(PL&XH) - Theo "Tạp chí Âu-Á" số ra mới đây, cuộc đối đầu giữa nền kinh tế số 1 với nền kinh tế số 2 thế giới đang dẫn đến nguy cơ bùng nổ một cuộc Chiến tranh lạnh mới.
Theo "Tạp chí Âu-Á" số ra mới đây, cuộc đối đầu giữa nền kinh tế số 1 với nền kinh tế số 2 thế giới đang dẫn đến nguy cơ bùng nổ một cuộc Chiến tranh lạnh mới.
Mỹ khiến Trung Quốc ngày càng khó chịuViệc Mỹ chuyển trọng tâm chính sách từ châu Âu và Trung Đông sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương khiến Trung Quốc thận trọng và khó chịu. Sau hơn một thập kỷ gây ảnh hưởng đối với các nước láng giềng của Trung Quốc, Mỹ đang tìm kiếm cơ hội để phát triển các đồng minh trong khu vực. Hành động này sẽ mở đường cho những căng thẳng mới trong tương lai không xa.Do Trung Quốc mở một mặt trận mới trên Biển Đông, ngang nhiên tuyên bố chủ quyền các lô dầu khí tự nhiên ở các vùng đặc quyền kinh tế được quốc tế công nhận (EEZ) của Việt Nam và Phillippines, mâu thuẫn Mỹ-Trung ngày càng tăng. Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ quá nhấn mạnh đến các lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do hàng hải ở các vùng biển quan trọng chiến lược và gây rắc rối trong khu vực. Gần đây, một số nước trong khu vực đã tìm cách hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với Mỹ vì lo ngại sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Những tháng gần đây, Trung Quốc thường xuyên bất đồng với Phillippines, Việt Nam và ít nhất 8 nước khác, hiện tuyên bố chủ quyền đối với nhiều hòn đảo và vùng nước ở Biển Đông. Rõ ràng, sự ngang ngược của Trung Quốc trên vũ đài thế giới là nhằm phản ứng trước mối quan hệ của Mỹ với một số nước châu Á-Thái Bình Dương như Việt Nam, Philippines và Myanmar. Bên cạnh đó, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và Nhật Bản luôn làm Trung Quốc khó chịu, chưa kể liên minh quân sự của Mỹ với Hàn Quốc kéo dài hơn 50 năm qua. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Bali (Indonesia) tháng 11-2011 và sau đó ký một thỏa thuận an ninh với Australia, Mỹ đã củng cố quan hệ với một số nước châu Á-Thái Bình Dương. Tiếp đó, trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ đối với khu vực được công bố đầu năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Leon Panetta khẳng định: "Mỹ đang ở vào thời điểm bước ngoặt. Sau một thập kỷ chiến tranh, Mỹ đang phát triển chiến lược quốc phòng mới. Đặc biệt, Mỹ sẽ mở rộng các mối quan hệ đối tác quân sự và sự hiện diện của lực lượng Mỹ ở vòng cung kéo dài từ Tây Thái Bình Dương và Đông Á đến khu vực Ấn Độ Dương (IOC) và Nam Á. Hợp tác quốc phòng của Mỹ với Ấn Độ là một trụ cột trong chiến lược này".Sự quyết liệt ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông tại thời điểm quan trọng hiện nay dường như là một phần của chiến lược nhằm chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, sự mất lòng tin và cạnh tranh sức mạnh toàn cầu giữa Trung Quốc và Mỹ khiến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ hết sức quan tâm đến những tiến bộ kinh tế, công nghệ và hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Trước sự trỗi dậy của châu Á, do sự giảm sút dần dần của Mỹ và sự sụp đổ của Tây Âu, một trật tự thế giới mới dường như đang xuất hiện, trong đó những hành động quyết liệt ngày càng tăng kèm theo sức mạnh quân sự đáng lo ngại của Trung Quốc. Đây là nguyên nhân sâu xa gây ra nỗi lo ngại không chỉ cho Mỹ mà toàn thế giới.
