Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Hơn 100 máy bay Trung Quốc tiến ra biển Đông

(Quốc phòng) - Một bản tin đăng trên nhiều trang quốc phòng của Trung Quốc nói hơn 100 máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ tấn công tầm xa từ nhiều hướng vào biển Đông…. 

May bay Trung Quốc đang tiếp dầu trên biển Đông

Bản tin tường thuật cuộc phỏng vấn của Đài Truyền hình Trung Quốc (CNTV) với sĩ quan hải quân Trương Vỹ, Phó chỉ huy một hạm đội lớn vừa có cuộc tập trận ở vùng biển xa phía Nam Trung Quốc nhưng không nêu tên hạm đội lớn này là gì và cuộc tập trận được tiến hành ở vùng biển nào thuộc biển Đông

Lược dịch đoạn phỏng vấn này của CNTV: Trong những năm gần đây, Không quân Trung Quốc đã có sự phát triển vượt bậc và có những thành công không thể chối cãi. Trung Quốc đã tự sản xuất mà không phải nhập khẩu máy bay cũng như trang bị quân sự cho Không quân như trước kia.
 
Ngày nay, chúng tôi đã sản xuất được rất nhiều loại máy bay mới, như các máy bay cảnh báo sớm, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom chiến thuật… Chính điều này đã làm cả thế giới phải chú ý hơn đến lực lượng Không quân Trung Quốc nói riêng và PLA nói chung.

Máy bay Trung Quốc chuẩn bị cất cánh nhằm hướng biển Đông thẳng tiến

Bên cạnh tự sản xuất được máy bay, Không quân Trung Quốc còn có sự phát triển mạnh trong việc chế tạo công nghệ. Sự thành công trong thử nghiệm tác chiến điện tử, cũng như việc phát triển mạnh cho công nghệ thông tin đã làm vũ khí của Không quân Trung Quốc có độ chính xác hơn rất nhiều, không gian cũng được mở rộng hơn... Không quân Trung Quốc có thể tác chiến ở các vùng lãnh thổ xa hơn xưa rất nhiều.

Bên cạnh việc phát triển mạnh công nghệ sản xuất và chế tạo máy bay, Không quân Trung Quốc còn nghiên cứu nhiều loại tên lửa mới trang bị cho không quân. Trong 10 năm trở lại đây Trung Quốc đã tự sản xuất được khá nhiều loại tên lửa: Tên lửa không đối không, Không đối đất,…

Tên lửa của Trung Quốc đã đứng vào hàng các loại tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới. Bên cạnh công nghệ về tên lửa thì Không quân Trung Quốc có đẩy mạnh sản xuất các hệ thống Rada, nhất là hệ thống Rada cảnh báo sớm tạo thành một mạng lưới dày đặc. Hệ thống Ra da thụ động cũng như chủ động của Trung Quốc có hiệu quả rất cao trong việc phát hiện mục tiêu hơn trước rất nhiều.

Bên cạnh tên lửa thì các loại bom cũng được phát triển hàng loạt với nhiều chủng loại khác nhau… tháng 6 năm 20XX Không quân Trung Quốc đã có cuộc diễn tập ở cực Nam Trung Quốc thuộc vùng biển Nam Trung Hoa.

Trung Quốc đang muốn biến biển Đông thành nơi tập luyện thường xuyên của không quân nước này mà không ngó ngàng đến chủ quyền của các nước láng giếng.

Đây là một vùng biển xa, lần đầu tiên Trung Quốc đã huy động 100 máy bay các loại nhắm hướng vùng biển cực Nam Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc. Thành công của cuộc tập trận này sẽ nâng tầm của Không quân Trung Quốc lên một bước mới, kể từ đây Trung Quốc sẽ có nhiều hơn các cuộc tập trận như vậy để bảo vệ chủ quyền của vùng biển phía Nam Tổ quốc (Biển Đông)…..

Bản tin còn cho biết, các máy bay chiến đấu tầm xa tiếp nhiêu liệu trên không lần đầu tiên bay xuống mũi cực nam để bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.

Rõ ràng đây là một diễn biến mới vô cùng nguy hiểm trong tình thế căng thẳng ở biển Đông. Đưa hàng trăm tàu chiến xuống vùng biển này, mang 23.000 tàu cá xuống vơ vét tài nguyên tại đây và bây giờ là hàng trăm máy bay chiến đấu Trung Quốc sẽ coi biển Đông là nơi diễn tập để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc thường xuyên, không biết Trung Quốc còn muốn làm gì tiếp theo nữa để khẳng định sức mạnh bá quyền mà không thèm màng đến dư luận quốc tế hiện tại….

