Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Trinh sát mạng và tình báo tín hiệu của quân đội TQ

>> Bí mật quốc gia VN là mục tiêu tấn công mạng
>> Mạng Việt Nam bị tấn công từ Trung Quốc?
>> Quyết định lập Cục Công nghệ Thông tin quốc phòng

Trong hệ thống tác chiến không gian mạng và mạng lưới trinh sát kỹ thuật và tác chiến điện tử của Quân đội Trung Quốc, Tổng cục 3 được xem là tổng cục có vai trò quan trọng nhất.

(ĐVO) Trung Quốc đã và đang nổi lên như một cường quốc toàn cầu về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). 

Được định hướng bởi chiến lược phát triển 15 năm (2006-2020), ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc là thông tin hóa các cơ sở quân sự và dân sự của đất nước như một biện pháp để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực ICT và đảm bảo an ninh quốc gia.

Ưu thế về thông tin, dù cho các mục đích chính trị, kinh tế hay quân sự, phụ thuộc vào tình báo cả về phổ điện từ và không gian mạng toàn cầu. 

Trong hệ thống tác chiến không gian mạng đang phát triển của Trung Quốc, Tổng cục 3 (Third Department) thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc (GSD) được xem là tổng cục có vai trò quan trọng nhất.

                   Bản đồ vị trí sở chỉ huy và căn cứ của Tổng cục 3.

Chức năng và nhiệm vụ

Tổng cục 3 là Tổng cục chuyên trách về mật mã hàng đầu của Trung Quốc, trước đó, được biết đến như là Cục 2 của Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc và gồm 3 thực thể chịu trách nhiệm thu thập, dịch thuật và giải mã/mã hóa. 

Ngày nay, Tổng cục 3 và đơn vị trực thuộc trong các Quân khu, Lực lượng Không quân, Hải quân và Lực lượng Pháo binh II (lực lượng ên lửa) của Trung Quốc đang giám sát một lượng lớn các cơ sở hạ tầng để theo dõi lưu lượng thông tin liên lạc từ các vị trí bên trong Trung Quốc, từ các đại sứ quán và các cơ sở khác ở nước ngoài.

Mạng lưới của Trung Quốc có thể giám sát hầu hết bất kỳ thông tin vô tuyến hay cuộc điện thoại nào trong tầm hoạt động của các trạm SIGINT (trạm tình báo tín hiệu). 

Mặt khác, đối mặt với những thách thức đang gia tăng đối với các hệ thông truyền thông và mạng máy tính. 

Tổng cục 3 cũng đảm nhận trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho các hệ thống máy tính của Quân đội Trung Quốc nhằm ngăn chặn các đối thủ bên ngoài tiếp cận những thông tin an ninh quốc gia nhạy cảm của Trung Quốc. 

Tổng cục 3 có thể phục vụ như đặc vụ quản lý quốc gia về việc giám sát không gian mạng hay khai thác mạng máy tính (CNE).

Tổng cục 3 được xem là tổng cục có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống tác chiến không gian mạng và mạng lưới trinh sát kỹ thuật và tác chiến điện tử của PLA.

Không chỉ vậy, Tổng cục 3 có nhiệm vụ chặn thu thông tin vệ tinh và sóng vô tuyến, mã hóa, giải mã, bảo đảm thông tin và phân tích tin tức tình báo. 

Ngoài việc giám sát các hành vi vi phạm an ninh thông tin liên lạc nội bộ của Quân đội Trung Quốc, các dơn vị của Tổng cục 3 và các trạm chặn thu của TRB của quân khu, quân chủng nằm rải rác trên lãnh thổ Trung Quốc có thể giám sát việc liên lạc trên sóng vô tuyến và xác định vị trí của đài phát thông qua việc tìm kiếm hướng phát sóng vô tuyến.

Sở chỉ huy

Sở chỉ huy và căn cứ của Tổng cục 3 nằm trên các ngọn đồi phía Tây của Quận Haidian, Bắc Kinh, Trung Quốc. 

