The South China Sea's Red Tide (Andrew Sullivan blog 31-7-12) -- Sullivan là blogger hàng đầu ở Mỹ. Ông ta blog về tình hình Biển Đông thì rõ là tin này bắt đầu đi vào mạch máu chính của dư luận Mỹ!
Trung Quốc thành lập một cơ sở hành chính vào tuần trước, một đơn vị đồn trú quân sự trong một thành phố nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa đã làm gia tăng sự căng thẳng trong khu vực. Elias Groll giải thích lý do tại sao:
Chính xác là tại vùng biển Đông? Thứ nhất, có đến 213 tỷ thùng dầu - nhiều hơn so với dự trữ của bất kỳ quốc gia nào ngoài Ả rập và Venezuela - theo báo cáo năm 2008 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Kết quả là, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia, và Brunei đang tranh giành khốc liệt về chủ quyền đối với điều gì chứ không phải là một số ít đá.
Jim Holmes cho biết vị trí chiến lược của Trung Quốc:
Trung Quốc đã tích lũy được sức mạnh hải quân và quân sự vượt trội hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào ở Đông Nam Á. Philippines không hề có lực lượng không quân để đáp trả, trong khi những chiếc tầu tuần duyên Mỹ đã thải ra là lực lượng tàu chiến mạnh nhất của nó. Việt Nam, ngược lại, có chung đường biên giới với Trung Quốc và có một đội quân ghê gớm. Năm ngoái, Hà Nội đã công bố kế hoạch củng cố sức mạnh hải quân của mình bằng cách mua sáu tàu ngầm diesel Kilo-của Nga trang bị ngư lôi và tên lửa hành trình chống tàu. Một phi đội Kilo sẽ giúp cho hải quân Việt Nam khả năng "từ chối tiếp cận biển" . Tuy nhiên, Nga chưa chuyển giao các tàu ngầm, có nghĩa là Hà Nội có thể chỉ kháng cự yếu ớt trước bất kỳ cuộc tấn công hải quân nào của Trung Quốc. Do vậy vẫn còn nhiều lý do mang lại lợi thế cho Trung Quốc hiện nay, trước khi các đối thủ Đông Nam Á bắt đầu kháng cự lại hiệu quả.
Thời khắc trỗi dậy của quân đội TQ ở Biển Đông?
Cánh cửa cơ hội đang khép lại đối với vấn đề Biển Đông. Liệu Bắc Kinh sẽ gây xung đột?
LTS: Tạp chí uy tín quốc tế Foreign Policy mới đây đăng tải bài viết của tác giả Jim Holmes có tựa đề "China's Military Moment", phân tích những diễn biến và động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhận thấy đây là một góc nhìn đáng suy ngẫm, Tuần Việt Nam giới thiệu đến bạn đọc như một tư liệu tham khảo.
Bị lóa mắt bởi trữ lượng dầu khí dưới biển và sự yếu thế của miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã phát động một cuộc tấn công quân sự để cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Để biện minh cho hành động của mình, Bắc Kinh viện dẫn lịch sử, chủ yếu là chuyến đi của Đô đốc Trịnh Hòa thời Minh vào thế kỉ 15 - trong khi tiếp tục rình rập cơ hội để áp đặt cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hầu như toàn bộ Biển Đông.
Các tàu thuyền Trung Hoa mang theo lực lượng đổ bộ từ khu vực gần đảo Hải Nam đã nổ súng tấn công đội tàu nhỏ của miền Nam Việt Nam vốn đã bị mất sự yểm trợ của không quân. Một chiếc tàu hộ vệ của Việt Nam đã nằm lại dưới đáy biển Đông sau trận chiến kéo dài cả ngày. Cờ Trung Quốc đã bay trên quần đảo Hoàng Sa.
Đó là kịch bản của cuộc giao tranh xảy ra vào ngày 17/1/1974.
Lịch sử có thể không lặp lại một cách chính xác nhưng chắc chắn có nhiều điều trùng hợp. Trở lại quá khứ, Trung Quốc đã khai thác điểm yếu của Việt Nam Cộng hòa để cưỡng chiếm Hoàng Sa. Giờ đây, Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) đã công bố kế hoạch thành lập quân đội đồn trú ở cái gọi là Tam Sa, thành phố mới được thành lập trên 0,8 dặm vuông của đảo Woody, quần đảo Hoàng Sa. Chính thức thành lập vào ngày 24/7, Tam Sa sẽ đóng vai trò như là trung tâm hành chính của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển xung quanh.
