Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Ngân hàng Trung ương Úc bị nghi ngờ bao che vụ bê bối Securency

Vậy vụ việc Lương Ngọc Anh làm trung gian cầm tiền hối lộ của Securency và NPA diễn ra trong cả 2 thời thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN là Nguyễn Tấn Dũng và Lê Ðức Thúy. Số tiền “hoa hồng” từng được đề cập đến là $20 triệu Úc kim.
-- Securency ‘được báo về an ninh VN’ – (BBC).- Một bị cáo vụ Securency thoát án tù – (BBC). – Ngân hàng Trung ương Úc bị nghi ngờ bao che vụ bê bối Securency – (RFI). - Trao kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho người nước ngoài (ANTĐ), Đại tá Richard Terry-Trưởng Văn phòng sỹ quan liên lạc Cảnh sát liên bang Australia (AFP) tại Hà Nội.


-Ngân hàng Trung ương Úc bị nghi ngờ bao che vụ bê bối Securency
Hôm nay, 22/08/2012, theo AFP, báo chí Úc loan tin Ngân hàng Trung ương Úc bị tình nghi đã bao che các vụ hối lộ liên quan đến những hợp đồng in tiền với một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Vào trung tuần tháng 8/2012, báo chí Úc phanh phui vụ một viên chức bộ Thương mại Úc, làm môi giới hối lộ hàng triệu đô la Mỹ để có được hợp đồng in tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cho đến nay, chưa có ai ở Ngân hàng Trung ương Úc bị điều tra, tuy nhiên, theo thông tin mới được công bố, ngay từ năm 2007, lãnh đạo Ngân hàng này đã nhận được một báo cáo nội bộ về các bê bối này, tức là khá lâu trước khi vụ việc được báo chí phát giác vào năm 2009.

Từ năm 2009, tám viên chức của hai công ty Securency International và Note Printing Australia (NPA) bị nghi ngờ đã đưa nhiều khoản hối lộ để đổi lấy các hợp đồng làm ăn với Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Theo các điều tra, từ năm 1995 đến năm 2005, tám nhân viên kể trên, thông qua các nhân viên thương mại quốc tế, đã mua chuộc các viên chức nước ngoài, để giành được các hợp đồng in tiền.

Hiện tại, chưa có ai ở Ngân hàng Trung ương Úc bị điều tra vì các vụ hối lộ này. Ngân hàng Úc luôn luôn khẳng định là chỉ biết được về vụ việc này vào thời điểm mà báo chí đưa tin năm 2009. Tuy nhiên, theo tờ Sydney Morning Herald, một báo cáo điều tra nội bộ, về các vụ đưa tiền hoa hồng của Securency, đã được trình lên phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ric Battellino ngay từ năm 2007.

Hãng truyền thông Úc ABC khẳng định đã có trong tay bản báo cáo. Trong cuộc trả lời ABC, Ngân hàng Trung ương Úc cũng thừa nhận có tài liệu này, mà Ngân hàng cho biết đã được làm theo yêu cầu của chính phó Thống đốc Ngân hàng Ric Battellino. Đây là điều ngược lại với những gì mà ông Glenn Stevens, Thống đốc Ngân hàng vào thời điểm đó, khẳng định trước một ủy ban Quốc hội Úc vào năm 2011.

Theo Ngân hàng Trung ương Úc, bản báo cáo đã không được chuyển cho cơ quan cảnh sát liên bang vào thời điểm đó. Hiện tại, ngân hàng này cho hay : « Tài liệu này là một bằng chứng được đưa vào cuộc điều tra đang tiến hành và ngân hàng không thể tiết lộ nội dung ».

Công ty Securency, mà Ngân hàng Trung ương Úc có cổ phần, là nơi sản xuất các tờ giấy bạc rất có uy tín vì độ bền và khó làm giả, được cung cấp cho hơn 30 quốc gia trên thế giới. Còn Công ty NPA là một chi nhánh của Ngân hàng Trung ương Úc, chuyên phụ trách in tiền cho Úc.

Xin nhắc lại là, liên quan đến các vụ hối lộ của Serurency tại Việt Nam, vào ngày 13/08/2012, báo chí Úc vừa phanh phui vụ bà Elizabeth Masamune, một viên chức cao cấp trong bộ thương mại Úc, làm môi giới hối lộ 20 triệu đô la Mỹ cho ông Lương Ngọc Anh, một đại tá ngành an ninh của Việt Nam, để có được hợp đồng in tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
************
Vụ tiền polymer: Bonuses for trade envoy in spy affair (The Age 16-8-12) -- Đại tá Lương Ngọc Anh nhận đến 20 triệu đô la tiền hối lộ?  Bà Masamune cũng được tăng lương hàng năm
-Tòa án Úc bác yêu cầu đòi xử kín vụ hối lộ in tiền cho Việt Nam Nguoi Viet Online -
 MELBOURNE, Aus. (NV) - Chính phủ Úc đòi xử kín nhưng tòa án vẫn xử công khai vụ án 8 quan chức của công ty Securency và công ty In Tiền (NPA) hối lộ cho quan chức Việt Nam và một số nước khác.


Ba cựu viên chức Úc ra tòa về tội hối lộ cho quan chức CSVN để giành mối thầu in tiền giấy nhựa polymer. (Hình: Brisbane Times)
Phiên xử các nghi can của vụ án hối lộ quan chức ngoại quốc để tranh thầu in tiền giấy nhựa polymer bước sang ngày thứ hai và dự trù sẽ kéo dài khoảng 2 tháng.

James Forsaith, luật sư cố vấn của chính phủ, làm theo lời yêu cầu của Bộ Ngoại Giao và Thương Mại lý luận rằng phiên tòa công khai sẽ để lộ nhiều tin tức có thể “làm hại mối quan hệ ngoại giao của Úc và không công bằng với chính phủ.”

