Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Hoa Kỳ cần một trục kinh tế hướng về châu Á

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Curtis S. Chin*WSJ

Tham gia kinh tế sẽ giúp tăng thêm sự hiện diện quân sự. Việc này có thể bắt đầu từ các hiệp định thương mại tự do.

Chính quyền Obama hiện đang tiến hành chính sách “trục” châu Á, trong đó bao gồm tăng cường ngoại giao, tái cân bằng và tái định vị lực lượng quân sự trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương. Một chủ đề khác đang thiếu vắng trong sự chuyển đổi này là “trục kinh tế” – một nỗ lực nhằm phối hợp tăng cường thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực. Đây sẽ là một chiến lược tốt, cả về mặt kinh tế. 

Cho đến nay, Washington dường như đang suy nghĩ về vấn đề Đông Nam Á, chủ yếu về quân sự – đặc biệt là sự quyết đoán của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở Biển Đông. Hồi tháng sáu vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã công bố kế hoạch chuyển 60% lực lượng hải quân Hoa Kỳ đến khu vực châu Á–Thái Bình Dương vào năm 2020.

Tuy nhiên, thêm các yếu tố tăng trưởng và kinh doanh vào chiến lược của Hoa Kỳ có thể sẽ giúp các nước châu Á trở các thành đối tác mạnh mẽ và tự tin hơn. Quan hệ thương mại cũng có thể giúp tình bạn gắn bó bên bỉ hơn. Bắc Kinh hiểu rõ điều này, đó là lý do vì sao các công ty Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào các nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á.

Điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ phải bắt đầu lại từ đầu: Nền tảng thương mại Hoa Kỳ–châu Á đầy ý nghĩa đã có sẵn và có thể tiếp tục phát triển thêm trên cơ sở đó. Ví dụ, tại khu vực Đông Nam Á, xuất khẩu của Hoa Kỳ vượt lên đến 76 tỷ USD vào năm 2011. Các công ty Hoa Kỳ cũng đã đầu tư gấp đôi trong khu vực so với số tiền mà họ đầu tư vào Trung Quốc.

Bà Barbara Weisel, Trợ lý Đại diện Thương mại Hoa Kỳ trong khu vực Đông Nam Á– Thái Bình Dương, người thứ tư từ bên phải, tham gia cuộc họp Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) hôm Thứ ba, ngày 10 tháng Bảy, 2012, tại San Diego.

Để trích dẫn một ví dụ, tập đoàn Ford đã đầu tư 459 triệu USD vào Thái Lan để xây dựng một nhà máy mới, trong đó sẽ cung cấp khoảng 2,200 việc làm mới cho cư dân tại đây. Ford là tập đoàn ô tô lớn thứ hai ở Thái Lan chỉ đứng sau Toyota, và cho đến thời điểm hiện tại thì họ đã đầu tư hơn 2,5 tỷ USD vào nước này. Những thành công của họ ở châu Á cũng là lợi ích của Hoa Kỳ.

Nhưng trong khi Trung Quốc đang tích cực khuyến khích đầu tư nhiều hơn nữa ở nước ngoài để bắt kịp Hoa Kỳ thì Washington lại bị mất tập trung. Mỹ cần làm nhiều hơn thay vì chỉ dựa vào các phái đoàn thương mại định kỳ.

Bước đầu tiên trong trục kinh tế là cần phải tái cam kết rõ ràng vấn đề tự do thương mại nói chung và cụ thể là các hiệp định tự do thương mại (Free Trade Agreement – FTA). Trong ba năm qua, các nổ lực vẫn còn quá ít trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự về tự do thương mại ngoài việc phê chuẩn – chưa nói đến thời gian phên chuẩn trì hoãn quá dài – các thoả thuận này được xướng bởi chính phủ tiền nhiệm của Hoa Kỳ.

Trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương, Hoa Kỳ chỉ có hiệp định thương mại tự do duy nhất với Úc, Singapore và Hàn Quốc. Các cuộc đàm phán thương mại đa phương khác hiện đang được tiến hành, trong đó có Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership). Tuy nhiên, cam kết của Hoa Kỳ trong thỏa thuận này một mặt thì được chào đón, nhưng mặt khác vẫn còn bị chính phủ hiện tại đẩy lùi trong các chương trình nghị sự.

Các sáng kiến mới cần phải được bảo hành. Washington có thể thiết lập một thời hạn nhất định nào đó để kết thúc các cuộc đàm phán TPP. Gần đây, có vẻ như số lượng thành viên tham gia được mở rộng ra – Canada và Mexico đã đăng ký tham gia, và Nhật Bản có thể sẽ tham gia – việc này làm trì hoãn việc kết thúc các cuộc đàm phán. Trong khi các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ một thỏa thuận bao gồm càng nhiều nước càng tốt, nhưng số lượng các nước tham gia sẽ không có ý nghĩa gì nếu việc mở rộng chương trình mà không có sự giao dịch nào.

Washington cũng nên tìm cơ hội để cải thiện thương mại trên cơ sở giao dịch hằng ngày. Vấn đề hậu cần và vận tải là trường hợp rõ ràng nhất. Một bước chuyển khiêm tốn nhưng quan trọng là thúc đẩy các cuộc đàm phán về thỏa thuận mở rộng các vùng không phận ở châu Á. Những giao dịch như vậy sẽ cho phép các hãng hàng không, bao gồm tàu sân bay vận chuyển hàng hóa, hoạt động tự do hơn để thiết lập các tuyến đường và lịch trình giữa các quốc gia ký kết.

Tính đến cuối năm 2010, Hoa Kỳ đã có hơn 100 đối tác tham gia mở rộng vùng không phận. Tuy nhiên, điều dễ thấy nhất từ danh sách này là thiếu vắng một số nước ở châu Á. Philippines và Việt Nam đều có thể cung cấp các cơ hội trong tương lai đối với các thỏa thuận hợp tác nếu cả hai chính phủ hiểu rõ những giá trị lớn về lợi ích của việc hợp tác cũng như cạnh tranh, và khuyến khích xây dựng doanh nghiệp xuyên biên giới.

