Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Không thể chụp mũ “tự do ngôn luận”

CPJ nói Việt Nam là một trong các quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo

Tin liên quan: Tổng Thống Obama: ‘Ðừng quên blogger Ðiếu Cày’

-Không thể chụp mũ “tự do ngôn luận” CAND

Việc mượn cớ các tổ chức xưng danh nhân quyền hay bất kỳ danh xưng nào khác để viết thư kêu gọi hay thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào nhằm gây sức ép lên cơ quan tiến hành tố tụng của một quốc gia trong xét xử vụ án là hoàn toàn phi lý.

Ít ngày nữa, TAND TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử ba bị cáo phạm tội "tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo khoản 2, Điều 88, BLHS. Ba bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Văn Hải (60 tuổi, còn gọi là Hoàng Hải, Hải Điếu Cày), Tạ Phong Tần (44 tuổi, quê Bạc Liêu) và Phan Thanh Hải (43 tuổi, ngụ quận Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh).

Việc xét xử các bị cáo phạm một tội được quy định trong BLHS là công việc bình thường của tòa án. Thế nhưng, trong mấy ngày qua, một số cá nhân, tổ chức nước ngoài đã nhân sự việc này vu cáo chính quyền "vi phạm nhân quyền" mà chiêu bài vẫn chỉ xoay quanh cái gọi là "tự do dân chủ, tự do báo chí", từ đó có các hành động như viết bài xuyên tạc sự thật trên mạng internet, viết thư gửi các cơ quan quốc tế và tại Việt Nam để gây sức ép.

Hôm 31/7, ba tổ chức của cái gọi là Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights), Liên Đoàn Quốc tế nhân quyền (FIDH, International Federation for Human Rights) và Tổ chức quan sát nhằm bảo vệ người đấu tranh cho nhân quyền (The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders) viết thư chung gửi đến một số đại sứ về phiên tòa xử ba bị cáo với lời lẽ thiếu thiện chí, can thiệp vô lý vào công việc nội bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam khi trắng trợn đòi "rút bỏ mọi cáo trạng" đối với ba bị cáo và "tức khắc trả tự do vô điều kiện".

Xét xử là công việc của tòa án và tòa chỉ quyết định trên cơ sở pháp luật. Không có bất cứ cá nhân, tổ chức nào khác ngoài HĐXX của tòa án được giao trực tiếp xét xử vụ án có quyền can thiệp đến bản án. Đó là nguyên tắc không chỉ đối với luật pháp Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới cũng đều tuân thủ nguyên tắc này khi giao quyền độc lập xét xử cho tòa án. Việc mượn cớ các tổ chức xưng danh nhân quyền hay bất kỳ danh xưng nào khác để viết thư kêu gọi hay thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào nhằm gây sức ép lên cơ quan tiến hành tố tụng của một quốc gia trong xét xử vụ án là hoàn toàn phi lý. Vì vậy, thay cho việc tác động như trên, những thế lực vốn lâu nay mượn áo dân chủ, nhân quyền, chụp mũ "tự do ngôn luận", "tự do báo chí" cần phải nhận thức và tuân thủ những nguyên tắc sơ đẳng nhất.

Thực tế, việc các bị cáo bị tòa án đưa ra xét xử lần này đã có các hành vi phạm vào Điều 88 - BLHS, các hành vi này thể hiện rõ trong cáo trạng của VKS. Chỉ trong thời gian từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2010, đã có 421 bài đăng trên CLB nhà báo tự do, trong đó có 94 bài do thành viên câu lạc bộ viết và 327 bài lấy lại từ các blog, trang web của các tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.

Trong số này, 26 bài được giám định, kết luận: "hầu hết những bài viết đều chứa nội dung, giá trị của sự phê phán trong tinh thần không phải để xây dựng, hoặc cao hơn là lên án, kết án nhằm hướng tới sự cổ động, kích động công luận tham gia đấu tranh thay đổi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, thay đổi chế độ chính trị, Nhà nước hiện tại nhằm xây dựng một chế độ khác, nhà nước khác… Xác lập và công bố hệ thống quan điểm về thông tin báo chí, ngôn luận của một nhóm nhà báo mệnh danh tự do cố thể hiện mình như là thế lực mới đang được hình thành và từng bước trưởng thành trong lòng Chế độ Cộng sản ở Việt Nam hiện tại nhằm mục đích xây dựng, tập hợp lực lượng chính trị chống đối phục vụ cho âm mưu diễn biến, lật đổ trước mắt và lâu dài".

Việc viết bài trên các blog, mạng xã hội… với nội dung xuyên tạc, vu cáo, chống chính quyền nhân dân là vi phạm các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam. Ngay tại nước Mỹ, nơi được cho là "thiên đường tự do ngôn luận", thì luật pháp các bang ở Mỹ cũng quy định rất rõ vấn đề này và không ít cá nhân vi phạm đã bị bắt, xử lý.