Đây là bước đi mới nhất trong chiến dịch củng cố yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ vùng biển và đảo nằm trong cái gọi là "đường chín đoạn" gần như ôm trọn cả Biển Đông, bao gồm cả phần lớn diện tích vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia Đông Nam Á. Cũng trong tháng này, một tàu khinh hạm của Trung Quốc đã bị mắc cạn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippine sau khi được cho là đã xả súng vào ngư dân của nước này. Vụ việc xảy ra tiếp sau tuyên bố cuối tháng Sáu rằng các đơn vị hải quân của PLA sẽ bắt đầu thực thi tuần tra và sẵn sàng chiến đấu ở các vùng biển tranh chấp
Bắc Kinh đang tìm cách sử dụng vũ khí của mình một lần nữa. Tuy nhiên, lần này khác với năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc thực hiện sách lược này vào đúng thời điểm ngoại giao hòa bình dường như đang đem đến cho họ cơ hội tốt để giành lấy ưu thế mà không phải sử dụng vũ lực. Tôi gọi sách lược này là "ngoại giao cây gậy nhỏ" - ngoại giao pháo hạm nhưng lại không biểu dương pháo hạm một cách công khai.
Các chiến lược gia Trung Quốc có một tầm nhìn rất rộng về sức mạnh trên biển - bao gồm cả việc phát triển đội tàu phi quân sự. Vào năm 1974, các cỗ máy tuyên truyền đã tô vẽ cuộc "Chiến tranh phòng vệ Hoàng Sa" (cách mà Trung Quốc nhìn nhận về cuộc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) như là chiến thắng của "hải quân nhân dân", tâng bốc lên mây những ngư dân đã hành động như những người phụ tá cho hải quân. Các tàu đánh cá có thể đến hiện trường và thực hiện các hành vi khiêu khích để các đối phương phải đáp trả hoặc từ bỏ chủ quyền của họ theo mặc định. Những con tàu phi vũ trang từ các cơ quan kiểu như phòng vệ bờ biển là bước tiếp theo. Và hạm đội hải quân của PLA, được yểm trợ bằng máy bay chiến thuật từ bờ, tên lửa, tàu chiến trang bị tên lửa tấn công và tàu ngầm sẽ là bước đi cuối cùng.
Ảnh wordpress |
Bắc Kinh có thể củng cố khả năng kiểm soát của mình trong "đường chín đoạn" bằng cách phái các đội tàu hải giám, tàu ngư chính, tàu chấp pháp để bảo vệ ngư dân nước này tại các vùng biển tranh chấp, uy hiếp các nước tuyên bố chủ quyền khác và áp đặt luật pháp của Trung Quốc. Và họ có thể làm như vậy mà không công khai bắt nạt các láng giềng yếu thế hơn, do đó không cho các cường quốc bên ngoài có cớ để can thiệp hoặc phung phí vị thế quốc tế của họ trong đống hỗn độn và thống khổ của xung đột vũ trang. Tại sao lại từ bỏ một chiến lược đầy hứa hẹn như vậy?
Bởi vì ngoại giao cây gậy nhỏ cần nhiều thời gian. Nó đòi hỏi phải tạo ra những sự kiện trên thực địa - như cái gọi là Tam Sa vừa qua - đồng thời thuyết phục được những người khác rằng sẽ vô ích nếu thách thức các sự kiện này. Bắc Kinh có động cơ, phương tiện và cơ hội để giải quyết tranh chấp Biển Đông theo các điều khoản của mình, nhưng họ có thể thấy cơ hội này chỉ là mong manh. Các nước tuyên bố chủ quyền như Việt Nam đang gia tăng vũ trang. Việt Nam có thể mua sắm các phương tiện quân sự đủ sức đánh bại mối đe dọa của Trung Quốc, hoặc chí ít cũng dồn Trung Quốc vào thế phải trả giá đắt cho sự áp đặt ý chí của mình. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cường quốc bên ngoài như Mỹ. Mặc dù Hoa Kỳ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp hàng hải nhưng về mặt tự nhiên, Hoa Kỳ giữ mối thiện cảm với các quốc gia Đông Nam Á. Một số nước như Philippines là đồng minh, trong khi các chính quyền Mỹ liên tục phát triển quan hệ hữu nghị với Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bởi vậy có thể tin rằng họ phải hành động ngay bây giờ hoặc sẽ mãi mãi đánh mất cơ hội củng cố quyền kiểm soát đối với toàn bộ Biển Đông. Những phương pháp trực tiếp hơn được xem như là hành động ít tổn hại nhất - bất kể chi phí, sự mạo hiểm hay nguy cơ trả đũa ngoại giao mà chúng có thể gây ra trong ngắn hạn.
(còn tiếp)
Minh Nguyên (dịch từ Foreign Policy)
--Đường lưỡi bò ở đâu ra? – Kỳ 3: Lâm Tuân là ai? (TT).
Liệu Biển Đông có bùng nổ xung đột?
-Con át chủ bài trên ván cờ Biển Đông
-Cái giá của xung đột vũ trang
Trung Quốc đang chơi một nước cờ mà tự đẩy mình vào thế "lưỡng bại câu thương". Vấn đề là liệu các nước trong khu vực có đủ bình tĩnh để kiềm chế, không tự đẩy mình vào xung đột? Rõ ràng, ngược lại với Trung Quốc, các nước khu vực đang mong muốn một quang cảnh trời yên mây tạnh. Mặc dù Trung Quốc có được sức mạnh răn đe các nước Đông Nam Á nhỏ yếu, có thể âm thầm gặm nhấm chủ quyền của các quốc gia trong khu vực và có thêm một con bài trên bài đàm phán. Tuy nhiên, hậu quả của chiến lược này là sự phản đối của quốc tế, sự mất lòng tin của các quốc gia trong khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và hình ảnh "trỗi dậy hòa bình" mà Trung Quốc đã xây dựng trong hai thập kỉ qua.
