Gây rối trật tự công cộng như thế này mà sao không thấy công an ra xử lý.
- Những phút giây tại đích của nhà sư “nhất bộ nhất bái” (KT). – 9h30: Nhà sư “nhất bộ nhất bái” đặt chân lên đỉnh chùa Đồng (Soha).-Những nụ cười hiếm thấy của nhà sư "nhất bộ nhất bái"
- Video: Nhóm tháp tùng nhà sư “nhất bộ nhất bái” quây đánh người dân (GDVN).- Nhóm tháp tùng nhà sư “đi một bước lạy một lạy” tiếp tục đánh người (GDVN).
- Cần chủ động hành pháp vụ côn đồ theo thầy Tâm Mẫn (Bee).- Không thể tiếp cận nhà sư “nhất bộ nhất bái” (Bee). - Hành tung “bí ẩn” của nhóm tháp tùng “nhất bộ, nhất bái” (GDVN). --“Sư phụ thầy Tâm Mẫn chịu trách nhiệm về... nhóm hộ tống” - Việt nam – Âm binh nổi loạn ! – (PVTD).--Đoàn hộ tống sư Nhất bộ nhất bái: Ông Thiện, ông Dữ
- -- TT Thích Chân Tính: “Một phần lỗi do người dân thái quá…” (Bee). Người hộ tống sư Nhất bộ nhất bái lý giải… “mạnh tay” --Video: Nhóm tháp tùng "nhất bộ, nhất bái" đại náo đường quốc lộ
Chùm ảnh:Nhóm tháp tùng "nhất bộ, nhất bái" vẫn hung hăng, dọa nạt dân
(GDVN) - Hành vi hung hăng của nhóm tháp tùng Đại đức Thích Tâm Mẫn tiếp tục gây bức xúc trong dư luận địa phương.
-- Video: Nhóm tháp tùng “nhất bộ, nhất bái” đại náo đường quốc lộ (GDVN).
- Đại đức Thích Tâm Mẫn nói gì về nhóm tháp tùng “bặm trợn”? (GDVN). - "Riêng những người đeo kính đen, xăm hình, có tướng bặm trợn trong những bức ảnh mà báo chí đã đăng tải, tôi khẳng định, họ tự ý đi theo và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết, gây bất bình trong xã hội, trái ngược với lý tưởng chuyến đi".
Đại đức Thích Tâm Từ - Phó Trụ trì chùa Hoằng Pháp (xã Tân hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) khẳng định sau khi Giáo dục Việt Nam đăng tải loạt bài: Nhóm tháp tùng nhà sư "đi một bước, lạy một lạy" liên tục "tung chưởng" : “Những người đeo kính đen, xăm người, có hình tướng bặm trợn tự ý đi theo thầy Thích Tâm Mẫn và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết. Thầy Mẫn đang tập trung những người đó lại để làm việc. Rõ ràng, không để những vụ việc không hay như thế diễn ra nữa".
Chùa Hoằng Pháp cũng chính là nơi Đại đức Thích Tâm Mẫn, người đang có chuyến hành đạo theo cách “mỗi bước đi, mỗi bước lạy” xuất gia.
Ngoài cách hành đạo lạ lùng trong chuyến hành trình từ Nam ra Bắc kéo dài đã gần 4 năm nay, dư luận đang tập trung vào vị Đại đức này qua sự cố những người đi theo thầy có hành động côn đồ, liên tiếp hành hung người dân.
Thầy Tâm Mẫn không nhận ai làm đệ tử trong chuyến đi
- Thưa Đại đức Thích Tâm Từ, những ngày qua, thầy có biết việc những người đi theo chuyến hành đạo của Đại đức Thích Tâm Mẫn đã hành hung người dân tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh không?
Tôi có theo dõi rất kỹ những bài được đăng tải trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Phật tử tại Bắc Ninh và Hà Nội đã điện thoại về chùa báo tin. Chúng tôi đã lập tức gọi điện thoại ra Bắc Ninh để nắm tình hình và được biết: Một số người đi theo thầy Mẫn có những hành động ngăn cản, xua đuổi, thậm chí dùng vũ lực đối với những người muốn tiếp cận, gặp gỡ, thăm hỏi thầy Mẫn… là có thật.
Đó có thể là do sự hiểu lầm nhau.
- Đại đức đã nói chuyện với thầy Tâm Mẫn về vụ việc này?
Khi biết sự việc xảy ra, trưa 19/8, chúng tôi đã điện thoại cho thầy, khuyên thầy nên khắc phục, tránh không để diễn ra những việc không hay nữa, làm ảnh hưởng không chỉ riêng cá nhân thầy mà còn ảnh hưởng đến chùa Hoằng Pháp nói riêng và cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung.