Tuy nhiên, Luật Sư Veronica Scott đại diện cho báo The Age, phản bác thành công lập luận của chính phủ khi cho rằng vụ án nếu được “xét xử công khai sẽ vô cùng quan trọng đối với dư luận quần chúng” và nếu có sự “mất mặt hay nhậy cảm cho chính phủ liên bang hay Bộ Ngoại Giao và Thương Mại hay cho một viên chức liên bang nào thì tự nó không phải là căn cứ để xử kín.”

Trong phiên tòa đầu tiên ngày hôm qua, công tố viên Nicholas Robinson trình bày trước tòa rằng những người bị truy tố hối lộ các chức sắc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN, Malaysia, Indonesia và một số nước khác đã trả tiền qua các người trung gian để công ty Úc trúng thầu in tiền giấy nhựa polymer.

Ông Robinson nói trước tòa rằng những người bị truy tố (quan chức Úc) tin rằng các người cạnh tranh khác (tức các công ty in tiền của các nước khác tranh thầu với Úc) “sẽ đưa tiền hối lộ nếu công ty Úc không đưa.” Ông cho hay Quỹ Dự Trữ Liên Bang (tức Ngân Hàng Trung Ương Úc) đã bị áp lực để có thêm thương vụ.

Một trong ba người trung gian, đại tá tình báo công an Lương Ngọc Anh, dựa theo các văn thư trao đổi giữa bà Elizabeth Masamune (trưởng đại diện thương mại tại tòa Ðại Sứ Úc ở Hà Nội) với các bị cáo, là người “thành công trong việc giúp đạt hợp đồng cho một số công ty Úc tính tới nay.”

Bà bị cáo buộc là có quan hệ tình ái với Lương Ngọc Anh.

Các số tiền hối lộ được che giấu trên các chứng từ chi trả là “giả mạo” chi phí liên lạc báo chí, vận động thông dịch, tiền họp và học phí cho con của một viên chức Việt Nam. Báo Úc từng khui ra là con ông Lê Ðức Thúy (tức Lê Ðức Minh) khi làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đã được cấp tiền ăn học tại Ðại Học Durham, Anh quốc, bằng tiền hối lộ. Qua báo trong nước, ông Thúy từng phủ nhận vụ này.

Trong điện thư đề ngày 10 tháng 7, 2003, bị cáo Christian Boillot, một cựu giám đốc doanh vụ của Securency, từng viết cho cựu giám đốc điều hành (một bị cáo khác) Myles Curtis về việc phải chi tiền hối lộ rằng, “Tôi sợ đây là bản chất của trò chơi.”

Theo cáo buộc, ông Boillot đã bị cho nghỉ việc khi tính lấy tiền hoa hồng cho cá nhân ông. Hai viên chức Securency khác cũng đã bị sa thải sau khi nêu các quan ngại về bản chất lương thiện của các kẻ trung gian (Lương Ngọc Anh) hầu đạt được hợp đồng in tiền cho Việt Nam. Ông Robinson cáo buộc rằng một trong hai người bị cho nghỉ đã “bị hộ tống ra khỏi cơ quan.”

Dù không chấp nhận xử kín nhưng Thẩm Phán Phillip Goldberg lại ra lệnh bỏ ra 10 đoạn trong lời mở đầu của công tố viên liên quan đến hối lộ cho quan chức Malaysia.

Tuy có 9 viên chức bị truy tố, một người là ông David John Ellery, cựu viên chức tài chính của Securency, nhận tội và trở thành nhân chứng của công tố để kết án những người kia.

Tám người bị truy tố đối diện với án hình sự về hối lộ quan chức ngoại quốc gồm 5 viên chức của Securency là Myles Curtis (giám đốc điều hành), Mitchell Anderson (giám đốc tài chính), hai giám đốc phát triển thương vụ là Clifford Gerathy và Rognvald Marchant, và cựu giám đốc doanh vụ Christian Boillot.

Ba người của công ty in tiền của chính phủ Úc (NPA) bị truy tố là cựu giám đốc điều hành John Leckenby, cựu giám đốc tài chính Peter Hutchinson, cựu giám đốc kinh doanh Barry Brady.

Các vụ hối lộ kéo dài từ 1999 đến 2006 với số tiền lên đến 20 triệu Úc kim được bỏ vào nhiều trương mục khác nhau của Lương Ngọc Anh từ Thụy Sĩ đến Bahamas và một số nước khác trước khi chuyển sang cho những kẻ “thụ hưởng.”

Công tố viên Úc chỉ nói đại tá tình báo công an Lương Ngọc Anh, 49 tuổi, tổng giám đốc công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) ở Hà Nội là người đứng bình phong nhận tiền hối lộ cho các quan chức cao cấp Ngân Hàng Nhà Nước CSVN. Ở giai đoạn đầu của vụ hối lộ, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước là ông Nguyễn Tấn Dũng, rồi sau đó là Lê Ðức Thúy. (TN)
-Làm mối in tiền cho Việt Nam, nữ đại diện thương mại Úc được thưởng

- Ủy Viên Thương Mại Úc bị cáo buộc liên hệ tình cảm với Đại Tá Tình Báo cộng sản(VOA). “Riêng trường hợp Việt Nam, có ít nhất là 4 viên chức bị nêu tên trong loạt phóng sự điều tra này… “ Vụ tiền polymerNhững tình tiết mới của vụ Securency (RFA 14-8-12) 
*****************
-Lương Ngọc Anh cầm tiền hối lộ thay cho cấp trên Nguoi Viet Online
Tòa án Úc xử vụ hối lộ in tiền Polymer cho Việt Nam
MELBOURNE, Aus. (NV) - Công tố viên cáo buộc Lương Ngọc Anh, đại tá tình báo công an CSVN chỉ là người đứng bình phong nhận tiền hối lộ cho các sếp Ngân Hàng Nhà Nước CSVN trong dịch vụ công ty Úc in tiền giấy nhựa cho Việt Nam.


