Dù giấy phép khai thác đã hết hạn và không được tỉnh Quảng Nam cấp lại nhưng núp dưới chiêu bài chở than tồn đọng, các đầu nậu khai thác than trái phép ở mỏ than An Điềm, huyện Đại Lộc vẫn ngang nhiên tàn phá rừng phòng hộ đầu nguồn để khai thác hàng ngàn tấn than đá. Với chiêu thức này, tài nguyên có giá trị lên tới hàng chục tỉ đồng đã không cánh mà bay...
@ cand -Lách luật để khai thác than trái phép ở Quảng Nam
Lại khoét núi, lấy than (bài 1): Rầm rộ than thổ phỉ
Lợi dụng sự buông lỏng của chính quyền địa phương cùng chủ trương của UBND tỉnh về vận chuyển than tồn, tình trạng lộn xộn khai thác than trái phép lại diễn ra tại các mỏ than ở Đại Lộc.
BÀI 1: RẦM RỘ THAN THỔ PHỈ
Cùng với việc khai thác than trái phép của người dân, các doanh nghịêp cũng vừa thu mua, vừa vận chuyển và cả khai thác lén lút.
Ảnh: Dương Anh |
Nghề “âm phủ”
Ngược đường từ Tam Kỳ hơn 85km về phía núi, chúng tôi có mặt tại mỏ than Ngọc Kinh vào giữa trưa đứng bóng. Và mất thêm gần 2 tiếng đồng hồ ngược núi, chúng tôi mới có mặt trên đỉnh của ngọn núi Ngọc Kinh - nơi đang diễn ra việc khai thác than trái phép. Đột nhập bất ngờ, chúng tôi được mục sở thị một hầm lò đang hoạt động với 4-5 người tham gia. Thấy người lạ, họ lấm lét, thuyết phục mãi mới chịu tiếp chuyện. “Người ta gọi chúng tôi là than thổ phỉ, còn chúng tôi lại đùa với nhau đây là nghề âm phủ. Khổ lắm nhưng vì miếng cơm manh áo, nuôi con ăn học, đành phải đánh cược với số phận vậy” - ông Hồ Sáu, 58 tuổi, quê ở xã Đại Hồng chia sẻ.
Mỏ than Ngọc Kinh đã bị rút giấy phép khai thác từ tháng 4.2011, nhưng từ đó đến nay, hoạt động khai thác than trái phép vẫn diễn ra. Khi các doanh nghiệp khai thác hết giấy phép hoạt động thì việc hoàn thổ trả lại mặt bằng vẫn chưa được thực hiện, hàng trăm hầm lò chưa được chính quyền đánh sập. Lợi dụng điều này, nhiều người dân địa phương lên núi để khai thác than. Không còn tiếng máy múc, máy nổ rầm rộ như lúc trước nhưng bên trong sự yên ắng đó thì hàng ngày, hàng trăm lao động vẫn âm thầm chui dưới những hầm lò sâu hàng chục mét để đào than đem bán. “Hầm có sẵn, chỉ cần chống thêm mấy cột nữa là ổn. Làm lâu năm rồi nên cũng có kinh nghiệm, chỉ cần thấy động là chúng tôi chạy liền, không sập hầm được đâu…” - ông Sáu nói. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, những hầm lò này được chằng chống rất sơ sài, các cây gỗ đã bị mục nát, cùng với đó là những mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể đổ ập xuống đầu họ bất cứ khi nào. Mới đây, đã có vụ sập hầm làm chết người, nhưng họ vẫn bất chấp tất cả, đánh cược mạng sống để mưu sinh. “Trung bình mỗi người làm than ở đây có thể kiếm được từ 100 - 150 nghìn đồng/ngày. Đó là một khoản tiền rất lớn đối với người lao động chúng tôi. Nhà có 7 miệng ăn, chỉ trông vào đám ruộng thì biết lấy chi cho con cái ăn học” - ông Lê Năm (thôn Mỹ Hảo, xã Đại Phong) cho biết.