Chẳng hạn, ông James Buss, giáo viên Trường Trung học Milwaukee, bị bắt vì đã vào blog của các nhà chính trị bang Wisconsin với lời bình mang biệt danh "Người quan sát" (Observer) cho rằng, giáo viên Mỹ được trả lương cao nhưng lười biếng và khen vụ một thiếu niên xả súng ở Trường Trung học Columbine làm 12 học sinh và một giáo viên thiệt mạng hồi tháng 4/1999. Cảnh sát cho rằng, hành động của Buss có tính kích động bạo lực trong trường học, tương đương việc nói "có bom trên máy bay", đồng thời hạ thấp nhân phẩm giáo viên

Đăng Trường

************************

-Nhật báo Mỹ Wall Street Journal viết về vụ án Điếu Cày, Anh Ba Saigon và Tạ Phong Tần 
PARIS, ngày 23.4.2012 (QUÊ MẸ) - Trong số phát hành sáng hôm nay, thứ hai 23.4.2012, nhật báo Phố Wall (The Wall Street Journal) ấn bản Á châu cho đăng ở mục Quan điểm (Editorial Opinion) bài viết có tựa đề « Đọc Orwell ở Hà Nội – Một thẩm phán nhắc nhở các Bloggers cách Việt Nam điều hành « công lý » ra sao » (Reading Orwell in Ha Noi – A judge reminds bloggers how vietnamese « justice » really works). Cơ sở Quê Mẹ xin dịch ra Việt ngữ bài báo ấy sau đây để cống hiến bạn đọc :



ĐỌC ORWELL Ở HÀ NỘI
Một thẩm phán nhắc nhở các Bloggers
cách Việt Nam điều hành «công lý» ra sao

bài viết của Võ Văn Ái


Một lần nữa chứng cớ khôi hài lại tiếp diễn, Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ niên khóa 2014 – 2016. Vận mệnh nhân quyền rồi đây sẽ ra sao khi Hà Nội ngồi vào ghế ấy ? Chỉ cần xem trường hợp xẩy ra cho ba nhà bloggers hiện đang đối diện với một phiên tòa khiến ta nhớ lại câu chuyện trước kia ở thế kỷ Orwell (1).

Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cày trên blog), Phan Thanh Hải (bút hiệu Anh Ba Saigon trên blog) và Tạ Phong Tần (cựu sĩ quan công an và cựu đảng viên Cộng sản, chủ blog có tên Công lý và Sự thật) sẽ đối diện một phiên tòa với « tội xâm phạm an ninh quốc gia ». Cả ba là thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, thành lập năm 2008, để kêu gọi quyền thiết lập truyền thông độc lập và thăng tiến tự do ngôn luận, cũng như cho các nhà báo tự do tại Việt Nam. Ở Hà Nội với chế độ chuyên chế theo hệ thống một đảng, hành động ôn hòa như thế sẽ bị kết tội « tuyên truyền chống phá Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam » chiếu điều 88 trong bô luật hình sự.

Tiếc thay những vụ án như vậy không là chuyện hiếm có. Hằng tá nhà hoạt động nhân quyền và bloggers đã bị giam tù theo cách buộc tội như thế mấy năm gần đây. Tuy nhiên ba trường hợp nói trên đáng được chú ý vì những tiết lộ mới.

Tuần trước, một vị thẩm phán ở thành phố Hồ Chí Minh theo dõi vụ án (dù không là vị chủ tọa phiên tòa) cho một số thành viên pháp lý địa phương biết rằng các bị can nên khôn ngoan nhận tội để tránh án tù nặng nề. Dù không nói trực tiếp với các bị can hay các luật sư bào chữa, hình như ông ta mong thông điệp nói thay cho chế độ này được phản hồi tới các bị can, và những ai khác muốn hoạt động cho nhân quyền trong tương lai. Điều có thể tin được khi ta biết công an thường gây áp lực như thế trên các tù nhân chính trị. Nhưng hình như đây là lần đầu tiên một vị thẩm phán có cùng chủ trương.

Nếu ba nhà bloggers thực sự có tội, và được xét xử công minh trong hệ thống pháp luật minh bạch, thì đây quả là lời khuyên xác đáng - bị can vô tội thường khai có tội để được giảm án. Nhưng cả hai điều kiện nói trên chẳng có trong trường hợp này. Dưới pháp luật Việt Nam, vị thẩm phán cảnh cáo, sự vô tội không đủ cho việc bảo vệ bị can nếu bị can không chịu nhận tội trước tòa án. Những bị can tiếp tục « bướng bỉnh » không chịu nhận tội sẽ lãnh án tù nặng hơn.