  • Phú nguyễn (theo báo Trung Quốc)

-Hơn 100 máy bay Trung Quốc nhằm biển Đông thẳng tiến

-******************

Trung Quốc hung hăng chiếm biển Đông vì băng cháy

 

(Trái hay Phải)- “Nếu không có những nghiên cứu thật sự bài bản, chúng ta sẽ không thật sự biết Biển Đông có những gì, vì vậy, không biết được sẽ mất những mỏ tài nguyên gì trong tham vọng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc” – TS Nguyễn Thế Tiệp, nguyên Viện trưởng Viện Địa chất và Địa lý Biển, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam nói.

 

Chưa đánh giá được tài nguyên Biển Đông

PV: - Thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu về Trung Quốc lý giải, những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông nằm trong tham vọng “độc chiếm tài nguyên” khu vực này. Là một nhà khoa học nhiều năm nghiên cứu về tài nguyên Biển Đông, ông nhận xét thế nào về quan điểm trên?

TS Nguyễn Thế Tiệp: - Tôi thường theo dõi thông tin về vấn đề này nhưng chỉ dưới khía cạnh độc giả. Trước đây, khi đi khảo sát trên khu vực Biển Đông, thỉnh thoảng chúng tôi cũng gặp tàu của Trung Quốc, có khi một tàu của mình gặp 3 tàu của họ đi cùng nhau.

Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông sẽ bao trọn các vùng chứa tài nguyên của khu vực này. Đó là dầu khí đáy biển, băng cháy và một số loại khoáng sản kim loại… Nước chịu thiệt hại nhiều nhất đương nhiên là Việt Nam vì khu vực dự báo tiềm năng băng cháy đều thuộc vùng biển của Việt Nam.

Thêm nữa, thông thường, băng cháy liên quan tới dầu khí. Dầu khí là nguồn vật liệu hữu cơ cung cấp cho băng cháy, nghĩa là ở đâu có dầu thì ở xung quanh khu vực dễ có băng cháy và ngược lại. Đó là tiềm năng về dầu khí đáy biển mà rất nhiều nước đang quan tâm.

Nếu không có những nghiên cứu thật sự bài bản, chúng ta sẽ không thật sự biết Biển Đông có những gì, vì vậy, không biết chúng ta sẽ mất những mỏ tài nguyên gì trong tham vọng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

TS Nguyễn Thế Tiệp chỉ dẫn địa mạo khu vực quần đảo Trường Sa. Ảnh ĐV
TS Nguyễn Thế Tiệp chỉ dẫn địa mạo khu vực quần đảo Trường Sa. Ảnh ĐV

PV: - Vậy việc nghiên cứu tài nguyên Biển Đông của Việt Nam đang ở mức độ nào rồi, thưa ông?

TS Nguyễn Thế Tiệp:- Việt Nam mới đang dừng lại ở mức biết được những loại tài nguyên nào nhiều khả năng có ở khu vực Biển Đông. Ví dụ như băng cháy, dù đã khoanh vùng được khu vực nhiều tiềm năng nhưng chúng ta vẫn chưa lấy mẫu, chưa đánh giá trữ lượng, chưa khoan thăm dò… Vì điều kiện nghiên cứu biển của chúng ta khó khăn quá.

Bạn thử tưởng tượng, chúng ta chưa có được một con tàu nghiên cứu biển và đại dương được trang bị máy móc đo đạc hoàn chỉnh. Mỗi khi đi nghiên cứu, phải thuê tàu 70 triệu đồng/ngày, rồi mang máy móc lên tàu hàn hàn buộc buộc. Như vậy độ chính xác làm sao cao được?

Được biết, Bộ Tài nguyên Môi trường đang đầu tư một chiếc tàu nghiên cứu biển, không biết kết quả tới đâu rồi. So với các nước trong khu vực (có lẽ chỉ trừ Campuchia và Lào), Việt Nam đều thua kém, chưa nói gì tới Trung Quốc hay các nước Âu, Mỹ.

Tôi đã từng lên tàu khảo sát cùng với các nước Nga, Đức trên khu vực Biển Đông của Việt Nam, như chúng tôi gọi vui là “đi xe ôm” nghiên cứu. Kết quả thu về tốt hơn những lần mình tự đi khảo sát.