Tín hiệu mới của Mỹ tới châu ÁTrong bối cảnh đó, Mỹ đã phát đi tín hiệu mới tới châu Á. Báo chí Nhật Bản cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto và người đồng cấp Mỹ Leon Panetta ngày 5-8 đã nhất trí về việc Washington triển khai máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk thực hiện các cuộc tuần tra trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Global Hawk là loại máy bay không người lái có tầm bay cao chuyên phục vụ các hoạt động do thám, giám sát và thu thập tình báo. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng trong những tháng gần đây sau các cuộc thảo luận của Tokyo về khả năng quốc hữu hóa quần đảo Senkaku và Trung Quốc cho triển khai tàu hải giám tới khu vực. Thông tin về việc triển khai Global Hawk cho thấy Mỹ muốn bắn tín hiệu tới Trung Quốc về sức mạnh của quan hệ quốc phòng Mỹ-Nhật trong việc bảo vệ quần đảo Senkaku, trong khi đối với phần còn lại của châu Á, đây là tín hiệu khẳng định Washington cam kết sẽ giữ cân bằng quyền lực ở khu vực trọng yếu này. Nằm giữa Đài Loan và Okinawa, quần đảo Senkaku được coi là nằm ở khu vực có trữ lượng dầu khí lớn và nằm dọc đường biển chiến lược của Trung Quốc ra Thái Bình Dương. Senkaku đã thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản từ những năm 1800, nhưng Trung Quốc đã quyết liệt tuyên bố chủ quyền vào cuối những năm 1960 và đầu 1970 sau một báo cáo của Liên hợp quốc về tiềm năng dầu khí lớn xung quanh khu vực này. Đầu những năm 1980, Tokyo và Bắc Kinh đã ngầm thỏa thuận rằng Nhật Bản sẽ không cho phép công dân mình tới thăm đảo hoặc phát triển quần đảo này. Đổi lại, Trung Quốc hạn chế các hành động tuyên bố chủ quyền hoặc hoạt động tuần tra xung quanh quần đảo. Tuy nhiên, năm 2010, căng thẳng đã bùng phát trở lại sau khi một tàu đánh cá Trung Quốc va chạm với một tàu tuần duyên Nhật Bản. Là đồng minh của Nhật Bản, Mỹ không thể giữ thái độ không liên quan đến cuộc tranh chấp này. Dù Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn nhấn mạnh quan điểm trung lập của Mỹ đối với tranh chấp này, các quan chức Mỹ đã khẳng định các thỏa thuận an ninh Mỹ-Nhật có bao gồm quần đảo Senkaku. Trung Quốc cho rằng đây rõ ràng là sự can thiệp của Mỹ vào tranh chấp song phương, điều mà Bắc Kinh tỏ ra lo ngại sau những can dự gần đây của Mỹ với Philippines và Việt Nam ở Biển Đông. Mỹ có 3 chiếc Global Hawks ở đảo Guam, vì vậy không thể duy trì hoạt động bay do thám thường xuyên trên quần đảo Senkaku. Thay vào đó, các chuyến bay do thám có thể bao gồm cả vùng biển rộng lớn hơn xung quanh Okinawa và các đảo khác của Nhật Bản ở đầu phía Nam của chuỗi đảo Ryukyu. Như vậy, các chuyến do thám này cũng không làm thay đổi đáng kể tình hình ở khu vực mà chỉ giúp cung cấp thêm thông tin ở phạm vi bao quát hơn. Tuy nhiên, thông tin rò rỉ về các cuộc thảo luận hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản triển khai Global Hawk lại gửi thông điệp tới 3 đối tượng. Với Trung Quốc, Mỹ muốn nói rằng Trung Quốc không nên đi quá xa trong việc khẳng định sức mạnh hải quân ở khu vực. Thông tin rò rỉ này cũng nhằm nhắc nhở Chính phủ Nhật Bản rằng Washington xem xét vấn đề an ninh khu vực của Nhật Bản một cách nghiêm túc, vì vậy Nhật Bản không nên có những hoạt động không cần thiết gây căng thẳng với Trung Quốc. Giữa lúc có những tranh cãi xung quanh căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa, vụ việc này cũng giúp nhấn mạnh vai trò của Mỹ trong bảo vệ Nhật Bản từ đó người dân Nhật Bản bày tỏ hoan nghênh sự hiện diện của binh sỹ Mỹ tại đây.