các nước nhằm giải quyết sự khác biệt và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong vùng hơn nữa,” ông nói.


 

Đồn quân TQ tại Trường Sa
Nguồn: wn.com

 

Ông Ventrell cũng nhấn mạnh đến “sự chạm trán có khả năng sinh chuyện” và những sự cố xảy ra ở biển, khi ông nói: “Hoa Kỳ khẩn thiết kêu gọi các nước có hành động nhẳm giảm căng thẳng trong vùng.”

Trung Quốc nói họ làm chủ hầu hết biển Nam Hải, nhưng Brunei, Mã Lai Á, Đài Loan, Phi Luật Tân và Việt Nam thảy đều cho mình có chủ quyền toàn hoặc bán phần. Việt Nam và Phi Luật Tân đã lên án Trung Quốc gia tăng chuyện sách nhiễu ở biển. 


© DCVOnline

 


Nguồn:

 (*US criticises new China garrison in tense sea. AFP, 5 August 2012

 


Trung Quốc ngang ngược đấu thầu trên thềm lục địa Việt Nam

 


Các nhà lãnh đạo TQ bí mật tổ chức hội đàm trước thềm Đại hội 18

-Trung Quốc muốn thúc đẩy liên kết hàng hải với ASEAN

Trung Quốc, Liên kết, Hàng hải, ASEANTP - Ngày 5-8, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh nói rằng, Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy kết nối hàng hải với ASEAN.

 

 

 


Nhật Bản: sẽ không tha thứ bất kỳ tàu nào xâm phạm vùng biển Senkaku

-Nhật Bản xác nhận bán cho Philippines 12 tàu tuần duyên hiện đại

(GDVN) - Lực lượng Cảnh sát biển Philippines sẽ nhận được 12 tàu tuần tra mới tinh từ Nhật Bản vào năm 2014.
Không giống như các tàu cũ nhận được từ Mỹ, cảnh sát biển Philippines sẽ nhận được 12 tàu tuần tra mới tinh từ Nhật Bản vào năm 2014 - một quan chức cấp cao của Đại sứ quán Nhật Bản tại Manila cho hay.

 

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario từng cho biết Nhật Bản có khả năng sẽ cấp cho Lực lượng Tuần duyên nước này 12 tàu tuần tra.

 

Ông Shinsuke Shimizu, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Philippines, trả lời phỏng vấn của tờ Inquirer rằng Nhật Bản và Philippines đã bắt đầu các thủ tục cho việc mua lại các tàu tuần tra được trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển Philippines.

Theo ông Shimizu, Tokyo "vẫn chưa quyết định các tàu nào sẽ được chế tạo và chuyển giao cho chính phủ Philippines, theo hình thức viện trợ phát triển chính thức hay tài trợ."

Ông Shimizu cũng đảm bảo với Philippines rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục giúp đỡ Cảnh sát biển Philippines trong vấn đề an toàn hàng hải và các vấn đề thực thi pháp luật.

 

Tàu tuần duyên của lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản

 

15 năm trước đây, Nhật Bản đã chuyển giao cho Cảnh sát biển Philippines tàu tìm kiếm cứu hộ tên là BRP Corregidor. Đây là một trong hai tàu của Philippines đã phải đối mặt với các tàu Hải giámtại bãi cạn Scarborough trong thời gian từ 8/4 đến 15/6.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trước đó đã trả lời tờ báo Inquirer rằng Nhật Bản có khả năng cung cấp cho Cảnh sát biển Philippines 12 tàu tuần tra.

"Họ đang xem xét viện trợ phát triển chính thức 10 tàu dài 40m và hai tàu lớn hơn" - ông Del Rosario nói.

Bên cạnh đó, ông Shimizu cho biết viện trợ không có nghĩa là để giúp Manila thiết lập một "tư thế phòng thủ tối thiểu đáng tin cậy" để tăng năng lực ngoại giao trong việc đối phó với các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong vùng biển Tây Philippines.

"Điều đó khác với việc thiết lập một tư thế phòng thủ tối thiểu đáng tin cậy của Philippines và cũng không phải là nhằm giải quyết một tình huống khu vực cụ thể nào" - Shimizu nói.

"Đó là sự hợp tác với mục đích đối phó với các vấn đề an toàn hàng hải khác nhau và các vấn đề thực thi pháp luật, chẳng hạn như cướp biển và tìm kiếm và cứu hộ"- ông nói thêm.

Cũng theo ông, 12 tàu tuần tra sẽ được trang bị hiện đại khi chúng được chuyển giao cho Lực lượng Cảnh sát biển Philippines, lực lượng phải đương đầu với các tàu Hải giám, Ngư chính Trung Quốc trên bãi Scarborough kể từ ngày 10/4 vừa qua.
Anh Vũ (Nguồn Inquirer)

 

Tổng số lượt xem trang