Ðại tá tình báo của công an CSVN Lương Ngọc Anh làm tổng giám đốc công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) bị công tố viên Úc cáo buộc là người trung gian cầm tiền hối lộ cho các sếp lớn. (Hình: Sydney Morning Herald)


Tin từ phiên tòa ngày 14 tháng 8, 2012 ở Melbourne xử các viên chức công ty dịch vụ in tiền giấy nhựa Securency và công ty in tiền của chính phủ Úc NPA (Note Printing Australia) được đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald cho hay.

“Người đại diện (agent) (tức Lương Ngọc Anh) được hứa hẹn (hoa hồng) trên căn bản là đã được thỏa thuận và được hiểu rằng từ tiền hoa hồng ông ta đưa hối lộ cho các chức sắc Ngân Hàng (Nhà Nước CSVN) để đạt hợp đồng in tiền mà đó là chủ đề của sự đàm phán.”

Công tố viên Nicholas Robinson nói trong phiên xử như vậy và được báo SMH thuật lời.

Ra tòa là 8 viên chức cao cấp của Securency và NPA bị truy tố về tội tham gia vào âm mưu hối lộ các viên chức chính phủ nước ngoài trong đó có Việt Nam để giật mối thầu in tiền.

Nhà cầm quyền Việt Nam cho đổi từ tiền giấy sang tiền giấy nhựa polymer với công nghệ của nước Úc để đối phó với nạn tiền giả tràn lan khắp nước. Dù vậy, tiền polymer nay vẫn bị Trung Quốc làm giả với những số lượng lớn rồi tuồn vào Việt Nam tiêu thụ.

Theo cáo buộc, viên chức Úc đã trả hàng triệu Úc kim tiền hối lộ cho các người trung gian có mối quan hệ với những viên chức chính phủ cấp cao tại các nước Á Châu như Indonesia, Malaysia và Việt Nam từ năm 1999 đến 2004.

Ðương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thời đó là phó thủ tướng thường trực và chủ tịch Hội Ðồng Tài Chính-Tiền Tệ của chính phủ. Tháng 5, 1998, ông được Quốc Hội cử kiêm chức thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước và giữ ghế này đến tháng 12, 1999 thì bàn giao lại cho ông Lê Ðức Thúy.

Vậy vụ việc Lương Ngọc Anh làm trung gian cầm tiền hối lộ của Securency và NPA diễn ra trong cả 2 thời thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN là Nguyễn Tấn Dũng và Lê Ðức Thúy. Số tiền “hoa hồng” từng được đề cập đến là $20 triệu Úc kim.

Tại phiên tòa ở Melbourne, thẩm phán đã được nghe cáo buộc rằng Lương Ngọc Anh được dùng làm kẻ trung gian là qua sự đề nghị của đại diện thương mại Úc tại Việt Nam là bà Elizabeth Masamune.

Một ngày trước, báo Sydney Morning Herald dựa vào các nguồn tin điều tra nói rằng bà có mối quan hệ tình ái với ông đại tá tình báo Lương Ngọc Anh. (Thật ra, báo Úc dùng từ intimately được hiểu là có liên quan đến tình dục). Khi được báo Úc yêu cầu bình luận, bà đã không trả lời.

Khi ông Lương Ngọc Anh đòi công ty cung cấp tiền cho chuyến đi ngoại quốc (trong đó có cả chuyến đi Mỹ) của một số viên chức Ngân Hàng Nhà Nước CSVN, ông Clifford Gerathy đặt nghi vấn thì được bà Masamune nói đó là hành động bình thường của các công ty ngoại quốc làm ăn ở Việt Nam. Bà lại còn được thuật lời nói có rất nhiều những kẻ cạnh tranh khác sẽ sẵn sàng tài trợ những chuyến đi như thế (để tranh mối).

Lương Ngọc Anh, 49 tuổi, hồi giữa năm 2009 được báo điện tử Ðảng Cộng Sản Việt Nam ca ngợi như một anh hùng, tuổi trẻ tài cao. Bài báo dài khoe khoang cuộc đời, sự nghiệp ông tổng giám đốc công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) ở Hà Nội chỉ được ít ngày thì bị lấy xuống khi có bài viết tố cáo của báo Úc.

Cho tới khi báo Úc khui ra qua nhiều loạt bài viết hơn hai năm qua, người ta mới biết kẻ cầm đầu CFTD là một đại tá tình báo của công an CSVN. Công ty này chỉ là bình phong hay là công ty “sân sau” của những kẻ quyền thế trong guồng máy cai trị độc tài ở Hà Nội.

Nếu không có những móc nối, quan hệ ở thượng tầng guồng máy cai trị CSVN, cái công ty CFTD không thể trúng thầu những mối nhập cảng trang thiết bị “nhạy cảm” và béo bở cho hệ thống công an và Bộ Quốc Phòng CSVN.

Trên báo Ðảng Cộng Sản Việt Nam, Lương Ngọc Anh từng cho hay công ty CFTD có vốn 400 tỉ đồng do đóng góp của 200 cổ đông, một số tiền không lấy gì làm lớn, nhưng lại có thương vụ hàng năm khoảng $30 triệu USD. Nếu người ta biết danh sách 200 cổ đông này gồm những ai, tiền bạc ở đâu ra để góp cổ phần, người ta có thể hiểu thêm được hậu trường quyền lực và kinh tài của những kẻ quyền thế tại Hà Nội.