Cuối cùng, một trục kinh tế không chỉ bao gồm các hành động mà còn có lời hứa. Điều này có nghĩa phải ngưng trừng phạt các công ty thương mại và đầu tư ở nước ngoài.

Sẽ rất khó khăn để thuyết phục các lãnh đạo doanh nghiệp về triển vọng thương mại ở châu Á nếu họ phải lo lắng về việc bị trù dập chính trị. Việc này một phần sẽ là điều mà các chính trị gia cần thực hiện để hạn chế, nhưng phần khác là giải thích thể nào để một số lãnh đạo ở Washington hiểu tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế thương mại và đầu tư ở châu Á, trong đó bao gồm sẵn sàng giúp các doanh nghiệp vượt qua những trường hợp [bị chính trị trù dập] và đẩy mạnh cơ hội mở rộng kinh doanh ra nước ngoài.

Thật không may, tại thời điểm này thì hầu như không có bất kỳ ai ở Washington có thể giải thích rằng chủ nghĩa bảo hộ sẽ làm tổn thương cả hai nền kinh tế Hoa Kỳ và lợi ích của người Mỹ ở nước ngoài. Và không ai có thể đứng vào vị trí đó để giao tiếp với cộng đồng doanh nghiệp về việc mở rộng quan hệ thương mại ở châu Á.

Lợi ích cốt lõi của hòa bình và ổn định trong khu vực Đông Nam Á – đồng thời cũng là một trục chiến lược của chính quyền Hoa Kỳ – là mở đường cho các cơ hội thương mại lớn ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Washington cần phải hiểu rằng thương mại và quan hệ kinh tế có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong bức tranh giải pháp chiến lược ở khu vực Đông Nam Á, và đây không hẳn là điểm kết thúc cuối cùng.

* Ông Chin là chuyên viên cao cấp và thực tập viên điều hành tại Viện Công nghệ Châu Á (Asian Institute of Technology), đồng thời là giám đốc quản lý RiverPeak Group. Ông từng là Đại sứ Hoa Kỳ tại Ngân hàng Phát triển Châu Á trong giai đoạn 2007-2010.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

 - Hoa Kỳ cần một trục kinh tế hướng về châu Á (WSJ/ TCPT).- NHIỆM KỲ ĐẦU CỦA HỌC THUYẾT OBAMA (Project Syndicate/ www.cgi/http:/bshohai.blogspot.com/2012/08/nhiem-ky-au-cua-tong-thong-obama.html">Hồ Hải).

 

- Lấn tới nhờ ưu thế (TN).

- Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc (VNE/ dnhmoney).

7 tháng đầu năm nay, cả nước xuất siêu 100 triệu USD nhưng riêng thị trường Trung Quốc lại thâm hụt 8,3 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu bắt đầu từ 2001 đang tăng chóng mặt trong 3 năm gần đây.

Câu chuyện thâm hụt thương mại với Trung Quốc bắt đầu được chú ý cách đây hơn 10 năm, khi Việt Nam chuyển từ xuất siêu 130 triệu USD năm 2000 sang nhập siêu gần 200 triệu USD một năm sau đó. Con số này tuy không lớn nhưng liên tục tăng dần trong những năm tiếp theo. Đồng thời, tỷ trọng trong tổng nhập siêu của toàn nền kinh tế ngày một cao.

Image
Nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012. Đơn vị: tỷ USD.(*) Tính đến hết tháng 7/2012. Số liệu: GSO


Đến 2009, thâm hụt với Trung Quốc (11,5 tỷ USD) gần như đã chiếm toàn bộ số chênh lệch giữa xuất - nhập khẩu của Việt Nam (12,2 tỷ USD). Liên tiếp trong vòng 2 năm sau đó, mức chênh lệch này nhanh chóng vượt xa tổng nhập siêu. Sau 7 tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập ròng từ Trung Quốc 8,3 tỷ USD (xuất 7 tỷ USD, nhập khẩu 15,3 tỷ), trong khi cán cân tổng thể vẫn xuất siêu khoảng 100 triệu USD. Với con số này, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng chỉ đứng thứ 5 về xuất khẩu.

Image
Xuất - nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường lớn sau 7 tháng 2012. Số liệu: GSO


Trong Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2011, Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã cảnh báo về thực trạng này. Số liệu VEPR thống kê cho thấy trong khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam phần lớn xuất sang Trung Quốc các mặt hàng như nhiên - nguyên liệu (than, cao su, gỗ), thực phẩm (rau - củ - quả, thủy sản)… Trong khi đó, lại nhập khẩu chủ yếu máy móc, sắt thép, hóa chất (phân bón), sợi - nguyên liệu may…
“Soi” lại những mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu ở hầu hết các nhóm đều giảm khoảng 5 - 30% về cả lượng lẫn giá trị hàng hóa. Riêng xuất khẩu than giảm 32% thì bán cho Trung Quốc (chiếm gần 80% tổng xuất khẩu) giảm 16%. Nhập khẩu nói chung cũng có dấu hiệu chậm lại, các mặt hàng đều giảm 4 - 14%, nhưng lượng nhập từ thị trường Trung Quốc vẫn tăng đều.

Cụ thể, lượng nhập sắt thép giảm 4% nhưng từ thị trường Trung Quốc vẫn đạt hơn một triệu tấn, tăng 22%. Giá trị nhập sợi - nguyên liệu may từ thị trường này thậm chí còn tương đương hơn 2 tỷ USD, tăng nhẹ (0,7%) trong khi giá trị nhập tổng thể giảm hơn 14% so với cùng kỳ. Việt Nam cũng nhập khoảng 2,4 tỷ USD máy móc từ Trung Quốc trong 7 tháng. Con số này tuy có giảm (2%) nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức giảm chung (11,3%) của toàn ngành.

