Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Nửa bài báo, một tấm hình

-Xếp chung vào đây những mẩu chuyện chua chát về cái văn hóa làm báo, làm người thời nay-

 Trà Mi

Tờ mờ sáng bên cốc cà-phê bốc khói, đọc bài báo đăng trên tờ An Giang Mobile ngày 3 tháng 8, 2012. Đây là một bài đã đăng trên trang Người đưa tin do Hội Luật gia Việt Nam chủ quản. Tựa bài “Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già” làm người viết đã phải giựt tóc mai ba lần để xác định mình tỉnh hay vẫn đang mơ.

Trời ạ! Việt Nam lại một lần nữa đứng dậy đánh đuổi ngoại xâm? 

Coi vậy mà không phải vậy. Xin trích dẫn lại đây phần liên quan đến “giải phóng Trường Sa” để mọi người cùng đọc.

Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già

An Giang Mobile. Cập nhật ngày: 30/01/2012

Quế Ngân

Là một trong những người chỉ huy trung đội đặc công nước trên tàu không số ra giải phóng quần đảo Trường Sa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, nên trong ký ức của vị tướng già Mai Năng đầy hào hùng nhưng đẫm máu và nước mắt.

Dũng sỹ số một

Tướng Mai Năng tên thật là Tạ Văn Thiều, sinh năm 1930, ở huyện Kiến Thuỵ, TP. Hải Phòng. 20 tuổi, ông nhập ngũ và được điều về Bộ chỉ huy quân sự Kiến An (cũ). 
[...]

 

Thiếu tướng Tạ Văn Thiều (Tức Mai Năng)
Nguồn: Nguoiduatin

 

Sau khi miền Bắc được giải phóng, Dũng sỹ Năng được cử đi học tại Cục Tình báo. Học xong, ông được biên chế vào làm chính trị viên của lực lượng hải quân, chuyên săn tàu ngầm. Năm 1962, ông được giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng đặc công hải quân. Từ năm 1962 đến khi về hưu, ông gắn với nhiệm vụ ban đầu này.

Tướng Năng tâm sự: 

“Đặc công hải quân hay còn gọi chung là đặc công nước, đòi hỏi người chiến sỹ có những tố chất khác biệt với lính bình thường. Bơi, lặn là một chuyện nhưng tố chất của người chỉ huy, tự quyết định không thể thiếu. Bởi trận địa dưới nước, khác với trận địa trên không, trên mặt đất. Sai lầm trong tích tắc, có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình và đồng đội. Đặc công nước của Mỹ, Ngụy được trang bị đến tận răng nên ta không thể xem thường”. 
Theo tướng Năng, ngày đó, Trung đội đặc công hải quân ra đời, ông không dám nghĩ rằng, năm 1975, nó lại là mũi tiên phong để ra giải phóng quần đảo Trường Sa.

Tướng Năng cho biết: Không thể kể chi tiết chuyện huấn luyện hay công tác chuẩn bị, kế hoạch đánh của đặc công hải quân vì đó là bí mật quân sự. Song có một điều chắc chắn rằng, đã vào đặc công thì không thể không khổ luyện. Họ có tư duy trận địa dưới nước rất tốt, ngoài ra, họ cũng thuộc những “món” đánh trên cạn để thích nghi với địa hình khi có phát sinh. Đã có thời gian dài, đặc công hải quân gắn liền với tàu không số trên biển, với những chuyến hàng từ Bắc chi viện cho miền Nam.

Trận đánh bất ngờ

Theo tướng Năng, thời điểm đó (năm 1975), quần đảo Trường Sa do Chính quyền Sài Gòn cũ chiếm giữ. Ông nhận nhiệm vụ vào Đà Nẵng chỉ huy đơn vị hợp thành giữa Trung đoàn đặc công hải quân và đặc công quân khu V, với 3 tàu không số là 673, 674 và 675 của Đoàn 125 huyền thoại, ra giải phóng Trường Sa. Chỉ có 3 tàu nhưng nhiệm vụ là đánh đồng loạt các đảo để áp đảo tinh thần nguỵ quân, chặn đường chạy, cứu viện từ đảo này sang đảo khác của chúng.

