Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Sản phụ và trẻ sơ sinh Việt Nam tử vong cao hàng đầu Ðông Nam Á

-Sản phụ và trẻ sơ sinh Việt Nam tử vong cao hàng đầu Ðông Nam Á
VIỆT NAM (NV) - Phúc trình mới nhất của tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em Thế Giới (Save The Children) được công bố hôm 25 tháng 2, 2014 cho biết, Việt Nam là một trong sáu quốc gia Ðông Nam Á có tỉ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh tử vong cao nhất hiện nay trong vùng.
VNExpress trích dẫn phúc trình này cho biết, hiện có 2.2 triệu trẻ em khắp thế giới chết khi vừa lọt lòng mẹ, hoặc chưa kịp được sinh ra mỗi năm. Phúc trình này nói rằng, một nửa số trẻ sơ sinh xấu số lẽ ra không chết, nếu các sản phụ và trẻ sơ sinh được tiếp cận với các dịch vụ y tế miễn phí và được các nữ hộ sinh có kinh nghiệm đỡ đẻ.



Bà mẹ và trẻ sơ sinh tại một bệnh viện ở Việt Nam. (Hình: BBC Việt Nam)
Trong bảng xếp hạng nói trên, Việt Nam cùng 5 quốc gia Ðông Nam Á khác gồm Cambodia, Lào, Indonesia, Myanmar và Philippines được cho là có số bà mẹ và trẻ em tử vong trong giai đoạn người phụ nữ lâm bồn cao nhất khu vực. Theo ông Gunnar Andersen, giám đốc tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em Thế giới, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng, nhưng không nên dừng lại ở thành tựu có được.
Ông cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cố gắng trong việc mang lại dịch vụ y tế tốt hơn để không còn trẻ chết vì những nguyên nhân “có thể can thiệp được.”
Phúc trình của tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em Thế Giới còn nói rằng, nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh tử vong là vì sinh non, bị ngộp và bị nhiễm khuẩn. Phúc trình cũng lên tiếng kêu gọi thế giới viện trợ cho việc xây dựng máy móc, thiết bị; đào tạo nhân viên y tế để bất cứ trẻ nào cũng nhận được sự trợ giúp miễn phí, một cách đầy đủ trong năm 2014.
Phúc trình của Save the Children nói, mỗi năm có khoảng 12,000 trẻ sơ sinh chết khi chưa lọt lòng mẹ, hoặc vừa mới được sinh ra đời tại Việt Nam. Bà bác Sĩ Huỳnh Thị Trong, trưởng khoa Sản bệnh viện An Sinh tại Sài Gòn cho rằng vấn đề sức khỏe thai sản và trẻ sơ sinh ở Việt Nam đã tiến bộ rất nhiều so với thời gian trước.
Còn theo Bác Sĩ Lê Văn Ninh, cựu trưởng khoa Sản bệnh viện Gia Ðịnh, thì Việt Nam hiện có nhiều bệnh viện đủ phương tiện cấp cứu trẻ sơ sinh cũng như được nhiều tổ chức quốc tế giúp huấn luyện nhân viên y tế, và không thiếu bất kỳ loại thuốc men nào mà thế giới có.
Tuy nhiên, theo ông Ninh, vấn đề chính là không phải ở đâu cũng có được chế độ săn sóc thai sản tốt. Theo ông, trẻ sinh non, dưới 900 gr vẫn sống nếu được sinh ra ở thành phố lớn. Chẳng may bé ra đời tại vùng nông thôn hẻo lánh, nghèo nàn thì việc được cứu là điều khó có thể xảy ra.(PL)


-Bệnh vô cảm-
Ông giám đốc sở y tế nào cũng nói “sẽ xử lý triệt để và nghiêm minh nếu xác định lỗi thuộc về bác sĩ”. Thế nhưng, “nghiêm” nhất cũng chỉ cảnh cáo và chuyển công tác khác là cùng.
Hôm 2.8, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi đã “ra roi” đối với một loạt cán bộ y tế để xảy ra nhiều cái chết của sản phụ và thai nhi trong thời gian gần đây.

Việc kỷ luật với hình thức cao nhất “cảnh cáo” là cần thiết nhưng có thể xem đó là liều kháng sinh chưa đủ mạnh để chữa căn bệnh trầm kha trong ngành y tế, đó là sự vô cảm của một số thầy thuốc với bệnh nhân, nhất là với những bệnh nhân nghèo.