Tổng cục này quản lý một lượng lớn các cơ sở hạ tầng chặn thu thông tin liên lạc và hệ thống giám sát không gian mạng nhắm tới các mục tiêu thông tin liên lạc ngoại giao nước ngoài, hoạt động quân sự, kinh tế, các tổ chức giáo dục công cộng và các cá nhân quan tâm.

Khu liên hợp trụ sở của Tổng cục 3 bao gồm các trung tâm theo dõi 24/24 giờ trên núi Tây Sơn, Học viện Khoa học Quân sự (AMS) và Đại học Quốc phòng Trung Quốc (NDU).

Huấn luyện đào tạo

Việc huấn luyện và đào tạo nhân sự cho Tổng cục 3 thường được tiến hành tại hai cơ sở. Những nhân viên về ngoại ngữ và các cục của Tổng cục 3 được đào tạo về ngoại ngữ tại Đại học Ngoại ngữ Quân sự Trung Quốc ở Lạc Dương. Sau khi tốt nghiệp, được điều về một cục để huấn luyện các nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể. 

Việc đào tạo kỹ thuật cho các kỹ sư điện, chuyên gia thông tin liên lạc, các nhà khoa học máy tính và các nhân viên an ninh mạng được tiến hành tại ĐH Thông tin Kỹ thuật Quân đội Trung Quốc tại Trịnh Châu, Hà Nam. 

Nhân viên phụ trách các nhiệm vụ thường xuyên như điều khiển, quản trị, an ninh cơ sở, được tuyển trong các đợt nghĩa vụ quân sự hàng năm. Các nhân viên an ninh có yêu cầu nghiêm ngặt hơn các nhân viên khác trong Quân đội Trung Quốc.

>> Hé lộ đội quân điều khiển học của Trung Quốc
>> Sợ bị tấn công mạng, Mỹ cấm làm ăn với một công ty TQ
>> Mỹ cảnh báo nguy cơ thiết bị viễn thông Trung Quốc

>> Trung và Mỹ hợp tác để tránh chiến tranh mạng
>> Mỹ - Trung bí mật diễn tập chiến tranh mạng
>> Trung Quốc để lộ hoạt động tác chiến điện tử
>> 'Năng lực tác chiến mạng của TQ là mối nguy hiểm'

Hoàng Ngân (theo Cyberwarfare)

-Trinh sát mạng và tình báo tín hiệu của quân đội TQ (kỳ 1) (26/11)

-Khám phá bộ máy trinh sát mạng và tình báo tín hiệu của Trung Quốc (kỳ 2)

Cuối năm 2010, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc đã tiết lộ Căn cứ bảo đảm Thông tin liên lạc đầu tiên của Trung Quốc.

(ĐVO) >> Khám phá bộ máy trinh sát mạng và tình báo tín hiệu của Trung Quốc (kỳ 2)

Căn cứ bảo đảm Thông tin liên lạc đầu tiên của Trung Quốc là Bộ tư lệnh không gian mạng nằm trong Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc, có nhiệm vụ đối phó với những mối đe dọa không gian mạng và bảo vệ an ninh quốc gia. 

Việc thành lập cơ sở này đã chứng tỏ vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong việc phát triển quân sự tương lai của Trung Quốc. 

Về cách thức bố trí và tổ chức lực lượng trong hệ thống tác chiến không gian mạng của Trung Quốc, Tổng cục 3 được đánh giá là tổng cục có hệ thống tổ chức biên chế chặt chẽ nhất.

Trong biên chế của Tổng cục 3 có các đơn vị trực thuộc và chịu sự chỉ huy trực tiếp bao gồm Các viện nghiên cứu thuộc Cục Trang bị Khoa học và Công nghệ; Các tổ chức chịu trách nhiệm về Bảo vệ mạng máy tính (CND - Computer Network Defense); Các cục trực thuộc; Các cục trinh sát kỹ thuật (TRB) của các  uân khu và các cục trinh sát kỹ thuật (TRB) của các quân chủng.