Chúng tôi cũng nhắc thầy Mẫn, chuyến hành trình không còn bao lâu nữa sẽ kết thúc. Nếu không khéo sẽ mất đi ý nghĩa toàn bộ chuyến đi.
Đại đức Thích Tâm Từ xác nhận việc một số người đi theo thầy Mẫn có những hành động ngăn cản, xua đuổi và dùng vũ lực với người dân tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh, khi họ muốn đến gần Đại đức Thích Tâm Mẫn để thăm hỏi… |
- Thầy Mẫn có ý kiến gì với những lời khuyên đó không, thưa Đại đức?
Thầy Mẫn cho biết đang tập trung những người đó lại để làm việc rõ ràng, không để những vụ việc không hay như thế diễn ra nữa.
Chúng tôi đã góp ý, còn quyết định là do thầy Tâm Mẫn. Chúng tôi chỉ là những người đứng bên ngoài, trách nhiệm và cách giải quyết, xử lý vụ việc đều thuộc về thầy Tâm Mẫn.
- Trong cuộc nói chuyện, thầy Tâm Mẫn có nói rõ là những người có hành động côn đồ là do chính thầy Mẫn yêu cầu đi theo hay họ tự nguyện không thưa Đại đức?
Những người đó không phải là do thầy Tâm Mẫn yêu cầu đi theo mà họ là dân địa phương, tự ý theo thầy. Tôi biết rất chính xác, chỉ có hai người tự nguyện đi theo thầy để vác hành lý. Một là nữ Phật tử lớn tuổi và một anh thanh niên khuyết tật. Cả hai người này đã theo thầy Tâm Mẫn từ khi chuyến hành trình của thầy đến Đà Nẵng cho đến tận bây giờ.
Riêng những người đeo kính đen, xăm hình, có tướng bặm trợn trong những bức ảnh mà báo chí đã đăng tải, tôi khẳng định, họ tự ý đi theo và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết, gây bất bình trong xã hội, trái ngược với lý tưởng chuyến đi của thầy Mẫn.
Chính thầy trụ trì chùa Hoằng Pháp, Đại đức Thích Chân Tính cũng không đồng tình và rất phẫn nộ trước những hành động côn đồ. Thầy đã có ý kiến ngay sau khi biết sự việc không hay này: “Những người đó không được phép làm thế!”.
"Riêng những người đeo kính đen, xăm hình, có tướng bặm trợn trong những bức ảnh báo chí đăng tải, là họ tự ý đi theo và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết, gây bất bình trong xã hội, trái ngược với lý tưởng chuyến đi của thầy Mẫn" - Đại đức Thích Tâm Từ nói. |
- Nghĩa là không có một đệ tử nào từ chùa Hoằng Pháp đi theo chuyến đi của thầy Tâm Mẫn phải không, thưa Đại đức?
Chúng tôi chưa bao giờ chỉ đạo hay có chủ trương có người theo thầy Tâm Mẫn. Chắc chắn là không có đệ tử nào xuất phát từ chùa Hoằng Pháp.
Tôi cũng xin nói rõ để rộng đường dư luận: Đúng ngày mồng 2 tết năm 2009, thầy Tâm Mẫn phát nguyện, bước một bước, quỳ lại một bước, từ trong ra đến cổng chùa Hoằng Pháp tại TP.HCM và bắt đầu chuyến đi một mình ra Bắc. Trên đường đi, các Phật tử biết được ý nghĩa chuyến hành đạo của thầy, đã tự nguyện đi theo để ủng hộ, giúp đỡ một số việc lặt vặt cho thầy như mang hành lý, đưa thầy về chỗ nghỉ ngơi…. Thực sự, thầy Tâm Mẫn cũng không kêu gọi ai đi theo mình. Tất cả chỉ do một mình thầy phát nguyện.
Đến giờ này, gần 4 năm kể từ ngày thầy Tâm Mẫn rời chùa, thực hiện chuyến hành đạo, tôi chưa bao giờ nghe nói thầy nhận ai làm đệ tử trong chuyến đi cả.
"Tôi chỉ mong thầy Tâm Mẫn khôn khéo"
- Nhiều người thắc mắc là khi những người tự nguyện đi theo thầy Mẫn có những hành động côn đồ với một người đàn ông ở Bắc Ninh, lẽ ra thầy Mẫn có thể ngăn cản hành động diễn ra ngay gần sát mình nhưng sự việc đáng tiếc này đã xảy ra. Đại đức có ý kiến gì?
Những lúc hành trì thì thầy không nghĩ đến những chuyện trần tục nữa. Vì vậy, những vấn đề xung quanh, thầy không thể nắm bắt hay can thiệp được.