Tìm hiểu về nguyên nhân nhập siêu từ Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, có nhiều lý do, trong đó năng lực sản xuất hàng tiêu dùng chưa đáp ứng đủ nhu cầu, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả đầu tư - năng suất lao động yếu, dẫn đến khó khăn trong xuất khẩu để củng cố cán cân thương mại… Quan trọng hơn, do cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, thiếu công nghiệp phụ trợ, nặng về gia công hiện phải nhập tới 80 - 90% nguyên phụ liệu cho sản xuất, mà chủ yếu là từ Trung Quốc - nơi nguồn cung các mặt hàng này vừa rẻ, lại vừa dồi dào.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, những nguyên nhân trên đã dẫn tới tình trạng xuất khẩu của Việt Nam tuy có tăng, nhưng rất nhiều trong số đó là xuất khẩu “hộ” Trung Quốc. Còn việc nhập siêu từ Trung Quốc, bà Chi Lan chỉ ra nguyên nhân đáng lo ngại hơn.

Phân tích của bà Phạm Chi Lan cũng như báo cáo của VEPR cho thấy, lý do quan trọng khiến nhập siêu gia tăng trong những năm gần đây là sự thắng thế liên tục của các nhà thầu Trung Quốc trong các dự án tại Việt Nam. Riêng giai đoạn 2007 - 2010, các doanh nghiệp nước này đã thắng thầu trong ít nhất 5 dự án có tổng vốn đầu tư từ 450 triệu USD trở lên (trong đó có 2 trường hợp vốn trên 2 tỷ USD). Các dự án “ưa thích” của nhà thầu Trung Quốc chủ yếu nằm trong các lĩnh vực công nghiệp thượng nguồn như điện (90% các công trình điện ở Việt Nam hiện nay), khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất, công trình giao thông…

Image

Nhà thầu Trung Quốc ngày càng chiếm ưu thế tại các dự án tại Việt Nam. Ảnh: Xinhua

Đây chính là lý do khiến máy móc - thiết bị kỹ thuật luôn là một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc vào Việt Nam. “Điều này bất lợi hơn nhiều so với nhập nguyên phụ liệu, bởi đa phần máy móc nhập từ Trung Quốc không phải công nghệ nguồn, hoặc đã lạc hậu. Các dự án xây dựng cũng hay chậm tiến độ, có hoàn thành thì chất lượng cũng không cao. Rồi chính người Việt lại phải sử dụng những sản phẩm, công nghệ đó”, bà Lan phân tích.

Một vấn đề khác cũng được chuyên gia này chỉ ra là phần lớn dự án quan trọng ở lĩnh vực điện, giao thông mà phía Trung Quốc đang làm nhà thầu đang sử dụng vốn vay ODA. “Như vậy, vốn giá rẻ mà Việt Nam đi vay, các nước khác giúp đỡ, lại được sử dụng để mua máy móc Trung Quốc, làm lợi cho họ. Điều này sẽ khiến các nhà tài trợ không thực sự hài lòng”, chuyên gia này nhận định.

Trên thực tế, cơ quan quản lý từ lâu cũng đã nhận rõ sự bất hợp lý trong cán cân thương mại 2 nước. Ngay từ năm 2007, Bộ Công Thương đã vạch ra đề án Phát triển xuất nhập khẩu với Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015 với mục tiêu hạn chế dần thâm hụt thương mại. Phát biểu với báo chí gần đây, Nguyễn Thành Biên cũng cho biết giải pháp quan trọng nhất để đạt mục tiêu này là tăng nhanh xuất khẩu, trong đó trước mắt tập trung vào các mặt hàng có lợi thế tự nhiên và lao động. Kế đó (2016-2020), sẽ đẩy mạnh các mặt hàng công nghệ mới có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghiệp và chất xám cao…

Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn từ 2007 đến nay, Việt Nam vẫn chưa thành công trong việc hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc, thậm chí ngày một thiệt thòi hơn trong giao thương. Nguyên nhân chủ yếu là do các biện pháp được đề ra nhưng chưa được thực hiện một cách nhất quán và kiên định.

Một thực tế khác là các doanh nghiệp Trung Quốc hầu như chỉ thực hiện chiến lược “nhà thầu” chứ rất ngại mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Năm 2011, vốn FDI từ Trung Quốc chỉ đạt hơn 800 triệu USD, đứng thứ 14 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư (số vốn trong 4 năm trước đó cũng chỉ dao động trong khoảng 360 - 570 triệu USD). Số vốn này khó có thể khỏa lấp thâm hụt thương mại nhiều tỷ USD của Việt Nam trên cán cân thanh toán tổng thể với Trung Quốc.

Theo kết quả nghiên cứu tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 - 2011 và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), trong giai đoạn 2000 - 2010, tỷ giá thực của đồng Việt Nam đã đắt lên so với đôla Mỹ 25,9%, trong khi con số tương tự của nhân dân tệ với USD là 19,78%. Ngay cả khi tính thêm lần phá giá 9,3% vào năm 2011 thì đồng Việt Nam vẫn đắt lên tương đối so với nhân dân tệ. Điều này khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp thêm bất lợi trước các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.

 


 *******************************8

- Trái phiếu Chính phủ cũng là nợ công (ĐBND). Nghị quyết số 12/NQ-QH13 của QH đã quy định, không phát hành vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 vượt quá 225.000 tỷ đồng. Nhưng trong năm 2011 lượng trái phiếu Chính phủ được phát hành đã đạt khoảng 81.716 tỷ đồng, và từ đầu năm đến nay đã huy động được 100.000 tỷ đồng. Câu chuyện ở đây không chỉ dừng ở việc phải thực hiện đúng Nghị quyết của QH, mà cần ghi nhớ rằng trái phiếu Chính phủ cũng là nợ công.

Theo công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hà Nội (HNX), kết quả huy động thành công 5.650 tỷ đồng tại phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ đầu tiên, tổng lượng vốn này được huy động tại HNX từ đầu năm đến nay đã tăng lên mức 100.000 tỷ đồng.  Tuy nhiên, sau niềm vui này cũng còn đó nhiều lo lắng. Trước hết là với kết quả huy động vốn trái phiếu Chính phủ trong năm 2011 là khoảng 81.716 tỷ đồng, thì với kết quả huy động trong 7 tháng qua đã gần chạm đến giới hạn tổng lượng vốn trái phiếu được phép huy động trong giai đoạn 2011 - 2015 (là 225.000 tỷ đồng). Và cuối tháng 7.2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất ứng trước 15.000 tỷ đồng từ ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ của năm 2013 để đưa vào các công trình đã hoàn thành, sắp hoàn thành. Hay nói cách khác là định mức sử dụng trung bình 45.000 tỷ đồng/năm đối với loại vốn này đã bị phá vỡ. Đành rằng đây là giải pháp giúp đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp thời thanh toán với các nhà thầu, cũng như kích thích tăng trưởng kinh tế. Song có lẽ cần phải nhớ rằng, quyết định tổng lượng vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2011 - 2015 của QH là căn cứ trên mức chịu đựng của ngân sách Nhà nước, cũng như quy mô của nền kinh tế nước ta.