Nhân cơ hội này, các doanh nghiệp cũng thừa cơ trục lợi. Dưới hình thức thu mua than thổ phỉ, nhiều doanh nghiệp mỗi ngày thu mua hàng chục tấn than từ những hầm lò trái phép. Các công ty không cần giấy phép hay tốn công dùng máy móc, chi phí lớn cho việc đóng thuế nhưng vẫn dễ dàng có than thông qua hình thức mua than giá rẻ của người dân rồi đem đi bán lại với giá cao gấp nhiều lần. Người lao động cho biết, họ không sợ bị truy quét vì đã có người của các công ty... thông báo mỗi khi có đoàn kiểm tra.
Mỏ than “Thạch Sanh”
Ngày 25.6, UBND tỉnh đã gửi Công văn số 2274 cho UBND huyện Đại Lộc, thống nhất chủ trương cho phép các đơn vị có khối lượng than đá tồn đọng tại mỏ than Sườn Giữa - An Điềm, thuộc địa phận xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc (bao gồm khối lượng than đá đã khai thác theo giấy phép được UBND tỉnh cấp trước đây và khối lượng than mua đấu giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và bán đấu giá theo quy định của pháp luật), được phép vận chuyển ra khỏi khu vực mỏ than trong vòng 2 tháng kể từ ngày ban hành. Ngay sau đó, UBND huyện Đại Lộc đã có công văn thông báo cho các đơn vị: Xí nghiệp Nuôi trồng chế biến nông lâm & du lịch Đại Lộc, Công ty TNHH Phú Thành Long, HTX Dịch vụ nông nghiệp & kinh doanh tổng hợp Đại Hưng, Công ty TNHH Nguyễn Thành Trung, Công ty TNHH Cát Kim Long và Công ty Hòa Thịnh với những nội dung kèm theo về việc cho phép vận chuyển than tồn đọng tại mỏ than Sườn Giữa - An Điềm.
Người dân bất chấp nguy hiểm, mưu sinh trong những hầm lò chèn chống sơ sài. Ảnh: DƯƠNG ANH |
Lợi dụng chủ trương này, nhiều đơn vị đã cố tình vừa vận chuyển vừa khai thác một cách lén lút. “Than ở mô mà nhiều lắm anh ạ, cứ thấy họ chở miết. Xe chạy cả ngày lẫn đêm. Người dân ở đây gọi mỏ than Sườn Giữa - An Điềm là mỏ than Thạch Sanh” - một người dân sống gần đấy cho biết. Được biết, đây là lần thứ 3 các doanh nghiệp này được phép vận chuyển than tồn tại đây. Hai lần trước là do UBND huyện cấp phép, còn lần này là UBND tỉnh cấp.
Chúng tôi có mặt tại mỏ than Sườn Giữa - An Điềm trong cái nắng cháy đang bốc mùi khét lẹt. Trong khi những chiếc máy xúc đang hoạt động hết công suất thì từng đoàn xe cơ giới nối nhau theo quy trình múc - chở. Tại điểm chở than tồn của Công ty Hòa Thịnh (doanh nghiệp này mua than đấu giá với 4.000m3 than), thoáng thấy bóng người lạ, mọi hoạt động lập tức dừng hẳn. Như đã có sự chuẩn bị từ trước, công nhân rút vào lán ngồi nghỉ, khi được hỏi họ chỉ trả lời nhát gừng: “Chẳng biết, chủ thuê thì làm. Là người làm công nên không biết chi hết về mấy chuyện có phép hay không phép…”. Dấu vết còn mới nguyên chứng tỏ việc đào xới vừa mới diễn ra trong thời gian ngắn, những khối đá vôi bị bóc ra nằm ngổn ngang khắp nơi, để lộ ra từng vỉa than đã bị lấy đi. Theo quan sát của chúng tôi, vỉa than này có khối lượng khá lớn khi bề dày lên đến gần 1m (vỉa kéo dài lên đỉnh núi). Nếu đơn thuần chỉ là chở than tồn đọng thì không thể có hiện tượng núi bị đào khoét như vậy.