Theo thống kê của Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, tỷ lệ sản phụ và thai nhi tử vong ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 69 ca/100.000 trẻ. Cứ 2-3 ngày lại nghe tin có một trường hợp sản phụ và thai nhi tử vong. Hai trường hợp mới đây nhất là tử vong thai nhi ở Hà Tĩnh và chết sản phụ ở Cà Mau. Điểm chung dễ thấy của các trường hợp tử vong thai nhi và sản phụ trong thời gian qua là các bác sĩ đều ghi “sức khỏe sản phụ tốt”, hoặc “bình thường” khi họ được khám thai lúc nhập viện. Còn mẫu số chung sau khi chết là “chưa rõ nguyên nhân”. Ông giám đốc sở y tế nào cũng nói “sẽ xử lý triệt để và nghiêm minh nếu xác định lỗi thuộc về bác sĩ”. Thế nhưng, “nghiêm” nhất cũng chỉ cảnh cáo và chuyển công tác khác là cùng.

Có một vài nơi, nguyên nhân dẫn đến tử vong của sản phụ được đưa ra là do có bệnh tiền sử tim mạch hoặc tắc động mạch phế quản hay hen suyễn mãn tính..., điều mà khi khám lúc nhập viện chưa từng xuất hiện trong bệnh án. Việc “đánh tráo khái niệm” hoặc đổ vấy cho nguyên nhân khách quan là câu chuyện không lạ của một số cơ sở y tế khi phải giải thích về những cái chết mà ai cũng thấy rất vô lý ấy.

Khi bước vô ngành y, tất cả các sinh viên đều được dạy câu “lương y như từ mẫu”. Gần như ai trong ngành y cũng đều thuộc nằm lòng câu này, nhưng khi ứng xử với bệnh nhân thì lại khác. Thật khó tin khi một cô hộ lý lại nói với người nhà sản phụ câu này: “Gọi chi gọi hoài! Không để cho người ta nghỉ chút à?”. Chỉ đến khi thần chết đến gõ cửa sản phụ thì các nhân viên y tế mới “dịu giọng”, lúc ấy thì quá muộn rồi. Bệnh vô cảm không chỉ có ở các cô y tá hoặc hộ lý thấp cổ bé họng mà còn có cả ở một số vị quản lý bệnh viện nữa.

Chúng ta thông cảm với những người thầy thuốc rằng, cơ sở vật chất tại các cơ sở y tế hiện nay là rất kém, bệnh viện thì lúc nào cũng quá tải, ai cũng muốn mình được “ưu tiên” chữa bệnh trước... điều đó đã khiến cho không ít thầy thuốc căng thẳng và bức xúc. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho những lý do khách quan đó để bộc lộ sự vô cảm của mình. Hơn ai hết, các thầy thuốc đều hiểu điều này: Bệnh nhân không chỉ bớt bệnh bằng thuốc điều trị mà có thể họ bớt đi phần nào những cơn đau từ thái độ ân cần và hết lòng vì người bệnh của người thầy thuốc nữa. Điều dễ bắt gặp hiện nay là, lúc ở bệnh viện có thể số thầy thuốc ấy vô cảm với bệnh nhân, nhưng khi về phòng khám ở nhà riêng thì cách ứng xử lại khác hoàn toàn.
Y học hiện đại có thể chữa nhiều căn bệnh nan y. Tuy nhiên, bệnh vô cảm với mức độ lan truyền như hiện nay quả là một vấn nạn.

- VỤ MẸ CON SẢN PHỤ TỬ VONG Ở QUẢNG NGÃI: Kỷ luật tiếp bảy bác sĩ và nữ hộ sinh (PLTP). - Bác sĩ chẩn đoán sẽ tử vong, bệnh nhân vẫn khỏe mạnh (NLĐ). - Trẻ sơ sinh chết oan vì “lương y”? (KP).-


- Nhiều bệnh nhân “choáng” khi viện phí áp giá mới (NĐT). - Viện phí tăng: Ai bị ảnh hưởng, ai sẽ được lợi? (VTC). Lãnh đạo Sở Y tế Trà Vinh: Không để người nghèo ôm bệnh mà chết (TT). - BHXH Khánh Hòa đề nghị giảm tăng viện phí (VietQ). - Hết sức phi lý (SGTT).