Mặt khác, rủi ro nợ công với Việt Nam chủ yếu đến từ phần nợ trong nước, trong đó có trái phiếu Chính phủ. Các khoản nợ công trong nước có lãi suất cao, kỳ hạn ngắn đang gây sức ép lớn với việc đảo nợ. Sự lo lắng này của Ủy ban Kinh tế là hoàn toàn đúng, vì theo tính toán trong giai đoạn 2012 – 2014, nước ta cần phát hành khoảng 100.000 đến 120.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu bảo lãnh để trả nợ gốc và lãi trong nước. Lượng vốn này tương đương 15% ngân sách Nhà nước. Trong khi đó, QH đều phải cân lên, đặt xuống từng con số một cho mỗi khoản chi để quyết định dự toán ngân sách hàng năm.

Với đặc điểm lãi suất cao, kỳ hạn ngắn, trái phiếu Chính phủ dễ tạo áp lực lên cán cân tài khóa hàng năm. Điều này đòi hỏi ngay từ khâu hoạch định kế hoạch huy động, sử dụng nguồn vốn này phải cẩn trọng để không tạo gánh nặng cho ngân sách. Nhưng trong thực tế, nguồn vốn này được phân bổ dàn trải, trong khi quản lý còn lỏng lẻo nên hiệu quả sử dụng chưa cao, còn nhiều tồn tại. Tại Báo cáo kết quả kiểm toán niên độ ngân sách năm 2010, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ: việc bố trí vốn trái phiếu Chính phủ tại một số địa phương còn dàn trải, nợ khối lượng xây dựng cơ bản lớn. Bố trí vốn cho các dự án không đủ thủ tục, không có khả năng thanh toán, tỷ lệ giải ngân thấp. Đặc biệt là phân bổ vốn chậm, nhưng có nơi lại bố trí cho cả dự án ngoài danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tương tự, đến năm 2009, số vốn trái phiếu Chính phủ được giải ngân vượt tổng mức vốn của cả giai đoạn 2003 – 2010, nhưng chỉ có khoảng 50% dự án hoàn thành, nhiều dự án phải tăng vốn thực hiện. Dù Kiểm toán Nhà nước chưa được tiếp cận với số liệu để đưa ra đánh giá chính xác về tình hình vay, trả, dư nợ và số trái phiếu chưa sử dụng, song đã cần phải lo ngại với những số liệu nêu trên.

Theo các chuyên gia, vốn trái phiếu Chính phủ chủ yếu được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi, nên toàn bộ số chi trả nợ gốc phải dựa vào phát hành nợ mới, nhất là vay trong nước. Do đó, các cơ quan hữu quan cần quan tâm đến nguy cơ ngân sách Nhà nước rơi vào vòng xoáy nợ, trong đó quy mô nợ Chính phủ ngày càng lớn. Như vậy thì có lẽ phải thay đổi ngay tư duy đầu tư để chuyển sang đầu tư theo hàng dọc, chứ không nên dàn ngang như hiện nay. Lượng vốn này thay vì đầu tư cho 20 công trình, thì hãy đầu tư cho 10 công trình để có thể hoàn thành trong một thời gian nhất định và phát huy tác dụng ngay khi đưa vào sử dụng.

-  Chuyên gia quốc tế nói gì về tăng trưởng, lạm phát, nợ xấu? (VNEco).  - Kẽ hở gây nợ xấu ngân hàng (TP).- Sắp họp đặc biệt về tái cơ cấu Petro Vietnam, Vinachem (VnEco).

Cần “bộ lọc” kiểm toán theo sát các dự án đầu tư công (ĐTCK).

Nợ xấu: tự chữa thì lâu khỏi (SGTT).

********************

-


Xuống Đường: Tiến sĩ Nguyễn văn Lương: NGỪNG DU LỊCH & HẠN CHẾ GỞI TIỀN VỀ VIỆT NAM!
xuongduong.blogspot.com
-> Ngừng du lịch về Việt Nam
----> Ngừng/hạn chế gởi tiền về Việt Nam

Kính chuyển AUDIO và TEXT bài phát biểu đặc biệt của Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương, chuyên gia kinh tế tài chánh, tị nạn 1975, làm việc tại Hoa Kỳ & nhiều quốc gia hải ngoại. Bài phát biểu và các thảo luận này được thu âm qua hệ thống PALTALK ngày Chúa Nhật 10-6-2012. Kính chuyển audio bài nhận định ghi chép.
Phần 1:
20120610_Paltalk8406_212_TsNguyenVanLuong_part1.mp3
Phần 2:
20120610_Paltalk8406_212_TsNguyenVanLuong_part2.mp3
Phần 3:
20120610_Paltalk8406_212_TsNguyenVanLuong_part3.mp3
Phần 4:
20120610_Paltalk8406_212_TsNguyenVanLuong_part4.mp3

