Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Cả loạt thành phố phá sản: Nước Mỹ rung động

Chỉ trong vài năm trở lại đây, số lượng các thành phố Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản tăng lên nhanh chóng. Mới cách đây ít lâu, thành phố San Bernardino trở thành thành phố thứ ba của California tìm đến phá sản kể từ đầu năm nay.

Cùng nhìn lại những vụ phá sản đình đám nhất của các thành phố Mỹ.

Thành phố Central Falls, bang Rhode Island








Năm xin phá sản: 2011

Central Falls, là thành phố nhỏ nhất bang Rhode Island, đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 8 năm ngoái.

Kinh tế của Central Falls đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống từ những năm 1970 khi các nhà sản xuất dệt may từ bỏ ngành. Từ 1997 đến 2000, có ít nhất 11 nhà máy dệt phải đóng cửa.

Bên cạnh sự sụt giảm của nền kinh tế, thành phố phải đối mặt với khoản chi 80 triệu USD cho trợ cấp hưu trí và bảo hiểm hưu trí. Trong khi đó, nguồn thu của thành phố lại hết sức hạn hẹp. Tổng ngân sách hàng năm cho các khoản chi này chỉ là 17 triệu USD, điều này buộc thành phố đi đến quyết định xin phá sản.

Cùng với quá trình tái cơ cấu, một số các biện pháp được thực hiện như giảm lương hưu, cắt giảm lao động và giảm tài trợ hoặc tạm ngưng một số dịch vụ công cộng.

Hạt Orange, bang California










Năm xin phá sản: 1994

Là một trong những hạt đông dân và giàu có nhất bang California, Orange là một ví dụ điển hình cho sự thất bại trong hoạt động quản lý đầu tư dẫn đến khủng hoảng trong tài chính.

Trung tâm của vụ phá sản là ông Bob Citron, người quản lý khoản đầu tư trị giá 7,6 tỷ USD của hạt này. Nguồn vốn được huy động từ gần 200 cơ quan địa phương trong đó có cả trường học, quận huyện… Citron đã hấp dẫn các nhà đầu tư với lời hứa hẹn mức lãi suất cao.

Citron đã sử dụng số tiền huy động được để đầu tư vào các loại chứng khoán phái sinh, trái phiếu lãi suất thả nổi ngược, các hợp đồng mua bán thế chấp hay các loại trái phiếu dài hạn lãi suất cao…Theo Viện chính sách công bang California, thu nhập lãi suất của Orange County đạt 12% so với 3% ở các hạt khác. Và với triển vọng đó thì doanh thu từ những khoản đầu tư này sẽ chiếm 35% tổng doanh thu của hạt vào năm 1995.

Số tiền vay để đầu tư ngày một lớn thậm chí lên mức 20 tỷ USD với lãi suất đi vay tương đối thấp. Tuy nhiên, khi lãi suất tăng vào năm 1994, các khoản đầu tư này đã nhanh chóng mất giá trị. Các nhà cho vay ở phố Wall tỏ ra lo lắng về khả năng trả nợ của Orange nên từ chối khoản vay ngắn hạn 1,2 tỷ USD. Nỗi lo sự bao trùm lên toàn khu vực. Hạt này đã nộp đơn phá sản vào tháng 12/1994 để giải quyết những nan giải quá lớn về tài chính.

Citron đã phải từ chức vào tháng 12/1994, vài ngày trước khi nộp đơn xin phá sản.

Thành phố Vallejo, bang California










Năm xin phá sản: 2008

Với số dân 116.000, thành phố vùng vịnh Vallejo trở thành thành phố lớn nhất của California xin phá sản vào thời điểm năm 2008.

Bắt đầu từ năm tài khóa 2005-2006, ngân sách thành phố đã bị thâm hụt khi mức chi vượt mức thu từ 3 đến 4 triệu USD mỗi năm. Đến tháng 6/2008, ngân sách gần như cạn kiệt.

Trong suốt khoảng thời gian này, hơn 75% nguồn ngân sách thành phố được chi cho lĩnh vực lương thưởng nhân viên và quỹ hưu trí. Vallejo đã không đạt được thỏa thuận với các nhà cho vay và giải pháp cuối cùng là nộp đơn xin phá sản.