-@-Lặng lẽ tăng viện phí (TT) - Tính đến ngày 1-8, có một số bệnh viện đã thực hiện việc tăng viện phí mới. Dù Bộ Y tế yêu cầu phải công bố rộng rãi nhưng có không ít bệnh viện tỏ ra rất “kín đáo” khi triển khai thực hiện viện phí mới.
Mặc dù áp dụng viện phí tăng nhưng bệnh nhân vẫn phải nằm chiếu mà chưa có cải thiện gì (ảnh chụp tại Bệnh viện K, một trong năm bệnh viện trung ương đầu tiên áp dụng viện phí mới) - Ảnh: VIỆT DŨNG
Hầu hết các bệnh viện đã tăng viện phí đều chưa kịp chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất. Thực tế cho thấy chất lượng dịch vụ vẫn không thay đổi dù viện phí tăng hơn trước rất nhiều.


“Cố gắng cải thiện từng bước...”

"Sao mấy ông nhà nước tăng giá là làm “cái rẹt”, hổng cho dân hay biết?"

Hôm qua, các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Cần Thơ đã đồng loạt tăng viện phí mới theo mức giá được Hội đồng nhân dân TP thông qua vào kỳ họp tháng 7 vừa qua.

Ngày đầu tiên thu theo giá viện phí mới ở Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, đa số bệnh nhân đều nói không hề hay biết về việc bệnh viện tăng giá. Chỉ đến khi đóng tiền thấy cao quá mới hỏi lại thì được giải thích là tăng giá. Bà La Thị Xinh (quận Ô Môn, Cần Thơ) đang chờ khám bệnh bao tử nói: “Tui chuẩn bị sẵn 3.000 đồng trên tay để đóng tiền mua phiếu khám nhưng cô bán phiếu kêu đóng 14.000 đồng. Sao mấy ông nhà nước tăng giá là làm “cái rẹt”, hổng cho dân hay biết?”.

Theo quan sát, tại khu vực khoa khám và các khoa phòng khác của Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ, chỉ thấy ghi vỏn vẹn tấm bảng: khám bệnh 14.000 đồng và khám dịch vụ 40.000 đồng rất nhỏ phía trên ô bán phiếu khám bệnh, các nơi khác không hề thấy thông tin về việc tăng giá. Trong khi đó chưa thấy bệnh viện có những chuyển biến rõ rệt, nhưng ở khu vực khám bệnh, phát thuốc, thu tiền thì thái độ của nhân viên bệnh viện có vẻ hòa nhã hơn, ít tiếng cáu gắt la lối người bệnh...

Bác sĩ Lê Quang Võ - giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ - cho biết: “Chúng tôi cũng rất lo khi tăng viện phí. Chắc chắn khi tăng giá tất nhiên người bệnh phải đòi hỏi về chất lượng tương xứng. Chúng tôi sẽ cố gắng cải thiện từng bước, từ thái độ phục vụ, vệ sinh khoa phòng, sau một thời gian nữa mới cải thiện điều kiện cơ sở vật chất...”. Bác sĩ Lê Quang Võ còn khẳng định: “Ngày đầu tiên thu viện phí mới diễn ra thuận lợi và chưa nghe người bệnh phản ảnh gì nhiều”.

Vẫn kêu quá tải


Tính đến ngày 1-8, Bệnh viện K (Hà Nội) đã qua 10 ngày thực hiện viện phí mới. Tuy nhiên, ở khoa xạ trị 3, bệnh nhân vẫn nằm ghép hai người/giường. Ông Nguyễn Văn Khiêm (ở Phú Thọ, điều trị tại bệnh viện này hai tháng nay) cho biết không thấy có bất kỳ thay đổi nào về chất lượng dịch vụ của bệnh viện.

Ông Khiêm cũng nói không được thông báo về việc bệnh viện bắt đầu thực hiện viện phí mới. Tại khu phòng khám Bệnh viện K, bảng thu viện phí vẫn được giữ nguyên như cũ, trong khi bệnh viện đã áp dụng giá mới từ ngày 20-7. Khi được hỏi bệnh nhân nào cũng tỏ ra... ngơ ngác về chuyện bệnh viện đã áp dụng biểu giá mới, với mức giá tăng nhiều so với trước đây.

