SGTT.VN - Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 31.7, bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho hay, một trong những nội dung quan trọng nhất tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 là thảo luận dự thảo nghị định về trách nhiệm cụ thể của Thủ tướng, của các bộ trưởng quản lý ngành đối với vấn đề quản lý, sử dụng vốn nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Theo bộ trưởng Vũ Đức Đam, tại phiên họp diễn ra trong hai ngày 30, 31.7, Chính phủ đã nghe và thảo luận về các nội dung như: tình hình kinh tế, xã hội tháng 7 và bảy tháng đầu năm 2012; đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; bộ Giáo dục và đào tạo trình bày đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá…
Trong đó, ông Đam nhấn mạnh, Chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo nghị định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty TNHH một thành viên.
Theo dự thảo nghị định mới nhất được bộ Kế hoạch và đầu tư trình, Chính phủ có trách nhiệm ban hành các quy định tạo khung pháp lý thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước. Trong đó gồm quy định về: thành lập và tổ chức lại công ty, bổ nhiệm các chức danh quản lý, quy chế quản lý về tài chính; chế độ tuyển dụng, tiền lương, chế độ thực hiện các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế, chế độ giám sát thanh kiểm tra; tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh; điều lệ của từng tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đặc biệt quan trọng… Trong các nhiệm vụ này, có một số điểm mới đáng chú ý như: các nội dung thuộc Chính phủ quy định: thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể công ty; quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh quản lý; quy định chế độ quản lý tài chính, tuyển dụng, tiêu chí đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh…Chính phủ cũng ban hành điều lệ của từng tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước đặc biệt quan trọng.
Nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ là: trực tiếp thực hiện bốn quyền quan trọng của chủ sở hữu. Bao gồm: quyết định thành lập, tổ chức lại; mức vốn điều lệ và thay đổi vốn điều lệ; bổ nhiệm nhân sự; phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất và kế hoạch đầu tư năm năm.
Ngoài ra, đối với trách nhiệm các bộ trong theo dõi giám sát công ty TNHH một thành viên, dự thảo nghị định quy định: bộ quản lý ngành thực hiện giám sát kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc chấp hành pháp luật…
Ông Đam đánh giá, nghị định phân công phân cấp quản lý DNNN là rất quan trọng của đề án tái cơ cấu DNNN và quá trình này đã được chuẩn bị rất dài, được bàn rất nhiều từ năm 2009. Theo đó, “làm sao bỏ cơ chế bộ chủ quản, tách quản lý Nhà nước ra khỏi quản lý doanh nghiệp. Tinh thần chung không quay lại chế độ bộ chủ quản mà tăng cường vai trò các bộ quản lý chuyên ngành trong sản xuất kinh doanh, công tác cán bộ với tập đoàn, tổng công ty”, ông Đam nói.
Ông Đam thừa nhận, sau khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực, các doanh nghiệp đã hoạt động theo luật. Song, do DNNN có đặc thù riêng nên có tình trạng một số khâu trong một số DNNN không đủ chặt chẽ, có một số sai phạm. “Thực tế vừa qua gần như tạo điều kiện cho hội đồng thành viên có rất nhiều quyền dẫn tới một số khâu, trong một số vụ việc có xảy ra sai phạm, khi thanh tra phát hiện lại không thấy rõ trách nhiệm từng người – chủ sở hữu. Khi nói DNNN thuộc sở hữu nhà nước, và rằng chủ DNNN là Chính phủ thì vẫn chung chung, quyền hạn tập thể (Chính phủ), rồi quyền hạn Thủ tướng là việc gì, bộ chuyên ngành (chủ quản) là không rõ ràng...” Vì thế, theo bộ trưởng, “tựu trung lại, cần làm rõ trách nhiệm của Thủ tướng, trách nhiệm của Chính phủ, của bộ trưởng quản lý chuyên ngành, của các bộ tổng hợp (Tài chính, Kế hoạch và đầu tư...), của chủ tịch hội đồng thành viên...”.