Khi có những vụ việc không hay ngoài ý muốn xảy ra, tôi nghĩ cả những Phật tử, dân chúng và các cơ quan chức năng phải nhìn sâu hơn vấn đề một chút. Khi con người ta làm một việc tốt, chưa chắc gì mọi người đều ủng hộ, vẫn có người thương, kẻ ghét.
- Trước khi vụ việc những người đi theo thầy Tâm Mẫn đánh dân chảy máu đầu tại Bắc Ninh, trên mạng cũng xuất hiện clip một người đi theo thầy hầm hầm ném nón vào một người đi đường. Thầy có xem clip này?
Tôi có xem và hỏi rõ ngọn ngành. Sự việc đó xảy ra tại Quảng Bình vào năm ngoái (2011 - PV). Xuất phát hành động này, theo lời của những người chứng kiến sự việc là do một đối tượng đi ngang, có những hành động gây hấn, nguy hiểm đến thầy Mẫn và một người đi theo đã ném nón để đỡ cho thầy. Clip chỉ được quay theo một chiều, cho thấy hành động của người ném nón mà không thấy quay hành động của đối tượng gây nguy hiểm cho thầy Mẫn nên đã gây hiểu lầm.
- Riêng cá nhân Đại đức, thầy nghĩ sao về vụ việc không hay vừa rồi tại Bắc Ninh?
Tôi rất bất bình đối với những những người đi theo thầy mà có hành động côn đồ với người dân như vậy. Nếu họ tự nguyện đi theo thầy, thì phải làm đúng cách, có oai nghi của một Phật tử: Cung kính, hoà hợp, tạo điều kiện cho chuyến hành đạo của thầy Tâm Mẫn thành công.
Những ngày qua, tôi rất lo lắng vì những cách hành xử bộc phát của một số cá nhân có thể làm xấu đi ý nghĩa của việc lễ lạy của thầy Tâm Mẫn. Chính bản thân thầy Mẫn cũng không hề muốn những người đi theo mình có những hành động côn đồ như thế.
- Sự phát nguyện chuyến hành đạo “một bước đi, một bước lạy” của thầy Tâm Mẫn có được sự đồng ý của sư trụ trì chùa Hoằng Pháp hay không, thưa Đại đức?
Bản chất phát nguyện của một tu sĩ Phật giáo, đứng trên phương diện cá nhân thì đó là tự chính bản thân người phát nguyện. Khi làm một việc như vậy thì chính bản thân thầy Tâm Mẫn phải có trách nhiệm. Riêng với chùa Hoằng Pháp, những việc làm, hành động, chí nguyện của thầy Tâm Mẫn đưa ra bên ngoài, thì ít nhiều gì chúng tôi cũng theo dõi và quan tâm.
Sự việc ngoài ý muốn vừa qua tại Bắc Ninh, làm cho Đại đức Thích Tâm Từ lo lắng, sợ ảnh hưởng đến hình ảnh của chùa Hoằng Pháp, cũng như chuyến hành đạo ý nghĩa của Đại đức Thích Tâm Mẫn. |
- Đại đức có thể nói rõ về ý nghĩa chuyến đi của thầy Tâm Mẫn?
Thầy Tâm Mẫn thực hiện chuyến đi là một việc làm đáng trân trọng, là một pháp tu trong nhà Phật. Thầy muốn gửi một thông điệp qua hành động mỗi bước đi, mỗi bước lạy của mình: Sám hối những tội lỗi trong quá khứ.
Cũng qua những hành động này, mọi người sẽ có cách nhìn tốt đẹp đối với Phật tử Việt Nam. Nếu chuyến đi thành công thì sẽ là một điểm nhấn cho bản thân thầy Tâm Mẫn, chùa Hoằng Pháp cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Đại đức có muốn nhắn nhủ thầy Tâm Mẫn trong lúc khó khăn thế này?
Tôi chỉ mong rằng thầy Tâm Mẫn khôn khéo và biết cách để sắp xếp việc làm của mình cho hợp lý, tránh gây cản trở giao thông, làm ảnh hưởng an ninh trật tự địa phương mà thầy đi qua.
Riêng những người tự nguyện đi theo, phải làm sao cho họ có thái độ với những người xung quanh đúng bản chất hiền hoà của một Phật tử.
- Xin lỗi Đại đức trước khi đặt câu hỏi cuối cùng này. Có một số thông tin bất lợi cho thầy Tâm Mẫn đang lan truyền trên mạng: Trước khi xuất gia, thấy Tâm Mẫn có một thời lầm lỗi, sống chung với dân “anh, chị”. Thêm một thông tin khác: Thầy Tâm Mẫn đã từng là một bác sĩ nhưng do tắc trách làm chết bệnh nhân... Đại đức có ý kiến gì trước những thông này?