Giải thích về giá phòng, giường bệnh tăng nhưng chất lượng dịch vụ không tăng như nhận xét của bệnh nhân, ông Bùi Công Toàn - phó giám đốc Bệnh viện K - cho rằng việc quá tải bệnh nhân ở Bệnh viện K hiện nay là không thể tránh khỏi.

Tương tự, khoa khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng rất đông bệnh nhân trong sáng 1-8. Khu nhà khám bệnh đang trong thời gian sửa chữa, nâng cấp nên đây đó vẫn còn gạch vụn, bụi cát, tường xây thô, nhà vệ sinh tối và nồng mùi hôi. Tuy áp dụng viện phí mới đã nửa tháng nhưng Bệnh viện Bạch Mai vẫn chưa công bố công khai bảng giá mới.

Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Ngọc Hiền cho biết bảng giá mới đang trong quá trình in ấn, dự kiến tuần sau mới xong. Nửa tháng qua, bệnh viện vẫn giữ bảng giá mới trong... máy tính của các bộ phận liên quan.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hiền, để cải thiện chất lượng dịch vụ sau khi thực hiện viện phí mới, bệnh viện đã chi 20 tỉ đồng để nâng cấp khu khám bệnh, tăng gấp đôi số buồng khám (từ 30 buồng trước đây lên 60 buồng), nhưng phải một tháng nữa mới xong. Vì vậy, dù viện phí mới đã tăng từ ngày 16-7 đến nay nhưng các điều kiện được đặt ra trong viện phí mới như đủ chỗ ngồi cho bệnh nhân, người nhà, khu khám bệnh có quạt mát, mái che... vẫn còn phải đợi.

Ông Hiền cũng nói bệnh viện vừa đầu tư 30 tỉ đồng để nâng cấp điều kiện điều trị cho bệnh nhân như lắp điều hòa nhiệt độ khu phòng sinh, phòng mổ, khoa hồi sức tích cực, buồng bệnh cấp cứu, mua thêm máy thở, giường bệnh, máy theo dõi bệnh nhân...

Ông Hiền cho rằng số lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai tăng quá nhanh, dù rất nỗ lực, thời gian chờ khám và lấy kết quả cho một bệnh nhân vẫn kéo dài khoảng sáu giờ, thậm chí có người phải chờ từ sáng đến tối nếu thời gian xét nghiệm dài. “Như vậy là đã giảm hai giờ chờ đợi so với trước đây” - ông Hiền nói.


Bệnh nhân phải nằm điều trị ở cả khu vực hành lang khoa thần kinh, Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) tối 1-8 - Ảnh: nguyễn khánh

Nhiều nơi đưa ra mức thu rất cao
Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN Nguyễn Minh Thảo nói đang góp ý cho văn bản của Bộ Y tế gửi các bệnh viện trực thuộc và sở y tế địa phương, yêu cầu việc xây dựng cơ cấu viện phí mới đảm bảo hai yếu tố: nhanh và đúng. Theo ông Thảo, có yêu cầu này là do những sai sót trong xây dựng cơ cấu viện phí thời gian qua.

Theo ông Thảo, hiện nay tổ thẩm định viện phí do Bộ Y tế làm nòng cốt, Bảo hiểm xã hội VN và Bộ Tài chính tham gia đang thẩm định cơ cấu viện phí của bệnh viện tuyến T.Ư. Đã có những bệnh viện đề nghị viện phí vượt khung, thậm chí gấp đôi khung (khung viện phí cho phép công khám bệnh là 20.000 đồng/lượt ở tuyến T.Ư, bệnh viện đề xuất 43.000 đồng).

“Tổ thẩm định sẽ xem xét kỹ, nhưng tối đa là trong khung chứ không thể vượt khung. Các địa phương đã duyệt viện phí cao, Bảo hiểm xã hội VN đang chuẩn bị có báo cáo gửi hội đồng quản lý quỹ và liên bộ để yêu cầu địa phương thuyết minh cơ cấu viện phí, các trường hợp thuyết minh không được nhưng đã áp dụng mức giá mới thì bảo hiểm sẽ đề nghị tính lại và thu hồi chi phí chênh lệch” - ông Thảo quả quyết.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội VN, hiện có năm địa phương đã thông qua mức viện phí trên 90% khung, bao gồm Long An (90%), Ninh Thuận (98%), Đồng Tháp (93%), Cao Bằng (93%) và Khánh Hòa (95%), còn hai địa phương có dự định tiếp tục giữ cơ cấu viện phí mức cao là Sơn La và Lào Cai.