Ông Đam cũng nói thêm, việc tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị định sẽ theo hướng tăng cường quy đinh cụ thể trách nhiệm Thủ tướng với doanh nghiệp lớn, tập đoàn chủ lực, còn vai trò của các bộ trưởng quản lý chuyên ngành sẽ nổi bật với các tổng công ty.
CHÍ HIẾU
Thu nhập 9 triệu đồng được miễn thuế thu nhập cá nhân Tháng 10.2012 trình Quốc hội, áp dụng từ 1.7.2013. Cũng tại buổi họp báo, bà Vũ Thị Mai, thứ trưởng bộ Tài chính cho hay, dự án luật sửa đổi luật Thuế thu nhập cá nhân đã được bộ tổng hợp để Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 10 này với ba nội dung cơ bản nhất là: điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh; sửa phạm vi đối tượng chịu thuế; sửa đổi quyết toán thuế. Bà Mai nói: “Cơ bản nhất là mức giảm trừ gia cảnh, điều chỉnh mức khởi điểm chịu thuế của cá nhân từ 6 triệu đồng dự kiến trước đó lên 9 triệu đồng, người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng hiện tại lên 3,6 triệu đồng. Mức này được tính dựa trên các yếu tố như tốc độ tăng trưởng GDP, GDP/bình quân đầu người, CPI vừa qua và CPI giai đoạn tới và mục tiêu CPI trong năm năm tới, tiền lương tối thiểu, cải cách tiền lương, kết quả thống kê mức sống và thu nhập dân cư”. Theo tính toán của bộ Tài chính, khi áp dụng mức này, từ 1.7.2013, sẽ có 70% người nộp thuế (có thu nhập từ tiền lương tiền công) sẽ không nộp thuế nữa (2,6 triệu/3,8 triệu người đang nộp thuế thu nhập cá nhân hiện nay); và ngân sách năm 2013 sẽ thất thu số tiền thuế 5.200 tỉ đồng, năm 2014 là 13.500 tỉ đồng. Theo mức mới này, bộ Tài chính cho biết đối với một người nuôi một người phụ thuộc có thu nhập 12,6 triệu đồng/tháng thì chưa phải nộp thuế, còn người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng chỉ nộp 120.000 đồng/tháng là đã tính cho 2014, cho cả giai đoạn 2014 trở đi và đã có tiếp thu ý kiến của nhân dân, dư luận. |
@ -Xây dựng quy định trách nhiệm của Thủ tướng về quản lý vốn (SGTT 1-8-12)-
- Xây dựng quy định trách nhiệm của Thủ tướng về quản lý vốn (SGTT). - Thủ tướng chịu trách nhiệm về những DNNN lớn (VOV).- Sẽ giao các tập đoàn cho Thủ tướng, Tổng công ty cho Bộ trưởng (DT). - Chủ tịch EVN sẽ là một Thứ trưởng kiêm nhiệm? (VOV). Bộ trưởng sẽ nhiều quyền hơn với tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước Chính phủ thống nhất bộ quản lý ngành kinh doanh chính sẽ giám sát hoạt động của DNNN lớn với vai trò cấp trên trực tiếp của chủ sở hữu doanh nghiệp.
******************************
'Loạn' mô hình tổ chức các ngân hàng (VEF 1-8-12)
-Quyết liệt xử lý 2 điểm nghẽn: Nợ xấu - hàng tồn kho (LĐ 1-8-12) -- "kỳ họp tháng 9.2011, Chính phủ đã bàn rất sâu về chuyên đề lạm phát, trong đó có vấn đề lạm phát lõi, lạm phát mục tiêu, lạm phát kỳ vọng và lạm phát tâm lý..., " Tại sao không bàn ngay bây giờ? Chưa nghiên cứu xong?
-Ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp: “Vẫn là lý thuyết”
VnEconomy -“Ngân hàng vẫn thường nói là đồng hành với doanh nghiệp nhưng hành động lại cho thấy điều ngược lại”
-Con trai ông Trầm Bê là triệu phú USD trẻ nhất trên sàn chứng khoán
VnEconomy -Tổng giá trị thị trường cổ phiếu STB mà ông Trầm Khải Hòa đang nắm giữ đạt 483 tỷ đồng, tương đương 23 triệu USD
Liên tiếp bị thụt két, NH vẫn bình chân?
Không chỉ những vị “có máu mặt” mới dám thụt két ngân hàng, ngay cả nhân viên kho quỹ cũng có thời cơ để gây nợ xấu.
--S-Fone “trần tình” về nỗi khổ của doanh nghiệp
VnEconomy -Biến động tại hãng trong thời gian vừa qua là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn kinh tế hết sức khó khăn hiện nay
- Vụ ụ nổi Venture Dock 2 “bỏ hoang” trong vịnh Cam Ranh: Bán ụ nổi để trả nợ ngân hàng (TT).- DN Trung Quốc bán xăng trái phép trên lãnh thổ Việt Nam (TP). - “Cỏ lạ” Trung Quốc chưa được phép nhập khẩu trồng trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai (TN).- Phát hiện 10 vụ vận chuyển thịt bẩn vào TP.HCM (TT). - Gà “trọc” vẫn ào ạt tràn biên (NNVN).
- Phá đường dây ma túy, thu 70 bánh heroin (NLĐ).
- “Không để mục tiêu ngắn hạn ảnh hưởng chiến lược dài hạn!” (Petrotimes). - Quản lý thật chặt việc vay nợ của DNNN (VIR). - Vốn ngân hàng vẫn tăng trưởng âm (VNE).
- Thị trường và phi thị trường – (Nguyễn Vạn Phú).
- Cứu bất động sản: Ngân hàng, doanh nghiệp ‘níu’ nhau gặp khó (DĐDN). - Phân khúc căn hộ giá rẻ: Không lo ế hàng (ĐTCK). - “Danh sách đen” những dự án BĐS nhà đầu tư ồ ạt rút vốn (CafeF/TTVN).
- Vừa đá bóng vừa thổi còi? (DĐDN). - Phát hiện loạt các sai phạm giao dịch chứng khoán (VnEco).
- Vì sao Tribeco muốn giải thể? (SGTT).
- Vinamilk tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm 2011 (ĐTCK).
- Ký hợp đồng xuất khẩu 30.000 tấn cá tra sang Nga (SGTT).
- Công bố hạn ngạch nhập khẩu 70.000 tấn đường (SGTT).
- Miền Tây: giá lúa rẻ, khó bán. - Keo nguyên liệu rớt giá, người trồng rừng lỗ nặng (SGTT).- HSBC quan ngại tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam (VnEco).
- Dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân: Khoan sức dân chỉ là hình thức (ĐĐK).
- Ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp: “Vẫn là lý thuyết” (VnEco).
- Nhiều ngân hàng sẽ phải “rút bớt lửa”? (VnEco).
- Xăng tăng giá 900 đồng/lít (VEF). - ‘Loạn’ thời điểm tăng giá xăng dầu (VNE). - Xăng tăng giá: Dân nắm rõ, cửa hàng mù tịt (VTC).
- Xã nghèo Thanh Hóa ‘chỉ có’… hơn 200 cán bộ (ĐV).
- Hôm nay quy định về chế độ phụ cấp theo nghề có hiệu lực (NDHMoney).
- Ngân hàng Trung Quốc bị trừng phạt vì làm ăn với Iran (VOV).
Điểm cuốn sách mới ra của Pankaj Mishra "From the Ruins of Empire’(FT 27-7-12) -- Ai "dị ứng" (như tôi) với tay (tân thực dân) Niall Ferguson thì nên đọc đối thủ của Ferguson là Pankaj Mishra! Hùng hồn, sâu sắc, đọc rất sướng! (Đọc thêm bài điểm này trên tờ Guardian)
Để dạy học: Economic Thinkers Try to Solve the Euro Puzzle (NYT 31-7-12) ◄