Tướng Năng kể: 

“Chúng tôi cải trang thành tàu đánh cá rồi “đè sóng” ra khơi. Anh em đặc công phải nằm gọn dưới gầm tàu. Trên đường ra khơi, máy bay của nguỵ quân cứ quần thảo trên đầu, chúng gọi, chúng hô. Để nghi binh, tàu phải hướng về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) như thể là tàu đánh cá quốc tế. Máy bay thăm dò của quân ngụy bị lừa, bỏ đi. Thế là tàu quay mũi, nhằm quần đảo Trường Sa mà tiến. Trong các đảo thì Song Tử Tây là được bố trí hệ thống phòng thủ, quân nhiều nhất. Giải phóng Song Tử Tây có nghĩa là chặn cả ý chí lẫn hy vọng tiếp viện của quân ngụy.”
Thế là tướng Năng phân bổ nhiều quân vào Song Tử Tây hơn các đảo khác. Các mũi tiến vào đảo cứ thế mà y lệnh.


 

Trường Sa luôn trong ký ức của vị tướng già
Nguồn: Nguoiduatin

 

Lênh đênh trên sóng 3 ngày thì tàu áp sát đảo Song Tử Tây. Như kế hoạch đã vạch ra trước đó, sau 30 phút từ hiệu lệnh của khẩu súng DKZ phát ra, đảo Song Tử Tây đã được giải phóng. Lá cờ của quân giải phóng đã tung bay trên đảo. Một kỷ niệm không thể quên trong ký ức của tướng Năng, đó là, lúc tiến vào giải phóng đảo, ông gặp viên chỉ huy phía bên kia. Viên sỹ quan này có khuôn mặt hiền.

Tướng Năng hỏi: “Sao các anh không chống cự mà lại tự tan rã nhanh thế?” Viên sỹ quan này thành thật: “Biết có tàu chiến vào đảo, tôi huy động quân, chuẩn bị chiến đấu rất sẵn sàng. Theo dõi, tôi nghe được hiệu lệnh chỉ huy là tiếng Việt, tôi biết không phải quân ngoại quốc đến chiếm đảo nên không chống cự, tránh thương vong cho anh em.” Nói xong, viên sỹ quan này thỉnh cầu: “Đừng để người Việt Nam trên đảo đổ máu nữa.” “Tôi thấy nhẹ lòng, dù trước đó đầy bão tố nhưng câu nói đó làm tôi thấy bình yên trở lại,” tướng Năng bộc bạch.

Tướng Năng khẳng định: Đảo Song Tử Tây là kiên cố nhất của quân ngụy ngày ấy mà giải phóng nhanh như vậy thì các đảo khác lại đơn giản hơn. Tôi hỏi: “Bị đánh bất ngờ, nguỵ quân không chống cự, không gọi chi viện sao?” 

Tướng Năng nói: 

“Có chứ. Quân ngụỵ đã cho tàu ở Vũng Tàu ra chi viện; cho trực thăng chi viện quân... nhưng đều ở xa, không dám áp sát đảo. Tàu chi viện nhìn thấy cờ của quân giải phóng bay trên đảo đã tự quay tàu, hướng về điểm xuất phát. Các đảo khác như Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa, Nam Yết cũng ở trong tình trạng tương tự. Sỹ quan, lính nguỵ hỗn loạn, chen nhau ra tàu để chạy về đất liền. Không chen được lên tàu thì xuống xuồng, canô... bất kể là thứ gì có thể để trốn chạy khỏi đảo càng nhanh, càng tốt.”
Đất nước thống nhất, tướng Năng về tham gia Chiến dịch biên giới Tây Nam rồi Chiến dịch biên giới phía Bắc. Tướng Năng giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Đặc công; được tặng thưởng 2 Huân chương kháng chiến, 2 Huân chương quân công, 4 Huân chương chiến công vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1998, ông về hưu với quân hàm Thiếu tướng.

Nguồn: Quế Ngân. Nguoiduatin

Nửa bài báo

Bây giờ là giữa mùa Hè 2012; từ 1975 đến nay đã có 37 mùa Xuân đi qua nhưng người viết báo và “dũng sỹ số một” trong nước vẫn có thể bình thản dùng những nhóm chữ tràn đầy tính hòa giải, hòa hợp nhưng vô nghĩa như “Quân ngụy bị lừa”, “ Đặc công nước của Mỹ, Ngụy”, “quần đảo Trường Sa do Chính quyền Sài Gòn cũ chiếm giữ.” Chiếm giữ hay bảo vệ Trường Sa, giữ gìn biển mẹ? 