Ông Nguyễn Văn Trúc - Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc thừa nhận: “Giá khởi điểm của gần 2,5 nghìn tấn than là 800 triệu đồng, đến khi đấu lên đến 2,5 tỷ đồng là một điều bất thường. Tôi đã chỉ đạo phía Công an huyện tổ chức cắm chốt để kiểm soát tình hình, tránh tình trạng lợi dụng việc chở than để khai thác trái phép. Ngay lập tức, những doanh nghiệp này đến UBND huyện để xin…trả lại than. Nếu không có ý đồ gì khác thì tại sao phải đấu giá với một mức cao như thế?”.
_____________________
- Lại khoét núi, lấy than (bài 2): Buông lỏng quản lý
BÀI 2: BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ
Để xảy ra việc người dân khai thác trái phép hay các doanh nghiệp lợi dụng việc vận chuyển than tồn nhằm “tranh thủ” khai thác, trách nhiệm thuộc về các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương.
Các doanh nghiệp vẫn lén lút khai thác than. |
Thiếu giám sát
Chúng tôi đem vấn đề người dân khai thác trái phép tại mỏ than Ngọc Kinh trao đổi với chính quyền địa phương thì được biết, khi UBND tỉnh ngừng cấp giấy phép cho các doanh nghiệp, UBND huyện đã bàn giao việc quản lý cho UBND xã Đại Hồng; trong đó có yêu cầu phải đánh sập toàn bộ hầm lò cũ, giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp phải hoàn thổ trả lại mặt bằng. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại mọi việc vẫn chưa được thực hiên. Ông Bùi Đức Lợi – Trưởng phòng Tài nguyên - môi trường (TN-MT) huyện Đại Lộc cho biết: “Những hầm lò trước đây phải tiến hành lấp lại nhưng đến nay xã vẫn chưa thực hiện. Các doanh nghiệp cũng chưa thực hiện việc hoàn thổ như cam kết, Phòng TN-MT đã tham mưu UBND huyện ra quyết định xử phạt những doanh nghiệp này. Đối với việc thu mua than trái phép, chúng tôi sẽ thắt chặt hơn để kiểm soát được tình hình”.
Đối với tình hình tại mỏ than An Điềm, ông Lê Nho Tâm - Phó trưởng Công an huyện Đại Lộc cho biết: “Để kiểm soát tình trạng khai thác than trái phép có thể xảy ra, chúng tôi đã bố trí một đội công an đóng chốt ở trên đó để giám sát tình hình, nếu phát hiện sai phạm sẽ nghiêm khắc xử lý theo pháp luật”. Tuy nhiên, với những gì chúng tôi ghi nhận được tại hiện trường, không có sự giám sát nào trước việc xe của các doanh nghiệp ồ ạt vận chuyển hay tổ chức khai thác lén lút. Theo lời ông Lê Nho Tâm, đã lập 1 điểm chốt chặn gồm 6 công an viên để kiểm soát khu vực này, nhưng trên thực tế hơn nửa ngày chúng tôi có mặt tại đây vẫn chưa thấy một công an viên nào đi tuần tra, kiểm soát.
