Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Một số vấn đề ông Bộ trưởng Vũ Đức Đam trả lời VTV ngày 5/8/2012

-Một số vấn đề ông Bộ trưởng Vũ Đức Đam trả lời VTV ngày 5/8/2012  Bauxite Việt Nam 
Ngày 5/8/2012 trong chương trình dân hỏi Bộ trưởng trả lời của VTV, Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời nghe rất khó lọt tai. Thứ tự câu hỏi và trả lời theo Việt NamNet điện tử ngày 6/8/2012.
Không phải tất cả tập đoàn đều là gánh nặng
Bộ trưởng Đam “Theo tôi cần thống nhất một quan điểm, nước nào cũng có DNNN. Ở nhiều thời kỳ, kể cả ở các nước phương Tây, DNNN đóng vai trò rất quan trọng”.
Theo Bộ trưởng Đam nước nào cũng có DNNN, nhưng Bộ trưởng không nói tiếp, đúng nước nào cũng có DNNN, nhưng ở những nước công nghiệp phát triển họ chỉ giữ rất ít những DNNN ở lĩnh vực công ích nhằm phục vụ xã hội không nhằm lợi nhuận, những lĩnh vực này không sinh lời nên tư nhân không đầu tư vì vậy nhà nước phải đầu tư để phục vụ xã hội. Mặt khác, các DNNN đó bình đăng với các doanh nghiệp tư nhân khác, chứ không như ở ViệtNam.
Bộ trưởng Đam cho biết: “Trong số đó, số không có lãi chỉ khoảng 20% so với 60% trước đây. Trước đây, cứ 100 DNNN thì 60 không có lãi, chính vì thế trong quá trình đổi mới DNNN, những doanh nghiệp đó được cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê…”.
Như vậy đã rõ, trước đây cứ đầu tư 10 doanh nghiệp, chỉ có 4 doanh nghiệp có lãi, còn 6 doanh nghiệp hoặc lỗ hoặc hoà vốn. Chỉ có tiền “chùa” mới đầu tư như vậy, còn tiền cá nhân chắc chắn không ai bỏ vốn đầu tư kiểu đó. Đến nay số không lãi còn khoảng 20%, con số này cũng cần làm rõ, biết đâu rơi vào những ông lớn có số vốn khủng thì tỷ lệ không lãi 20% xem ra chưa nói lên điều gì?
Hiếm hoi lắm ông Đam mới đưa ra được ví dụ DNNN làm ăn có hiệu quả đó là Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Và ông Đam kết luận “Không phải tất cả các tập đoàn, tổng công ty đều lỗ và đều là gánh nặng”. Kết luận của ông Đam không sai, nhưng với số vốn khủng các tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ và được ưu ái tối đa về đất đai, tín dụng, độc quyền… hiệu quả làm ra liệu có tương xứng?
Vinalines lỗ do nguyên nhân khách quan
Trụ sở của Vinalines, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. RFA
Bộ trưởng Đam cho biết “Vinalines những năm trước là lãi, chỉ bắt đầu năm nay là lỗ. Lý do chính khiến Vinalines lỗ là kinh tế thế giới rất khó khăn. Vinalines vận chuyển quốc tế là chính mà giá cước lại xuống một cách không thể dự liệu được. Có nhiều mặt hàng xuống đến 90%, đại đa phần giảm hơn một nửa”.