Theo báo Úc, Cục Xúc Tiến Thương Mại Úc (Austrade), để đạt được mối thầu in tiền polymer cho Việt Nam, họ đã phải dùng tới quan hệ tình báo ngoại giao. Tuy Austrade từ chối cung cấp thông tin nhưng báo Úc tin rằng những người cầm đầu Securency có tin tức Lương Ngọc Anh là đứng làm bình phong của Bộ Công An CSVN tại CFTD. Công ty này vừa đóng vai kinh tài, vừa là một trong những tổ chức tình báo và an ninh của Hà Nội.





Trang mạng của công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) phần giới thiệu thành phần cầm đầu vẫn có tên Lương Ngọc Anh là tổng giám đốc. (Hình: Internet)




Lương Ngọc Anh được mô tả là một nhân vật từng tháp tùng ông Nguyễn Tấn Dũng và các bộ trưởng khác nhiều lần ra ngoại quốc.

Cho tới nay, chỉ mới có ông David J. Ellery, cựu quan chức tài chính tại công ty in tiền của chính phủ NPA là nhận tội và sẽ khai chống lại các người khác.

Hiện các phiên thẩm vấn ở tòa án còn tiếp tục. (TN)

Vụ tiền polymer: Những tình tiết mới của vụ Securency (RFA 14-8-12) - Phỏng vấn nhà báo Nick McKenzie:Những tình tiết mới của vụ Securency – (RFA). “Những gì mà các nhà ngoại giao Úc và tình báo Úc tìm được là đại tá Lương Ngọc Anh có quan hệ rất gần gũi với thủ tướng Việt Nam. Một cựu quan chức cấp cao của Úc nói với chúng tôi là ông Lương Ngọc Anh được chính phủ Úc coi như người nhận tiền cho thủ tướng và cho nhóm thân cận của thủ tướng”.
Hai nhà báo Nick McKenzie và Richard Baker của báo The Age mới đây lại tiếp tục đưa ra một số tình tiết mới liên quan đến vụ đút lót các quan chức Việt Nam của công ty Securency để lấy được hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam vào đầu những năm 2000.

AFP photo
Một cựu nhân viên từ một trong hai công ty in tiền liên quan đến ngân hàng trung ương Úc rời tòa án, sau khi bị buộc tội hối lộ các quan chức châu Á để bảo đảm các hợp đồng in tiền của họ, tại Melbourne vào ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Trong bài báo mới, các nhà báo Úc đã chỉ đích danh tên của một giới chức Úc có liên quan và tên của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Để tìm hiểu thêm chi tiết các tiết lộ mới, Việt Hà phỏng vấn nhà báo Nick McKenzie, đồng tác giả bài báo điều tra.

Tình và tiền

Trước hết, nhà báo Nick McKenzie nói về những chi tiết mới của vụ án như sau:
Những bằng chứng mới được tiết lộ cho thấy một quan chức cấp cao của đại sứ quán Úc tại Việt Nam vào những đầu năm 2000 đã làm việc chặt chẽ với công ty có những biểu hiện tham nhũng là Securency, công ty này bị cáo buộc là đã trả tiền cho đại tá Lương Ngọc Anh 20 triệu đô la tiền đút lót. Quan chức cấp cao này của Úc có tên là Elizabeth Masamune, đại diện của Austrade tại Việt Nam. Bà ta không chỉ khuyến khích Securency trả tiền cho Lương Ngọc Anh, mà chính bản thân bà ta còn có quan hệ tình cảm với đại tá Lương Ngọc Anh. Và quan hệ này đã đặt ra rất nhiều câu hỏi nghi ngờ
Việt Hà: Vậy thì mối quan hệ này bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu?
Nick McKenzie: Chúng tôi không biết chi tiết cụ thể về mối quan  hệ này nhưng chúng tôi biết chắc chắn là bà Masamune có thừa nhận là có mối quan hệ này với đại tá Lương Ngọc Anh. Và trong thời gian họ có quan hệ thì bà Masamune đang nắm giữ chức vụ quan trọng ở đại sứ quán Úc và do đó bà ta được xác minh 'lý lịch tuyệt sạch’ rồi. Khi đó bà ta đã không thông báo cho giới chức có liên quan của Úc biết về mối quan hệ với ông Lương Ngọc Anh, người phục vụ trong bộ công an của Việt nam lúc bấy giờ.
Việt Hà: Bà Masamune có thừa nhận là bà biết là sai khi có quan hệ này với ông Lương Ngọc Anh trong khi khuyến khích Securency trả hàng triệu đô la cho ông ta để lấy hợp đồng?
Nick McKenzie: Bà Masamune đã từ chối trả lời câu hỏi là bà ta có biết đây là hành động sai trái hay không. Những gì mà chúng tôi đưa lên báo và những gì mà chính phủ Úc biết trong nhiều năm là ông Lương Ngọc Anh là một sĩ quan an ninh tình báo, ông ta làm việc chặt chẽ với bộ công an, có quan hệ mật thiết với thủ tướng Việt Nam.
Tất nhiên bất cứ ai biết Việt nam thì đều hiểu là một người có công ty tư như ông Lương Ngọc Anh thì thường phải có  quan hệ với chính phủ. Bố ông ta là một quan chức cấp cao của Đảng cộng sản, cho nên ông ta không chỉ có quan hệ mật thiết với chỉnh phủ mà bản thân ông ta cũng là người của chính phủ mặc dù ông ta có công ty riêng. Cho nên ông ta là đại diện của chính phủ. Theo luật của Úc, nếu bạn chỉ trả một đô la cho một đại diện chính phủ nước ngoài để bôi trơn hợp đồng thì đã vi phạm luật chống tham nhũng của Úc.