Một đời người, ai cũng có một quá khứ. Tôi không biết rằng những lời đồn này xuất phát từ đâu? Ai muốn xuất gia tại chùa Hoằng Pháp, đều tuân theo những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt: Được sự đồng ý của cha mẹ, đủ tư cách và không vi phạm pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời trong quá trình thử thách tại chùa, chúng tôi cũng quan sát xem cách sống của người đó có đạo đức hay không, tâm tư của người đó có thực sự phát tâm hay không. Cho nên chúng tôi có thể khẳng định là thầy Tâm Mẫn có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của một người xuất gia.
-Điểm danh những người "hộ tống" nhà sư "nhất bộ nhất bái" đánh người
(GDVN) - “Hình ảnh của thầy Thích Tâm Mẫn thì rất đẹp nhưng đội quân “tháp tùng” thầy thì không ai có thể chấp nhận được”.
Người liên hệ với chúng tôi là anh Nguyễn Đ.C (SN 1981, ở xã Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh). Anh Đ.C cho biết, anh không trình báo việc anh bị nhóm người tháp tùng đại đức Thích Tâm Mẫn đánh với cơ quan chức năng. Nhưng qua những bức ảnh nhóm tháp tùng thầy Thích Tâm Mẫn đánh anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Bão, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) mà Giáo dục Việt Nam đã đăng tải, anh có thể nhận diện 3 đối tượng đã đánh anh.
Chia sẻ về lý do không báo sự việc cho cơ quan công an khu vực sở tại, anh Đ.C cho biết: “Tôi vẫn cứ nghĩ là chuyện gì đã xảy ra rồi thì thôi, không muốn làm to chuyện. Nhưng sau khi về đọc thông tin trên mạng về việc anh Cường bị đánh cùng với tôi trong một buổi sáng, rồi trước đó, anh Hưng ở huyện Gia Lâm cũng bị đánh nên tôi mới bức xúc và gọi đến báo”.
Chia sẻ về lý do không báo sự việc cho cơ quan công an khu vực sở tại, anh Đ.C cho biết: “Tôi vẫn cứ nghĩ là chuyện gì đã xảy ra rồi thì thôi, không muốn làm to chuyện. Nhưng sau khi về đọc thông tin trên mạng về việc anh Cường bị đánh cùng với tôi trong một buổi sáng, rồi trước đó, anh Hưng ở huyện Gia Lâm cũng bị đánh nên tôi mới bức xúc và gọi đến báo”.
Anh Đ.C kể: “Tôi là người bị đánh cùng ngày với anh Cường ở xã Liên Bão khi nhóm tháp tùng đại đức Thích Tâm Mẫn đi qua. Thời gian tôi bị đánh là lúc 8h50 ngày 17/8. Tôi rất bất bình với hành vi của những người đi bảo vệ thầy Thích Tâm Mẫn.
Khi tôi bị đánh, tôi đâu có lại gần nhà sư. Khi đó, tôi vừa ở bên này đường sang phía bên đường thầy Thích Tâm Mẫn hành lễ, vừa đến đã nghe mấy phụ nữ nói với những người tháp tùng kia về cách cư xử thiếu lịch sự với người dân muốn lại gần thầy: “Bảo người ta hẳn hoi chứ sao đánh chửi người ta, mất lịch sự thế”. Tôi cũng nói: “Các anh đi hộ tống nhà sư thì sao lại ăn nói như vậy, phải bảo người ta đàng hoàng chứ?”.
Thế là sau khi nghe tôi nói, anh cầm loa, có dáng người đậm đậm, thấp và nói giọng miền Nam hất hàm bảo với tôi rằng: “Anh kia nói gì?”. Tôi nói rằng: “Tôi nói thật với các anh, các anh đi bảo vệ nhà sư thì các anh nói đàng hoàng với người dân chứ sao lại bảo thế?”. Sau đó, một anh lại gần nhìn tôi như kiểu muốn đánh tôi ngay lúc đó nhưng hai người chắc không dám đánh. Sau đó, có đến 3 - 4 người chạy vào đánh tôi.
Lúc đó, may có người vào can chứ không thì tôi còn không biết bị đánh thế nào nữa. Tôi bị đánh chảy máu mồm và máu mũi. Hiện sức khỏe của tôi đã ổn, chỉ có vết đánh vào mồm thì vẫn còn tím và hơi sưng một chút ở môi. Tôi cũng bị nhẹ thôi”.
Lúc đó, may có người vào can chứ không thì tôi còn không biết bị đánh thế nào nữa. Tôi bị đánh chảy máu mồm và máu mũi. Hiện sức khỏe của tôi đã ổn, chỉ có vết đánh vào mồm thì vẫn còn tím và hơi sưng một chút ở môi. Tôi cũng bị nhẹ thôi”.