Nói như ông Đam giá cước vận tải thế giới đa phần giảm hơn một nửa là không đúng, vì như ông Đam nói thì ngành vận tải biển cả thế giới sụp đổ vì không kinh doanh kiểu gì được khi đầu vào giữ nguyên hoặc tăng mà đầu ra giảm trên 50%, kinh doanh như vậy thì cả ngành vận tải biển thế giới phá sản chứ không riêng Vinalines. Thực tế không phải vậy cước vận tải biển năm nay có những mặt hàng vẫn tăng và ngành vận tải biển thế giới vẫn đứng vững.
Nói Vinaline lỗ là do khách quan chỉ đúng một phần, thực tế kinh tế thế giới  trì trệ tác động đến mọi ngành kinh tế trong đó có vận tải nhưng không phải yếu tố quyết định dẫn đến thua lỗ của Vinalines, thua lỗ của Vinalines chủ yếu do quản lý yếu kém của doanh nghiệp tích tụ nhiều năm mà người chịu trách nhiệm chính là Dương Chí Dũng. Sau đó có buông lỏng quản lý của các ngành chủ quản.
Nói về Vinashin ông Đam cho rằng phát triển lớn mạnh như ngày nay của Vinashin là một thành công. Nhưng thưa Bộ trưởng Đam, Vinashin được đầu tư với số vốn khổng lồ, hiện nay chỉ còn cái xác mà không có “hồn”, nếu không được trợ giúp phá sản là chắc.
Nhiều cán bộ trung cao cấp che giấu giỏi
Bộ trưởng Đam trình bày “Vụ việc Dương Chí Dũng xảy ra năm 2007”, “khi cơ quan điều tra báo cáo là lãnh đạo của Tổng công ty, cụ thể là ông Dương Chí Dũng, có dấu hiệu vi phạm, Thủ tướng đã chỉ đạo khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn đặc biệt đối với ông Dương Chí Dũng. Tất cả những việc này được làm với thái độ rất cương quyết, đúng trình tự tố tụng”.
Một giám đốc tai tiếng ngay từ những năm 2007, có nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, được Thủ tướng chỉ đạo khởi tố bị vụ án, khởi tố bị can, tiến hành ngay các biện pháp đặc biệt với Dương Chí Dũng, ngoài ra Dương Chí Dũng còn gây mất đoàn kết nội bộ như Bộ trưởng Thăng đã thừa nhận, khi đang bị thanh tra mà vẫn bổ nhiệm Dương Chí Dũng làm Cục trưởng và vẫn khẳng định là đúng quy trình? Tiến hành các biện pháp ngăn chặn đặc biệt mà Dương Chí Dũng vẫn cao chạy xa bay?
Bộ trưởng Đam nói “mà trong lịch sử từ trước đến nay, khá nhiều cán bộ trung cao cấp che giấu rất giỏi”. Câu hỏi đặt ra là liệu trong hàng ngũ cán bộ trung cao cấp đang chức có bao nhiêu người “che dấu giỏi” chưa bị lộ?
Bộ trưởng Đam nói “Một nguyên nhân nữa là công tác đấu tranh, phê bình và tự phê bình từ cấp cơ sở chưa làm thật tốt. Khi họ được tuyên dương, lên chức, bổ nhiệm, họ vẫn là một chân dung rất đẹp, rất tốt. Đùng một cái họ bị phát hiện và thành tội phạm, ta mới giật mình”. Điều này có lẽ chỉ diễn ra ở Việt Nam, các nước văn minh chắc chắn hiếm gặp.
Hà Nội  7/8/2012
T.B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Chính thức dừng vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất từ chiều nay VnEconomy -Từ chiều nay (8/8), nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ ngừng hoạt động để nhà thầu Technip khắc phục kỹ thuật

