Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Tập trận bất thường trên biển Đông, Trung Quốc muốn gì?

(17/08/2012 19:24:58) - Mới đây kênh truyền hình CCTV7 của Trung Quốc đã đưa một đoạn tin ngắn về việc quân đội thuộc quân khu Quảng Châu tiếp hành tập trận đánh chiếm đổ bộ với sự tham gia của nhiều loại khí tài quân sự hiện đại...


Hình ảnh chiến xa lội nước của Trung Quốc tham gia tập trận. Thời gian gần đây truyền thông Trung Quốc rất tích cực tuyên truyền sức mạnh quân sự như để khẳng định vị thế của một cường quốc...



Dường như Trung Quốc đang tích cực tăng cường sức mạnh quân sự tổng thể hòng "hăm dọa" những quốc gia nhỏ hơn. 


Tham gia buổi tập trận còn có cả lực lượng trực thăng, máy bay trinh sát không người lái

Hình ảnh chiến xa Trung Quốc tiếp cận đánh chiếm đất liền


Cuộc tập trận đổ bộ được thực hiện trên một quy mô lớn cùng sự hiệp đồng tác chiến của nhiều binh chủng


Quân đội được triển khai nhanh chóng tiến hành việc đổ bộ đánh chiếm đảo


Bộ binh Trung Quốc núp sau xe tăng lội nước đánh chiếm những vị trí trọng yếu

Trên trời trực thăng liên tục nhả đạt tiêu diệt những mục tiêu có sự kháng cự mạnh mẽ

Chỉ sau gần 1 giờ đánh chiếm, quân đội Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ đường bờ biển. Những động thái tập trận liên tục gần đây của Bắc Kinh khiến nhiều người cảm thấy nghi ngờ cho lời nói chủ động giải quyết tình hình bằng con đường ngoại giao của Trung Quốc. Phải chăng Bắc Kinh đang muốn sử dụng ngoại giao "súng đạn" để mong đạt được kết quả nhanh chóng theo hướng có lợi trước mắt?

-Tập trận bất thường trên biển Đông, Trung Quốc muốn gì?

****************

Thượng viện Philippines "truy" Ngoại trưởng: Có vay tiền TQ nữa không?

(GDVN) - Loren Legarda "truy" tiếp, liệu Philippines có ý định trả Trung Quốc khoản vay 200 triệu USD đầu tư cho các dự án xây dựng đường sắt miền bắc đã bị thất bại hay không

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã do dự trước yêu cầu công khai thảo luận về mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc trong phiên điều trần hôm 14/8 trước Thượng viện nước này.

Đây là phiên điều trần về ngần sách 11,7 tỷ USD dự kiến dành cho Bộ Ngoại giao (DFA) trong năm tới nhưng nhiều Thượng nghị sỹ lại quan tâm, truy vấn về quan hệ Philippines - Trung Quốc bởi có những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang trở nên nghiêm trọng.

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario

Đánh giá trên được Thượng nghị sĩ Philippines Manuel Villar đưa ra sau cuộc họp. Trong đó Ngoại trưởng Del Rosario đã lảng tránh trả lời cho câu hỏi của ông về việc liệu tranh chấp lãnh hải giữa Manila và Bắc Kinh có ảnh hưởng gì tới các lĩnh vực khác như hợp tác kinh tế song phương hay không.

Ông Villar đặt câu hỏi này vì Trung Quốc đã áp đặt một loạt động thái xử phạt và đe dọa về kinh tế với Philippines kể từ khi bùng phát căng thẳng trong việc tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough hồi tháng 4 vừa qua.

Thượng nghị sĩ Villar cho rằng, Nội các Philippines cần phải đảm bảo rằng các động thái gần đây của Trung Quốc như cấm nhập khẩu chuối từ Philippines và hoãn các chuyến du lịch tới nước này không phải là một phần của những biện pháp Bắc Kinh chống lại Manila.

Ông Villar cũng cho biết trong phiên điều trần, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Franklin Drilon "truy" ông Ngoại trưởng, sau những gì đã xảy ra liệu Philippines "có tiếp tục nhận hoặc vay tiền của Trung Quốc hay không?"  

Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Philippines Loren Legarda


Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Philippines Loren Legarda "truy" tiếp, liệu Philippines có ý định trả Trung Quốc khoản vay 200 triệu USD đầu tư cho các dự án xây dựng đường sắt miền bắc đã bị thất bại hay không.

Ngoại trưởng Del Rosario đã "lái" câu trả lời chuyển hướng sang "các vấn đề tranh cãi liên quan tới Biển Đông và sự cần thiết của việc đàm phán song phương". Ông tỏ ra hứng thú với chủ đề này và diễn thuyết sôi nổi hơn.

"Chúng tôi xem Trung Quốc như một người bạn, như một người hàng xóm, một đối tác. Chúng tôi chào đón sự hiện diện của họ như một quốc gia thịnh vượng với nền kinh tế mạnh mẽ, quân đội mạnh mẽ nhưng đồng thời chúng tôi cũng phải xem xét tới sự nổi lên của Trung Quốc với hy vọng rằng sự họ xuất hiện với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm" - Ngoại trưởng Del Rosario nói.

Ông Del Rosario giải thích, DFA vẫn duy trì cách tiếp cận "3 con đường" trong việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông đó là chính trị, pháp lý và ngoại giao. Chiến lược này dựa trên luật quốc tế và phù hợp với luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên  Hợp Quốc về Luật biển, đồng thời nhấn mạnh cách tiếp cận đa phương để giải quyết bất đồng.

Thượng nghị sĩ Manuel Villar

Theo ông Del Rosario, trong cách tiếp cận về về mặt chính trị, Philippines sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước khác hoặc các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ASEAN và Liên Hợp Quốc. Về cách tiếp cận pháp lý, Manila sẽ tìm kiếm các cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. Còn cách tiếp cận thứ 3, bằng con đường ngoại giao, Philippines sẽ tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Del Rosario cho rằng người dân Philippines nên có lập trường thống nhất về vấn đề này và nên có niềm tin vào chính phủ. 

Thượng nghị sĩ Villar sau đó nói với các phóng viên ông muốn DFA đưa ra tuyên bố dứt khoát. Ông nói: "Cho dù Trung Quốc đã ngừng các hoạt động leo thang của họ đối với những bất đồng lãnh thổ với Philippines, nhưng vẫn còn có những trừng phạt kinh tế? Họ vẫn gửi lính tới vùng biển tranh chấp? Đây là những vấn đề đòi hỏi câu trả lời. Tôi muốn nghe cho dù Trung Quốc đã chỉ ra rằng đây là tạm thời hoặc họ sẽ lặp đi lặp lại".

-- Thiếu nhạc trưởng trong nghiên cứu chủ quyền Biển Đông (VNN). Nhà báo Huỳnh Phan phỏng vấn Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân. Xem phần 1 bữa qua:  - Đừng học Trung Quốc “lấy sách đè người” (TVN).

--Tình hình biển Đông: Báo TQ làm loạn,Ấn muốn ra biển Đông

(Phunutoday) - Học giả Trung Quốc lên án báo chí nước này làm loạn đất nước, Ấn Độ xây dựng cứ điểm tấn công để tiến nhanh ra biển Đông... là những diễn biến chính về tình hình biển Đông ngày 17/8.-Ấn Độ thiết lập “cụm căn cứ” chốt chặt lối ra vào biển Đông

-Quân đội Ấn Độ xây 18 đường hầm dọc biên giới với Trung Quốc, Pakistan
(TNO) Quân đội Ấn Độ đã bắt đầu kế hoạch xây dựng 18 tuyến đường hầm dọc biên giới với Pakistan và Trung Quốc.
Ấn Độ xây 18 đường hầm dọc biên giới

TTO - Quan chức Ấn Độ cho hay nước này đang gấp rút xây nhiều đường hầm dọc biên giới giáp Trung Quốc và Pakistan để tăng cường khả năng di chuyển nhanh cho quân đội, tích trữ vũ khí trong trường hợp có chiến tranh.-