“Trong ảnh báo Giáo dục Việt Nam đăng tải có một ông mặc áo cộc trắng, đeo dây chuyền chính là người đã đánh tôi. Trong số những người trong ảnh mà báo chí đưa thì có ít nhất 3 người trong đó đã đánh tôi”, anh Đ.C cho biết.
Anh Đ. C nói tiếp trong giọng đầy bức xúc: “Tôi nghĩ, nếu nhóm người bảo vệ đại đức Thích Tâm Mẫn mà đi qua làng đông người thì chắc gì đội tháp tùng đó đã dám đánh ai. Hình ảnh của thầy Thích Tâm Mẫn thì rất đẹp nhưng đội quân “tháp tùng” thầy thì không ai có thể chấp nhận được. Tôi cũng muốn nêu ý kiến để các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý nghiêm những người hung hăng và côn đồ như vậy”.
Chiều tối 20/8, trao đổi với chúng tôi, Trưởng công an huyện Tiên Du, Thượng tá Nguyễn Văn Vấn cho biết: “Tình hình vẫn chưa có gì mới. Chúng tôi vẫn đang tích cực điều tra làm rõ vụ việc”. Trong một trao đổi khác, một đại diện công an xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cũng cho biết, cơ quan này đang tích cực xác minh 2 chiều.
Trước đó, nêu ý kiến về những hành động côn đồ của nhóm “tháp tùng” đại đức Thích Tâm Mẫn, một số Hòa thượng ở Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều cho rằng những hành động đánh người đó là vi phạm pháp luật và cần phải được xử lý nghiêm minh.
-
- Video: Tháp tùng sư Thích Tâm Mẫn đánh người (PBT SocSon). - Diễn biến mới nhất về hành trình “nhất bộ nhất bái” (Chùa PL).
-Nhóm tháp tùng “nhất bộ nhất bái” đánh người: Phát hiện thêm nạn nhân
- (GDVN) - Không chỉ đánh người khi qua huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh mà trước đó, nhóm tháp tùng “nhất bộ nhất bái” này cũng đã từng đánh gây thương tích người dân khi đoàn hành lễ đi qua địa phận thành phố Hà Nội.
Sau khi Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải thông tin về nhóm tháp tùng của đại đức Thích Tâm Mẫn đánh anh Nguyễn Văn Cường (trú tại xã Liên Bão, Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) chảy máu đầu, qua đường dây nóng 0917.84.9911, chúng tôi còn nhận được thông tin phản ánh về việc có người dân khác bị đánh.
Theo thông tin nhận được, chúng tôi đã tìm đến xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nơi đại đức Thích Tâm Mẫn đi qua cách đây chưa lâu. Không khó để chúng tôi có thể tìm đến nhà nạn nhân của những kẻ côn đồ trong nhóm tháp tùng đại đức Thích Tâm Mẫn bởi sự việc gây bức xúc trong dư luận địa phương.
Không chỉ đánh người bên Tiên Du, Bắc Ninh mà trước đó, một người dân bên xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, HN cũng đã bị đánh đến mức phải khâu 9 mũi ở khu vực đầu |
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết nạn nhân tên là Hưng. Dù rất kiệm lời với báo chí song anh này cũng cho biết, cách đây 10 ngày, anh đã bị một số người trong nhóm tháp tùng kia đánh bị thương phải khâu đến 9 mũi (3 mũi khu vực cằm và 6 mũi phía sau đầu). Anh Hưng cho biết đã báo với chính quyền xã và cơ quan chức năng đã vào cuộc. Hiện, vết thương của anh đã bớt đau.
Nhiều người dân bán hàng nước dọc quốc lộ IA đoạn đi qua xã Phù Đổng gần khu vực anh Hưng bị đánh cũng cho biết thêm: Không chỉ có anh Hưng bị đánh mà trước đó, nhóm tháp tùng này đi qua huyện Thanh Trì cũng đã đánh một số người dân khi những người này cố gắng lại gần đại đức Thích Tâm Mẫn.
Một công an viên của xã Phù Đổng xác nhận: “Sáng hôm ấy, anh Hưng đi tập thể dục bị tốp người đó đánh. Chúng tôi đã yêu cầu tốp người đó đến làm việc. Kết hợp với điều tra viên của huyện, qua xác minh thì chúng tôi được biết nhóm người đó không phải là những người đi cùng với nhà sư từ trong kia ra. Hiện tại chúng tôi đang xác minh hai chiều và chưa có kết quả”.