Bài phỏng vấn đăng vào đầu năm 2012 nhưng tác giả và “dũng sỹ số một” đặc công nước Tạ Văn Thiều không một câu, một chữ nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và quân xâm lăng Cộng sản Trung Hoa (Trung Cộng) vào đầu năm 1974. Có thể nhà báo Quế Ngân và “vị tướng già” mắc kẹt với bản công hàm ngày 14 tháng 9, 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gởi đồng chí Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc Vụ Viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng). Và nếu theo đúng công hàm Phạm Văn Đồng này thì Trường Sa là của Trung Quốc và đặc công nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “giải phóng Trường Sa” khỏi sự chiếm giữ của Chính quyền Sài Gòn chỉ là giải phóng cho Trung Quốc, đúng như lời nguyên Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Lê Duẩn, đã nói, “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại.” 


Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa xả súng phòng không 37 ly giết 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (1988) 

Đặc công nước Mai Năng, và nhà báo Quế Ngân cũng quên luôn việc các đồng chí anh em Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) xả súng bắn giết 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngay tại quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3, 1988. Xin xem lại đoạn video trên để đừng quên lịch sử.

Hơn nữa khi đề cập đến cuộc tấn công vào Kampuchia đánh Khmer đỏ, con bài của Trung Cộng, cuối năm 1978, hay cuộc chiến tranh biên giới đánh đuổi quân xâm lăng phương Bắc năm 1979 thì nhà báo Quế Ngân chỉ dám gọi đó là “Chiến dịch biên giới Tây Nam” và “ Chiến dịch biên giới phía Bắc”. Đúng là văn phong “dũng cảm” của nhà báo nước CHXHCN Việt Nam.

Một tấm hình

Trong nguyên bản bài báo đăng ở trang Người Đưa Tin do Hội Luật gia Việt Nam chủ quản cũng như bài đăng lại trên trang Ang Giang Mobile có hai tấm hình minh họa như ở đoạn trích dẫn phía trên. Hình ông đặc công nước, “dũng sỹ số một” Mai Năng không có gì để nói. Đáng nói đến là tấm hình thứ hai có chú thích “Trường Sa luôn trong ký ức của vị tướng già”.

Cuộc chiến Nam Bắc chấm dứt cách đây 37 năm, kể là lâu với đời người nhưng chẳng đáng gì so với lịch sử đất nước. Người trong cuộc có lẽ chưa chết hết và hơn nữa hôm nay là thời đại của thông tin điện tử nên những hành động bất lương, ngang nhiên đánh tráo lịch sử khó có thể xẩy ra. Tuy thế, nhà báo Quế Ngân và tờ Người Đưa Tin chứng tỏ mình là hạng bất lương số một, và cũng không đủ trí khôn. 

Trong tấm hình chú thích “Trường Sa luôn trong ký ức của vị tướng già” là hình ảnh các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hân hoan cầm cờ búa liềm của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 như chào mừng “giải phóng Trường Sa”. Tấm hình là bằng chứng của sự bất lương và trí tuệ lùn của nhà báo Quế Ngân và tờ báo Người Đưa Tin, cũng như Hội Luật Gia Việt Nam. 

Sự thực lịch sử sau tấm hình là các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đang trưng bày một phần chiến lợi phẩm thu được từ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đợt phản công đầu tại mặt trận Xuân Lộc, vào tháng 4, 1975. 


 

Nguồn: vnafmamn.com

 

Tấm hình trên đây trích từ trang “Những câu chuyện chưa kể”, Mặt trận Xuân Lộc. Tại đây lưu trữ một số hình ảnh của trận Xuân Lộc và các bài viết của Phillip B. Davision, George J. Veith và Merle L. Pribbenow, II, về chiến trường Xuân Lộc và những ngày tháng 4, 1975.

Với tình hình Biển Đông, và tập đoàn lãnh đạo như hiện nay liệu Trung đội, Đại đội hay Tiểu đoàn đặc công nước, và các dũng sĩ số hai, số ba... của CHXHCN Việt Nam có cơ hội giải phóng Hoàng Sa, và “giải phóng” trường Sa thêm một lần nữa hay không? Có thể đây vẫn còn là một bí mật quân sự.