Không Để Quá Trễ!
Tiến sĩ Nguyễn văn Lương
Hải ngoại ngày 10 tháng 6, 2012

(Trích một phần bài phát biểu
trên diễn đàn Paltalk phòng "chinhtri")
--- Khi mà Trung Cộng sản xuất hàng hóa ào ào như vậy, thì Hoa Kỳ biết là nó mắc mưu rồi, thì mới chơi vụ thất nghiệp. Thất nghiệp kéo dài, dây chuyền tới Âu Châu, thì tất cả thất nghiệp hết, không ai xài tới hàng hóa Trung Cộng hết. Cho nên kinh tế Trung Cộng rất là tệ hại bây giờ, giống như Việt Nam. Mô hình kinh tế Trung Cộng và Việt Nam giống nhau.
-- Đồng lương thấp, người dân không được trả lương cao. Cho nên người dân không có mãi lực, có nghĩa là không có tiền để buôn bán trong nước (...) Dân không có tiền để mua. Mà hàng hóa  chế tạo ra để bán ra ngoại quốc thì không phải là nhu cầu ở trong nước. Chính vì vậy mà hàng hóa ứ đọng tùm lum, dân không có tiền. Dân thất nghiệp, không có tiền, không được trợ cấp như dân bên Mỹ này, thì dân sẽ nổi dậy thôi! BÃO Ế ẨM CÀN QUÉT CÁC CHỢ, SIÊU THỊ
--- Tư bản (Tàu) cũng phá sản vì mượn tiền (ngoại quốc). Dân chúng cũng không có tiền mua, thì đói khổ như nhau. Thêm vào đó, với 1 tỷ 300 ngàn người Tàu, ngay cả hải sản, cơm rau, chó mèo cũng không còn nữa. Đừng tưởng họ có đồ ăn, họ không có đồ ăn đâu! Đó là vấn đề của Trung Cộng, sự khổ sở của họ rất là khủng khiếp.
--- Vì tôi chưa có mặt ở Việt Nam, cho nên tôi chưa so sánh được người dân Trung Hoa với Việt Nam như thế nào, nhưng theo những người bạn của tôi kể, thì trong nghĩ rằng, ở Việt Nam có lợi điểm là dân Việt Nam có hải ngoại gởi tiền về, thì tương đối đỡ hơn. Nhưng 1 đô la mà mua được 4,5 quả trứng, thì cũng là tệ hại lắm rồi... Từ khủng hoảng kinh tế dẫn tới khủng hoảng chính trị, thanh trừng nhau.
--- 60% Hải quân Hoa Kỳ tới Đông Nam Á, chắc chắn ảnh hưởng tới chiến trường Đông Nam Á. Office of Development Assistance (ODA) bên Đan Mạch đã cúp viện trợ cho Việt Nam số tiền chỉ có 1.5 triệu. Chúng ta sẽ đóng vai trò gì cho tương lai Việt Nam?
-- Với kỹ thuật tân tiến của Hoa Kỳ hiện tại, chưa có một chiếc tàu nào gặp hurricane (bão) mà bị hủy bỏ. Hệ thống khí tượng của Hoa Kỳ rất tân tiến. Những chuyến tàu cruises của Mỹ không bao giờ thay đổi. Những hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ di chuyển ngoài khơi, đặc biệt những hàng không nguyên tử sau này, cả hai ba chục năm không cần tiếp tế nhiên liệu. Tại sao Mỹ phải đến Cam Ranh? Chẳng qua là để thổi một bản tin tới Trung Cộng, "để xem Trung Cộng làm gì tao cho cho biết".

-- Hoa Kỳ không có chủ trương chiến tranh. Hoa Kỳ không muốn chế độ Trung Cộng hiện tại có thể dùng mọi cách tuyên truyền để kéo dân tộc Trung Hoa vào một cuộc chiến tranh đồng lòng với chính phủ.
--- Hiện tại, dân chúng ở Trung Quốc rất chán ghét chế độ này, các cuộc biểu tình ở trong nước (Tàu) xảy ra hàng ngàn lần mỗi tháng. Cuộc sống của dân chúng thật là cực khổ. Chúng tôi biết, bởi vì chúng tôi từng có mặt ở bên đó, có công ty ở bên đó, có nhân viên ở bên đó (Trung Quốc)...Trung Cộng có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Chúng ta phải lo chuyện Việt Nam trước khi Hoa Kỳ giải quyết Trung Cộng.
-- Người Việt Nam của chúng ta, đặc biệt ở hải ngoại, nhất là những người từng đi tù Việt cộng, thì chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta đã bị cộng sản Việt Nam lừa đảo quá nhiều rồi, không phải chỉ bây giờ, mà chứng minh từ quá khứ. Họ đã tuyên truyền, đã thành lập mặt trận giải phóng miền nam, xâm chiếm miền Nam, rồi họ xây nhà tù, dùng trường học, nhà thờ, chùa chiền làm nơi tù đày. Tù ở miền Nam quá nhiều. Mục đích tù đày là huỷ diệt, bóp chẹt sức lãnh đạo, các sĩ quan cao cấp ở miền Nam.
--- Liên sô bị sụp đổ cũng vì kinh tế, vì vấn đề hết tiền. Họ hoảng sợ, như Trung Cộng. Họ có các hạ tầng cơ sở theo kinh tế chỉ huy (....) Trung Cộng có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào. Chúng ta phải lo chuyện Việt Nam trước khi Trung Cộng được Hoa Kỳ giải quyết ....Không để cho quá trễ.
--- Việt cộng cố gắng giữ sự im lặng của người dân trong nước. Họ muốn thế giới hiểu lầm rằng người dân trong nước hài lòng, chấp nhận chế độ này, chấp nhận những gì đang có, không có đấu tranh! Đất đai tài nguyên đang bị bán. Trong sự nợ nần quá nhiều của Việt Nam bây giờ, họ sẽ tiếp tục bán thêm. Họ lấy đất của dân bán, để lấy tiền trả nợ. Tiền lời trả nợ thôi.
-- Nếu quý vị không tin tôi, hãy vô Bloomberg số 25.5.2012, hàng năm Việt Nam phải cần 4 tỷ mỹ kim để trả tiền lời! Nếu mà chúng ta không có 4 tỷ đó (gởi về Việt Nam), thì chế độ Việt cộng sẽ sụp như Liên sô đã sụp vào thập niên 1990's vì không có tiền để trả nợ.
--- Nếu chúng ta đi theo đường chính trị, thì phải chờ từ 2 năm tới 7 năm. Nếu chúng ta đi theo đường kinh tế, KHÔNG GỬI TIỀN VỀ VIỆT NAM, KHÔNG DU LỊCH VỀ VIỆT NAM, Việt cộng sẽ không có 4 tỷ --- 4 tỷ để trả tiền lời thôi! Thì những công ty quốc tế liên quan tới Việt Nam sẽ đòi nợ, thì chế độ Việt cộng sẽ bị sụp đổ, như Soviet Union thập niên 90.
--- Tôi chưa có về Việt Nam lần nào. Giả sử quý vị về thăm dò Việt Nam, quý vị thấy rằng Trung cộng ở khắp mọi nơi, nhất là ở ngoại ô thành phố. Khi bộ trưỏng quốc phòng Mỹ ông Leon Panetta tới Cam Ranh, thì người ta mới la làng lên là người Trung Cộng nuôi cá ở Cam Ranh. Càng ngày, người Tàu càng sống trên nước Việt Nam quá nhiều!
--- Từ thập niên 1960, trong cuộc cách mạng văn hóa của Mao trạch Đông, dân Trung Hoa mỗi gia đình có một đứa con. Cho tới giờ này, Trung Quốc có 225 triệu đàn ông (đông gấp 3 dân Việt) trên 18 tuổi, không có đàn bà để lấy vợ! Một phần đàn ông Tàu qua Việt Nam, mình có đủ phụ nữ cung ứng cho họ hay không? Đặc biệt là đàn bà Việt Nam cố gắng tìm chồng ngoại quốc, để hy vọng nuôi được gia đình. Bây giờ người chồng đó nằm ngay trong đất nước của mình! Thì quý vị thấy sự đồng hóa có thể xảy ra hay không? Nếu để 7 năm, 8 năm, 10 năm nữa, thì những vợ Việt lấy chồng Tàu đẻ con lai đó có thể giết chồng họ được không?