Sau khi nộp đơn xin phá sản, lực lượng cảnh sát bị cắt giảm đến 40%. Điều này là nguyên nhân tình hình tội phạm tại thành phố trở nên vô cùng nan giải. Bên cạnh đó, các dịch vụ công cộng như thư viện, cứu hỏa đều bị hạn chế.
Hạt Jefferson, bang Alabama










Năm xin phá sản: 2011

Vào ngày 9/11/2011, vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ tính tới thời điểm đó đã xảy ra. Hạt Jefferson, thuộc Birmingham thành phố lớn nhất bang Alabama với số dân 212.237 quyết định xin phá sản sau khi tái cơ cấu 3,1 tỷ USD trái phiếu huy động để xây dựng hệ thống thoát nước thải.

Lượng trái phiếu này được phát hành sau sự cố năm 1996 khi chính phủ liên bang cáo buộc hạt này làm rò rỉ nước thải ra hệ thống kênh mương trong khu vực. Họ yêu cầu Jefferson phải nâng cấp lại hệ thống xử lý.

Sự phá sản không chỉ là kết quả của những vấn đề liên quan đến hệ thống thoát nước mà còn là những nan giải về quy định pháp luật và nạn tham nhũng.

Thị trấn Westfall, bang Pennsylvania










Năm xin phá sản: 2009

Sau một vài vụ kiện, Westfall đã phải đi đến quyết định phá sản vào đầu năm 2009. Vụ việc liên quan đến 20 triệu USD tiền thanh toán cho một nhà xây dựng sau khi thanh tra thị trấn yêu cầu dừng một dự án khủng.

Vào thời điểm đó, kinh tế Westfall khá tốt nhưng gánh nặng từ khoản nợ 20 triệu USD là quá lớn đối với một thị trấn chỉ có 2.400 dân với doanh thu mỗi năm khoang 1 triệu USD.

Việc phá sản cho phép thị trấn tái cơ cấu khoản nợ ban đầu trị giá 6 triệu USD với hình thức trả 75.000 USD mỗi quý trong vòng 2 năm năm. Thị trấn này cũng chọn giải pháp tăng thuế nhà đất lên mức 200 USD mỗi năm cho mỗi họ gia đình bình thường. Trường hợp phá sản như Westfall là rất hiếm gặp bởi nguyên nhân của nó chỉ đơn thuần từ một vụ kiện tụng lớn chứ không phải vì khoản nợ với rất nhiều chủ nợ như thường thấy.

Thị trấn Moffett, bang Oklahoma










Năm xin phá sản: 2007

Chỉ vài tuần sau khi Oklahoma ban hành bộ luật trong có có điều khoản không cho phép Moffett phát hành giấy phạt tại đoạn đường 4 dặm trên cao đường cao tốc 64, thị trấn này đã nộp đơn xin phá sản.

Việc phát hành giấy phạt đã mang đến 78% doanh thu cho hạt Sequoyah và quyết định này của bộ luật đã làm tê liệt khả năng thanh toán khoản nợ 200.000 USD.

Desert Hot Springs, bang California










Năm xin phá sản: 2003

Sự phá sản của Desert Hot Springs khởi nguồn vào năm 1990 khi một nhóm các nhà phát triển khu vực có kế hoạch mua đất và phát triển khi nhà di động. Thành phố đã khước từ thỏa thuận. Và sau đó họ bị các nhóm này kiện vì vi phạm luật nhà đất công bằng. Kết quả là phán quyết của tòa án chống lại thành phố. Chính quyền thành phố phải bồi thường số tiền lên đến 3,1 triệu USD vào năm 1995.

Khoản bồi thường và chi phí pháp lý đã trở thành một gánh nặng quá lớn đối với thành phố nhỏ bé này. Tính đến nay, lãi suất và khoản vay dùng để giải quyết vụ việc đã lên tới 10 triệu USD.

Thị trấn Prichard, bang Alabama










Năm xin phá sản: 2009

Vào những năm 1960, Prichard là một thị trấn phát triển bùng nổ. Tuy nhiên tầng lớp trung lưu suy yếu trong suốt những thập kỷ qua đã khiến doanh thu thuế của thị trấn này giảm mạnh. Năm 2009, ngân sách hưu trí cạn kiệt và đã không thanh toán cho 150 trường hợp.

Sau khi bị kiện, thanh phố đã cân nhắc xin bảo hộ phá sản như một giải pháp để ngăn chặn làn sóng kiện tụng. Cuối cùng họ đã bị buộc phá sản vào ngày 18/10/2009. Đây là lần thứ hai thị trấn này tuyên bố phá sản. Lần đầu tiên là năm 1999.