LAN ANH - QUỲNH LIÊN - T.LŨY

“Ăn nhiều trả nhiều, ăn ít trả ít”

Ông Nguyễn Minh Thảo - phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN, cho biết: “Trước đây tỉnh Lào Cai dự định áp dụng 100% khung của liên bộ Y tế - Tài chính, sau này Tỉnh ủy yêu cầu xây dựng lại thì Sở Tài chính và Sở Y tế vẫn giữ quan điểm, tiếp tục dự định áp 95% khung.

Trong cơ cấu viện phí mới ở Lào Cai có tính tiêu hao điện năng cho một lần khám lên đến 0,7kWh. Một lần khám dùng gì đến 0,7kWh điện, phòng khám của tỉnh thì chỉ có bóng đèn và cái quạt, không có thiết bị gì”.

Theo ông Thảo, nếu làm đúng khung giá Bộ Y tế xây dựng, các tỉnh phải có đủ trang thiết bị y tế, đảm bảo điều kiện trang thiết bị cho buồng bệnh, khu điều trị, ví dụ như tiêu hao điện năng cho một lần khám Bộ Y tế xây dựng 1,34kWh điện, nhưng yêu cầu phòng khám phải có máy sưởi, điều hòa, thiết bị khám bệnh...

“Như là khi đi đặt cỗ, bữa cỗ 12 món, 200.000 đồng/người dùng, nhưng mình chỉ có sáu món thôi thì giá phải giảm đi một nửa. Lẽ đời ăn nhiều trả nhiều, ăn ít trả ít” - ông Thảo ví von.

-@-Lặng lẽ tăng viện phí (TT)
Ngày đầu tăng viện phí: Dân nghèo đồng bằng lo lắng qdnd >> Đủ chiêu móc túi người bệnh
>> Bi hài viện phí mới