         Sơ đồ bố trí sở chỉ huy và các đơn vị trực thuộc của Tổng cục 3.


Các viện nghiên cứu thuộc Cục Trang bị Khoa học và Công nghệ:

Viện Nghiên cứu số 56: Viện Nghiên này còn có tên gọi là Viện Nghiên cứu Công nghệ máy tính Giang Nam là một tổ chức nghiên cứu và phát triển máy tính lâu đời nhất và lớn nhất của Quân đội Trung Quốc. 

Có trụ sở tại Vô Tích, Giang Tô, viện được đầu tư mạnh về những loại máy tính có hiệu suất hoạt động cao, hỗ trợ Tổng cục 3 và các trung tâm máy tính cấp quốc gia khác. Trong đó có siêu máy tính cho phép thực hiện và phá vỡ những mật khẩu và mã phức tạp.

Viện Nghiên cứu số 57: Viện Nghiên cứu 57 còn có tên gọi Viện Công nghệ Điện tử Viễn thông Tây Nam, chịu trách nhiệm phát triển các hệ thống chặn thu thông tin liên lạc và xử lý tín hiệu. Viện có trụ sở tại Thành Đông. 

Một trong số các lĩnh vực tập trung trọng điểm của viện là công nghệ truyền thông vệ tinh và viện này cũng đang hợp tác với Học viện Công nghệ Không gian vũ trụ Trung Quốc để nghiên cứu và phát triển vệ tinh.

Viện Nghiên cứu 58: Viện Nghiên cứu 58 tập trung vào công nghệ an ninh thông tin và mật mã, có trụ sở tại Miên Dương tỉnh Tứ Xuyên.

Các tổ chức liên quan đến CND:

Tổng cục 3 chịu trách nhiệm về Bảo vệ mạng máy tính (CND  -Computer Network Defense) và đóng vai trò trung tâm trong cộng đồng an ninh thông tin cấp quốc gia của Trung Quốc. 

Các tổ chức liên quan đến CND liên kết hoặc do Tổng cục 3 quản lý gồm: Cục An ninh Truyền thông Quân đội Trung Quốc, Trung tâm Tính toán miền Bắc Trung Quốc và Trung tâm Máy tính Tổng cục 3; Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ An ninh Thông tin Quốc gia; Trung tâm Đánh giá và Chứng nhận An ninh Thông tin Quân đội Trung Quốc; Viện Nghiên cứu An ninh Thông tin và Trung tâm Thông tin Quốc gia duy trì sự liên kết chặt chẽ với Cục Trang bị Khoa học và Công nghệ của Tổng cục 3; Trung tâm Công nghệ Kỹ thuật An ninh Thông tin Quốc gia tại Thượng Hải.

Các cục trực thuộc Tổng cục 3:

Tổng cục 3 chỉ đạo hơn 12 cục tác chiến. Trụ sở của 8 trong số 12 cục tập trung ở Bắc Kinh. Hai cục khác là tại Thượng Hải, một ở Thanh Đảo và một ở Vũ Hán. 12 cục này có trách nhiệm gửi báo cáo trực tiếp về Sở chỉ huy Tổng cục 3. 

Giám đốc và chính ủy cấp cục của Tổng cục 3 có quân hàm tương đương tư lệnh một sư đoàn và quản lý từ 6 đến 14 đơn vị hoặc văn phòng thuộc cấp. 

Trưởng phòng thuộc cục có chức vụ tương đương một Sư đoàn phó hay tư lệnh trung đoàn. Các phòng dưới cục tiếp tục được chia thành các bộ phận, nhưng một số bộ phận báo cáo trực tiếp về sở chỉ huy cục. 

Ngoài một văn phòng liên lạc tại Thượng Hải, Tổng cục 3 quản lý một Văn phòng Liên lạc Hồng Công, Ma Cao và tại Thâm Quyến.