Đặc biệt là việc Trung Quốc sử dụng các tàu bán quân sự để thực hiện các hành động xác quyết chủ quyền của mình, đây có thể coi là một chiến lược khôn ngoan, tuy nhiên, nó cũng là con dao hai lưỡi vì các lực lượng bán quân sự như hải giám, ngư chính,... do nhiều cơ quan khác nhau quản lý, thiếu đồng nhất trong hoạt động và khó kiểm soát hiệu quả, do đó, nguy cơ xung đột là không thể tránh khỏi và chắc chắn Mỹ sẽ có cơ hội để can thiệp một cách chính danh.
Will China Continue to “Turn Against Law”? (CFR).
-Trung Quốc mở cửa cho tư nhân đầu tư vào công nghiệp quốc phòng vietnamdefence-Quân đội Trung Quốc dự định mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào công nghiệp quốc phòng với những ưu đãi về thuế và giấy phép.
-- Chuyện về người vẽ bản đồ Trường Sa cách đây 5 thế kỷ(DT).- Nguyễn Thế Thanh: Sách giáo khoa – công cụ giáo dục chủ quyền biển đảo (SGTT). - Hãy nói về Biển Đông với người trẻ (Bài 1) (Infonet).- Luật gia Trần Công Trục: Nhanh chóng thực thi Luật Biển(ĐĐK).
- Ngư dân không đơn độc (NNVN). - Điều kiện để khai thác thủy, hải sản ngoài vùng biển Việt Nam (VOV). - Tên các anh khắc vào biển khơi (LĐ). - Quặn thắt lòng trước những di vật của Liệt sĩ hy sinh ở Trường Sa (GDVN). - Vận động xây trường học ở huyện Trường Sa (DT). - Vận động quyên góp xây dựng trường học ở đảo Trường Sa Lớn (LĐ).
Challenging Beijing in the South China Sea (VOA 31-7-12)
-- THX chính thức thông báo 9000 tàu cá ra Biển Đông (TTXVN). - Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc chuẩn bị ùa xuống biển Đông (TN). - 9.000 tàu Trung Quốc sẽ đánh cá ở Biển Đông (VNE). - Cập nhật ảnh 9.000 tàu cá Trung Quốc đổ ra Biển Đông sau trưa 1/8 (GDVN). - Tình hình Biển Đông: Rầm rộ ra khơi, hiếu chiến vô vị (PN Today).
-- Trung Quốc lại ngụy biện về ‘Thành phố Tam Sa’ (VTC).
-- Quân đội TQ cảnh báo về Biển Đông — www.cgi/http:/www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/08/120801_pla_85_annivers...">(BBC). - Trung Quốc cảnh báo “nguy cơ chưa từng thấy từ bên ngoài” (TN). - Quân đội Trung Quốc bác tin chuẩn bị chiến tranh ở Biển Đông (DT). - Tàu sân bay Trung Quốc bị nghi vấn trang bị vũ khí “khủng” (TN). - Trung Quốc kích động hải quân, xây sân bay ở Trường Sa (PN Today). - Biển Đông: “Tinh thần hiếu chiến vô vị chỉ đem lại sự sai trái” (GDVN). - Đàm phán là cách duy nhất hiệu quả (SGTT). - Thêm nhiều phản bác về “đường lưỡi bò” từ học giả Trung Quốc (CAND). - Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ và Australia kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quy tắc chung (CAND).
Philippin - Campuchia: Philippines triệu đại sứ Campuchia vì nói càn (TP 1-8-12) -- Đại sứ này chỉ trích Philippin lẫn Việt Nam, nhưng chỉ có Phillippin là phản đối. Tại sao?
-- Philippines – Campuchia: Gay gắt về Biển Đông (VnMedia). - Philippines triệu đại sứ Campuchia vì phát ngôn “chơi bẩn chính trị” (DT).- Philippines triệu tập đại sứ Campuchia — www.cgi/http:/www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/08/120801_philippines_cambo...">(BBC). - Philippines: Campuchia cần đưa bằng chứng cáo buộc về Biển Đông(Philstar/VNN). - Tổng thư ký ASEAN cảnh báo “sự cố Campuchia” có thể tiếp diễn (Reuters/SGTT).- Công ty lớn “né” mời thầu dầu khí của Philippines (NLĐ).
- Trung Quốc ‘dọa’ dùng vũ lực với Nhật Bản (TTXVN/VNN).
- Nhật Bản công khai quan ngại hải quân Trung Quốc (ĐV). - Nhật lo ngại về chiến hạm Trung Quốc trên biển (DT). - Báo Nhật mổ xẻ ‘ngoại giao pháo hạm kiểu TQ’ (ĐV).