*******************************
- Viện phí mới: Viện phí: Còn rất nhiều vô lý!

 – Nhiều địa phương chưa áp giá viện phí mới do vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng đã xảy ra hiện tượng “móc túi” người bệnh dưới hình thức đưa vào cơ cấu giá những yếu tố rất phi lý!
>> Viện phí: Thu giá mới, chất lượng không đổi!
>> Từ hôm nay đồng loạt áp viện phí mới
>> 'Viện phí tăng một đồng cũng chết người nghèo!'
Đưa vào cơ cấu giá nhiều yếu tố vô lý
Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, giá viện phí mới hiện vẫn tiếp tục được hơn 10 địa phương còn lại rà soát trước khi HĐND phê duyệt. Tuy nhiên, có thực trạng là các địa phương đưa vào cơ cấu tính giá rất nhiều yếu tố vô lý.
Cụ thể: Phẫu thuật ruột thừa (nội soi) thuộc phẫu thuật loại 1, thực tế chỉ cần dùng từ 3-4 gói chỉ nhưng các bệnh viện khi xây dựng cơ cấu giá đưa vào đến tận 12 gói chỉ, khiến chi phí riêng cho tiền mua chỉ đã lên tới 1,2 -1,5 triệu đồng (chiếm gần một nửa tổng chi phí cho cả ca phẫu thuật). Như vậy là phi lý.
Nhiều địa phương đưa vào cơ cấu giá viện phí những yếu tố vô lý hoặc đưa ra mức giá quá cao
Điều đáng nói là việc đưa vào kỹ thuật những vật tư tiêu hao với số lượng thừa thãi, không cần thiết như trên xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương.
Một ví dụ điển hình xảy ra tại bệnh viện Trung ương Huế. Theo cơ cấu viện phí của bệnh viện này thì một lần siêu âm màu ở bệnh viện này cần tới 2 đôi găng tay (mỗi đôi 4.150 đồng), 2 tờ giấy lau cho bác sỹ (mỗi tờ 1.250 đồng), 2 tờ giấy lau cho bệnh nhân (500 đồng/tờ), 2 khẩu trang (1.199 đồng/cái), mũ giấy cần đến 3 cái (mỗi cái 1.199 đồng)!
Không được thu thêm đồng nào của người bệnh
Cơ sở khám chữa bệnh không được thu thêm của người bệnh các chi phí đã tính trong cơ cấu giá và được cấp thẩm quyền phê duyệt (trừ các chi phí vật tư, hóa chất chưa tính vào giá, phần đồng chi trả (5-20%) theo quy định của người bệnh có thẻ BHYT hoặc phần chênh lệch giữa giá thanh toán với cơ quan BHXH và giá khám chữa bệnh theo yêu cầu).
(Trích điểm 6.2, công văn 2210 ngày 16/4/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai thực hiện giá viện phí mới)
Ngoài ra, một lần siêu âm nội soi tại bệnh viện này cần tới những 7 cái mũ, 9 cái khẩu trang, 9 đôi găng tay!?
Bên cạnh việc đưa vào cơ cấu giá quá nhiều vật tư tiêu hao như trên, các địa phương còn xây dựng giá cho các vật tư này rất chênh lệch và ở mức cao.
Ví dụ: Cùng là khẩu trang nhưng tại bệnh viện TW Huế, dịch vụ siêu âm nội soi dùng loại khẩu trang 1.400 đồng/cái, còn dịch vụ siêu âm tim, mạch máu màu lại dùng khẩu trang loại 1.199 đồng/cái.
Cũng tại bệnh viện này, phí giấy in siêu âm tim, mạch máu dùng giấy in loại 3.000 đồng/tờ, siêu âm nội soi chỉ cần dùng hai tờ giấy in giá 200 đồng/tờ. Có bệnh viện riêng tiền mực in đã lên tới 16.000 đồng/bệnh nhân/khám.
Ông Lê Văn Phúc, trưởng phòng BHYT (Ban thực hiện chính sách BHYT, BHXH VN) thì tình trạng đưa vật tư tiêu hao vào với số lượng cao và với mức giá cao đang diễn ra phổ biến ở các địa phương.
“Nếu giá cao hơn bình thường một chút thì không sao, nhưng cao hơn hẳn các bệnh viện hoặc địa phương cùng khu vực thì cần phải có ý kiến”, ông Phúc nói.
Theo BHXH VN, Bộ Y tế đưa ra định mức chung để xây dựng giá viện phí nhưng các địa phương khi xây dựng giá cho các đơn vị của mình phải phân biệt cụ thể từng kỹ thuật. Ví dụ: cùng là phẫu thuật loại 1 nhưng phẫu thuật dạ dày khác ruột thừa và khác phẫu thuật mắt, không thể máy móc khi thực hiện.
Tiếp tục rà soát để điều chỉnh bất cập
Theo ông Lê Văn Phúc, trưởng phòng BHYT (Ban thực hiện chính sách BHYT, BHXH VN), hiện nay chưa có thống kê chính xác xem có bao nhiêu tỉnh, thành trong cả nước bắt đầu áp giá viện phí mới từ 1/8. Tuy nhiên, công tác rà soát, kiểm tra vẫn tiếp tục được triển khai trên diện rộng để kịp thời chấn chỉnh những điểm bất cập.
Cụ thể: Đối với các tỉnh đã thực hiện viện phí mới (đặc biệt là các bệnh viện ở địa phương phê duyệt giá viện phí cao như Cao Bằng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Tháp) thì việc theo dõi, giám sát sẽ được thực hiện ngay để có thể phát hiện bất cập, trình HĐND trong kỳ họp vào cuối năm.
Đối với các địa phương đã xây dựng giá nhưng chưa phê duyệt, công tác rà soát vẫn tiếp tục tiến hành.
Việc rà soát, giám định này càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh các địa phương chưa “rõ ràng” khi xây giá viện phí, đồng thời người bệnh BHYT phải đồng chi trả 5-20%. Nếu không có biện pháp kiểm soát, chi phí khám chữa bệnh sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng lớn tới người bệnh, đặc biệt là người bệnh nghèo.