Vị thẩm phán nói trên cũng cho biết sự trì hoãn xét xử ba nhà bloggers - lẽ đã đưa ra tòa từ tuần lễ trước - vì ba cơ quan An ninh, Viện Kiểm sát Nhân dân, và Tòa án chưa ngã ngũ về mức án cho ba bị can. Cơ quan An ninh muốn nâng mức án thật cao từ 14 đến 16 năm tù cho Điếu Cày, 12 đến 14 năm cho Tạ Phong Tần, và 7 đến 9 năm tù cho Phan Thanh Hải. Trong khi đó hai trong « nhóm tam hùng » kia đề xuất án nhẹ hơn. Phán quyết nhận tội là dự báo cuối cùng.

Ba nhà bloggers có thể nhìn những tấm gương đã xẩy ra, nếu không chấp nhận lời cố vấn của vị thẩm phán. Nhà hoạt động cho dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức sau khi tuyên bố vô tội đã bị kết án 16 năm tù tháng giêng năm 2010 vì tội chống nhà nước - ngoài những hoạt động khác, ông viết nhiều bài đăng trên mạng kêu gọi cải tổ chính trị. Tại phiên xử này, các nhà hoạt động khác đã nhận tội, trong có luật sư nhân quyền Lê Công Định, nên chỉ lãnh án từ 3 năm rưởi đến 7 năm.

Nếu cáo trạng đã biển lận, thì tại sao chế độ lại muốn thúc đẩy sự nhận tội ? Dường như Hà Nội tin rằng chịu nhận tội [của các bị can] sẽ củng cố cho việc Hà Nội thường khẳng định « không hề có tù nhân chính trị » tại Việt Nam, bởi vì như Hà Nội biện luận, các bị can này đã thú tội phạm pháp nghiêm trọng.

Sự chênh lệch trong những án tù là việc đáng lo trong mọi trường hợp, nhưng tại Việt Nam thì hậu quả trở thành đặc biệt nghiêm trọng do cách cư xử với các tù nhân chính trị. Tất cả tù nhân, dù là tù chính trị hay thường phạm, đều phải xuất tiền túi chi trả cho những nhu cầu cơ bản, kể cả những nhu cầu bổ túc cho khẩu phần chết đói. Trong khi các thường phạm được nhận từ gia đình mỗi tháng 2 triệu đồng (khoảng 96 Mỹ kim), ba nhà bloggers nói trên chỉ nhận được năm trăm nghìn đồng.

Chẳng đủ thấm vào đâu cho việc sống còn tối thiểu. Căn tin do công an làm chủ bán giá 400.000 đồng một kí đường, 25.000 đồng một lon sữa hộp, hay 300,000 đồng nửa ký chả lụa.

Hơn nữa sự chênh lệch đối xử trên phương diện tài chính xói mòn lời khẳng định của Hà Nội, rằng không có tù nhân chính trị tại Việt Nam. Trong thực tế, mọi người đều biết vì sao Điếu Cày bị cấm cố : hoạt động của anh gây lúng túng cho Hà Nội và ông chủ của họ ở Bắc Kinh. Anh bị bắt lần đầu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 sau khi tổ chức cuộc biểu tình chống Trung quốc nhân cuộc rước đuốc thế vận hội. Sau khi bị giam tù 30 tháng với cáo buộc giả trá « trốn thuế », lại tiếp tục bị giam vào đúng ngày anh mãn hạn tù tháng 10 năm 2010 với tội danh « tuyên truyền chống phá nhà nước Xã hội chủ nghĩa ». Anh bị biệt giam suốt 17 tháng qua.

Ở bất cứ quốc gia thực sự hiện đại nào, Điếu Cày và hai nhà bloggers kia sẽ vô tội dưới bất cứ danh nghĩa « tội phạm » nào. Cả ba người chỉ khẳng định các quyền được quy định tại điều 69 và điều 53 trong Hiến Pháp Việt Nam, bảo đảm quyền tự do ngôn luận và quyền kiến nghị chính phủ.

Hà Nội phải trả tự do cho họ. Các chính phủ trên thế giới cần can thiệp Hà Nội để thực hiện việc trả tự do này, nếu Hà Nội còn muốn đảm trách vị trí nhân quyền nổi bật tại LHQ.

Ông Ái là Chủ tịch cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

Reading Orwell in Hanoi by Vo Van Ai


(1) George Orwell (1903 – 1950), nhà báo và tác giả người nước Anh, nổi danh ở thế kỷ 20 với hai tập truyện « Animal Farm » (Trại súc vật), ngụ ngôn chính trị trong một nông trại dựa trên sự phản bội Cách mạng Nga của Staline, và « 1984 », diễn tả bằng trí tưởng chế độ độc tài toàn trị trong tương lai. Cuốn sách gây tác động sâu sắc từ đề sách đến các thành ngữ mới như « Big Brother is watching you » (Đại ca đang theo dõi bạn), « newspeak »(ngôn ngữ mới), « doublethink » (tư duy kép, hay ba phải)… đã thành ngôn ngữ thường tục.