Stockton, California




gioi thieu




Năm xin phá sản: 2012Thành phố Stockton, California, nằm ở phía đông San Francisco, trở thành thành phố lớn nhất tuyên bố phá sản của Mỹ. Thành phố với 292.00 dân đang cân nhắc kế hoạch tạm dừng việc thanh toán khoản nợ 10,2 triệu USD và cắt giảm lương thưởng cho người lao động cũng như trợ cấp hưu trí với tổng trị giá lên tới 11,2 triệu USD.

Theo các chuyên gia phân tích thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phá sản của Stockton là sự chi tiêu hào phóng một cách tùy tiện và thái quá. Huy động nợ để đầu tư tràn lan cho các dự án.

Năm 2004, thành phố thực hiện đợt phát hành trái phiếu trị giá 47 triệu USD để xây dựng các trung tâm thể thao và giải trí. Tuy nhiên, khoản tiền khổng lồ đó không mang lại kết quả như mong đợi. Kinh tế suy thoái, bong bóng bất động sản vỡ đã khiến nguồn thu của thành phố bị cạn kiệt. Thêm vào đó, chi phí dành cho lương hưu ở mức cao khiến cho ngân sách của Stockton bị thâm hụt nặng (26 triệu USD).

Stockton trở thành một ví dụ điển hình cho sự thất bại do quan điểm và khả năng điều hành vĩ mô yếu kém.


San Bernardino, California









Năm xin phá sản: 2012

Là một thành phố lớn 210.000 dân nhưng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Thâm hụt ngân sách lên tới con số 46 triệu USD cộng với việc phải đối mặt với hàng loạt các vụ kiện tụng từ các chủ nợ đã buộc thành phố tìm đến giải pháp phá sản. Không những vậy, cơ quan chức năng cũng đang tiến hành điều tra về tình hình tài chính thiếu minh bạch của thành phố.

Từng rất thành công với thị trường bất động sản, tuy nhiên sau khi thị trường bị sụp đổ, San Bernardino lâm vào tình trạng khốn khó và trở thành một trong những thành phố phá sản đình đám của Mỹ chỉ sau Stockton ít ngày.

Hung Ninh-Cả loạt thành phố phá sản: Nước Mỹ rung động

Rao bán thị trấn 2 cư dân tại Mỹ với giá 5 tỷ đồng

Mỹ lao đao vì khủng hoảng châu Âu

LUCIFER - NHÌN LẠI CƠN ÁC MỘNG TÀI CHÍNH 2007 CỦA HOA KỲ

-Lucifer/X-CafeVN

American Dream – Giấc mơ Mỹ như lời của James Truslow Adams “Nơi đây đã có một giấc mơ Mỹ, giấc mơ về một vùng đất nơi đó cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, giàu có hơn và đầy đủ hơn cho mỗi cá nhân, với cơ hội cho mỗi người theo khả năng hoặc thành tích của mình” . Vâng, giấc mơ Mỹ vẫn còn đó, cho những ai phấn đấu và tìm kiếm một mái ấm gia đình thật sự. Chỉ tiếc một điều rằng , những tay tài phiệt ngân hàng đã bóp méo đi một phần nào các giấc mơ ấy.

9/8/1995. Lần đầu tiên trong lịch sử sàn giao dịch Nasdaq , Netscape một công ty công nghệ thông tin đặt biệt trong lãnh vực Internet đã có một phiên “lên sàn” làm sững sốt các chuyên gia đầu tư và các nhà tư vấn từ thung lũng silicon đến tận phố Wall . Cổ phiếu của Netscape đã tăng vọt từ 28 USD lên đến 71 USD. Và cũng từ đây, cơn say cổ phiếu “dot com” được hình thành. Tạo nên một bong bóng công nghệ thông tin với sự sụp đổ vào thứ 6 – 10/3/2000. Đây chính là căn nguyên của cuộc đại suy thoái hiện tại mà chúng ta đang đối mặt.



Đáp ứng với cuộc sụp đổ của bong bóng Internet, Fed – Cục dự trữ liên bang Mỹ đã nhanh chóng cắt lãi suất liên bang từ 6.5% xuống còn 3.5% chỉ trong vòng vài tháng. Tưởng rằng cú hích này sẽ làm mọi người tĩnh giấc nồng , nhưng không may rằng biến cố 11/9/2001 lại một lần nữa giáng một đòn chí tử vào cả hệ thống chính trị lẫn nền kinh tế của nước Mỹ. Để chống chọi lại sự suy mòn kinh tế có khả năng sụp đổ , Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất một cách mạnh mẽ - xuống hẳn tới mức 1% vào tháng 7/2003. Đây là mức lãi suất thấp nhất trong vòng nữa thế kỹ qua. Và lãi suất ấy tiếp tục được giữ nguyên suốt một năm tròn.