Không phải dịch vụ nào cũng dễ kiểm soátTheo ông Phúc, một dịch vụ thường xuyên được sử dụng là giường bệnh hiện đang có cái khó trong việc kiểm soát thu chi. Bởi có bệnh nhân sáng mổ thì nằm một mình, nhưng đến chiều đã nằm đôi, sau đó có thể lại phải nằm ghép đến 3 người/giường. Như vậy, sẽ tính toán thế nào để thu tiền giường bệnh cho hợp lý?
Theo quy định, hiện nay nếu bệnh nhân nằm một mình một giường (có đầy đủ các điều kiện đi kèm như ga, đệm, …) thì bệnh viện được thu 100% giá phê duyệt. Nhưng nếu nằm 2 sẽ giảm một nửa, nằm 3 sẽ chỉ được thu 1/3 của bệnh nhân.
Bên cạnh giường bệnh thì chuyện mỗi phòng khám chỉ được khám tối đa 35 bệnh nhân/ngày (cùng các yếu tố khác về điều hòa, máy hút bụi, …) mới đảm bảo tiêu chuẩn để được thu mức giá tối đa được duyệt nhưng hiện nay, các phòng khám hầu như hoạt động với công suất gấp đôi, gấp 3. Như vậy, không thể thu tối đa giá được phê duyệt


Làm cả năm bằng nằm viện một lần (TP). - . - Từ 1/8, nhiều bệnh viện thực hiện giá dịch vụ y tế mới (VOH). - Đủ chiêu móc túi người bệnh (TT). - Đồng loạt tăng viện phí, người bệnh thêm gánh nặng (Infonet). - Viện phí: Thu giá mới, chất lượng không đổi! (VNN).  - Viện phí đã tăng, bệnh viện vẫn chưa công khai (VOV).  - Ngột ngạt cảnh chờ nửa ngày để được khám bệnh (DT).
- Bệnh viện nào chưa tăng viện phí? (VTC).  – Cần lộ trình tăng giá viện phí (TQ).  – Bệnh nhân ngỡ ngàng vì viện phí tăng (TN).  – Viện phí tăng: Giấy lau cho bác sĩ cũng “đẳng cấp” (DV).  – Bệnh nhân chỉ thấy thêm tiền(NLĐ).  – Tăng viện phí: Gian dối trước giờ G (LĐ).  – Nhiều trẻ dưới 6 tuổi không được miễn phí khám bệnh(ĐĐK).  - Đua nhau uống nấm thủy sâm chữa bách bệnh  (NĐT). --Năm 2015, mỗi người bệnh nằm một giường điều trị (30/07)42 tỉnh/thành phê duyệt giá dịch vụ y tế mới
--Sản phụ và trẻ tử vong, cách chức phó trưởng khoa sản- Vụ sản phụ và trẻ sơ sinh tử vong tại bệnh viện Quảng Ngãi: Cách chức phó trưởng khoa sản  (SGTT).
- Điện, xăng, gas dồn dập tăng giá: Người dân bị ‘sốc’ (VNN).
-Clip: Tận mặt siêu bác sĩ Đông y TQ dọa ung thư
--Nghe siêu bác sĩ đông y nhìn mặt phán bệnh ung thư