Đại tá Đặng Văn Vượng – Trưởng công an huyện Gia Lâm, Hà Nội cũng khẳng định thêm: “Cảnh sát hình sự của huyện đang làm vụ này”.
Như vậy, đã có ít nhất 3 người bị nhóm tháp tùng "nhất bộ nhất bái" đánh khi xem đại đức Thích Tâm Mẫn hành lễ |
Chiều 19/8, trao đổi với Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Nhã - Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc (Hà Nội) cho biết: “Những hành động đánh người của nhóm người tháp tùng đại đức Thích Tâm Mẫn như vậy là vi phạm pháp luật và cần phải được xử lý nghiêm khắc. Người nhà Phật vốn từ, bi, hỷ, xả không bao giờ làm hại đến người khác.
Đại đức Thích Tâm Mẫn hành lễ mà có nhiều người dân đi theo như vậy là cái duyên của thầy. Thế mà những người kia, để không cho người dân lại gần nhà sư Thích Tâm Mẫn đã đánh người dân là không thể chấp nhận được. Đó không phải là những người nhà Phật hay ở nơi cửa Phật, không xứng đáng đi theo hành lễ mà tôi nghĩ đó chỉ là những người lợi dụng để làm việc khác mà thôi”…
Trước đó, liên quan đến những hành động thể hiện sự côn đồ và hung hăng đánh người dân của nhóm “tháp tùng” đại đức Thích Tâm Mẫn ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Thượng tá Nguyễn Văn Vấn (Trưởng Công an huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) và một điều tra viên tên là Ngọc (Công an huyện Tiên Du) cùng cho biết: “Anh em chúng tôi nhận ngay tin từ khi mới xảy ra vụ việc. Hiện tại, anh em đang làm vụ việc này”.
- Nhóm tháp tùng "nhất bộ nhất bái" vừa đuổi lãnh đạo Giáo hội Phật giáo
- (GDVN) - Người bị đuổi là Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chuyện này vừa xảy ra cách đây ít giờ đồng hồ.
Những hành vi côn đồ của nhóm tháp tùng đại đức Thích Tâm Mẫn "đi một bước, lạy một lạy" khiến dư luận bức xúc và đặt ra nhiều câu hỏi về phẩm hạnh của những người này. Vụ việc càng trở nên nghiêm trọng hơn khi những kẻ "tháp tùng" đại đức này đánh vỡ đầu người dân khi đi qua địa phận tỉnh Bắc Ninh hôm qua, ngày 17/8.
Những người này cấm không cho người dân quay phim, chụp ảnh Đại đức Thích Tâm Mẫn. (Ảnh: Thảo Lăng chụp tại Tiên Du, Bắc Ninh) |
Trước những hành vi côn đồ này, sáng 18/8, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội. Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm cho biết:
“Hòa thượng Thích Tâm Mẫn đã trải qua khoảng 3 năm 6 tháng từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Bắc, thời gian đầu tôi chưa nghe điều tiếng gì về nhóm tháp tùng này cả. Việc người dân bị những người trong nhóm “tháp tùng” đánh thì tôi vừa được biết.
Tôi đang trên đường đi Quảng Ninh, đi qua nơi thầy Thích Tâm Mẫn hành lễ. Vì nghe chuyện như báo Giáo dục Việt Nam phản ánh nên tôi muốn góp ý với thầy ấy. Khi xe tôi đến cách thầy Thích Tâm Mẫn lễ khoảng 100 m thì cũng có hai đối tượng ra vỗ vào xe của tôi và đuổi đi. Đó thực sự là những kẻ bặm trợn.
Anh Nguyễn Văn Cường (trú tại xã Liên Mão, Tiên Du) đã bị một số đối tượng đi bên cạnh nhà sư đánh chảy máu đầu. |
Về những người trong nhóm tháp tùng hòa thượng Thích Tâm Mẫn, có ý kiến cho biết đó chỉ là những người thích thì đi theo ở trên đường chứ không phải những người đi từ chùa Hoằng Pháp (TP. HCM) ra".
“Tôi cũng đã góp ý với thầy Thích Tâm Mẫn là có thể thay đổi giờ hành lễ để tránh tắc đường. Thứ hai là nhắc nhở những người đi bên cạnh, nếu không thì sẽ không cho đi theo nữa.
Hành động đánh người dân của những người trong nhóm tháp tùng đã ảnh hưởng đến hình ảnh của những nhà sư trong mắt người dân, ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là không tốt. Sau khi nghe tôi góp ý, thầy Thích Tâm Mẫn đã trả lời là: “vâng”, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm cho biết.
Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm giảng giải thêm: “Nhất bộ nhất bái là một phương pháp tu của các tổ sư bên Trung Quốc ngày xưa. Bên đó, các chùa thường trên núi nên hay gọi là “triều sơn nhất bộ nhất bái”. Đó là sự phát nguyện có thể là “tam bộ nhất bái” hoặc “nhất bộ nhất bái”. Đây không phải là tư tưởng chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Việc phát nguyện này cũng không ảnh hưởng đến xung quanh.
Hành động đánh người dân của những người trong nhóm tháp tùng đã ảnh hưởng đến hình ảnh của những nhà sư trong mắt người dân, ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là không tốt. Sau khi nghe tôi góp ý, thầy Thích Tâm Mẫn đã trả lời là: “vâng”, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm cho biết.
Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm giảng giải thêm: “Nhất bộ nhất bái là một phương pháp tu của các tổ sư bên Trung Quốc ngày xưa. Bên đó, các chùa thường trên núi nên hay gọi là “triều sơn nhất bộ nhất bái”. Đó là sự phát nguyện có thể là “tam bộ nhất bái” hoặc “nhất bộ nhất bái”. Đây không phải là tư tưởng chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Việc phát nguyện này cũng không ảnh hưởng đến xung quanh.
Một người mặc áo tu hành trong đoàn tháp tùng nhà sư "nhất bộ nhất bái" này cũng đã từng "tung chưởng" ngay giữa phố đông |
Có thể có những thành phần lợi dụng đi vào trong nhóm tháp tùng của thầy Thích Tâm Mẫn đánh người không những làm ảnh hưởng thanh danh của Phật pháp mà còn là hành động phạm pháp. Nhất là thầy ấy đang có một hành động rất đẹp như vậy mà những người đi bên cạnh lại có hành động đánh người thì lại càng không nên”.
Trước đó, như báo chí đã đưa tin tại Quảng Bình, một người mặc áo tu hành trong đoàn tháp tùng nhà sư "nhất bộ nhất bái" này cũng đã từng "tung chưởng" ngay giữa phố đông.- Nhóm tháp tùng “nhất bộ nhất bái” vừa đuổi lãnh đạo Giáo hội Phật giáo.
- Nhóm tháp tùng nhà sư “đi một bước lạy một lạy” liên tục “tung chưởng” (GDVN).
- Hàng trăm con bạc Trung Quốc lén lút vào Việt Nam mỗi ngày (DT).- Vietnam gambling addicts driven to extremes (AFP/MSN). - Tệ lô đề ở Việt Nam lên báo nước ngoài (AFP/VNE). - Bắt người Trung Quốc chuyển 4 bánh heroin (TN)..
- Ăn chay mặc váy rau xanh vì Trái Đất – (BBC).
-- Đủ chiêu đòi nợ: Từ giễu xe bêu xấu đến biểu tình (VEF). Thời gian gần đây, trong lúc kinh tế khó khăn, xã hội lại xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bêu riếu“quái chiêu” nhằm vào các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp “kinh doanh bằng chữ tín” như bất động sản, ngân hàng.
Năm 2002, chủ nhân của chiếc một Piaggio X9 ở TP HCM đã nghĩ ra một “kế độc” vì cho rằng chiếc xe mình mua chất lượng tồi. Anh này đã tự cắt dán lên xe những câu thơ, những dòng chữ như “Bạn sẽ hối hận nếu mua X9”. Anh đã “mang uất ức đi khắp nơi”, thậm chí đậu chiếc xe đầy khẩu hiệu này trước cửa một đại lý của hãng Piaggio khiến chủ cửa hàng phải gọi cảnh sát 113 xuống để trục xuất anh cùng chiếc xe tai tiếng.
Vụ chiếc X9 được giới kinh doanh ghi nhận là vụ đầu tiên khách hàng dùng “chiêu” bêu xấu để đạt mục đích của mình. Nghe nói,mục đích của khách hàng nọ là đòi được thay miễn phí 19 món phụ tùng cho chiếc Piaggio của anh.
Rõ ràng đây là “chiêu độc” bởi một thời gian sau, hãng xe Ford “một ngày đẹp trời” đã mất uy tín nặng ở Việt Nam khi chủ nhân một chiếc xe của hãng này thuê người đẩy chiếc xe bị tai nạn mà túi khí không bung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Rồng rắn sau chiếc xe là báo chí và người hiếu kỳ, cảnh hoạt náo này trở thành một sự kiện nóng lúc bấy giờ và hãng Ford từ đó tụt dốc thảm hại về doanh số ở thị trường Việt Nam.
Thực tế thì những vấn đề với chiếc xe Piaggio hay ô tô Ford kia lẽ ra cần giải quyết theo trình tự, thủ tục bảo hành, bảo trì, bảo hiểm..