Tổng cục 3 quản lý một lượng lớn các cơ sở hạ tầng chặn thu thông tin liên lạc và hệ thống giám sát không gian mạng nhắm tới các mục tiêu thông tin liên lạc ngoại giao nước ngoài, hoạt động quân sự, kinh tế, các tổ chức giáo dục công cộng và các cá nhân quan tâm.

Cục 1 (Đơn vị 61786) có trụ sở của cục nằm trong khu liên hợp chỉ huy của Tổng cục 3 tại Bắc Kinh. Cục có ít nhất 12 phòng hoạt động trong nhiều khu vực khác nhau của Trung Quốc. Nhiệm vụ của cục bao gồm, giả mã, mã hóa và các nhiệm vụ an ninh khác. 

Dù không có mối quan hệ chính thức, nhưng cục này có thể duy trì một mối quan hệ thân thiết, hỗ trợ lẫn nhau với các tổ chức ở Thành Đô như Phòng thí nghiệm An ninh Thông tin, Bảo vệ và Tấn công mạng thuộc Đại học Tứ Xuyên.

Cục 2 (Đơn vị 61398), hoạt động như một đơn vị hàng đầu của Tổng cục 3, trọng tâm hướng vào Mỹ và Canada, tập trung vào các thông tin tình báo về chính trị, kinh tế và quân sự. Các phòng của cục tập trung tại Thượng Hải.

Cục 3 (Đơn vị 61785) có trụ sở tại ngoại ô Đại Hưng, Bắc Kinh. Do tính chất phân tán của các phòng thuộc cấp, nhiệm vụ của cục có thể là thu thập thông tin sóng vô tuyên, bao gồm cả các mạng lưới kiểm soát biên giới.

Cục 4 (Đơn vị 61419), trụ sở ở Thanh Đảo, đảm nhiệm hướng về Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhiều phòng của cục, bao gồm cả Phòng 1, nằm tại khu vực Thanh Đảo.

Cục 5 (Đơn vị 61565) nằm tại xã Huangcun, Đại Hưng, Bắc Kinh. Cục chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ liên quan đến Nga. Các phòng của cục nằm ở thành phố Suihua/Hắc Long Giang, Jiuquan và Tân Cương.

Cục 6 (Đơn vị 61726) có căn cứ tại Vũ Xương, Vũ Hán. Các phòng của cục nằm kéo dài từ thành phố ven biển Hạ Môn đến thành phố Vân Nam, tỉnh Côn Minh. Đối tượng của cục là Đài Loan và Nam Á.

Cục 7 (Đơn vị 61580)  nằm trong khu vực Shucun, Hải Diến, Bắc Kinh. Cục tuyển chọn các kỹ sư chuyên về bảo vệ và tấn công mạng máy tính và thực hiện các nghiên cứu chung với nhóm bảo vệ và tấn công mạng máy tính của Học viện Kỹ thuật Thông tin Quân đội Trung Quốc.

Cục 8 (Đơn vị 61046), có trụ sở tại Hanjiachuan, cục tiếp giáp với sở chỉ huy Tổng cục 3 ở Bắc Kinh. Dựa vào khả năng ngoại ngữ của các nhân viên, cục tập trung vào phương Tây, Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi, Mỹ Latinh. 

Trong số 10 phòng, ít nhất một phòng trọng yếu của cục nằm tại thành phố Hải Khẩu, trên đảo Hải Nam. Phòng 7 nằm tại thành phố Tương Phàn, tỉnh Hồ Bắc. Trạm thu vệ tinh của cục nằm ở ngoại ô Xibeiwang, Bắc Kinh.

Tổng cục 3 được đánh giá là tổng cục có tổ chức biên chế chặt chẽ nhất.

Cục 9, là cục quản lý cơ sở dữ liệu và phân tích tin tức tình báo chiến lược chủ yếu của Tổng cục 3.

Cục 10 (Đơn vị 61886), có trụ sở trên đường Xinxi, ngoại ô Shangdi, Bắc Kinh. Cục này có các nhiệm vụ liên quan đến Nga và Trung Á, tập trung cụ thể vào theo dõi tên lửa và các vụ thử hạt nhân.