Phòng khám Trung Quốc: ‘Thuốc phạt’ đã nhờn? (VNN).- Thu mua “tận diệt” vườn dừa, bán đi Trung Quốc (DV). Thương lái lừa dân triệt hạ cây bần ổiDoanh nghiệp Trung Quốc tiêu thụ xăng trái phép (SGGP). - DN Trung Quốc bán xăng trái phép trên lãnh thổ Việt Nam (TP). -
Bắt kẻ giết người Trung QuốcNLĐO - Nguồn tin từ Bộ chỉ huy Biên phòng Lào Cai cho biết, chiều 1-8, Đồn Biên phòng Pha Long đã bắt giữ và trao trả đối tượng Giàng Sào Vảng (người Trung Quốc) cho phía Trung Quốc tại cột mốc 165, thuộc trạm kiểm soát Lồ Cố Chin, Pha long, Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Theo TTXVN, đối tượng bị bắt giữ là Giàng Sào Vảng (SN 1994, người Trung Quốc). Đối tượng vừa thực hiện hành vi giết người dã man tại Lao Chử Ván, Mã Quan (Trung Quốc) và đang bị chính quyền sở tại truy đuổi gắt gao, nên đã vượt biên lẩn trốn sang Việt Nam.
Bắt giữ một đối tượng Trung Quốc gây án giết người (TTXVN). Vụ bán đất cho người Trung Quốc: Chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm! (NLĐ 1-8-12)
- “Cỏ lạ” Trung Quốc chưa được phép nhập khẩu trồng trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai (TN).
- Nhà thầu Trung Quốc trồng cỏ lạ tại cao tốc VN (VNN). - Cỏ “lạ” Trung Quốc trên đường cao tốc (GDVN). - Bảo vệ mái taluy bằng “cỏ lạ” từ Trung Quốc (LĐ).
- Chủ đầu tư phản hồi về “cỏ lạ” trên đường cao tốc (TN).  - Nhà thầu TQ “giấu” nguồn gốc xuất xứ cỏ lạ? (VNN). - “Cỏ lạ” Trung Quốc chưa được phép nhập khẩu trồng trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai (TN).- - Phát hiện 10 vụ vận chuyển thịt bẩn vào TP.HCM (TT).  - Gà “trọc” vẫn ào ạt tràn biên (NNVN).  - Thủ tướng chỉ đạo: Không để gia cầm chưa kiểm dịch nhập khẩu vào nước ta (CATP).  - Bắt giữ nhiều xe máy chở thịt bẩn vào TP.HCM (Infonet). - Tiêu hủy hơn 1,4 tấn thịt “bẩn” (TN).
Châu Âu chống đồ chơi giả xuất xứ Trung Quốc (02/08)

- Phát hiện một lượng lớn tiền nằm sát Quốc lộ 1A (NLĐ).
- Vì sao thịt lợn bẩn tung hoành Hà Nội?. - Một buổi sáng, bắt 10 vụ vận chuyển thịt lậu  (NNVN).--Hãi hùng ô mai sấu mùi hôi tanh hơn sông Tô Lịch --- Hà Nội: Phát hiện 10 tấn ô mai hết hạn, bốc mùi (VNN). - Cụ già 85 tuổi kể chuyện “rượt ma“, đuổi hổ chạy “trối chết“  (PLVN) l-- Rùng rợn: Động vật bị tàn sát qua ống kính của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (GDVN). - AFP viết về thịt chó ở Việt Nam (Bee).
- Muôn nẻo mưu sinh của lái tuk-tuk Việt tại Campuchia  (NĐT).
- Vừa dọn đến nhà mới, 70 căn hộ chung cư đã nứt nẻ (VTC).
- Lốc xoáy vòi rồng làm 600 nhà sập, tốc mái (TT).  - 2 người chết vì lốc dữ (NLĐ).
- Khát giữa dòng Gianh (ND).  - Làng không mưa vẫn… lụt (TN).
- Độc đáo đảo cò giữa thành phố Hưng Yên (DV).
Hết bò Kobe, đại gia Việt chỉ được ăn phở nửa triệu
(Phunutoday) - Bây giờ các đại gia có muốn ăn cũng không được bởi hiện các nhà hàng chỉ còn bán phở nửa triệu.

-Hãi hùng động vật bị tàn sát qua ống kính của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng P2 gdvn
- Hồ Tây bốc mùi nồng nặc vì cá chết hàng loạt (Bee).
- Hiểm họa lớn cho môi trường Cát Bà – Hạ Long (TP). -Phá rừng nguyên sinh để đốt than
TP - Hàng chục hécta rừng tự nhiên tại xã Tiên Lãng, Tiên Yên (Quảng Ninh) được coi là đẹp nhất huyện bị người dân ồ ạt đốt, chặt hạ đốt lấy than…
- Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN&MT: Không ra tới điểm đổ bùn vì… không cần thiết! (VOV). - Nỗi đau “vàng” núi (Bee). Việc khai thác khoáng sản ở những tỉnh miền núi như Cao Bằng không phải là một câu chuyện mới. Nhưng việc "chảy máu tài nguyên" kèm theo những đau thương mất mát từ việc khai thác khoáng sản đang là một nỗi đau giữa miền sơn cước.
- Một phụ nữ mang thai bị chém chết (TT). --Phát hiện hàng loạt hồ sơ thương, bệnh binh giả
-Mức phí giữ xe ô tô ở trung tâm TP.HCM tăng 8 lần
Nghi án bắt cóc HS đưa sang Campuchia đòi tiền chuộc









Tổng số lượt xem trang