-Nhiều tiêu cực tại Tổng công ty Thép Việt Nam

"Hầm Thủ Thiêm bị thấm trong giới hạn cho phép"
(Dân trí) – Chiều 7/8, Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM (đại diện UBND TPHCM làm chủ đầu tư dự án Đại lộ Đông Tây) có công văn cho biết các vết trám trong hầm Thủ Thiêm là để xử lý thấm. Tuy nhiên, theo Ban quản lý thì các ...
Chủ đầu tư nói gì về các vết thấm hầm Thủ Thiêm?Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Chủ đầu tư thừa nhận hầm sông Sài Gòn thấm nướcBáo Giáo dục Việt Nam

- Hầm vượt sông Sài Gòn tiếp tục thấm, nứt? (DT).  - Vết thấm ở hầm sông Sài Gòn nằm trong giới hạn cho phép (NLĐ).  - Chủ đầu tư thừa nhận hầm sông Sài Gòn thấm nước (Bee). 
Đường hầm sông Sài Gòn bị thấm một số vị tríThanh Niên
Tuổi Trẻ -Đài Tiếng Nói TPHCM -Hà Nội Mới

anhbasam :- Vết keo trám chằng chịt trong hầm dìm Thủ Thiêm (TN).  Nhưng  PLTP thì thận trọng hơn: - Nhiều dấu hiệu lạ trong đường hầm vượt sông Sài Gòn.  Mời xem lại chuyện từ 4 năm trước: +  Các vết nứt tại Hầm Thủ Thiêm – TP. HCM (VTV/YouTube); + Kiểm tra vết nứt đốt hầm Thủ Thiêm (VNE).  + Và độc chiêu không giống ai: Vá vết thấm hầm Thủ Thiêm bằng keo epoxy, nhưng lại là đặc trưng cho mọi thứ của thời nay, tức là bất cứ sai phạm gì của hiện tại cũng đều phải có những thứ “keo” để trám lại, không trám chỗ rò rỉ nước, rò rỉ thông tin thực, thì trám miệng báo chí. Tất cả những bê bối đều như Hầm dìm Thủ Thiêm, được trám lại để “dìm” nó xuống, cho giới chức trách nhiệm nín thở “qua sông”/”hạ cánh an toàn”, đẩy cho lớp kế cận giải quyết tiếp và nhân dân chịu trận. “Hầm dìm” Thủ Thiêm chỉ là chuyện “nhỏ như con thỏ”, đập thủy điện Sơn La nứt mới là ghê. Đó là chuyện hơn 3 năm trước, ngay sau vụ Thủ Thiêm: + Xuất hiện vết nứt ở đập ngăn sông Thủy điện Sơn La (VNN); + Ðập thủy điện Sơn La nứt: Ai chịu trách nhiệm khi 15 triệu người thiệt mạng? (VS/NV). Và loại keo epoxy (có thể là thứ chuyên dụng cho … phi thuyền con thoi?) đã được tận dụng tiếp: Các vết nứt tại Thủy điện Sơn La đang liền lại (ĐV). Có thể nói rất mừng là với truyền thống “biến không thành có, biến khó thành dễ”, “biến nguy cơ thành thời cơ”, hai vụ này là những cuộc tập dượt nho nhỏ (đập Sông Tranh 2 mới đây cũng rất nhỏ) để trong tương lai chúng ta sẽ có kinh nghiệm kinh hoàng kinh thiên động địa để xử lý thảm họa điện hạt nhân Ninh Thuận một khi lỡ có xảy ra nứt, bể, không còn bị như bên xứ Nhật, Ukraina lạc hậu. Tuyệt!

-- Việt Nam, Hàn Quốc loan báo khởi động đàm phán mậu dịch tự do (VOA).


- EVN mua hơn 1.500 triệu kWh điện từ Trung Quốc (PLTP).  - EVN mua Trung Quốc gần 1,6 tỷ kWh điện trong 7 tháng (DT).

- Lại bàn chuyện cứu doanh nghiệp (LĐ).
- Chính thức sáp nhập Habubank vào SHB (TT). - Đã xong vụ sáp nhập ngân hàng đầu tiên(VnEco).  -  Lãi suất cho vay trên 15%/năm chiếm 29,1% dư nợ (TN).
- Theo thị trường thì phải tăng giá ồ ạt?(VEF).  -  Giá vàng tăng nhanh (TN).
- Không thể tùy tiện tăng giá xăng, dầu (VnMedia).
- Liên minh sàn giao dịch bất động sản hoạt động (TBKTSG).
- “Sổ đỏ” cho các căn hộ chung cư- Kỳ1: Cam kết một đằng, làm một nẻo (PL&XH).
- 937 doanh nghiệp trở lại hoạt động (LĐ).
- Khó khăn về nguồn vốn của dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã giảm (VOA).
- Gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc đe dọa ngành chăn nuôi (TN). - Đầu tư cho phụ nữ làm nông nghiệp còn rất thấp   –   (RFA).  - Thế chấp vay vốn bằng heo, gà, chim cút (PLTP).  -  Tôm chết hàng loạt, nông dân mất trắng 120 tỷ đồng (SGGP).  -  Mua tạm trữ 500.000 – 1 triệu tấn lúa (TN). - Nông dân chưa được hưởng lợi (TT).
- Còn 40 công ty “kiểu” MB24 đang hoạt động (Infonet).  -  Gobay.vn đào tạo kỹ năng… moi tiền! (LĐ).
-  Chưa nhiều khách nước ngoài được hoàn thuế (TT).
- Vietjet Air tiết kiệm đến ‘bần tiện’? (VTC).
- Hàng Thái bao phủ thị trường (DNSG).

- Những nền kinh tế nổi đình đám vào giữa thế kỷ này (TS).

- EU sẽ có liên minh ngân hàng? (LĐ).



Vô tư nghe điện thoại trong cây xăng sau quy định cấm
Dân Trí
(Dân trí) - Mặc dù nghị định 52/CP của Chính phủ quy định rõ mức phạt từ 2 đến 5 triệu đồng đối với các hành vi sử dụng ĐTDĐ tại các cây xăng, nhưng thực tế tình trạng này vẫn diễn ra tại nhiều cây xăng trên khắp cả nước. Tại TPHCM, ghi nhận trong sáng ...
Vẫn thoải mái nghe điện thoại gần cây xăngTiền Phong Online
Chưa có bằng chứng khoa họcTuổi Trẻ
Vẫn vô tư sử dụng điện thoại tại cây xăngThanh Niên

Tổng số lượt xem trang