Đây cũng là thông điệp gửi tới các nước châu Á khác khi Mỹ đang triển khai chiến lược "trở lại châu Á- Thái Bình Dương". Mỹ đã nhiều lần khẳng định mối quan tâm lớn hơn về các vấn đề kinh tế, chính trị và quốc phòng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng cam kết của Washington nhằm ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc thì vẫn chưa rõ ràng. Việc trì hoãn cử tàu sân bay tới biển Hoàng Hải sau vụ Triều Tiên đánh đắm tàu chiến Hàn Quốc năm 2010 được coi là hành động đầu hàng của Washington trước Trung Quốc. Mỹ cũng tránh can dự trực tiếp để bảo vệ đồng minh Philippines trong các tranh chấp ở Biển Đông dù xung đột gần như sắp xảy ra giữa tàu chiến 2 nước.Bằng việc giữ vai trò tích cực hơn nhằm giúp Nhật Bản kiểm soát quần đảo Senkaku, Mỹ đang nỗ lực làm dịu bớt sự lo lắng giữa các đồng minh và đối tác tiềm năng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Washington muốn khẳng định sẽ chống lại bất kỳ hành động vượt quá xa nào của Trung Quốc, tạo cảm giác tin tưởng của các đối tác khu vực nhằm tăng cường các mối quan hệ với Mỹ dù Trung Quốc có quyết đoán hơn nữa. Trung Quốc hiện nay đang nổi lên như một cường quốc kinh tế vượt Đức, Nhật Bản và chỉ đứng sau Mỹ. Trung Quốc cũng đang nuôi hy vọng trở thành một siêu cường bằng cách thay Mỹ trở thành bá chủ thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc buộc Mỹ phải tìm các biện pháp làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt liên quan đến các bất đồng ở Biển Đông. Vì vậy, thế giới dường như đang dần xuất hiện một cực thứ hai do Trung Quốc lãnh đạo, đối chọi lại với Mỹ, giống như Liên Xô và Mỹ trước đây. Và như vậy, một cuộc Chiến tranh lạnh mới giữa Trung Quốc và Mỹ có nguy cơ sẽ nổ ra.
Minh Tâm
- Nguy cơ tái chiến tranh lạnh vì sự đối đầu Trung-Mỹ? (PL&XH). - Báo Mỹ: Đừng để Trung Quốc đâm “sát sườn” (PN Today).
- Đề nghị tăng mức phạt nếu phòng khám sai phạm (VNN).
- Song Chi: Bộ mặt thật của Bắc Kinh: Lòng dân đã rõ, còn đảng? – (Người Việt). - Ngô Nhân Dụng: Bỏ Cộng cứu nước – (Người Việt). - Giải pháp tối ưu cho Việt Nam hiện nay trước Trung Quốc: Xoá bỏ hệ thống chính trị đương thời. Nhưng bằng cách nào?(RFA’s blog).
- Học giả Philippines: “Quả đấm thép” chống TQ chiếm Biển Đông(GDVN). - Trung Quốc tăng cường hợp tác với Malaysia (VOV). - ASEAN không đoàn kết sẽ là cơ hội để Trung Quốc lợi dụng (Infonet).
- Trên Biển Đông, Ấn Độ không “ngại” Trung Quốc (VnMedia).
- Trung Quốc – Cường quốc không có đồng minh (PLTP). - Biển Đông trong chiến lược Thái Bình Dương: Tân Hoa xã đưa tin về phương án chiến tranh với Trung Quốc của Mỹ (GDVN).
- Video: Trường Sa, một phần máu thịt thiêng liêng, gần gũi của Tổ Quốc (GDVN). - Tác giả “Cảm xúc Trường Sa”: Đem tính mạng “cược” với sóng biển Đông (GDVN).
- Họ cố tình suy diễn dù sự thât chỉ có một (ĐĐK).
- Trung Quốc hứa sẽ đàm phán về COC (CAND).
- Biển Đông: “Nhóm diều hâu đang tự tin nhưng thật không may cho họ”. - TQ có kéo tàu sân bay ra Biển Đông lúc này cũng chỉ làm “hình nộm”? (GDVN). - Trung Quốc đang đánh mất niềm tin trước thế giới(VnMedia).
-- Vụ án Cốc Khai Lai: Nhiều tình tiết mới (TT).
- Họp kín Bắc Đới Hà ra những quyết sách gì? (VnMedia).