Gây sức ép lên chính phủ Úc

Việt Hà: Theo ông thì những tình tiết mới này có ý nghĩa thế nào trong việc tạo áp lực lên chính phủ Úc để yêu cầu mở một cuộc điều tra rộng hơn trong các cơ quan chính phủ liên quan đến vụ này?
Nick McKenzie: Điều xảy ra ở úc là chính phủ Úc đã từ chối thực hiện các cuộc điều tra rộng khắp trong các quan chức Úc phục vụ đại sứ quán úc tại Việt Nam liên quan đến những cáo buộc về việc thu xếp cho các vụ đút lót nghiêm trọng xảy ra. Còn ở phía Việt Nam, chính phủ Việt Nam cũng từ chối giúp Úc điều tra vụ án. Đã có một số lãnh đạo công ty của Úc tham gia đút lót chính phủ Việt Nam đã bị bắt nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được sự minh bạch hòan toàn. Cho nên câu hỏi lớn đặt ra cho chính phủ cả hai nước là tai sao họ không thực hiện các cuộc điều tra cần thiết để tìm hiểu bao nhiêu người tham gia và bao nhiêu tiền được đút lót, ai là người nhận tiền ở Việt nam.

000_Was2420593-250.jpg

Cựu thống đốc ngân hàng Việt Nam Lê Đức Thúy. AFP photo
Việt Hà: Vậy ông có hy vọng là sẽ sớm có một cuộc điều tra tại Úc sau khi những tình tiết này được công bố?
Nick McKenzie:Không, tôi không nghĩ như vậy, họ đã từ chối điều tra ngay từ đầu. Sức ép đang tăng dần và chính phủ lo sợ những gì có thể được tìm thấy. và đó là lý giải cho câu hỏi tại sao chính phủ Úc không muốn thực hiện cuộc điều tra các quan chức chính phủ. Nhưng sẽ có nhiều bằng chứng nữa tiếp tục được đưa ra. Những gì chúng tôi tìm thấy và những gì cảnh sát Úc đưa ra tại tòa cho thấy có những quan chức Úc liên quan đến vụ này.
Việt Hà: Trong bài báo lần này, các ông lần đầu tiên nêu tên thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là người mà đại tá Lương Ngọc Anh có quan hệ thân thiết. Xin ông cho biết vai trò của thủ tướng Việt Nam trong vụ án này?
Nick McKenzie: Những gì mà các nhà ngoại giao úc và tình báo úc tìm được là đại tá Lương Ngọc Anh có quan hệ rất gần gũi với thủ tướng Việt Nam. Một cựu quan chức cấp cao của Úc nói với chúng tôi là ông Lương Ngọc Anh được chính phủ Úc coi như người nhận tiền cho thủ tướng và cho nhóm thân cận của thủ tướng. Đó là những gì mà các cơ quan chức năng úc tin và do đó chúng tôi viết về điều này trên bài báo.
Việt Hà: Theo ông thì nếu như trường hợp chính phủ Úc kêu gọi một cuộc điều tra rộng khắp thì liệu điều này có ảnh hưởng thế nào đến cuộc điều tra tương tự ở Việt Nam (nếu có)?
Nick McKenzie: Cả hai bên đều có những cái phải che giấu, thủ tướng Việt Nam và quan chức cấp cao ở Úc biết là với sự tham gia của những quan chức cấp cao thì vụ này có thể dẫn đến một vụ tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng cho nên chúng ta có thể đoán là họ không muốn vụ này được công khai. Chúng ta cũng biết là cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã bị chỉ đích danh là người nhận tiền đút lót tại Anh. Theo tòa án thì tiền học của con của cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt nam, đồng thời cũng là đảng viên, được trả bởi Securency và do đó có thể coi là tham nhũng.

Theo luật của Úc, nếu bạn chỉ trả một đô la cho một đại diện chính phủ nước ngoài để bôi trơn hợp đồng thì đã vi phạm luật chống tham nhũng của Úc.
Nick McKenzie
Vậy chính phủ Việt Nam còn cần thêm những bằng chứng nào nữa để chứng minh là vụ tham nhũng đã xảy ra. Đáng ra họ phải điều tra ngay lập tức và công khai. Chính phủ Úc cũng muốn che giấu, họ không muốn công chúng biết vụ scandal này trong chính phủ. Nhưng bằng chứng sẽ tiếp tục được đưa ra cho đến khi có một đề nghị điều tra toàn bộ vụ án để đi đến ngọn ngành vấn đề.
Việt Hà: Như vậy là nếu chính phủ Úc điều tra thì sẽ tạo sức ép lên chính phủ Việt Nam phải tiến hành điều tra các quan chức của mình?
Nick McKenzie: Tôi tin là như vây, nếu chính phủ Úc làm công việc của mình, và yêu cầu một cuộc điều tra toàn bộ vào vụ án này thì sẽ tạo sức ép lên chính phủ Việt Nam, và phải khiến việt Nam có một cuộc điều tra về những quan chức nào có liên quan vào vụ Securency . Lúc này chúng ta vẫn chưa biết vì chính phủ Úc vẫn chưa có một yêu cầu điều tra rộng khắp và họ cũng không gây sức ép lên chính phủ Việt Nam. Cho nên một khi chính phủ Úc tự hào nói mình là một chính phủ có trách nhiệm thì họ cần phải làm ngay những gì cần thiết, theo đó thì phía Việt Nam cũng phải theo bước và do đó cho thấy một thông điệp là tham nhũng cần phải được xử lý.
Việt Hà: Liệu sẽ có những tình tiết mới liên quan đến vụ án trong thời gian tới?
Nick McKenzie: Sắp tới bà masamune sẽ được tòa Victoria gọi đến như một người làm chứng trong vài tuần tới. có thể là phiên tòa sẽ diễn ra bí mật. Hôm qua, chính phủ Úc đã đề nghị một phiên tòa đóng khi có những người quan trọng đưa bằng chứng. Và khi phiên tòa này diễn ra như vậy thì tất nhiên công chúng Úc cũng như Việt Nam không thể biết điều gì xảy ra, cho nên theo tôi phiên tòa cần phải diễn ra một cách công khai.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
-- Quan chức thương mại Úc dính bê bối tình ái . “một nhân viên tình báo nước ngoài liên quan tới nghi án hối lộ in tiền polymer” TNO
--Tòa Úc nghe lời khai về vụ tiền polymer