Cục 11 (Đơn vị 61672), trụ sở nằm ở Malianwa, phía đông của khu liên hợp Tổng cục 3. Trước đó, trụ sở của cục được đặt tại thành phố Giai Mộc Tư (Jiamusi), tỉnh Hắc Long Giang. Năm 2011, chuyển về Bắc Kinh. 

Cục có các phòng phân bố trên khắp miền Bắc Trung Quốc và gồm có các nhân viên chuyên về tiếng Nga.

Cục 12 (Đơn vị 61486), trụ sở ở huyện Zhabei, Thượng Hải. Nhiệm vụ của cục liên quan đến vệ tinh, bao gồm cả việc chặn thu thông tin liên lạc vệ tinh và thu thập SIGINT (trạm tình báo tín hiệu). Các phòng thuộc cấp của cục nằm trong khu vực Thượng Hải và ở phía đông nam, đông bắc, tây bắc và tây nam Trung Quốc.

Ngoài ra, trong tổ chức biên chế của Tổng cục 3 còn có các cục trinh sát kỹ thuật (TRB) của các quân khu bao gồm Cục trinh sát kỹ thuật Quân khu Bắc Kinh, Quân khu Thành Đô, Quân khu Quảng Châu (Đơn vị 75770), Quân khu Tế Nam, Quân khu Lan Châu, Quân khu Nam Kinh và Quân khu Thẩm Dương (Đơn vị số 65016).

Song song với các cục trinh sát kỹ thuật (TRB) của các quân khu, Tổng cục 3 còn có các cục trinh sát kỹ thuật (TRB) của các quân chủng Hải, Lục, Không quân và Pháo binh. Các cục trinh sát kỹ thuật của các quân chủng Quân đội Trung Quốc chuyên theo dõi mạng thông tin liên lạc liên quan đến những lĩnh vực cụ thể. 

Mặc dù chưa được xác nhận, nhưng các đơn vị trinh sát kỹ thuật của Lực lượng Không quân và Hải quân (Quân đội Trung Quốc) trước đây nằm dưới sự kiểm soát của sở chỉ huy Lực lượng Không quân của các quân khu và các Hạm đội Nam Hải, Bắc Hải và Đông Hải.

Trong những năm gần đây, các trang bị trinh sát kỹ thuật có thể đã được hợp nhất dưới sự chỉ huy của sở chỉ huy Không quân và Hải quân tại Bắc Kinh để tận dụng tốt hơn các nguồn lực dưới một sự kiểm soát tập trung.

>> Cơ quan tình báo đầu não Trung Quốc (kỳ 1)
>> Cơ quan tình báo đầu não Trung Quốc (kỳ 2)

Hoàng Ngân (theo Cyberwarfare)

-Mỹ xây thành phố ảo chuẩn bị cho chiến tranh mạng (30/11)

 Chính phủ Mỹ đang xây dựng các thành phố ảo để tập chống lại các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng từ internet.

>> Mỹ đứng sau vụ tấn công mạng Chính phủ Pháp?

(ĐVO) Một mô hình thu nhỏ “thành phố ảo” hoàn thiện với ngân hàng, bệnh viện, tháp nước, hệ thống xe lửa, mạng lưới điện và quán café vừa được kiến tạo tại bang New Jersey (Mỹ).

Công trình siêu nhỏ này được xây dựng trên một diện tích khiêm tốn rộng 2m, dài 2,5m nhưng hệ thống máy tính nó hoàn toàn giống hệt như ngoài đời thực. 

Đây là cơ sở để các chiến binh mạng của Chính phủ Mỹ tập rượt việc đánh lui các cuộc tấn công. Các chuyên gia tin rằng, các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng sẽ ngày càng lan rộng thêm.

Được phát triển nhằm đáp lại yêu cầu từ Quân đội Mỹ, dự án Mạng lưới chiến tranh Thành phố ảo (NWCC) được xây dựng bởi tổ chức huấn luyện an ninh của Viện Sans.