Cũng trong khoảng thời gian này, những nỗ lực kinh tế của cựu tổng thống Bill Clinton hầu như đã bị xóa bỏ. Với sự lên ngôi của tổng thống George W. Bush. Các chính sách tài chính “xã van” đã được thông qua bằng các đạo luật cắt giảm thuế, việc làm, phúc lợi y tế vào các năm 2001, 2002 và 2003 như một nhu cầu thiết yếu để đưa nền kinh tế đang bị trì trệ đi lên. Và thế là “giấc mơ Mỹ” như được chấp cánh. Người dân đổ xô đến các ngân hàng để vay mượn chi tiêu và mua sắm bất động sản. Các công ty và tập đoàn hình thành các mối liên kết để thâu tóm hội đồng bằng những lãi vay siêu rẻ. Đây cũng là thời kì “rất năng động” của các ngân hàng. Bằng lãi suất thấp các ngân hàng ráo riết chạy đua trong việc cho vay và tài trợ tín dụng. Bằng mọi biện pháp, các công ty cho vay nợ địa ốc đã nới lõng các tiêu chuẩn bắt buộc và sáng tạo ra các phương thức kinh doanh để nâng cao doanh số và tăng thu phí.

Cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải đối mặt rất khác xa với những cuộc suy thoái trước đây. Nó không dừng ở một khu vực nhất định, mà lan tỏa ra nhiều hướng khác trong nền kinh tế. Và tất yếu , việc gì quá đà thì sẽ bùng vỡ. Và cơn sống đầu tiên đến từ thị trường bất động sản, bằng những đồng tiền vay siêu rẽ. Người dân hăng hái mua sắm và chi tiêu hơn , và dĩ nhiên một khoản tiền lớn đã được rót vào thị trường nhà đất, kèm theo đó là các hình thức trung gian như sửa chửa, mua sắm thêm các phương tiện cho chính căn nhà của họ. Không ngừng tại đây, cơn khát mua sắm vẫn tiếp diễn và còn mạnh mẽ hơn trước, người dân tiếp tục dùng những đồng tiền rẽ để có thể sở hữu ít nhất là thêm một căn hộ thứ 2. Vấn nạn đầu cơ nhà đất bắt đầu xảy ra, giá nhà đất tăng “phi mã”. Để quên đi nỗi đau từ sự sụp đổ “Dot Com”, thị trường bất động sản trở thành tâm điểm của các luồng tiền đầu tư. Và như thế bửa tiệc nhà đất bắt đầu lên ngôi.



Già nhà đất tăng ào ạt, gần như gấp đôi vào đỉnh điểm của nó vào năm 2007. Trông đợi vào giá trị thị trường của bất động sản cao hơn lãi suất vay nợ. Người dân không ngần ngại bỏ tiền để có thể sắm thêm ít nhất vài căn nữa. Những số liệu cho thấy, nợ để sở hữu nhà đất đã tăng không thể tưởng tượng được. Năm 2007, số nợ đó ở một mức kỷ lục hơn 11 ngàn tỷ USD, vượt cả mức GDP của quốc gia. Trong khi số tiền tiết kiệm của mỗi cá nhân lại giảm xuống một cách đáng báo động.