Đến đây chợt nhớ lại câu mới đọc của một blogger trong nước, Hanwonders viết, “Một dân tộc gì mà độc ác và hèn hạ thế?” Cay đắng thật nhưng có lẽ không sai!

© DCVOnline



Nguồn:

Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già. Quế Ngân. Người Đưa Tin. 30-01-2012 | 06:20
Untold Stories
- Phillip B. Davision, BATTLE OF XUAN LOC
- George J. Veith và Merle L. Pribbenow, II,FIGHTING IS AN ART"Fighting is an Art": The Army of the Republic of Vietnam's Defense of Xuan Loc, 8-20 April 1975, The Journal of Military History 68 (January 2004): pp 163-214.

 

Bằng chứng… (SK&ĐS). “Vì chính chúng tôi đã chứng kiến Mỹ giúp ngụy đối đầu với dân Việt Nam, ngụy thua, Mỹ phải đem quân sang thế chân ngụy. Mỹ tưởng vũ khí hiện đại nhất thế giới trong tay người Mỹ sẽ bắt Việt cộng phải giơ tay đầu hàng, ai ngờ Mỹ thua, phải rút quân về thực hiện ‘Việt Nam hóa chiến tranh’, kết cục ngụy đã phải cúi đầu để Việt Nam thống nhất“.
BTV anhbasam:
Trong khi giặc lăm le ngoài ngõ, chưa có cách gì đối phó, lại còn vỗ ngực xưng là anh hùng vì đã đánh thắng Mỹ với “ngụy”. Những người “ngụy” này là anh em cùng một nhà, anh em đánh nhau chỉ vì khác chủ thuyết, chứ đâu có chiếm đất đai, biển đảo của ta nhưng những thằng xưng là “bạn vàng” TQ? Nếu anh hùng đánh Mỹ, đuổi “ngụy” thì xin mời ra tay trị giúp bọn giặc đang ngày đêm ở trên lãnh hải của mình, đánh đập ngư dân dân mình.

- Sự thật bị giấu kín (320 ngàn quân Trung Cộng từng tham gia chiến tranh Việt Nam) (TTYN). Tin nàyReuters đưa từ năm 1989 - CHINA ADMITS IT SENT TROOPS TO FIGHT THE U.S. IN VIETNAM (Chuyển bến).

- Về nghị viên gốc Việt một thời gây tranh cãi  ở Little Saigon, San Jose, cô Madison Nguyễn ra cuốn tự truyện:  Little Saigon: chuyện bây giờ mới kể   –   (BBC).

 


--Ông Bí thư và chuyện đoạn dây thừng

 - Anh bạn tôi là phóng viên theo dõi mảng nông nghiệp, lội ruộng, leo đồi nhiều năm, nên khi muốn tìm hiểu chuyện gì liên quan đến cấy cày mưa bão thì cứ túm lấy, mời nhau một ly cafe là mọi thứ chi chít trong sổ tay, tha hồ chế biến.

Thế nhưng anh này không hiểu sao lại thú thật là cũng đôi khi …bịa ra viết, bịa nhưng không ai cãi được. Chẳng hạn, hễ trời mưa to, hỏi bên khí tượng thủy văn đo được lượng mưa trên dưới 200 mm, cứ thế suy ra huyện lúa Yên Thành bị ngập 1000 ha! Vùng trũng mà, cứ nước xuống cỡ ấy là ngập, hơn nữa con số diện tích trồng trỉa  làm gì thay đổi mà sợ sai, năm nào mà chả thế. Nói xong hắn cười hề hề…

Có lần mưa gió rào rào, ai cũng chúi mũi vào việc chằng chống nhà cửa, bồi đắp đê đập, an toàn cho người và gia súc, gia cầm..Vậy mà anh bạn này vừa ló mặt về liền đưa một thông tin ráo hoảnh: bên ban chỉ huy phòng chống lụt bão, dàn máy chữ đang gõ rào rào để thống kê thiệt hại, làm báo cáo nhanh, xin trợ cấp! Nghĩa là cứ ước lượng gió bão cấp nào thì lúa ngập hỏng bao nhiêu, nhà cửa đổ bao nhiêu, thiệt hại bao nhiêu… tính toán cộng trừ không sót một hộ nào, một con chó, con gà nào, cứ theo đó mà in ra, gửi gấp! Hắn lại cười hềnh hệch, mặc lại áo mưa và lao đi như mỗi lần được giao việc.