3 ý kiến (gửi ngay đến tòa báo liền khi Wall Street Journal phát hành vào buổi sáng 23.4) :

Biffle French viết :
Nhưng đây là chuyện bình thường ở Hội đồng Nhân quyền LHQ. Cơ quan chỉ nhắm bảo vệ những kẻ phạm tội tệ hại nhất và che giấu các tội phạm của chúng. LHQ chẳng gì khác hơn một Câu lạc bộ của bọn cướp (gangsters) ẩn nấp sau sự miễn nhiễm ngoại giao, nhờ vậy chúng có thể tiêu xài ở thành phố Nữu Ước tiền chúng cướp được.

Laird Wilcox viết :
Chẳng có chính quyền xã hội chủ nghĩa nào chấp nhận lời phê bình không thể kiểm soát, và đây chỉ là một ví dụ khác. Thực tế, lịch sử của các chế độ xã hội chủ nghĩa đa phần là lịch sử của cuộc đàn áp nhân dân họ. Tinh thần độc lập là điều mà các chính quyền đó sợ nhất.

Spencer Rowe viết :

Dù có thể khêu lại vết thương cũ chăng, tôi muốn lưu ý rằng câu chuyện này đặt lại câu hỏi về vấn đề Hoa Kỳ dính líu với Việt Nam.

Nếu phe tả Hoa Kỳ không chống đối cuộc chiến chống Cộng sản, phải chăng chúng ta có thể thiết lập và hậu thuẫn một quốc gia dân chủ hơn và tồn tại cho đến hôm nay ?
hay là,

Nếu chúng ta đứng ngoài cuộc nội chiến Việt Nam, phải chăng cuộc chiến thắng của Cộng sản sẽ đưa tới một nhà nước nhanh chóng sụp đổ, như tất cả các quốc gia tả khuynh từng phải sụp đổ ?

Tôi tin vào trường hợp thứ hai.

Trang web nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu vụ án blogger Điếu Cày (VOA). -Vietnamese Blogger Dieu Cay – Imprisoned Since 2008 (humanrights.gov). – Nỗi sợ Trung Quốc của Hà Nội – Chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡiHanoi’s China Fears – Vietnamese nationalism is a double-edged sword (WSJ). –Hoa Kỳ kêu gọi trả tự do cho các blogger Việt Nam bị truy tố (RFI).  – Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các blogger  (VOA). –  Vietnamese Bloggers Charged For “Anti-State Propaganda”(WSJ). – Blogger, bạn là ai, làm gì để đến nỗi “thân tàn ma dại”?  –   (NVCL).- Việt Nam: Quốc gia hà khắc nhất Đông Nam Á? (BBC). - The Terrible Tiger – Foreign Policy - Con hổ hung dữ (FP/ Ba Sàm).  –Nhân quyền VN nhìn từ Canada (BBC). Việt Nam: Dự thảo Nghị định nhằm chấm việc xử dụng ẩn danh trên trực tuyến, ép buộc các công ty mạng nước ngoài phải thực hiện kiểm duyệt   –   (x-café). - Draft decree would end online anonymity, force foreign Internet firms to censor  (RSF).
BBC Tiếng Việt
Việt Nam xác nhận sẽ tiến hành xét xử ba blogger, Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) và Tạ Phong Tần theo điều 88, Bộ luật Hình sự. Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM nói đã chuyển cáo trạng và hồ sơ vụ án sang Tòa án Nhân dân ...
3 blogger bị truy tố tội 'chống nhà nước'VNExpress
Blogger Điếu Cày sắp ra tòa vì chống phá Nhà nướcNgười Lao Động
-

Kiểm duyệt Trung Quốc: Chinese censors hamstrung by US site (FT 22-4-12)


Chính quyền sắp xử Ðiếu Cày, Anh Ba SG, Tạ Phong Tần
SÀI GÒN (NV) Ngay trong lúc chính quyền cộng sản tại Việt Nam đang chuẩn bị đưa các blogger Ðiếu Cày, Anh Ba SG và Tạ Phong Tần ra tòa với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” một tổ chức báo vệ dân quyền tại Thụy Ðiển nêu gương blogger Ðiếu Cày là “nhà bảo vệ nhân quyền” của tháng.