Công tố viên nói có bằng chứng công ty Úc hối lộ để giành hợp đồng in tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

-Nữ viên chức Úc ‘quan hệ tình ái’ với đại tá tình báo Việt Nam Vụ hối lộ in tiền Polymer cho Việt Nam
 SYDNEY, Úc (NV) - Một viên chức ngoại thương cấp cao của chính phủ Úc bị tố là có quan hệ tình ái với một đại tá tình báo của CSVN, mà ông này bị nghi cầm số tiền hối lộ lên đến 20 triệu Úc kim cho các sếp cao hơn.
Bà Elizabeth Masamune, viên chức cao cấp của Cục Thương Mại Úc, gặp đại tá tình báo CSVN  Lương Ngọc Anh hồi những năm đầu thập niên 2000 khi bà được cử làm việc tại tòa đại sứ Úc ở Hà Nội, theo bản tin điều tra của báo Sydney Morning Herald hôm Thứ Hai 13/8/2012.


Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc CFTD bị báo Úc tố là kẻ trung gian cầm tiền hối lộ cho các sếp ở Ngân Hàng Nhà Nước CSVN và có thể cả cấp cao hơn như Nguyễn Tấn Dũng. (Hình: Sydney Morning Herald)

Lúc đó, ông Anh hợp tác với công ty Securency của Úc trong vai trò trung gian dịch vụ in tiền giấy nhựa polymer cho Ngân Hàng Nhà Nước CSVN. Năm ngoái, công tố viên tòa án ở Úc cáo buộc Lương Ngọc Anh cầm số tiền hối lộ đến 20 triệu Úc kim dù dịch vụ mà Công ty Phát Triển Công Nghệ (CFTD) ông làm tổng giám đốc chỉ là thông ngôn, dịch một ít tài liệu, đưa đón phi trường, sắp xếp lịch họp cho viên chức công ty Úc với quan chức ngân hàng trung ương CSVN.


Các nguồn tin ngoại giao xác nhận với báo nói trên rằng bà Masamune khuyến khích viên chức Securency trả số tiền lớn cho Lương Ngọc Anh để ông ta giúp thắng thầu. Tờ báo nói bà cũng có mối quan hệ tình ái (intimately) với Lương Ngọc Anh.

Theo nguồn tin, bà không cho Bộ Ngoại Giao hay Bộ Ngoại Thương hay các cơ quan tình báo của chính phủ Úc biết về mối quan hệ của bà với ông Anh trong khi bà được cử tới làm việc cho chính phủ ở một nước Cộng sản.

Trong vai trò viên chức mậu dịch cao nhất của chính phủ Úc tại Việt Nam, bà thường xuyên nhận được các tài liệu mật của chính phủ Úc.

Trong khi đó, nguồn tin ngoại giao cấp cao nói đại tá Lương được các cơ quan của chính phủ Úc nêu danh tính là một viên chức của cơ quan tình báo thuộc Bộ Công An.

Ông Anh được coi như người thân cận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là người đứng bình phong nhận tiền hối lộ cho các chức sắc đầu sỏ CSVN. Báo Úc gọi Lương Ngọc Anh là “bagman”, người cầm túi tiền bẩn cho sếp.

Khi các viên chức Securency than rằng, số tiền hối lộ cho Lương Ngọc Anh quá lớn, bà Masamune nói đó là cái giá để làm ăn tại Việt Nam.




Bà Elizabeth Masamune.(Hình: Sydney Morning Herald)


Chuyện tiết lộ về mối quan hệ tình ái giữa bà Elizabeth Masamune với Lương Ngọc Anh sẽ tạo thêm áp lực buộc thủ tướng Úc phải mở rộng điều tra về mức độ che dấu với sự hậu thuẫn của các viên chức cao cấp Úc về hối lộ quan chức CSVN và lại còn dính cả những chuyện lem nhem khác.

Đảng đối lập với phe cầm quyền sẽ đòi Bộ trưởng Bộ Thương Mại Úc phải giải thích ông biết gì các chuyện liên quan tới bà Masamune trong xì căng đan in tiền này và ông có đề nghị gì với Cảnh Sát Liên Bang điều tra và các cơ quan an ninh hay không.

Vụ hối lộ quan chức ngoại quốc của công ty in tiền Securency (Ngân Hàng trung Ương chính phủ Úc làm chủ 50% và một công ty Anh quốc làm chủ 50%) bị báo Úc khui từ giữa năm 2009 đến nay. Hiện một số viên chức Securency và công ty in tiền của chính phủ Úc đã bị truy tố sau các cuộc điều tra kéo dài hơn hai năm.

Nhà cầm quyền Việt Nam thì vẫn tìm cách tránh né. Khi tìm trên internet, người ta vẫn thấy Công Ty Phát Triển Công Nghệ CFTD vẫn có tên Lương Ngọc Anh là tổng giám đốc (http://www.cftd.com/vn/aboutus.html  ), địa chỉ ở số 639 - Đường La Thành, Hà Nội.

