Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Trung Quốc ngừng nhập nhiều hàng từ Việt Nam

Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đang bị hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc làm cho cán cân thương mại với Trung Quốc thâm hụt ngày càng lớn.

 


Theo thông tin từ các nhà xuất nhập khẩu, gần đây có tình trạng Trung Quốc đóng cửa biên giới với một số mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam gây ra rất nhiều khó khăn trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp này.

 

Tình trạng này không phải mới xuất hiện mà đã manh nha từ đầu năm 2011 đối với một số mặt hàng như cao su, nông sản, khoáng sản ... mới đây nhất là thuỷ sản. Tuy nhiên, nếu như trước đây tình trạng này biểu hiện không rõ ràng thì gần đây, phía Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý định hạn chế nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu có nguồn gốc Việt Nam, thay thế bằng nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia mà Việt Nam nhập khẩu hàng hoá nhiều nhất. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng tăng lên qua các năm. Đến năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu đã lên đến gần 25 tỷ USD. Dự kiến con số này năm 2012 sẽ tiếp tục tăng lên khi kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm đã là 13 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên từ 2009, nhưng vẫn ở mức khá khiêm tốn là 11 tỷ USD năm 2011.

Thâm hụt thương mại với Trung Quốc hàng năm là trên 10 tỷ USD, ước tính 2012 là 13 tỷ USD. Khoản thâm hụt này rất khó giảm được do các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc là máy móc thiết bị, linh kiện, phụ tùng và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lại chủ yếu là hàng sơ chế như nông sản, thuỷ sản, ngũ cốc, cao su...

Như vậy với tốc độ nhập khẩu tăng nhanh, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng bị hạn chế, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc sẽ ngày càng lớn.

Trước mắt, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với Trung Quốc sẽ là những doanh nghiệp trực tiếp gặp khó khăn trong kinh doanh. Trong tương lai, gia tăng thâm hụt thương mại với Trung Quốc có thể gây ra bất ổn về tỷ giá, mất ổn định vĩ mô.

 

Theo số liệu xuất nhập khẩu 6 tháng của Tổng cục Hải Quan, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc hơn 13 tỷ USD.

Các nhóm hàng nhập khẩu lớn như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng (hơn 2,4 tỷ USD); Điện thoại các loại và linh kiện (hơn 1,4 tỷ USD); Vải các loại (hơn 1,4 tỷ USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 1,4 tỷ USD)...

Xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay sang Trung Quốc đạt hơn 6,1 tỷ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: Sắn và các sản phẩm từ sắn (hơn 709 triệu USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 870 triệu USD); Cao su (hơn 576 triệu USD); Than đá (hơn 419 triệu USD)...

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc gần 7 tỷ USD.

 

 

Theo Doanh Nhân Việt Nam Toàn Cầu

--Trung Quốc ngừng nhập nhiều hàng từ Việt Nam

- Trung Quốc ngừng nhập nhiều hàng từ Việt Nam (TP).
- Thất nghiệp, về đâu Hai lúa? (VEF).
- ‘Chợ lao động nữ’ – những mảnh đời cơ cực (Petrotimes).  – Kéo nhau lên đê làm thuê cửu vạn… (DV).

--Vật vã truy nợ 100 triệu tiền cơm

Dù một tuần đã trôi qua kể từ khi các doanh nghiệp nợ cơm văn phòng được “điểm danh” trên mặt báo nhưng một chủ tiệm cơm trên phố Huế (Hà Nội) vẫn truy nợ trong tuyệt vọng.


Đại gia Hà Thành ‘đua’ cầm cố xe bạc tỷ ở salon | CafeF
Không vay được vốn, kinh doanh gặp khó, không có tiền trả lãi, tiền lương nhân viên và thuê văn phòng, nhiều đại gia đã phải tìm đến các salon ô tô cầm

--Doanh nghiệp đua nhau quỵt nợ | Vietstock
Tình trạng doanh nghiệp chây ỳ trả nợ, trốn nợ đang diễn ra nhiều tới mức đáng báo động.

-Bị ngân hàng ép, Bianfishco lại tính phá sản (vef) - Phóng loa đòi nợ đại gia Diệu Hiền (VNE), - ’Không mượn danh chồng Bí thư để đòi nợ bà Diệu Hiền’ (PN Today).

-- Sắp chống thấm xong Thủy điện Sông Tranh 2 (TT).

--Mời Bộ trưởng Đinh La Thăng đến quốc lộ 14

--Đất khu công nghiệp bỏ hoang: Tiếc đứt ruột! (TT)


Chưa yên tâm về Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

- Vẫn còn những rào cản chính sách tiền tệ (Petrotimes).
- ‘Vượt rào’ lãi suất ngày càng trắng trợn (ĐV).
- Các doanh nghiệp xăng dầu tìm đủ lí do để tăng giá (TTVN/Soha). - Thiếu chủ động, thị trường gas tiếp tục hụt hàng (TT).
- Sim đẹp Beeline được ‘hét’ giá 59 triệu đồng (VTC).
- Cuộc chiến giữa các thương hiệu sữa tươi Việt (ĐV).
- Thận trọng khi nhập khẩu đường, muối, trứng (Tin tức). - Thanh long của Bình Thuận xuất thẳng sang Hoa Kỳ (TTXVN).
-  Đưa hàng Việt về nông thôn cần một chiến lược dài hơi (VOV).


- Chuyện tiêu cực ở Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương(NCT).  -  Vụ sai phạm tại Trường ĐH Quy Nhơn: Nguyên hiệu trưởng nhận bồi dưỡng 282 triệu đồng (TN).  -  Kỷ luật cán bộ QLTT đòi doanh nghiệp chung chi (TN).  -  Yêu cầu báo cáo vụ “tố thẩm phán ngay tại phiên xử” (PLTP).  -  Kỷ luật 3 cán bộ quản lý thị trường Hậu Giang (TT).  - Lại trả hồ sơ vụ nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn tham nhũng (TP).

- Đất khu công nghiệp bỏ hoang: Tiếc đứt ruột! (TT).
- Biếu đại úy công an 100 triệu đồng “để đi nhậu” (DV).
- Thỏa thuận “cấm làm việc” có hợp pháp? (TN).

-  Lâm tặc tung hoành trên quốc lộ 25 (TN). –  Bắt giam Trạm trưởng bảo vệ rừng La Ngâu.
-  Thỏa thuận “cấm làm việc” có hợp pháp? (TN).  -  Phạm vi kháng cáo của người bị hại tới đâu? (PLTP).- Để phá rừng, nguyên trạm trưởng kiểm lâm bị bắt (NLĐ).  – Cháy rừng trong khu du lịch Ghềnh Ráng (TT).

- Chấm dứt tình trạng kéo dài thực hiện xây dựng ĐHQG Hà Nội (Chinhphu.vn).- Khổ với Nghị định 69 (ĐBND).  - Khó và thuận đều bắt nguồn từ việc thực hiện Luật Đất đai.

-  Chất vấn trong Đảng không được vòng vo, né tránh (TT).
-  Đường dây ma túy tiền tỉ trong trại giam (TN).  - Không khởi tố trưởng công an xã đánh dân (NLĐ).

Tổng số lượt xem trang