Nhưng hôm nay gặp lại thì không thấy cợt nhả như cũ.

Rốn lũ, tâm bão là hình ảnh quen như cơm bữa vậy mà năm nào mưa bão cũng gây ra những sự cố bất ngờ và hậu quả đáng tiếc, đừng có đùa – anh bạn bỗng trầm ngâm. Có khi dự báo bão vào Vinh, nhưng cuối cùng lại rẽ ra Quỳnh Lưu, trong khi ở đó cứ ăn no, ngủ kỹ, thế là trở tay không kịp. Hay như hoàn lưu bão gây mưa sau khi bão đi qua nhẹ nhàng ở nơi khác, làm ngập lụt nơi này. Rồi mưa to ở thượng nguồn, đang đêm gây lũ quét, lũ ống ở một số vùng, gây ngập úng ở hạ nguồn. Tóm lại là chẳng lúc nào giống nơi nào, không phải kinh nghiệm nào cũng có thể áp dụng ngay được.


Bức ảnh “Bò vào ốc đảo Nậm Giải” của tác giả Hữu Khá

Được mọi người im nghe như thầm cổ vũ, anh bạn cao hứng : Ở đâu thì công tác phòng chống lụt bão cũng cứ phải là phương án “4 tại chỗ”. Trong đó, “vật tư, phương tiện tại chỗ” luôn được quan tâm. Đặc điểm tình hình mỗi nơi một khác, không thể cứ rổ tre, rổ thép, bao cát, cọc tre, thuyền bè, đất đá dự trữ…là xong. Vấn đề là miền biển phải lo chống sóng dữ, triều cường, nước vào, nước ra. Còn miền núi cao phải có phương án sát hợp với địa hình rộng lớn, dễ chia cắt, khó liên lạc, lo sạt lở đất, lo mất đường tiếp viện …

Thế nhưng khi chăm lo những việc lớn như trên, nhiều khi chúng ta lại bỏ quên những việc nhỏ, mà thực ra là không hề nhỏ.

Còn nhớ, trận lũ quét ở Nậm Giải-Quế Phong  xảy ra đêm 5 tháng 10 năm 2007 đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề, phải mất mấy ngày sau mới giải quyết được tình trạng chia cắt vùng này với xung quanh. Để kịp thời động viên bà con nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống, lãnh đạo tỉnh, huyện cùng các nhà báo đã phải vượt suối lũ, đèò cao, băng rừng đến tìm hiểu và thông tin xử lý công việc tại chỗ.

Sau đó không lâu, trong một lần nói chuyện với cán bộ cốt cán toàn tỉnh, ông Bí thư Tỉnh ủy là người từng dẫn đầu đoàn công tác Nậm Giải phát biểu: “Đi lên vùng núi cao, tôi bỗng nghiệm thấy phương tiện chống lũ lụt cần dùng nhất, thiết thực nhất, dễ làm nhất trước hết nên có, nên dùng lànhững đoạn dây thừng.

Mỗi khi qua suối sâu, nước dâng cao, chảy xiết, cầu sập, cầu trôi…chỉ một đoạn dây thừng nối hai bờ suối là mọi người có thể bám vào mà vượt qua. Ở những nơi bà con thường xuyên đi lại, ở những tuyến đường độc đạo, chỉ cần bố trí sẵn, chôn sẵn những chiếc cọc, thân cây và buộc vào đó những đoạn dây, bất cứ ai cũng có thể bám vào đó mà đi, mà vượt suối, an toàn, thuận tiện

Điều cần nói là thứ vật liệu đơn giản này ai cũng có thể làm được, mang theo được như người miền núi ra khỏi nhà đi rừng luôn mang theo con dao. Phải bổ sung ngay vào phương án phòng chống lụt bão của cơ sở cả các thứ dây, rợ, chạc, chão…Phải nói cho mọi người hiểu mà làm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc. Đừng bao giờ xem nhẹ, dù là một việc nhỏ trong công tác phòng chống bão lụt, nhiều khi chỉ cần một đoạn dây mà cứu sống bao nhiêu mạng người…”.