Đầu tháng 12 năm ngoái, báo Sydney Morning Herald đã viết về vai trò của bà Masamune trong dịch vụ in tiền polymer cho  Việt Nam.

Tháng Giêng năm 2001, bà cho xếp của Securency qua các điện thư hay là “Trong trường hợp Việt Nam, chúng ta phải làm nhiều hơn là các nước khác, đặc biệt là các cam kết tiền bạc (hối lộ) mà chúng ta coi là đầu tư”.

Rồi bà cho hay Lương Ngọc Anh dự tính sang Úc Tháng Ba để “thảo luận và ký điều chỉnh các điều liên quan” đến các số tiền mà ông ta nhận từ Securency.

Bà còn giúp ông ta và các viên chức CSVN khác đi Mỹ bằng tiền của Securency.

Ngày 13/8/2012 8 viên chức Securency và Sở In Tiền của chính phủ Úc ra tòa ởMelbourne  về vụ hối lộ quan chức CSVN và một số nước khác. Cảnh Sát Liên bang Úc không điều tra vai trò các viên chức chính phủ trong xì căng đan này dù có những bằng chứng cho thấy họ hoặc biết có sự việc xảy ra.

Ông Lê Đức Thúy, cựu Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN, đã bị báo Úc tố đích danh nhận hối lộ của Securency. Một trong những khoản ông nhận trực tiếp là học bổng cho con trai ông du học ở nước Anh. (TN)

Nguồn;-Nữ viên chức Úc ‘quan hệ tình ái’ với đại tá tình báo Việt Nam


Vụ tiền polymer: Úc rà soát an ninh vì Lương Ngọc Anh (BBC 13-8-12)  Security probe in spy sex scandal (SMH 14-8-12)
- Cáo buộc ‘tình ái’ trong vụ Securency – (BBC). - Báo Úc tiết lộ: Tình ái và tình báo trong vụ hối lộ in tiền cho Việt Nam – (RFI). – Thêm chuyện bê bối tình ái trong vụ tiền Polymer – RFA. – CHIẾN CÔNG CỦA ĐẠI TÁ ĐIỆP VIÊN KHÔNG KHÔNG THẤY – (Huỳnh Ngọc Chênh). – Úc rà soát an ninh vì Lương Ngọc Anh – (BBC). –Một quan chức thương mại vướng vào bê bối tình dục – gián điệp(SMH/ Ba Sàm).
Vụ tiền polymer và.... SEX! Trade official in spy sex scandal (SMH 13-8-12) -- Vụ polymer nổ lại, lần này lại có thêm sex! Có lời cáo buộc là tuỳ viên đại sứ quán Úc là bà Elizabeth Masamune "tằng tịu" với đại tá Luơng Ngọc Anh! Ối giời ơi! (Để xem báo trong nước "xử lý" tin này ra sao. Nó còn hấp dẫn hơn tin "chân dài bán dâm"!)◄
Xì căng đan thương mại, sex và gián điệp 
Nick McKenzie và Richard Baker - DCVOnline lược dịch 

Một viên chức cao cấp của Đại sứ quán Úc đã có một mối tình bí mật với một đại tá điệp viên Việt Nam, người bị cáo buộc là đã nhận hơn 20 triệu đô-la nghi là hối lộ của một chi nhánh của Ngân hàng Dự trữ Úc.

Tham vụ Thương mại cao cấp Elizabeth Masamune, người có hồ sơ an ninh hàng đầu của Úc, đã gặp Đại tá Lương Ngọc Anh, một viên chức đầu ngành trong mạng lưới tình báo nhà nước của Việt Nam, vào đầu những năm 2000 khi bà Masamune công tác tại Hà Nội.

Đại tá Lương Ngọc Anh (t), Bà Elizabeth Masamune
Nguồn ảnh: OntheNet

Vào lúc đó, Đại Tá Lương Ngọc Anh đang làm việc với công ty RBA Securency để giành lấy một hợp đồng lớn in tiền nhựa cho ngân hàng trung ương của Việt Nam. Năm ngoái, Đại Tá Lương Ngọc Anh đã bị công tố viên và cảnh sát liên bang Úc buộc tội tại tòa án là đã nhận hối lộ lên đến 20 triệu đô-la ngờ là của công ty Securency của Úc.

Các nguồn tin ngoại giao đã xác nhận rằng bà Masamune đã khuyến khích Securency trả một số tiền đáng kể cho Đại Tá Lương Ngọc Anh cho sự giúp đỡ của ông để giành được hợp đồng, bà Masamune cũng đã có quan hệ thân mật với ông Đại tá.

Bà Masamune đã không khai báo các chi tiết của mối quan hệ giữa bà và ông Đại tá với Bộ Ngoại giao và Thương mại hoặc với cơ quan tình báo của Australia trong khi bà công tác tại nước cộng sản [Việt Nam].

Là viên chức thương mại cao cấp nhất của Úc tại Việt Nam, bà Masamune đã thường xuyên nhận được các báo cáo mật của chính phủ Úc.

Một nguồn tin ngoại giao cấp cao cho biết Đại Tá Lương Ngọc Anh được các cơ quan [tình báo] của Úc xếp loại là một đại tá trong cơ quan gián điệp của Việt Nam, Bộ Công an.

Ông được biết đến như là thành viên tay trong của phe Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và là “người đi thu tiền” cho các quan chức hàng đầu của Việt Nam.