Trang web của tổ chức “Civil Rights Defenders” tại Thụy Ðiển,
hoạt động 30 năm nay trên khắp thế giới,
chọn Ðiếu Cày là “nhà bảo vệ nhân quyền” của tháng.
(Hình: civilrightsdefenders.org/Người Việt)
Ba nhân vật làm trang web “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do” sẽ bị đưa ra tòa sắp tới đây. Một thân hữu của ba blogger này cho báo Người Việt biết ngày xử được cho là 17 tháng 4, nhưng tới nay vẫn chưa có thông báo chính thức theo luật định.
Trong khi đó, Tổ chức Bảo vệ Dân Quyền “Civil Rights Defenders” tại Thụy Ðiển vinh danh Ðiếu Cày, tên thật Nguyễn Văn Hải, là “Human rights defender of the month.” Tổ chức này viết:
“Ông Nguyễn Văn Hải được coi là một trong những blogger có ảnh hưởng lớn nhất Việt Nam. Với bút hiệu ‘Ðiếu Cày’, ông là người tiên phong khi phong trào viết blog bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 2007. ‘Ðiếu Cày’ là vật dụng thường ngày dùng để hút thuốc của nông dân, và ông đã mượn tên này như để đại diện cho tầng lớp nông dân, những người nghèo và thiệt thòi nhất tại Việt Nam.”
Tổ chức này, hoạt động 30 năm nay trên khắp thế giới, cũng nhắc tới việc ông và thân hữu sắp bị đưa ra tòa. Họ viết:
“Họ đã giam giữ ông sau song sắt từ năm 2008, và trong 18 tháng qua, gia đình và luật sư của ông đã không được tiếp cận với ông. Tháng 4 này, ông sẽ bị đưa ra xét xử lần thứ hai với tội danh về an ninh quốc gia do việc ông đã viết blog một cách ôn hòa.”
Blogger Ðiếu Cày (thứ tư từ trái) và Anh Ba SG (thứ nhì từ phải) biểu tình chống Trung Quốc trước cửa Nhà hát Thành phố, tại Sài Gòn, tháng 1, 2008. (Hình: Blog cũ Nguyễn Tiến Trung)

Các blogger Nguyễn Văn Hải (Ðiếu Cày), Phan Thanh Hải (Anh Ba SG) và Tạ Phong Tần - có trang blog Công Lý & Sự Thật sau này đổi thành Sự Thật & Công Lý - đang bị truy tố tội “Tuyên truyền Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự.
Cả ba người đều cùng tham gia làm trang web Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, quy tụ nhiều người viết. Hầu hết các tác giả trên trang web này đều có quan điểm bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa - một điều khiến họ bị chính quyền nghi ngờ, theo dõi và hạch sách.
Ðể chuẩn bị truy tố ba blogger này, Sở Văn Hóa tại Sài Gòn làm giấy “giám định” các bài viết trên trang mạng Câu lạc bộ Nhà báo Tự do và cho rằng nhóm này “cố thể hiện mình như là thế lực mới đang được hình thành và từng bước trưởng thành trong lòng chế độ Cộng sản ở Việt Nam,” theo kết luận giám định được trích trên báo Người Lao Ðộng.
“Thế lực mới” này, Sở Văn Hóa viết thêm, có “âm mưu diễn biến, lật đổ trước mắt và lâu dài.”
Bài báo Người Lao Ðộng cũng tiết lộ thêm lý do mà 3 blogger này bị cho là chống nhà nước:
“Ngoài ra, 3 bị can còn lợi dụng các sự kiện chính trị, tổ chức và tham gia các cuộc biểu tình vơ i danh nghi a chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa-Trường Sa và tẩy chay Olympic Bắc Kinh khi rước đuốc qua TPHCM,” báo Người Lao Ðộng viết. Bài báo Người Lao Ðộng cũng cho rằng hai ông Ðiếu Cày và Anh Ba SG từng tham dự cuộc huấn luyện của đảng Việt Tân tại Thái Lan.
Các blogger Ðiếu Cày, Anh Ba SG, Tạ Phong Tần nằm trong số những người hăng hái nhất trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc khi nước này thiết lập hệ thống hành chánh cho quần đảo Hoàng Sa năm 2007.
Tại Sài Gòn, cuộc biểu tình thu hút hàng ngàn người xuống đường chật hết khu vực gần nhà thờ Ðức Bà, đối diện tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc khi đó tọa lạc tại góc Nguyễn Thị Minh Khai (Hồng Thập Tự cũ) và Phạm Ngọc Thạch (Duy Tân cũ).
Sau đợt biểu tình năm 2007, chính quyền bắt đầu siết dần. Nhiều người bị an ninh chính trị tới gặp tại chỗ làm, khiến chủ nhân sợ mà phải cho nghỉ việc. Nhiều người bị ép đuổi học.
Blogger Anh Ba SG thi đậu bằng hành nghề luật sư nhưng Bộ Tư Pháp từ chối không cấp bằng hành nghề mà cũng không cho biết lý do.
Tới năm 2008, chính quyền dựng lên một vụ án “trốn thuế” và tuyên án ông Nguyễn Văn Hải tức Ðiếu Cày 2 năm rưỡi tù. Các công điện của tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ báo cáo về Washington DC, và sau này bị Wikileaks tiết lộ ra, đánh giá phiên tòa này là “trò đùa” và cho rằng Ðiếu Cày bị vu cáo.
Tổng Lãnh Sự Kenneth Fairfax, trong công điện đề ngày 11 tháng 9, 2008, miêu tả Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do là viết những sự thật mà báo chí nhà nước chưa tường thuật, hoặc tường thuật chưa đầy đủ. Ông nêu thí dụ: “Vụ sập cầu Cần Thơ, đình công, Công Giáo đòi lại đất ở Hà Nội và các đề tài khác.”
Chính vì vậy, Ðiếu Cày và bạn hữu trong nhóm CLBNBTD bị chính quyền soi mói,” TLS Fairfax viết.
Hạn tù vì tội danh “trốn thuế” kết thúc vào tháng 10 năm 2010 nhưng chính quyền Việt Nam tự tiện tiếp tục giam Ðiếu Cày, và cho tới gần đây không đưa ra lý do gì và cũng không cho gia đình gặp mặt.
Công điện của tòa Tổng Lãnh Sự cũng nhắc tới trường hợp Luật gia Phan Thanh Hải “vợ ông có lần bị an ninh thường phục dọa sẽ cho 'tai nạn chết người.'” Ông bị bắt tháng 10 năm 2010 mà không có lý do, bị giam cho tới nay.
Blogger Tạ Phong Tần, ngoài trang blog Công Lý & Sự Thật, cũng viết nhiều bài phóng sự về người nghèo, về người dân quê, cho BBC Việt ngữ và cho báo Người Việt.
Cô cũng là một tín đồ Công Giáo mới theo đạo và viết nhiều bài tường thuật những việc xảy ra tại giáo xứ Thái Hà và những sinh hoạt ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Báo Người Lao Ðộng nói Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần “chống đối quyết liệt, không khai báo, không thừa nhận hành vi của mình.”