Ông Bí thư vừa nói về đoạn dây thừng ấy là nhân vật chính trong tác phẩm ảnh “Bò vào ốc đảo Nậm Giải” của tác giả Hữu Khá, đoạt giải Nhất của Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh (2008). Ông Bí thư trong ảnh là người đội mũ bảo hiểm màu xanh, bận đồ lót, áo quần quàng cổ, vượt suối cùng đoàn công tác. Cũng từ loạt bài ảnh về chuyến đi này, còn có bài “Công bộc của dân” cũng chính là nói về ông Bí thư Nghệ An hồi đó.

Anh bạn tôi vẫn chưa dứt đà hứng khởi: Làm báo như mình sống lâu lên lão làng, làm sao bằng chú Thanh Lâm Thời sự  VTV1 dẫn chương trình phòng chống bão lụt vừa nói vừa ứa nước mắt, làm sao bằng cô Thanh Bình, Xứ Huế mặc áo mưa lội nước đưa tin trực tiếp, cũng không bằng bác Thế Kỷ làm phim “Nghệ An – 10 ngày 3 cơn bão lớn” (1989) xem thấy cơ cực và gian nan và vượt thoát vô cùng.

Mà nói thêm nhé, dọc Quốc lộ 1, nhiều nơi trong Nam, thỉnh thoảng vẫn thấy cô giáo mầm non đi đầu cầm một đoạn dây, các cháu cứ bám vào đó, cô đưa cả đoàn qua đường, rất hay. Còn nhớ bản tin Thời sự lần ấy đưa tin về cơn bão Nesat (2011) gió mạnh cấp 13 đổ bộ rào rào vào đảo Luzon - Philippin và gây thiệt hại khủng khiếp . Nơi mỗi năm phải gánh chịu bình quân 23 cơn bão lớn, hẳn người ta phải có nhiều kinh nghiệm phòng chống. Cứ xem thì biết và bất ngờ, mà giật mình: giữa phố xá nước dâng đến gần nửa thân người, một đoàn người dân Philippin tay nắm chặt đoạn dây lần lượt đi qua phố xá ngập nước, cứ như ở Nậm Giải, Quế Phong ta vậy!

Nói thế để thấy ông Bí thư quả là cụ thể, sát thực. Và báo chí ta cũng thật tinh tường, nhất là những người trẻ mà xông xáo như Hữu Khá. Đâu như mình sống lâu lên lão, thỉnh thoảng viết tin bài lại …bịa tí chút, thêm tí mắm tí muối mà nếu không tự giác khai ra thì về hưu rồi cũng cấm ai biết, hề hề…

Phú Châu

+ Nói thêm, bức ảnh hiện có trên các trang mạng có tên “Công bộc của dân” nội dung nói về ông Bí thư Tỉnh, thực ra lại là hình ảnh ông …Chủ tịch huyện Quế Phong, người cùng đi vào Nậm Giải (PC)

 

Xin lỗi, chúng tôi đều... không chọn bạn!

 

Hãy tưởng tượng một game show tương tự như The Voice - Giọng hát Việt, chương trình truyền hình đang thu hút rất nhiều quan tâm. Tạm đặt cho 'game show' tưởng tượng này cái tên Sinh tồn.

Đứng trên sân khấu là thí sinh mang cái tên khá phổ biến - Người nghèo. Các giám khảo quyền lực, cũng như format chương trình Giọng hát Việt - ngồi quay lưng lại sân khấu. Tuy nhiên, khác một chút với Giọng hát Việt, game show Sinh tồn này có đến 5 giám khảo quyền lực: Điện - Nước - Viện phí - Gas - Xăng.

Không một giám khảo nào bấm chiếc chuông "Tôi chọn bạn" - đồng nghĩa là Chúng tôi - toàn bộ ban giám khảo - đều không đồng ý cho thí sinh cơ hội đi tiếp.

Có vẻ đây đang là kịch bản xảy ra giữa đời thực, khi chỉ cách đây vài ngày, 3 giám khảo quyền lực Viện phí - Gas - Xăng vừa đồng loạt tăng giá. Kết hợp với "cặp đôi hoàn hảo" Nước - Điện đã tăng chỉ mới hồi đầu tháng trước, 5 vị giám khảo này đã hội ngộ "tuyệt vời" để trở thành bộ ngũ độc quyền.