Trong dự án, các hacker của chính phủ tham gia vào rất nhiều sứ mệnh, bắt đầu từ tháng 12/2012, trong đó có việc đẩy lui các cuộc tấn công vào các công ty điện, bệnh viện, hệ thống cấp nước và dịch vụ giao thông vận tải của thành phố.

Giám đốc dự án, ông Ed Skoudis cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng hơn 18 nhiệm vụ và mỗi nhiệm vụ đó sẽ thách thức những người tham gia phải đặt ra chiến lược và sử dụng chiến thuật để chống lại các cuộc tấn công bằng máy tính nhưng có thể gây thiệt hại thật sự trong thế giới thực”. Những nhiệm vụ này sẽ tồn tại từ khoảng vài giờ cho đến vài ngày.

>> ‘Thiệt hại từ Trân Châu cảng trực tuyến sẽ rất thảm khốc'

Giám đốc Viện Sans, ông Eric Bassel cho rằng việc việc hiểu biết tốt hơn những điểm dễ bị tổn thương của thành phố sẽ có ý nghĩa quyết định khi nguy cơ bị tấn công mạng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn.

“Khi bạn mất khả năng kiểm soát trong không gian mạng bạn sẽ mất luôn khả năng kiểm soát thế giới thực. Có thể thấy các bằng chứng rất cụ thể về những cuộc tấn công của nước ngoài trong hệ thống mạng lưới máy tính của các công ty tài chính, các nhà máy sản xuất và các cơ sở hạ tầng khác của chúng ta. Những cuộc tấn công tồi tệ như thế đã diễn ra suốt nhiều năm nay nhưng những nỗ lực để đẩy lùi chúng thì vẫn rất hạn chế”, ông Eric nói.

“Với dự án NWCC, chúng tôi hi vọng sẽ xoay chuyển được tình thế này và bước đầu thiết lập được hàng ngũ các chiến binh phòng thủ trên mạng với các kỹ năng cần thiết và trải qua các cuộc tập huấn thực tiển nhằm đẩy lùi các nguy cơ tấn công mạng và đoạt lại quyền kiểm soát mạng làm việc trong trường hợp bị tấn công”, ông Eric nói thêm.

Theo cố vấn an ninh Alan Woodward, những thành phố như thế đóng một vai trò thực sự cần thiết.

“Điểm sơ qua Salisbury Plain, có rất nhiều sa mạc hoang vắng mà quân đội đang sử dụng cho các cuộc huấn luyện, và dự án NWCC này cũng được coi như một thao trường tương tự vậy cho các chiến binh mạng. Tất cả chúng sẽ dạy cho bạn cách phòng thủ và đáp trả lại trong mọi trường hợp chứ không giúp bạn ngăn ngừa được các cuộc tấn công.” Ông Alan kết luận.

>> Bài học bảo mật cho cho các VIP từ vụ Petraeus mất ghế
>> Lầu Năm Góc ngừng cấp điện thoại Blackberry cho nhân viên

>> Khám phát bộ máy rinh sát mạng và tình báo tín hiệu của Trung Quốc (kỳ 1)
>> Khám phá bộ máy trinh sát mạng và tình báo tín hiệu của Trung Quốc (kỳ 2)

Lê Hương (theo BBC)

-Mỹ xây thành phố ảo chuẩn bị cho chiến tranh mạng (30/11)

Mỹ đứng sau vụ tấn công mạng Chính phủ Pháp? (25/11)

- Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc khởi công dự án ở “Tam Sa” (DT). – Trung Quốc tự cho quyền chặn bắt và trục xuất tàu nước khác ở Biển Đông (DT).
- Philippines lại tố cáo Trung Quốc bội ước về bãi cạn Scarborough (Petrotimes).
- Bà Clinton: chính sách chuyển trọng tâm Châu Á không nhắm vào Trung Quốc (VOA).
- Cuộc chiến hộ chiếu ở châu Á (TVN). –  Chuyên gia David Brown: “Chưa thấy nước nào hành xử như TQ” (PLTP). – Lê Văn Thuần, Pháp: Cơ hội để đoàn kết, nhìn thẳng ai là kẻ thù của chúng ta ! (Người Lót Gạch).
- André Menras – Hồ Cương Quyết Một người « cực đoan » phục thiện xin đặt một số câu hỏi.