--- Tình trạng dinh dưỡng ở Việt Nam bây giờ quá tệ hại rồi! Tôi vừa gặp một người bạn ngoại quốc từ Việt Nam ra, họ nói thẳng với tôi là tình trạng lạm phát ở Việt Nam quá tệ.  $1 đô la U.S. ở Việt Nam chỉ mua được 4 trái trứng gà đẻ ở trong farm! Trứng gà nhập cảng thì mua được 5 trái. Đối với đồng lương Việt Nam, quý vị thấy, $1 chỉ mua được 4,5 trái trứng, tưởng tượng là nạn lạm phát ở Việt Nam lớn cỡ nào.
--- Tiền bạc ở Việt Nam làm sao đủ để nuôi, để dinh dưỡng người dân? Lẽ dĩ nhiên có những thành phần rất giầu, nhưng họ giúp gì được cho đất nước mình? Hay là họ a-dua để cho đất nước mình tệ hại hơn? Chúng ta cần phải nghĩ đến việc phải làm thế nào, làm sao gấp rút làm cho đất nước Việt Nam mình khá hơn, hết cộng sản.
--- Nếu chúng ta kéo dài, chờ đợi, chưa gấp rút giải thể chế độ Việt cộng, thì chế độ CSVN sẽ chờ đợi họ có cơ hội ký được một contract về dầu khí ngoài khơi Việt Nam, hoặc là cái mỏ nào đó đào ở trong nước, là Việt cộng họ sẽ có tiền để trả nợ cho số tiền lời mà họ đã phá ---như vụ Vinashin, Vinalines, Vinawaco, vân vân. Họ cũng biết số tiền mà mình (người Việt hải ngoại) gởi về, có lúc sẽ bị chấm dứt, bị giảm đi, thì họ (VC) sẽ gặp trở ngại trong vấn đề trả tiền lờicho thế giới, và (chế độ VC) sẽ bị sụp đổ. Cho nên Việt cộng họ yêu cầu Mỹ viện trợ, họ làm mọi cách để có tiền đôla.

--- Nhìn qua ảnh hưởng tâm lý mà chiến hạm Mỹ đến Đà Nẵng. Tôi thấy, nếu giả sử người dân Việt Nam rất thích Hoa Kỳ bây giờ? Lẽ dĩ nhiên đó là vấn đề tâm lý là có người Việt hải ngoại bên này nữa. Quý vị yên tâm, khi Việt Nam thay đổi trong tương lai (không cộng sản), thì Việt Nam sẽ rất là hùng mạnh, bởi vì cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại có rất nhiều người tài. Cộng đồng hải ngoại là "Bộ Ngoại Giao" cho nước Việt Nam, cho vấn đề tái thiết nước Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một nước hùng cường trên thế giới!
--- Hoa Kỳ ve vãn nước Việt Nam để có lợi cho Hoa Kỳ chăng? Xin lỗi quý vị, nếu Hoa Kỳ muốn có lợi, thì Hoa Kỳ sẽ sử dụng cộng đồng người Việt hải ngoại, chứ không phải người dân trong nước Việt Nam. Bởi vì chúng tôi là những người thấm nhuần tất cả những văn hóa, kinh nghiệm, thủ tục hành chánh của Hoa Kỳ! Thì những người như tụi tôi mà về Việt Nam làm việc thì mới sẽ có lợi cho Hoa Kỳ nhiều hơn chớ! Giống như lực lượng cộng đồng Cuba ở Hoa Kỳ mà làm việc cho Nam Mỹ, để có hệ thống xuất nhập cảng khổng lồ tới nước Hoa Kỳ.
--- Nước Việt Nam mình có nhiều cơ hội! Trong một chuyến đi Tây Đức, tôi có gặp một người Đức nói với tôi: "Những quốc gia khác họ cần Mỹ mà không được, trong khi Mỹ đến Việt Nam thì tụi mày đuổi đi! Đó là nói trước năm 1975. Rất nhiều người muốn di cư qua Mỹ để ở mà không được, mà tụi bây lại muốn bỏ nước Mỹ, đi về Việt Nam?
--- Xin thưa quý vị, chuyện đó có thể xảy ra lắm: Mỹ có thể trục xuất một số người! Tại vì năm ngoái đây, tổng thống Obama ban hành một đạo luật cho người Việt Nam khi về già được về Việt Nam sống! Gởi tiền về Việt Nam sống. Quý vị phải hiểu rằng tại sao Mỹ phải làm như vậy không? Đó là trút bớt một gánh nặng rất là lớn! Là vì những người già ở Hoa Kỳ này sẽ làm Mỹ tốn thêm tiền y tế, tiền thuốc men, tiền chăm sóc, tiền viện dưỡng lão! Đủ thứ tiền hết đó!
--- Nếu họ về Việt Nam, Mỹ chỉ cần gởi họ bảy tám trăm ($700, 800) là xong rồi! Họ mong những người đó đi về Việt Nam! Chứ không phải họ muốn quý vị ở lại đây đâu, bởi vì người già chẳng sản xuất gì cho nước Mỹ nữa, kể cả tôi khi mà tôi về già! Nhưng mà kết quả trong năm vừa rồi, không có người già nào đi về Việt Nam ở hết, họ chỉ du lịch về Việt Nam thôi.
---  Họ đi về hí hố chơi, nhất là những người già! Thậm chí những người HO đi về Việt Nam nhiều hơn những thành phần đi trước! Tôi phải nói thẳng với quý vị như vậy: đó là những người đóng góp cho chế độ cộng sản này rất là nhiều! Hôm nay tôi xin nói thẳng với quý vị vậy! Không phải là tôi chỉ trích bực bội gì quý vị, nhưng chúng ta phải đưa ra, để đưa ra một con đường! Chúng ta phải giải quyết vấn đề Việt Nam cho nhanh hơn!