Thay vì dùng số tiền tiết kiệm để trang trãi cho các chi phí như bảo hiểm sức khỏe, y tế. Người dân lại dùng chính số tiền này để đầu cơ vào thị trường địa ốc. Một xu hướng được hình thành, và tất nhiên những ngân hàng không bao giờ bỏ qua những cơ hội như thế này. Trước đây, khi vay nợ những người cho vay luôn phải tìm hiểu thật kỹ về lý lịch và khả năng trã nợ của con nợ. Nhưng khi bắt đầu cuộc chơi, các ngân hàng đã nhắm mắt làm ngơ. Các khoản vay dưới chuẩn càng ngày được mở rộng và gia tăng. Trong đó có những người vay nợ với một lý lịch cực kỳ “đen” cũng được cấp tín dụng, như những người vô gia cư , không nghề nghiệp, không tài sàn. Và mấu chốt chính là ở những khoản vay dưới chuẩn này. Các ngân hàng biết rằng đây sẽ là một rũi ro, và họ đã biết cách đẩy những rũi ro này sang cho các nhà đầu tư khác. Tên gọi của một loại chứng khoán “vay nợ có thế chấp” (collateralized debt obligations- CDO) được hình thành. Bằng cách tổng hợp từ hàng ngàn các khoản cho vay dưới chuẩn, các ngân hàng đưa những gói CDO này vào thị trường . Những công ty xếp hạng tín dụng bắt đầu vào cuộc, họ phân tích và xếp loại các gói CDO thành các mức cao nhất như AAA đến thấp nhất là Junk. Và chúng ta biết rằng khi xếp hạng các gói CDO ở mức AAA thì có nghĩa hầu như loại chứng khoán này không có rũi ro và ngang bằng với cả trái phiếu chính phủ. Các ngân hàng và công ty xếp hạng tín dụng đã đánh giá những gói CDO độc hại này quá thấp. Theo một bản báo cáo của NBER(cục phân tích kinh tế quốc tế) thì có đến 80% các gói CDO được đánh giá AAA tuôn vào thị trường, và tổng số tiền lên đến 180 tỷ USD cho các loại chứng khoán CDO.





Đây là một mô hình đơn giản để ta có thể thấy sự liên đới của nhiều lớp tài chính tham gia vào cuộc chơi nhà đất này. Bị hấp dẫn trước lợi nhuận thị trường và một sự đảm bảo như tên gọi “nợ có thế chấp” cùng sự đánh giá cực tốt của các hãng xếp hạng tín dụng như S&P, Fitch. Các nhà đầu tư, các quỹ hỗ tương đã xem thị trường CDO như một công cụ hái ra tiền. Từ đây , những món nợ của người Mỹ đã được đóng gói và đi chu du khắp thế giới và đến tay họ. Các ngân hàng quá thông minh trong cuộc chơi này, khi họ đẩy những gói “sarin” này ra xa tầm mà họ có thể bị ảnh hưởng.



Một biểu đồ thể hiện, cán cân giữa CDO và nợ dưới chuẩn của các “big banks”. Chúng ta sẽ tự hỏi: “Họ sở hữu nhiều như thế, họ sẽ chết là chắc”. Nhưng , có một công cụ tài chính khác không những đã giúp họ mà còn làm cho những “big banks” này giàu thêm. Công cụ đó sẽ được đề cập ở phần kế tiếp.

Và đương nhiên, chuyện gì phải đến cuối cùng cũng sẽ đến: Thời điểm sụp đổ của thị trường bất động sản vào năm 2007. Thời gian này , mọi người đều thấy rằng giá nhà quá cao để có thể đầu tư lẫn đầu cơ. Giá nhà bất đầu trì trệ vào giữa năm 2007. Khi không còn khả năng trả nợ, những người chủ nhà sẽ dùng chính căn nhà của họ ra làm vật thế chấp. Các ngân hàng và các công ty cho vay bất động sản đành phải chấp nhận những khoản thế chấp này. Nhưng có quá nhiều các khoản thế chấp như thế khiến cho thanh khoản của chính các công ty này rơi vào tình trạng khó khăn. Sự sụp đổ của thị trường bất động sản làm dấy lên một cơn lo ngại khủng hoảng sẽ xãy ra (và nó đã xãy ra). Những nhà đầu tư hoặc đầu cơ bắt đầu phải phân tích lại tất cả những mắc xích trong quả bong bóng địa óc và đơn nhiên là phải bán tống bán tháu những gói CDO . Nhưng một khi thị trường sụp đổ thì nó sẽ đi rất lẹ. Và chính điều này đã giết chết các nhà đầu tư hay đầu cơ.



Giá trị thị trường của các gói CDO này đã giảm một cách chóng mặt từ 180 tỷ chỉ còn lại chưa đến 20 tỷ vào đầu quý 2 của năm 2008.

6/8/2007 – American Home Mortgage : Một công ty cho vay địa ốc độc lập lớn nhất Hoa Kỳ. Nộp đơn phá sản sau khi đã cho thôi việc hầu hết các nhân viên vì tình trạng trì trệ nhà đất.

13/8/2007 – Goldman Sachs bơm hơn 3 tỷ USD vào một quỷ đầu tư phòng hộ đang bị cạn tín dụng để vực dậy giá trị của quỹ này.