Sự bất hợp lý trong việc bố trí chốt chặn cũng là điều đáng nói. Với con đường độc đạo để đi vào mỏ than Sườn Giữa, điểm chốt chặn nếu được đặt ở ngay lối ra vào (nơi 6 công ty đang tiến hành vận chuyển than) để dễ dàng kiếm soát tình hình thì đằng này, điểm chốt chặn lại được đặt sâu ở phía sau - nơi chỉ có Công ty TNHH Nguyễn Thành Trung đang tiến hành vận chuyển. Với cách đặt chốt chặn như vậy, làm sao có thể kiểm soát số lượng than mà các doanh nghiệp này chở đi? (Công ty Nguyễn Thành Trung được phép vận chuyển 2.473 khối than, Công ty Cát Kim Long 1.300 khối và Hòa Thịnh là 4.000 khối). Đó là chưa kể đến việc những doanh nghiệp này lại liên doanh với các doanh nghiệp khác cùng vận chuyển, khiến cho việc kiểm tra trở nên phức tạp hơn nhiều. Theo ông Lê Nho Tâm - Phó trưởng Công an huyện Đại Lộc thì việc bố trí bất hợp lý chốt chặn này là do điểm chốt phải đóng ở nơi có nguồn nước, đảm bảo nước sinh hoạt hàng ngày cho lực lượng cắm chốt. “Còn việc có khai thác than trái phép hay không thì phải đi kiểm tra mới biết được chứ anh em trên đó báo về là hoàn toàn không có chuyện gì xảy ra” - ông Tâm nói.
Dù có nhiều điểm bất hợp lý như vậy nhưng ở mỏ than An Điềm vẫn có lực lượng công an đóng chốt, còn phía mỏ than Sườn Giữa thì hoàn toàn bỏ trống. Đây là địa phận vận chuyển than của HTX Đại Hưng và các công ty liên doanh là Hoàng Phúc và Trường Long với 3.500 khối than được phép vận chuyển. Mỗi doanh nghiệp này có trên chục chiếc xe tải hạng trung đang hoạt động hết công suất, chở vượt quá khối lượng nhưng không hề có lực lượng nào kiểm tra. “Xe chạy cả ngày lẫn đêm. Họ chở cả năm ni rồi vẫn chưa thấy hết. Than mô mà nhiều rứa không biết...” - một người dân nói.
Đùn đẩy trách nhiệm
Theo công văn cho phép các doanh nghiệp vận chuyển than tồn đọng, UBND huyện Đại Lộc yêu cầu chỉ vận chuyển than từ 5 giờ sáng đến 17 giờ 30; giao lực lượng công an giao thông tổ chức điểm kiểm soát trên tuyến đường các đơn vị vận chuyển để kiểm tra tình hình. Tuy nhiên, chúng tôi đi dọc theo tuyến đường ĐT 609, không hề thấy bóng dáng của một lực lượng kiểm soát nào.
Ông Bùi Đức Lợi - Trưởng phòng TN-MT huyện Đại Lộc cho biết: “Theo Công văn 776 của huyện, trách nhiệm kiểm soát được giao hoàn toàn cho phía công an, Phòng TN-MT chỉ có chức năng tham mưu nên không thể kiểm soát tình hình. Trong những ngày qua, tôi cũng nhận được nhiều thông tin phản ánh về việc khai thác trái phép ở 2 mỏ than Sườn Giữa - An Điềm và đang chuẩn bị kiến nghị với UBND huyện về việc này. Với điểm chốt chặn của công an bố trí ở vị trí như thế thì rất khó để có thể kiểm soát hết tình hình trên đó. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ cố gắng để có thể kiểm soát tình hình, nhất quyết không để hoạt động khai thác than trái phép diễn ra”.
Một điều đáng nói nữa là việc các doanh nghiệp cố tình “lách luật” để có thể “qua mặt” các cơ quan chức năng trong việc xin giấy phép vận chuyển than tồn ở các mỏ than này. Trên danh nghĩa liên kết, liên doanh, các doanh nghiệp đang lợi dụng tình hình để khai thác và thu mua than trái phép. Thậm chí, có những công ty trước đây đã bị bắt vì khai thác trái phép, nay lại “danh chính ngôn thuận” chở than tồn đọng mà không hề gặp một khó khăn nào từ cơ quan chức năng. “Chính quyền địa phương cũng rất đau đầu với tình hình ở mỏ than Sườn Giữa - An Điềm. Ngay từ đầu tôi đã chỉ đạo anh em phải bám sát tình hình ở trên đó, nhưng giờ khi được báo mới biết có chuyện như vậy xảy ra. Than tồn thì cũng phải chở thôi, vì sắp đến mùa mưa rồi. Nếu không chở thì khi có mưa, than sẽ chảy xuống, gây ô nhiễm, bồi lấp ruộng đất của người dân thì cũng khổ. Thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng để có thể thắt chặt hơn nữa tình trạng này”, ông Nguyễn Văn Trúc - Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc nói.