Ông Phan Thanh Hải (trái) và Nguyễn Văn Hải là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do
Có tin nói ba blogger, Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) và Tạ Phong Tần, sẽ bị đưa ra xét xử trong tháng Tư.

Ông Nguyễn Văn Hải đã bị bắt và kết án tù từ năm 2008, còn ông Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần bị tạm giam lần lượt từ 2010 và 2011 đến nay mà chưa đưa ra xét xử.
Cấp giấy phép bào chữa
Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, hôm nay xác nhận với BBC rằng luật sư của ông đã nhận được giấy phép bào chữa.
“Sáng ngày 29/3, luật sư Nguyễn Quốc Đạt được gặp ông Nguyễn Văn Hải trong trại giam khoảng nửa tiếng đồng hồ,” bà Tân nói.
Luật sư Nguyễn Quốc Đạt là luật sư do gia đình mời bào chữa cho ông Hải.
Bà Tân cho hay, theo như thông tin của luật sư Đạt, sức khoẻ của ông Hải “không tốt lắm vì bệnh bao tử nặng phải đi cấp cứu mấy lần.”
Khi được hỏi về tin đồn blogger này bị “mất tay”, bà Tân đã đính chính: “Bây giờ thì chúng tôi mới được biết ông Hải còn lành lặn vì cái tin đó là do bà trung tá Đặng Hồng Điệp nói vào thời điểm đó.”
“Khi tôi yêu cầu xác minh có đúng hay không, họ không trả lời,” bà phân giải.
Bà Tân cho biết, việc điều tra đã kết thúc vào hồi cuối năm ngoái 2011, và hồ sơ được chuyển lên toà án vào ngày 24/2.
Vụ án được biết liên quan đến Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, trong đó, hai cây bút khác là ông Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) và Tạ Phong Tần cũng bị giam giữ.
Luật sư Đoàn Thái Duyên Hải là người nhận bào chữa cho ông Phan Thanh Hải.
“Theo luật sư Duyên Hải nói thì ông Phan Thanh Hải đã được đọc cáo trạng,” bà Tân cho biết.
“Ông Phan Thanh Hải truyền đạt lại rằng họ khởi tố nhóm Câu lạc bộ Nhà báo Tự do trong đó gồm ông Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và bà Tạ Phong Tần vào khoản 2 điều 88 bộ Luật tố tụng Hình sự.”
Bà Tân nói ông Nguyễn Văn Hải hiện bị đưa về giam giữ ở số 4 Phan Đăng Lưu, TP. Hồ Chí Minh.
Thăm nuôi
Bà Tân nói thêm, gần đây bà Tân nhận được giấy phép vào trại giam gặp Điếu Cày thì “bị ép ký vào những tài liệu in sẵn mà không cho đọc, rồi mới giải quyết cho thăm gặp” nhưng do không đồng ý nên mẹ con bà không gặp được ông Hải.
“Điều này chứng tỏ quyền lực của công an bao trùm lên tất cả mọi ban ngành từ lập pháp cho đến tư pháp,” bà Tân nói.
Bà Tân nói rằng chỉ riêng vợ con ông Phan Thanh Hải được thăm nuôi và thăm gặp thường xuyên.
“Theo lời của ông trung tá công an Phạm Văn Tấn, do ông Phan Thanh Hải hợp tác tốt nên vợ con được thăm nuôi và thăm gặp thường xuyên.”
Bà Tạ Phong Tần
Bà Tạ Phong Tần bắt đầu viết với tư cách nhà báo tự do vào năm 2004
“Gia đình cô Tạ Phong Tần lên mấy lần nhưng chưa được thăm gặp. Họ hứa với em ruột của cô đầu tháng Tư này thì sẽ cho gặp,” bà nói.
“Nếu đúng một tháng hai lần người ta cho thăm nuôi, thì đủ một tháng hai lần tôi gửi đơn. Thậm chí có tháng tôi gửi đến ba lần nhưng vẫn không được gặp hay được biết tin tức gì.”
“Họ đã gây ra với gia đình các con tôi một sự bất công không theo căn cứ pháp luật nào cả, tôi nghĩ rằng sự đấu tranh của tôi là đúng,” bà Tân nói.
Ông Nguyễn Văn Hải, chủ trương Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, bị xử 30 tháng tù giam vì ‘tội trốn thuế’ và đến ngày 19/10/2010 thì mãn hạn nhưng tiếp tục bị giam cho đến tận bây giờ.
“Ông Hải đã từng tuyệt thực một lần phản đối lý do không gặp được gia đình, giam giữ mà không cho gia đình biết chỗ,” bà Tân kể lại.
Một thành viên sáng lập khác của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, ông Phan Thanh Hải được cho là gặp khó khăn khi tìm việc làm vì bị công an sách nhiễu. Ông bị bắt vào tháng Mười 2010.
Trong khi đó, bà Tạ Phong Tần, cựu sĩ quan công an, đã có hơn 700 bài về các vấn đề xã hội. Bà bị bắt tháng Chín 2011 sau nhiều lần bị công an câu lưu, thẩm vấn.