Nhiều người hoài nghi đây là một kịch bản có dàn xếp - giống như vẫn thường hoài nghi hàng loạt chương trình truyền hình thực tế nối đuôi nhau chiếu trên truyền hình. Nỗi hoài nghi này không phải vô căn cứ, vì người ta nhận thấy trong khi giám khảo Điện từng bị chê "không khéo" chọn thời điểm tăng giá, thì nay các giám khảo đã rút kinh nghiệm để chờ lúc CPI giảm mới dắt tay nhau cùng tiến.

Chỉ có thí sinh Người nghèo thì không ngừng "sốc", "ngơ ngác" trước quyết định "nghiệt ngã" của toàn bộ Ban giám khảo. Đáng khâm phục nhất phải tính đến độ kín tiếng của giám khảo Viện phí, khiến thí sinh chỉ "ngã ngửa" biết chuyện tăng giá khi đã móc hầu bao trả tiền.

Mỗi giám khảo đều có lý giải riêng cho quyết định tăng giá của mình, nhưng tựu chung lại là không tăng giá thì tôi lỗ. Còn lỗ do đâu thì các bạn không nên quan tâm quá nhiều.

Tuy nhiên, nếu như ban giám khảo Giọng hát Việt bị chê có phần thái quá trong chuyện vỗ về, an ủi thí sinh, thì có vẻ bộ ngũ quyền lực không giỏi lắm trong việc này. Chẳng hạn giám khảo Viện phí khi tăng giá, một mặt trần tình chưa chuẩn bị kịp chất lượng phục vụ tương xứng việc tăng giá, một mặt cũng "tâm sự" là cần có thời gian thì tiền tăng mới đem lại chất lượng tăng.

Không may là trong các game show truyền hình, việc bị loại cũng không quyết định cả cuộc sống một con người, nhưng cuộc thi Sinh tồn đầy nghiệt ngã giữa đời thực thì không thế.

Giá cả các mặt hàng cơ bản tăng đồng loạt tác động đến tất cả các đối tượng và mọi mặt đời sống. Nhưng trong số đó, người nghèo vẫn luôn phải hứng chịu nhiều nhất. Trong khi nguồn thu nhập vốn đã eo hẹp của họ còn có nguy cơ giảm xuống, thì mọi loại giá cả đều tăng sẽ như muôn gọng kìm thít chặt hơn vào cuộc vật lộn sinh tồn của họ.

Ừ thì không có tiền có thể không dùng nước sạch, thắp đèn dầu thay cho đèn điện, dùng bếp rơm thay bếp gas, đi xe đạp, đi bộ để chẳng màng đến xăng. Nhưng còn một cái quyền - "quyền" được ốm?

Một người dân khi được đề nghị bày tỏ ý kiến về việc tăng giá viện phí đã tổng kết chua chát rằng: Nghèo thì tốt nhất đừng có bệnh. Nhưng khổ nỗi bệnh nào có chừa ai, nhất là với người nghèo.

Vì thế, kết cục của người nghèo mà vẫn "dám" có bệnh rất có thể sẽ giống như lời của một vị lãnh đạo sở y tế: "Tăng giá viện phí gấp đôi đã là nhiều rồi. Nếu tăng cả chục lần thì người dân có nước ôm bệnh mà chết, tiền đâu chữa trị"[1].

 

 

Sân khấu game show The Voice - Giọng hát Việt. Ảnh: Nguyễn Trung Hải/ VOV

2. Cơm áo không đùa với bất kỳ ai, chứ chẳng nói riêng gì "khách thơ". Mà trong cuộc đời, người ta đâu chỉ sống luẩn quẩn với riêng chuyện cơm áo, gạo tiền. Còn biết bao mục tiêu khác cần thực hiện để được sống đúng với ý nghĩa con người, như được học hành chẳng hạn.

Tuần qua, hẳn không ai có thể không xúc động, cảm phục trước những tấm gương vượt lên nghịch cảnh, cái nghèo quay quắt để xuất sắc đề tên mình vào bảng thủ khoa các trường đại học. Đó là những trường hợp như thủ khoa Lưu Thế Anh của Đại học Bách khoa, và đặc biệt là Lê Đức Duẩn, thủ khoa Đại học Dược Hà Nội.

Chàng trai mười tám đôi mươi nặng chưa đầy 40kg, với chiếc xe đạp không thể cà tàng hơn, chằng chịt vết vá, buộc, căn nhà trống huếch không thấy được vật nào đáng giá... Khó ai quên nổi hình ảnh đó của thủ khoa Lê Đức Duẩn. Chàng trai mảnh khảnh còn mang trên vai gánh nặng của bi kịch là anh trai và bố đều đã lần lượt "ôm bệnh mà chết".