--- Nếu chúng ta là gánh nặng của Hoa Kỳ, thì Quốc Hội Hoa Kỳ rất có thể ban hành đạo luật này: những người Việt ở Hoa Kỳ du lịch về Việt Nam là những người không bị nguy hiểm bởi cộng sản Việt Nam, thì những người này có thể bị trục xuất về Việt Nam! ... Thì đó cũng là một hình thức để giải quyết vấn đề chi phí nặng về Medicare, vấn đề (bảo hiểm) y tế của Hoa Kỳ! Tôi không nghĩ là Hoa Kỳ có thể làm chuyện đó, nhưng quý vị đừng có nghĩ là vấn đề đó sẽ không xảy ra! Chuyện đó đã xảy ra cho Cuba rồi!
--- Nếu quý vị không tin, thì tôi đã có tài liệu về 8-điểm về Cuba, mà chính phủ Hoa Kỳ ra sắc lệnh này cho Cuba hồi năm 2004, để 2009 Cuba phải thay đổi. Trong đó, quý vị thấy có những điểm rât là chặc chẽ, Mỹ trục xuất người Cuba một cách dễ dàng!
--- Tại sao giai đoạn này rất thuận lợi (để cứu nước)? Người dân Việt Nam từ Bắc xuống Nam, tất cả đều rất bất mãn. Chắc chắn là họ bất mãn, và mơ ước có sự thay đổi cho Việt Nam. Điều chắc chắn nữa, mà nãy giờ tôi đang nhấn mạnh tới, là hệ thống tài chánh Việt Nam quá nhiều tệ hại. Không những là vấn đề trả nợ không nổi, hệ thống hành chánh trong nước rất tệ hại.
-- Đồng tiền Việt Nam không được chấp nhận trên thế giới nữa. Bây giờ họ chỉ tiêu xài, sử dụng đồng đôla mà thôi. Thế giới không chấp nhận đồng tiền Việt Nam nữa. Chính vì vậy, nếu Việt cộng không có đủ đôla trả tiền lời, thì thế giới sẽ la làng lên, thì trong vấn đề kinh tế, Việt Nam sẽ sụp. Điều rõ ràng là sẽ như vậy.
--- Trở lại vấn đề: Khối chuyên viên hùng hậu của thế giới, chúng ta phải nói rằng Việt Nam mình có nhiều nhất bây giờ! Mình chỉ thua sau Hoa Kỳ mà thôi, chứ không thua ai hết đó! Tại vì sao? Những người như tôi, hoặc là một nửa triệu người ở Mỹ đây, không phải chỉ học để ra trường, mà họ cạnh tranh với dân bản xứ để tiến thân nữa! Dân bản xứ đây có thể là người Nhật, có thể là người Đức, người Pháp, người Anh. Ngó kỹ, họ cạnh tranh để tiến thân nữa. Thì làm sao họ (chuyên viên Việt) là những người dỡ được! Khi kinh tế Mỹ suy thoái hiện nay, biết bao nhiêu người dân bản xứ mất nhiều việc, mà người Việt vẫn có việc làm, tức là mình cũng thuộc loại khá chút nào chứ. Thì nếu chúng ta đồng lòngtrong vấn đề thay đổi Việt Nam, không có chuyện gì mà chúng ta làm không được!


--- Một điều rất quan trọng mà tôi cần nhấn mạnh nhiều lần: Việt Nam mình có một "bộ ngoại giao" ở hải ngoại rất lớn!Quốc gia nào mình cũng có bộ ngoại giao hết, đó là cộng đồng của mình! Cộng đồng của mình! Cộng đồng của mình nói chuyện với ông này ông kia, tổ chức này tổ chức kia! Trước khi tôi làm việc cho Công ty này, thì tôi đã được chỉ định làm Deputy của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ, coi 28 trường đại học, về vấn đề tài chánh. Và arồi tôi từ chức, để nhận job của công ty này.
--- Tôi tha thiết mong là chúng ta cần làm gì cho khá hơn, không thể ngồi chờ được! Tôi nhớ lời cụ Phan Chu Trinh ngày xưa hỏi: chúng ta có phải là người vọng ngoại hay không? Chúng ta có chờ đợi hải ngoại, tôn trọng hải ngoại hay không? Hay là biết khả năng của nhau, chỉ bảo nhau, đưa Việt Nam đi đường khá hơn? Sự vọng ngoại đời xưa thì đúng, vọng ngoại bây giờ là sai. Lý do? Khối người Việt hải ngoại chúng ta có nhiều người giỏi hơn người ngoại quốc nữa, thì quý vị vọng ngoại làm cái gì? Bụt nhà không thiêng hay sao đây? Đó là lý do tôi muốn đưa ra, để chúng ta phải cùng nhau làm cái gì, do chính chúng ta làm với nhau!
--- Thậm chí, tôi phải nói thẳng với anh em HO ở hải ngoại, tôi xin lỗi, đa số quý vị HO là đàn anh của tôi. Tại vì họ ở cấp bực Đại Uý Thiếu Tá trở lên hết rồi, thì họ là những người khá, người thâm niên trong quân đội. Nhưng mà hành động của quý vị đi về Việt Nam, hành động của quý vị, qua đây, quên cả những cực khổ trong thời tù đày cộng sản, thì có phải quý vị phản bội đất nước? Có phải là phản bội đồng minh bạn bè của quý vị, huynh đệ chi binh của quý vị hay không? Tôi nói thẳng như vậy, nếu quý vị tự ái, chúng ta hãy sẵn sàng bàn cải, học hỏi........