-VRNs (30.03.2012) – Theo tin từ gia đình cho biết, hiện nay 2 luật sư nhận bào chữa cho blogger Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải) và Anh Ba Sài Gòn (tức Phan Thanh Hải) đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Các luật sư này đã tiếp xúc với 2 thân chủ tại trại giam công an TP.HCM ở số 4 Phan Đăng Lưu.
Nhà cầm quyền Việt Nam dự định thượng tuần tháng 4/2012 sẽ đưa vụ án ra xét xử. Tội danh được gán cho 2 blogger này là Điều 88 Bộ luật hình sự (BLHS) liên quan đến việc tham gia Câu lạc bộ Nhà báo tự do (CLBNBTD). Chị Maria Tạ Phong Tần cũng bị ghép cùng tội danh với hai blogger này và sẽ đưa ra xét xử trong thời gian gần đây. Chị Tần cũng là thành viên CLBNBTD.
Chị Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày cho chúng tôi biết chị và 2 con nhận được giấy của Viện Kiểm sát cho phép vào trại giam thăm gặp anh Điếu Cày. Nhưng ngày 16/3/2012 vừa qua khi ba mẹ con chị đến trại tạm giam công an TP.HCM ở số 4 Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh thì công an trại giam gặp riêng em Nguyễn Trí Dũng (con trai anh Điếu Cày) và bắt em ký vào những tài liệu đã in sẵn mà không cho đọc nội dung. Công an ở đây nói rằng chỉ cho Dũng gặp mặt anh Điếu Cày nếu chịu ký tên vào. Dũng yêu cầu ra ngoài hỏi ý kiến mẹ là chị Dương Thị Tân. Sau đó chị Tân cùng hai con ra về vì cho rằng công an đã lạm dụng chức vụ khi đưa ra điều kiện mới cho gặp anh Điếu Cày. Công an ở trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu đã vi phạm pháp luật khi không làm theo yêu cầu của VKS là cho gia đình thăm gặp anh Điếu Cày.
Về thông tin trước đây cho rằng blogger Điếu Cày được đưa vào bệnh viện cấp cứu, luật sư bào chữa cho blogger Điếu Cày xác nhận là có, vì anh Điếu Cày đã tuyệt thực trong trại giam nên sức khỏe suy kiệt phải đưa đi bệnh viện.
Blogger Điếu Cày bị xử tù giam 3 năm vì “tội trốn thuế”, đến ngày 19/10/2010 là mãn hạn tù. Nhưng anh vẫn không được trả tự do mà bị đưa đi đâu đến nay (hơn 17 tháng) và vì lý do gì vẫn không ai hay biết. Chị Dương Thị Tân đã tốn biết bao nhiêu công sức và thời gian đến công an hỏi tin tức của anh Điếu Cày nhưng không được giải thích thỏa đáng.
Theo luật sư của blogger Anh Ba Sài Gòn, anh có thể bị truy tố vi phạm khoản 2 điều 88 BLHS, với hình phạt tù từ 12 đến 20 năm.
Gia đình chị Tạ Phong Tần hiện đang tìm kiếm luật sư bào chữa cho chị nhưng chưa biết ai sẽ nhận lời.
Điều 88 về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định như sau:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Trên thực tế, như nhận định của luật sư Lê Trần Luật: “Có rất nhiều lý do để xóa bỏ điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Dư luận cũng như các chuyên gia pháp lý đã chỉ ra rất nhiều điểm bất cập và sự vô lý của điều luật này. Đặc biệt ai ai cũng dễ dàng nhận ra đây là điều luật vi hiến.”
Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (CPJ) vừa ra phúc trình về tình trạng cầm tù các cây bút trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Phúc trình ra hôm thứ Năm 8/12 nhận định con số nhà báo, phóng viên bị các chính phủ bỏ tù đã tăng hơn 20% lên mức cao nhất kể từ giữa thập niên 1990, đặc biệt là ở Trung Đông và Bắc Phi.