Chọn đúng đối tác để giữ vững chủ quyền tài nguyên

PV: - Trung Quốc chủ động gây chuyện ở những vùng vốn không thuộc khu vực tranh chấp, rồi đề nghị thương thảo, cùng khai thác trong khi những nước này chưa đủ công nghệ để đánh giá tài nguyên, chưa đủ phương tiện để làm chủ công nghệ khai thác… Điều này có thể gây ra những khó khăn thế nào, theo ông?

TS Nguyễn Thế Tiệp: - Trước hết phải nói rằng, không chỉ với Việt Nam, đối với các nước xung quanh, Trung Quốc đều ứng xử theo cách như vậy. Tôi tham gia các hội nghị quốc tế thấy đại diện các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Phillipines bày tỏ sự phản ứng rất dữ dội.

Trở lại với nguồn tài nguyên băng cháy, người ta đã điều tra được rằng, trữ lượng của nó gấp 3 lần dầu khí bây giờ. Hiện tại, chưa có nước nào làm chủ được công nghệ khai thác. Đặc điểm của băng cháy là tồn tại ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao (dưới đáy biển), nếu đưa lên có thể nổ hoặc bùng cháy.

Nhưng tôi tin rằng, chỉ vài năm nữa sẽ có công nghệ khai thác. Tới lúc đó, câu chuyện Biển Đông có lẽ sẽ còn phức tạp hơn bởi làm chủ được băng cháy là làm chủ được một dạng năng lượng quan trọng và giá trị trong tương lai.

PV: - Có nghĩa là Việt Nam phải làm chủ hoặc ít ra là hiểu biết về nguồn tài nguyên trên vùng biển của mình. Tuy nhiên, như TS vừa nói, điều kiện nghiên cứu của chúng ta rất khó khăn, đương nhiên lựa chọn hợp lý nhất là hợp tác với các nước có điều kiện công nghệ cao. Giả sử được mời tư vấn, theo ông, nên chọn nước nào để mời hợp tác?

TS Nguyễn Thế Tiệp:    - Trong một chuyến công tác ở Nga, tôi được biết, Việt Nam cũng đã vấn đề hợp tác điều tra thăm dò băng cháy. Theo đó, phía bạn sẽ sang đo lại địa chấn và thực hiện một số mũi khoan thăm dò. Tính tới thời điểm này, tôi chưa có thêm thông tin về dự định hợp tác trên.

Chúng ta cũng đã từng hợp tác nghiên cứu với các nước châu Âu như Pháp, Đức. Mỹ cũng từng đề nghị hợp tác với Việt Nam điều tra thăm dò băng cháy ở khu vực Biển Đông của Việt Nam.

Lựa chọn đối tác nào để hợp tác không thuần túy là khoa học, kinh tế mà còn liên quan tới vấn đề chính trị và an ninh quốc phòng. Ở cương vị một nhà khoa học nhiều năm nghiên cứu tài nguyên Biển Đông, tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại rằng, Việt Nam cần phải biết Biển Đông đang chứa đựng những tài nguyên nào, trữ lượng dự kiến ra sao để thực hiện chủ quyền về tài nguyên của mình ở khu vực Biển Đông.

 

Hoàng Hạnh (thực hiện)

anhbasamanhbasam: - Độc giả H.N. méc, toàn bộ các bài tiếng Anh trên báo VietNamNet viết về căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc trên Biển Đông đã bị thay đổi nội dung. Cái tựa thì vẫn còn, nhưng nội dung bên trong được thay thế bằng các bài khác về văn hóa, thể thao, XHMT… không liên gì để chủ đề bài viết. Chẳng hạn như bài: VN lên án sự xâm phạm của TQ –VN condemns Chinese intrusion, nhưng nội dung bên trong được thay thế bằng bài: VN tuyên bố không có chất gây ung thư, độc hại trong sản xuất – Vietnam declares produce free from toxic carcinogen. Hay như bài này nói về vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 năm ngoái: Việt Nam yêu cầu TQ bồi thường – Vietnam demands China to pay compensation, thì nội dung bên trong được đổi thành bài: Cháy rừng vẫn tiếp diễn ở miền Đông Arizona, Hoa Kỳ: Wildfire continues unabated in Eastern Arizona, U.S.