NGUYỄN DƯƠNG - VINH ANH
(TNO) Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ diễn ra chiều qua 6.8, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 107 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách đang được Bộ trình Chính phủ xem xét, thông qua.
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo nghị định là quy định lãnh đạo cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới và chịu một trong ba hình thức kỷ luật, tùy theo mức độ vi phạm, gồm khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức.
Trong thời hạn chính thức 30 ngày, kể từ ngày có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền (theo quy định tại khoản 4 điều 55 luật Phòng, chống tham nhũng) về vụ, việc tham nhũng hoặc từ ngày bản án về vụ tham nhũng có hiệu lực pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới để xảy ra tham nhũng.
Liên quan tới sự việc báo chí nêu vừa qua về một xã có 500 cán bộ, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết sau khi Bộ có công văn đề nghị kiểm tra, tỉnh Thanh Hóa đã có trao đổi và khẳng định số liệu này không đúng.
Theo ông Tuấn, Bộ sẽ kiểm tra lại thông tin báo cáo đồng thời sẽ có chương trình tổng kiểm tra thực trạng số lượng cán bộ cấp cơ sở trên cả nước trong thời gian tới.
@ TNO -Để xảy ra tham nhũng, lãnh đạo đơn vị sẽ bị kỷ luật
...
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra tham nhũngDân Trí
Có thể cách chức 'sếp' nếu để tham nhũngVietNamNet
Thi chuyên viên chính không quy định hệ số lươngNhân Dân
- Hai nguyên nhân để lọt tội phạm Dương Chí Dũng (ĐV). - ‘Thụt két’ nửa tỷ đồng, vẫn phởn phơ làm hiệu trưởng? (VTC).
- Câu chuyện Chủ nhật: Một cán bộ cao cấp lợi dụng chống tiêu cực, tham nhũng để gây rối (Bà đầm xòe).
- Đà Nẵng: Cấp dưới sẽ chấm điểm cấp trên (PLTP).
- Hội thảo (Thái Bá Tân). - Mở tiệc rình rang tiễn giám đốc về hưu (TT).
- Buôn lậu xăng dầu hoành hành dữ dội (ANTĐ).
- Quảng Ninh: Hạt trưởng kiểm lâm tự sát bằng loạt đạn AK (DV).
- Thanh Hóa: Một vụ lúa – 17 khoản đóng góp, nông dân “khiếp vía” (DV).
Lại thêm một khu rừng bị tàn phá
TTO - Ngày 6-8, UBND huyện Quế Phong (Nghệ An) và Hạt kiểm lâm Quế Phong bắt đầu chiến dịch đưa hơn 200 m 3 gỗ lậu ra khỏi vùng rừng Na Lướm. Đây là số gỗ bị lâm tặc khai thác trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Trước đó, ngày 4-8, PV TTO đã chứng ...
Trưởng hạt kiểm lâm bị bắn chết tại phòng làm việcĐài Tiếng Nói Việt Nam
Hạt trưởng kiểm lâm chở gỗ không giấy tờDân Trí
Hạt trưởng kiểm lâm chở gỗ lậuThanh Niên
Người Lao Động -Tin tức 24h -An ninh thủ đô
- Lâm tặc “mở hội” trong Vườn quốc gia Yok Đôn (LĐ).
- Đốt thực bì làm cháy 50 ha rừng (TN).
- Được kiện hành chính loại quyết định nào? (PLTP).
- Truy tố Giám đốc khu du lịch Nam Qua (TN). - Làm rõ vụ hạt trưởng kiểm lâm “áp tải” xe công chở gỗ quý (PLTP). -Xe cảnh sát phạm luật “kép” (Bee).