Theo tổ chức có trụ sở ở New York, tổng cộng 179 phóng viên, nhà báo và cây bút hiện đang bị giam cầm trên thế giới, tăng 34 người so với năm ngoái.
Iran là nước có nhiều nhà báo bị bỏ tù nhất, với 42 người, trong khi chính phủ nước này theo CPJ đang "tăng cường chiến dịch sách nhiễu báo chí, vốn bắt đầu sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi hơn hai năm trước đây".
"Eritrea, Trung Quốc, Miến Điện, Việt Nam, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nằm trong danh sách các nước giam giữ nhiều nhà báo nhất."
CPJ ước tính con số các cây bút bị cầm tù ở Việt Nam tính tới thời điểm này là chín người.

Quan ngại về tính mạng

Danh sách các nhà báo tự do và blogger bị giam cầm ở Việt Nam bao gồm: ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày; bà Phạm Thanh Nghiên, ông Phạm Minh Hoàng, ông Phan Thanh Hải, tức Anh Ba Sài Gòn; ông Lữ Văn Bảy; và nhóm người Công giáo Paulus Lê Sơn, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Văn Duyệt.
Hai người bị cầm tù lâu nhất là blogger Điếu Cày và Phạm Thanh Nghiên, trong khi nhóm các cây bút Công giáo trẻ mới bị bắt hồi tháng Tám năm nay.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hải trong một phỏng vấn cách đây không lâu với BBC nói họ không nhận được tin tức gì từ ông, và lo lắng cho tính mạng của ông.
Thông tin chúng tôi chưa kiểm chứng được thì nói ông Hải vừa bị bệnh và phải nhập viện.
Trong khi đó, gần như không có chi tiết gì về bà Phạm Thanh Nghiên, người bị bắt hồi tháng 9/2008 và sau đó bị án tù bốn năm, cộng thêm ba năm quản chế.
Mới đây nhất, hôm 29/11, tòa phúc thẩm tại TP Hồ Chí Minh đã giảm án tù tội lật đổ cho giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng xuống còn 17 tháng, cộng thêm 3 năm quản chế tại gia.
Ông Hoàng sẽ được ra tù vào giữa tháng 1/2012.
-Nguồn:Quan ngại về việc nhà báo bị bỏ tù


-
-
Blogger Điếu Cày nhập viện?
--Cuộc bố ráp gia đình blogger Huỳnh Thục Vy 2011-12-07-Trong mấy ngày nay, công luận xem chừng như hãy còn bàng hoàng về hình ảnh cả trăm công an hôm mùng 2 tháng này kéo tới bao vây và ập vô nhà gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam.-
Blogger Radio và Khách Mời 7: Phỏng vấn anh Huỳnh Trọng Hiếu về đóng phạt vi phạm hành chính 260 triệu đồng (TTXVA).-
-Tội 'lật đổ' cho một trong số 10 người bị bắt-


-Các cơ quan Nhà nước phải cung cấp thông tin chính thống cho báo chí -. QĐND -
Hoãn xử vụ Công an Nha Trang dùng nhục hình (NLĐ).  –   Trả hồ sơ vụ Công an TP Nha Trang dùng nhục hình(NLĐ).
-Sửa Hiến pháp: Kiến nghị mở rộng dân chủ trực tiếp -----

Tổng số lượt xem trang