- Nhịp sống biển đông (TT).
- TQ sẽ khám tàu nước ngoài ở Biển Đông? (BBC).  – Trung Quốc tự cho quyền chận bắt và trục xuất tàu nước ngoài tiến vào Biển Đông (RFI).  – Tàu tuần TQ sẽ lục soát, trục xuất tàu nước ngoài ‘xâm nhập trái phép’ ở Biển Đông (VOA). - Trung Quốc tự cho quyền chặn bắt và trục xuất tàu ở Biển Đông (DT).
- Việt-Trung tăng cường quan hệ quốc phòng giữa tranh chấp Biển Đông (VOA).– THÁI THÚ (DĐCN).

- VN ‘chỉ đạo’ không đóng dấu hộ chiếu TQ (BBC). – Chính phủ chỉ đạo không đóng dấu lên hộ chiếu “đường lưỡi bò”  (VnEco).  - Vạch trần “hộ chiếu lưỡi bò” (NLĐ).  – Bài thử lửa của TQ với hộ chiếu ‘lưỡi bò’ (VNN).  - Lưỡi bò và lưỡi liềm (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). - Phạm Trần: Việt Nam có lâm nguy với hộ chiếu lưỡi bò? (DLB). – Hộ chiếu mới của TQ: Phản ứng của VN chưa xứng tầm (RFA).- Hộ chiếu bá quyền Trung Quốc: Quả pháo khai chiến của Tập Cận Bình (RFI). – Về trò đánh nguội của Trung Quốc (NLG/ Quê Choa).

- Indonesia: ‘Hộ chiếu TQ phản tác dụng’ (BBC).- Indonesia : Hộ chiếu “lưỡi bò” của Trung Quốc «là phản tác dụng» (RFI). – Hoa Kỳ trước việc Trung Quốc in bản đồ “lưỡi bò” lên hộ chiếu (RFA). – Chủ quyền “lịch sử” của Trung Quốc tại Biển Đông lại bị phê phán (RFI). - Các nước ĐNA phản đối hộ chiếu in “đường lưỡi bò” (PLTP).

- 1426. HÃY SÒNG PHẲNG (Ngô Minh Trí/ BS). - Dân Trung Quốc phản ứng “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu.

- Sự khác biệt ở “Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần 4” (RFA). - Biển Đông: Ba kịch bản cho tương lai (SGTT).
- Trung Quốc tranh thủ tình cảm của láng giềng (TVN). - Trung Quốc bắt đầu lo lắng vì UAV X-47B trên tàu sân bay Mỹ (GDVN). - Andreas Lorenz: Xung đột biển đảo ở châu Á (Phan Ba). – Công ty đóng tàu Trung Quốc khởi sự dự án ở Tam Sa (VOA).  – Căng thẳng Biển Đông trở thành Palestine? (BBC).
- Đảng đối lập Nhật Bản quyết bảo vệ đảo tranh chấp (VOV).  – Sản xuất xe hơi Nhật tại Trung Quốc giảm vì tranh chấp chủ quyền biển đảo (RFI). - Nhật Bản ‘tiến quân’ vào Đông Nam Á (TP).
- Việt Nam và Myanmar nhất trí quan điểm về biển Đông (NLĐ).  – Việt Nam – Miến Điện trên bàn cờ Hoa Kỳ và Trung Quốc (Bảo Mai). – Philippines lại tố cáo Trung Quốc bội ước trên vấn đề bãi Scarborough (RFI). – Đài Loan chuẩn bị «thủy lôi thông minh» nếu Trung Quốc xâm chiếm (RFI).
- Hồ Bạch Thảo: Chiến tranh Pháp Trung, liên quan đến Việt Nam (Diễn Đàn).

Tổng số lượt xem trang