(Đất Việt)-Sau gần 7 thập kỷ Nhật Bản thất bại trong cuộc Chiến tranh Thế giới II, các nhà phân tích cho rằng những thay đổi về lãnh đạo tại Đông Bắc Á đang thổi bùng thêm các tranh cãi vốn chưa thể giải quyết một cách ổn thỏa.
>> Trung Quốc ngại 2 quả đấm thép của quân đội Việt Nam

>> Hơn 100 máy bay Trung Quốc nhằm biển Đông thẳng tiến

- Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam (NCT). - Các giới hạn của ngoại giao cưỡng hành: Cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Việt Nam năm 1979 (TCPT).

- Học giả Lý Lệnh Hoa: Trung Quốc không thể đưa ‘Đường biên giới 9 đoạn’ ra để bàn (TP). - Dân Trung Quốc bị nhồi nhét những luận điệu sai trái (NNVN). - Học giả Trung Quốc tố Thời Báo Hoàn Cầu “làm loạn đất nước “ (TT). - Ước mơ siêu cường của Trung Quốc (Petrotimes).

- Trường Sa: Tình đảo, tình người: Kì III: Chuyện tình của người lính biển (NCT).  - 12 tấm ảnh gây xúc động mãnh liệt gửi về từ Trường Sa (GDVN).  - Đẹp rạng ngời hình ảnh các chiến sỹ Trường Sa (Soha).
- “Cần tuyên truyền nhiều hơn về chủ quyền biển đảo” (TTXVN).  - Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam: Các nước đông Nam Á và khu vực Biển Đông (NCT).   – Phỏng vấn TS Nguyễn Nhã: “Không thể bóp méo sự thật lịch sử” (ANTĐ).  - HOÀNG Hồng-Minh: Mặt nước yên vui (Tia sáng).
- Các tuần tra hạm của Hải quân nhân dân Việt Nam (GDVN).  - Xem máy bay tuần thám CASA-212-400 Cảnh sát biển Việt Nam vừa nhận.
- Phỏng vấn Giáo sư Carlyle Thayer: ‘Trung Quốc sẽ bị cô lập nếu bất hợp tác về Biển Đông’ (VNE).
- Ảnh: Hoạt động của cái gọi là “thành phố Tam Sa” (GDVN).
- Ấn Độ thiết lập “cụm căn cứ” chốt chặt lối ra vào biển Đông (GDVN).  - Indonesia hợp tác với Trung Quốc sản xuất tên lửa (TN).
- Biển đảo Đông Bắc Á nổi cơn giông tố (VNE).

- Nhật Bản khởi kiện Hàn Quốc ra tòa án quốc tế (GDVN).  - Hàn Quốc bác đề nghị đưa tranh chấp đảo ra ICJ (TTXVN).

 - Nhật Bản thả các nhà hoạt động Trung Quốc (TT).  - Nhật thả người, Trung Quốc vẫn làm căng (VnMedia).
- Nhật Bản thả 14 người của Trung Quốc trong vụ Đảo tranh chấp (VOV).

-Nếu Trung Quốc chiếm đoạt đảo Senkaku sẽ xảy ra chiến tranh quy mô lớn

--Nhật trục xuất các nhà hoạt động TQ

Lào vẫn xây đập Xayaburi?

Tại sao Tây Tạng ?
Thanh Niên
Thanh Niên ngày 31.7.2012 đăng tin chính quyền Trung Quốc cấm du khách 6 nước: Anh, Na Uy, Áo, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam đến Tây Tạng mà không cho biết lý do vì sao đưa ra lệnh cấm này. Câu hỏi được đặt ra là, trên thế giới có hàng trăm quốc ...
TQ tập trận ở Tây TạngVietNamNet
Đặc nhiệm Trung Quốc: Thừa nhiệt tình, thiếu kinh nghiệmBáo Đất Việt
Cảnh sát TQ bắn chết người biểu tình ở Tây TạngĐài Á Châu Tự Do

- TQ tập trận ở Tây Tạng (VNN).  - Tại sao Tây Tạng ? (TN).

 

Tổng số lượt xem trang