“Bổn cũ soạn lại”, thời gian gần đây, trong lúc kinh tế khó khăn, xã hội lại xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bêu riếu“quái chiêu” nhằm vào các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp “kinh doanh bằng chữ tín” như bất động sản, ngân hàng.
Vụ chiếc X9 được giới kinh doanh ghi nhận là vụ đầu tiên khách hàng dùng “chiêu” bêu xấu để đạt mục đích của mình. Nghe nói,mục đích của khách hàng nọ là đòi được thay miễn phí 19 món phụ tùng cho chiếc Piaggio của anh.
Rõ ràng đây là “chiêu độc” bởi một thời gian sau, hãng xe Ford “một ngày đẹp trời” đã mất uy tín nặng ở Việt Nam khi chủ nhân một chiếc xe của hãng này thuê người đẩy chiếc xe bị tai nạn mà túi khí không bung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Rồng rắn sau chiếc xe là báo chí và người hiếu kỳ, cảnh hoạt náo này trở thành một sự kiện nóng lúc bấy giờ và hãng Ford từ đó tụt dốc thảm hại về doanh số ở thị trường Việt Nam.
Thực tế thì những vấn đề với chiếc xe Piaggio hay ô tô Ford kia lẽ ra cần giải quyết theo trình tự, thủ tục bảo hành, bảo trì, bảo hiểm..
“Bổn cũ soạn lại”, thời gian gần đây, trong lúc kinh tế khó khăn, xã hội lại xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi bêu riếu“quái chiêu” nhằm vào các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp “kinh doanh bằng chữ tín” như bất động sản, ngân hàng.
Một cảnh biểu tinh về việc thu phí của căn hộ cao cấp ở Hà Nội |
Chi nhánh một ngân hàng ở Hà Nội mới đây bị một nhóm người xưng danh là khách hàng mang băng rôn, biểu ngữ bao vây trước cửa. Nhóm người này còn chặn xe máy đi trên đường và người đi bộ tham gia giao thông để phát cho họ những bài báo trên đó có viết về vụ việc dẫn tới vụ biểu tình này.
Trước đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng bị hàng trăm người mang băng rôn, biểu ngữ giăng la liệt phía trước trụ sở chính tại đường Nguyễn Cơ Thạch để đòi nợ. Họ đã mang cả đồ ăn, thức uống với quyết tâm cố thủ tại đây cho đến khi ngân hàng này phải “hiệp thương” được với họ về phương án trả tiền. Vô hình chung các “chủ nợ” và có khả năng cả các phần tử tiêu cực trà trộn đã biến thành tổ chức gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng tới an toàn, an ninh tiền tệ.
Cảnh giăng băng rôn biểu tình trước hội sở Agribank |
Có doanh nghiệp bị đối tác gửi thư thông báo có khoản nợ khó đòi tới tất cả các đối tác làm ăn.
Có công ty bị dán băng rôn đòi nợ trên xe đậu trước cả công ty nhiều ngày liền.
Ghê gớm hơn, một số kẻ khi trước là bạn hàng, khi sau hành xử kiểu giang hồ, gửi vòng hoa đến gia đình lãnh đạo công ty hoặc tới công ty, bắt cóc xiết nợ, thậm chí “không đòi được nợ thì…bắn.
Người xưa có câu “mất trâu thì lại tậu trâu, những quân cướp nợ có giàu hơn ai”. Việc sử dụng các biện pháp thu hồi nợ không tuân thủ quy định pháp luật, thậm chí sử dụng các biện pháp tiêu cực để đòi nợ bất chất pháp luật và đạo đức xã hội có thể gây hại cho chính chủ nợ, biến họ từ chủ nợ thành tội phạm.
Thực tế đã có những “chủ nợ” phải ra trước vành móng ngựa và lĩnh án tù vì hành vi tội phạm mà mình gây ra.
Xã hội không nên cổ súy cho những doanh nghiệp, cá nhân dưới danh nghĩa “người bị thiệt hại” dùng đủ mọi chiêu trò, thậm chí là vi phạm pháp luật để đạt được mục đích của mình. Pháp luật phải được thượng tôn và cách hành xử theo kiểu giang hồ, làm tổn hại văn hóa và đạo đức xã hội cần sớm bị ngăn chặn, loại trừ.
A.P
- Người đàn bà giấu mặt, đòi nợ đại gia Diệu Hiền là ai? (GDVN).
Cần Thơ báo cáo Thủ tướng nông dân đòi nợ Bianfishco
Chiêu thức đòi nợ của DN thời gian khó
Hãi hùng 'dịch vụ' đòi nợ thuê: Những giao dịch ngoài luồng
Hãi hùng 'dịch vụ' đòi nợ thuê
- Trung – Phi: Trung Quốc không muốn bị ràng buộc pháp lý – (RFA).