BTV: Câu hỏi được đặt ra là, ai đã trực tiếp làm chuyện này? Phải chăng Trung Quốc đã tấn công vào máy chủ của VietNamNet rồi tự động thay nội dung hàng loạt bài viết lên án họ, mà những người quản trị mạng ở VietNamNet không biết, hay là có “nội gián” bên trong báo VietNamNet? Có lẽ các cơ quan chủ quản cần có một cuộc điều tra độc lập để trả lời câu hỏi này trước công luận. Ngoài ra, cũng cần điều tra thêm, liệu các tờ báo khác đã bị Trung Quốc xâm nhập hay chưa?
-----------

Tống Văn Công: Trỗi dậy và sụp đổ (viet-studies 8-8-12) ◄◄

Trung Quốc lộ nanh vuốt ở Biển Đông: China bares claws in maritime dispute (Asia Times 7-8-12)
Tranh đua Ấn - Trung ở Biển Đông: South China Sea: New Arena of Sino-Indian Rivalry (Yale Global 2-8-12)

Đài Loan nhảy vào Biển Đông: Taiwan jumps into South China Sea fray (Asia Times 9-8-12)

Mưu đồ lập thành phố mới của Trung Quốc: China's New City: Is this Beijing's Pivot? (CSIS Pacific Forum 3-8-12) -- Bài của Robert Manning
Sự xuất hiện một trật tự mới ở châu Á - Thái Bình Dương: The emergence of a new Asia Pacific order (East Pacific Forum 6-8-12)
Campuchia - Philippin - ASEAN: Tranh cãi ngoại giao giữa Cam Bốt - Philippines sau thất bại hội nghị ASEAN (RFI 6-8-12)

- Thu giữ nhiều bản đồ do Trung Quốc xuất bản sai về quốc giới (DT). - Tiếp tục phát hiện nhiều bản đồ sai sự thật do Trung Quốc sản xuất  (TN). - Khách sạn bày bán bản đồ sai sự thật (TT).
- Chiến lược “lát cắt salami” trên Biển Đông (SGTT).
- Nhật lập “đê” phòng Bắc Kinh (TT).

- Hình ảnh tuyệt đẹp về Trường Sa giữa Biển Đông (Bee). - Hiện đại hóa tàu cá giúp ngư dân bám biển (PLTP).   –  Hỗ trợ vốn cho ngư dân bị nạn trên biển (TN). - Đẹp quá Trường Sa (LĐ).
- Người Trung Quốc đánh cá ở Quảng Ninh (SGGP).    - Mỹ phát hiện ngư dân TQ ‘cướp cá’    –   (BBC). - “Đàm” hay “đánh” ? (Trương Nhân Tuấn).  – Trần Minh Thảo: BIỂN ĐÔNG THẬT GIẢ (Ba Sàm). -
-  Hơn 100 máy bay Trung Quốc nhằm biển Đông thẳng tiến (PN Today).  - Tình hình chính trị Trung Quốc và vấn đề biển Đông (PLTP).    – Mỹ giúp Philippines hiện đại hóa quốc phòng đối phó Trung Quốc (TQ).  – Mỹ khiến Trung Quốc lúng túng (NLĐ).   – Lựa chọn nào của Mỹ trong căng thẳng biển Đông   –   (www.cgi/http:/www.rfa.org/vietnamese/in_depth/w-option-f-us-in-scs-conflict-v...">RFA). - Mỹ bắt tay Philippines đối phó Trung Quốc (TP). - Mỹ bắt giữ tàu cá Trung Quốc (SGGP). - Đối đầu Trung – Mỹ, có khả năng trở thành một cuộc chiến tranh lạnh mới? US-China confrontations: Is a new Cold War likely? (Online Opinion).   – Nguyễn Chí Vịnh, nhà ngoại giao phải hòa giải Hà Nội và Bắc Kinh   –   (Thụy My).  - Làm dịu Biển Đông (TVN). -Biển Đông dậy sóng đến bao giờ ? (DĐDN). - Căng thẳng Biển Đông ‘sẽ dai dẳng’ (VNE).
- Đài Loan tăng cường quân sự đảo Ba Bình   –   (BBC).  – Đài Loan nhảy vào cuộc xung đột ở biển Đông: Taiwan jumps into South China Sea fray (Asia Times).  – Indonesia cảnh báo : Biển Đông có nguy cơ căng thẳng hơn    –   (RFI). - Đài Loan “tăng phòng thủ” trái phép tại Trường Sa (TTXVN).


 

Tổng số lượt xem trang