--- Chúng ta tập trung tất cả những tâm tình của chúng ta vào đất nước Việt Nam....Mình cần phải làm cái gì? Như tôi đã thưa với quý vị, chỉ cần 1.5 triệu đôla thất thoát. Đan Mạch cúp viện trợ cho Việt Nam tiền phát triển, thì chúng ta nghĩ thế nào về số tiền 5, 7 tỷ mà chúng ta gởi về Việt Nam? Chúng ta là những người đang ở Hoa Kỳ, viết thư, viết thỉnh nguyện cho Hoa Kỳ, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ đừng có gởi tiền viện trợ, trợ giúp cho Việt Nam, trong vấn đề thiên tai bão lụt,  số tiền 100 triệu, 200 triệu đô la, vậy mà chúng ta gởi về Việt Nam vài tỷ đôla! Thì thử hỏi hành động của chúng ta có mâu thuẫn hay không. Tôi xin thưa với quý vị như vậy.
Quý vị nghe tiếp âm thanh trình bày
của Tiến sĩ Nguyễn văn Lương.
Hiện Tình Việt Nam - Ts Nguyễn Văn Lương
Hải ngoại, Paltalk ngày 10 tháng 6.2012

 

 

- Mỏ sắt lớn nhất ĐNA: ‘Đói vốn, bán lúa non’ (VNN).

- DN bị vùi dập trong “bão” giá mới (VNN). - CPI tháng 8 khó âm (TQ).

- Lại đề nghị tăng giá xăng dầu: Có thao túng thị trường và khuất tất lỗ – lãi? (SGGP).  – Đồng Nai: Nhiều cây xăng găm hàng, chờ tăng giá (TTXVN).

- “Ngành điện cần tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử” (VnEco).

- “Tôi giống như người được cởi trói, thoải mái lắm” (TT).

- DN thức ăn chăn nuôi “nghẹt thở” vì phí  (TN).  -  Cấp bách cứu ngành chăn nuôi (NLĐ). - 1 héc ta trồng thanhlong lãi nửa tỉ đồng (TBKTSG). 

- Tràn ngập gạch Trung Quốc (TT).  - Nho Trung Quốc đội lốt “nho Mỹ”. -  Nguy cơ làm thuê của du lịch nội địa (TN).

- Doanh nghiệp FDI tăng vốn, đón thời cơ  (TT).

- Cẩn trọng với vàng (NLĐ).

- Công ty chứng khoán gặp “hạn”  (NLĐ). –  Chặn thao túng giá bằng sàn giao dịch (DĐDN). –  Rút ngắn thời gian thanh toán chứng khoán (TN).

- Chi phí và lựa chọn công nghệ   –   Đầu vào và đầu ra (VF).

- Tiểu thương giành khách hàng với siêu thị (PLTP).

-  Bảo vệ thương hiệu Việt: Nói nhiều, làm chẳng bao nhiêu (LĐ).  - Hoạt động quảng cáo: Có luật vẫn lộn xộn (CAND).  -  Doanh nghiệp tìm hướng tăng cường xuất khẩu .

 

 

- Hạ lãi suất huy động dưới 9%: Hữu danh, vô thực (ĐĐK).

- Đón mùa kinh doanh, ngân hàng xin thêm quota tín dụng (VIR).

- Thêm ngân hàng được tăng trưởng tín dụng 27% (VnEco).

- Vì sao nhiều doanh nghiệp “bất mãn” với ngân hàng? (VnEco).

- Chuyện ngân hàng xù nợ doanh nghiệp (ĐĐK).

- Bộ Công thương nói gì về “giải cứu” doanh nghiệp? (DT). - Doanh nghiệp nào được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp? (SGGP).

- Minh bạch “nửa mùa”  (NNVN).

- Thanh lọc DN kinh doanh XK gạo thế nào ? (DĐDN).

- Giá xăng lại tăng? (ĐĐK). - Nhiều cây xăng đóng cửa chờ tăng giá (VNE).

- Giá vàng lên cao nhất trong 2 tháng (VnEco). - Vàng đủng đỉnh chờ nhà đầu tư mua vào (Infonet).

- “Quản trị kém dẫn tới thao túng công ty chứng khoán” (VnEco).

- Giá đắt ngang giá thị trường: Nhà thu nhập thấp ế nặng (VEF).

- Lúa gạo tăng giá  (NNVN).

- Giá cà phê thế giới tăng nhẹ   (NNVN).

- “Chưa có thần dược cho kinh tế Trung Quốc” (VnEco).

- Tống Văn Công: Thuốc trị tham nhũng (viet-studies).  Tình trạng đã có Luật mà không được thi hành; chưa có cách ngăn chặn kê khai tài sản gian dối; chưa bắt buộc được mọi việc phải công khai, minh bạch; kể cả chưa ngăn chặn được tình trạng “vi phạm quyền dân chủ”, tất cả đều có chung một đơn thuốc: Dân chủ!- Tham nhũng là “quan nạn”!  (DT).

- Đảng sẽ ‘phê và tự phê’ trên toàn quốc   –   (BBC).   – Nguyễn Hưng Quốc: Việt Nam Thiếu lãnh đạo(VOA’s blog).  -  Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng: Phải làm rõ trách nhiệm người đứng đầu ở cấp … cuối (SGGP).   –  Sôi động, hấp dẫn chung kết cuộc thi tuyên truyền Nghị quyết của Đảng (GDTĐ). - GÓP Ý LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG SỬA ĐỔI- Kê khai tài sản: Tập trung vào vị trí chủ chốt (PLTP).-  Thường vụ Quốc hội chất vấn 3 thành viên chính phủ (TN).   -  Khi bộ trưởng cất lời ‘xin lỗi’… (VNN).

Tổng số lượt xem trang