15/8/2007 – CountryWide : Một công ty cho vay địa ốc lớn nhất Hoa Kỳ đã bổ xung 11.5 tỷ USD cung cấp cho thanh khoản để chóng chọi lại với cuộc sụp đổ địa ốc.

Câu chuyện chưa dừng hẳng trên nước Mỹ, như sơ đồ ở phía trên. Các gói CDO độc hại, không chỉ được giao dịch trên thị trường Mỹ mà nó còn lan rất rộng ra các thị trường khác như Châu Âu. Với sự dự phần từ các quỹ đầu tư của Anh Quốc và Đức.

9/2007 – IKB : Một tập đoàn cho vay của Đức đã lỗ hơn một tỷ USD vì thị trường “nợ dưới chuẩn” của Mỹ.
Cũng trong khoảng thời gian này Northern Rock : Một công ty cho vay bất động sản lớn nhất Anh Quốc đã phá sản , và đây là một cuộc chạy đua rút tiền lớn nhất trong vòng 100 năm qua ở Anh Quốc.

Khi nền kinh tế bị khủng khoảng thì những cơ sở sản xuất, những công ty sẽ loại bỏ bớt nhân viên để có thể giảm chi phí, thu hẹp sản xuất. Vì thế nhiều người dân đã bị mất việc làm, mất luôn cả nhà cửa(không trã nỗi tiền mua nhà).



Và hậu quả là quá lớn để những người dân bình thường để có thể gánh chịu. Hơn 2.6 triệu người đã bị mất việc làm , một con số cao kỷ lục suất 6 thập niên qua. Và vẫn còn tiếp tục tăng. Một bản báo cáo do chính FED(cục dữ trữ liên bang Mỹ) cho thấy số tiền trong tổng tài sản của mỗi người dân đã giảm xuống rõ rệt. Từ 125.000 USD xuống còn 96.000 USD. Các chính sách về y tế và sức khỏe tiếp tục bị hạ thấp xuống.

Một vấn đề mà có lẽ đau lòng nhất chính là tình trạng người vô gia cư. Từ năm 2007-2009 đã có hơn 1.5 triệu người đã bị tịch thu nhà cửa. Trãi dài trên 19 thành phố trên toàn nước Mỹ . Những túp lều du lịch được dựng lên làm nơi tạm trú, khi các ngân hàng đến “xiết nợ”. Tỷ lệ này tăng lên đến 12% kể từ năm 2007. Một bảng báo cáo từ trung tâm luật quốc gia cho thấy số người vô gia cư nằm ở mức 2.3 đến 3.5 triệu người trên toàn nước Mỹ. Và điều đặt biết có thể nói là chỉ trong một đêm , đã có 671,888 người bị mất nhà chỉ trong một đêm. Phân nữa số họ phải chiệu đựng dưới mưa bảo , nhà tạm trú.Có hơn 1.5 triệu trẻ em vô gia cư vào năm 2009.

Lạm phát tăng nhanh đến 5.6% vào tháng 7/2008. Khiến cho 89.402 doanh nghiệp bị phá sản vào đầu năm 2009 . Nối tiếp đó là sự “phá sản” của người dân từ 1,031,562 từ năm 2008 lên đến 1,357,565 vào năm 2009.

Và đó chính là lúc, giấc mơ Mỹ thực sự đổ vỡ trên khắp đất nước này.

Tài liệu tham khảo :

Sách :

Alan Greenspan – The Age of Turbulence
George Soros - The New Paradigm for Financial Markets : The Credit Crisis of 2008 and What It Means

Báo cáo :

The Story of the CDO Market Meltdown – Harvard College
Chronology of the Financial Crisis
Changes in Family Finances from 2007 to 2009 – FED
ECONOMIC GROWTH AND TAX RELIEF RECONCILIATION ACT OF 2001–U.S Government
The Financial Crisis: A Timeline of Events and Policy Actions – FED

Nguồn Tin :

http://www.nber.org
http://www.nationalhomeless.org/factsheets/How_Many.html
http://www.huduser.org/portal/periodicals/ResearchWorks/decjan_09/RW_vol...
http://www.reuters.com/article/2010/01/05/bankruptcy-corporate-idUSN0590...
http://www.dol.gov/
http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/7096845.stm
http://lauderinstitute.net/pdf/Chronology%20Economic%20%20Financial%20Cr...
http://inflationdata.com/inflation/inflation_rate/currentinflation.asp
LUCIFER - NHÌN LẠI CƠN ÁC MỘNG TÀI CHÍNH 2007 CỦA HOA KỲ

Tổng số lượt xem trang