Người ta hiểu rằng khi các giám đốc của Securency phàn nàn về số tiền lớn đã phải trả cho Đại tá Lương Ngọc Anh, bà Masamune nói với họ rằng đó là cái giá phải trả để kinh doanh tại Việt Nam.

Phát giác sự việc này sẽ gây lại áp lực buộc Thủ tướng Julia Gillard mở một cuộc điều tra rộng lớn để tìm hiểu các viên chức cao cấp về Thương mại và Ngân hàng Dự trữ Úc đã hỗ trợ hoặc bao che việc hối lộ và tham dự vào những hành vi bất xứng khác.

Phó Lãnh đạo phe đối lập, Julie Bishop, hôm qua cho biết bà sẽ yêu cầu Bộ trưởng Thương mại Craig Emerson trả lời ông đã biết đến sự vụ liên quan đến bà Masamune từ lúc nào và ông có báo cho cảnh sát liên bang hay các cơ quan an ninh khác hay không. “Với mức độ nghiêm trọng của những cáo buộc này, điều quan trọng là chính phủ phải tiết lộ tất cả những gì họ biết,” bà Julie Bishop nói.

Bà Masamune là một trong một số quan chức Úc trực tiếp hoặc gián tiếp đã tạo điều kiện để Securency có những hoạt động thương mại không phải phép, mà các công tố viên đã tuyên bố liên quan đến các vụ hối lộ lên hàng triệu đô la tại Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Ủy ban Thương Mại Úc đã giúp Securency và Note Printing Australia (NPA, Công ty in tiền của Úc), một chi nhánh của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), tại 49 quốc gia từ năm 1996 đến 2009.

NPA đang bị cáo buộc đã hối lộ các quan chức ở Malaysia, Indonesia và Nepal. Từ năm 1999 đến 2009 - có sự hiểu biết và đôi khi với cả hỗ trợ trực tiếp của Ủy ban Thương mại Úc - Securency không những đã thuê một đại tá điệp viên Việt Nam, mà còn mướn cả một tay buôn vũ khí Malaysia và một tội phạm bị kết án người Nam Phi. Những người này đã hoạt động như các đại diện ở nước ngoài của RBA như là một bộ phận của hệ thống mà nay cảnh sát đã cáo buộc là một bình phong để hối lộ.

Tờ The Age đã đưa tin hồi cuối tháng Mười hai, dựa trên các tài liệu có được theo luật tự do thông tin, đã đư ra các chi tiết bà Masamune, nay là Tổng Giám đốc Thị trường Đông Á của Ủy ban Thương mại Úc tại Sydney, đã biết từ năm 2001 về các giao dịch tài chính [việc hối lộ] của Securency với Đại Tá Lương Ngọc Anh.

Tài liệu nội bộ của Ủ ban Thương mại Úc cho thấy các viên chức thương mại cấp cao biết liên hệ của Đại Tá Lương Ngọc Anh với Bộ Công an Việt Nam vào đầu năm 1998. Mặc dù Úc có luật từ năm 1999 cấm trả tiền cho các quan chức nước ngoài, nhưng không có một ai trong Ủy ban Thương mại Úc cảnh báo công ty Securency là họ đã có thể hành động bất hợp pháp khi trả tiên cho Đại tá Lương Ngọc Anh.

Vào tháng Giêng năm 2001, bà Masamune nói với Securency là bà “sẽ giữ liên lạc với Anh [Đại tá Lương Ngọc Anh] và theo dõi về những lá thư ông ta [Đại tá Lương Ngọc Anh] cần phải viết thư cho Securency về các vấn đề tiền bạc khác.”

Hai tháng sau, Securency đã gửi một email cho bà Masamune nói: “Trong trường hợp của Việt Nam, chúng tôi đã làm nhiều hơn so với bất kỳ nước nào khác, đặc biệt là trong điều khoản của cam kết tài chính, mà chúng tôi xem như là một khoản đầu tư.”

Bà cũng được cho hay bằng những cc: của các email phác thảo kế hoạch đi du lịch đến Úc của Đại Tá Lương Ngọc Anh vào tháng ba năm 2001 “để thảo luận và ký kết những sửa đổi liên quan đến” các khoản tiền ông nhận được từ Securency.

Bà Masamune cũng nói với Securency bà sẽ vận động Bộ Di trú để cấp nhập cảnh “siêu nhanh” cho Đại Tá Lương Ngọc Anh. Bà Masamune cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho một chuyến đi Mỹ của Đại tá Lương Ngọc Anh và các quan chức Việt Nam khác do Securency đài thọ.

Bà Gillard và Bộ trưởng Ngân khố Wayne Swan đã nhiều lần phản đối mở cuộc điều tra rộng lớn về vụ hối lộ lớn này.

Cuộc điều tra của cảnh sát liên bang Úc về vụ hối lộ này đã bắt đầu nhờ những tiết lộ của tờ The Age vào năm 2009, nhưng nó bị hạn chế vào việc điều tra và truy tố các hành vi phạm tội hối lộ của các cựu giám đốc của Securency và NPA.

Các phiên điều trần về những cáo buộc về tội hối lộ của táp giám đốc của Securency và NPA bắt đầu ngày hôm nay ở Melbourne. Cản sát Liên bang Úc (AFP) chưa điều tra về vai trò của các cơ quan chính phủ trong vụ hối lộ, mặc dù đã có đủ bằng chứng là các quan chức Úc đã biết rõ hoặc đã tham dự vào một số giao dịch ở nước ngoài của Securency và NPA.

The Age liên lạc với bà Masamune vào tối qua nhưng bà đã không có lời bình luận.


© DCVOnline

 



Nguồn: Trade official in spy sex scandal. Nick McKenzie and Richard Baker. The Sydney Morning Herald. August 13, 2012.



Tổng số lượt xem trang