Có thể nói, nhiều mặt cuộc đời đã "không chọn" chàng trai này. Chỉ nghị lực, trí tuệ phi thường của bản thân và tình yêu vô bờ của người mẹ tần tảo giúp cậu không "chết chìm" trong nghịch cảnh.

Giờ đây, rất nhiều người đã biết đến Duẩn, và chắc rằng sẽ có những tấm lòng hào hiệp sẵn lòng giúp cậu bước tiếp con đường học hành đầy tốn kém. Nhưng hãy giả sử, trong mười mấy năm khắc nghiệt đã trải qua, cậu đầu hàng số phận, bỏ học giữa chừng, thì liệu chúng ta có một Lê Đức Duẩn thủ khoa như hôm nay.

Bản thân Duẩn cũng tâm sự là đã vài lần định nghỉ học. Và trong những lần đó, Duẩn đã nhận được sự may mắn hiếm hoi khi được nhà trường miễn giảm học phí để có thể tiếp tục đến lớp.

Thế nhưng, vẫn là một từ "nếu như". "Nếu như" Duẩn không thể vượt nổi hoàn cảnh, và chẳng ai mở lòng trợ giúp em? Chắc hẳn sẽ còn rất nhiều trường hợp "nếu như" như vậy xảy ra, nếu không có một cơ chế xứng tầm nhằm tìm kiếm và nâng đỡ người tài, mà thay vào đó chỉ may rủi nhờ vào lòng hảo tâm của một số cá nhân, tổ chức nào đó.

Chợt nghĩ đến một hiện tượng được báo chí mổ xẻ tuần qua. Đó là chuyện về quy trình khắc nghiệt đào tạo các vận động viên (VĐV) Trung Quốc để họ mang về những tấm huy chương vàng Olympic cho đất nước này. Cái giá phải trả để "chạm tay vào vàng" của họ thường rất đắt, có VĐV ngay cả bà chết, mẹ mắc bệnh nan y cũng không được biết.

Chúng ta có thể phê phán sự khắc nghiệt đến vô cảm mà đất nước này dành cho những con người bằng xương thịt. Chúng ta có thể phê phán căn bệnh thành tích và ham muốn chứng tỏ vị thế bằng mọi giá của đất nước này.

Nhưng có một điều khó có thể phủ nhận là cũng nhờ quy trình khắc nghiệt ấy, phần lớn những VĐV Trung Quốc vô địch thế giới đã được phát hiện tài năng và đưa vào đào tạo từ rất sớm. Theo một bài báo gần đây, ngay từ những năm 1980, Trung Quốc đã ra một mật lệnh, có nội dung đại ý rằng những nhà vô địch trong tương lai phải được phát hiện và mài giũa ngay từ khi còn nhỏ. Nhờ đó, những tài năng bẩm sinh có cơ hội để lựa chọn trở thành những kình ngư, những nữ hoàng thể dục dụng cụ, v.v... dù lựa chọn ấy có thể sẽ lấy đi của họ rất nhiều thứ.

Không phải đến khi những vận động viên này thành danh nhờ sức lực và tiền bạc của chính mình, nhà nước mới mở tay ra nồng nhiệt chào đón, hỗ trợ, có chính sách phát triển họ. Bởi vì, nếu cứ chờ đợi thế, hẳn sẽ có rất nhiều trường hợp "nếu như" xảy ra, và không biết bao nhiêu tài năng phí hoài cuộc đời vào những thứ không đáng.

 

Thủ khoa Lê Đức Duẩn và chiếc xe đạp. Ảnh: Trường Phong/ Báo Tiền Phong

3. Một sân chơi tầm cỡ thế giới đã được mở ra sôi động tuần qua sau lễ khai mạc Olympic đầy dư vị hôm 28/7. Một lễ khai mạc giống như bộ phim về cuộc đời, với rất nhiều nhân vật từ nhiều địa vị, lĩnh vực cùng tham gia vào.

Vô vàn mỹ từ đã được sử dụng để ca ngợi sự kiện thế giới này, như: siêu phẩm, hoành tráng, ấn tượng, tiêu tốn, huyền ảo, thành công rực rỡ... Nhưng người viết bài này lại ấn tượng sâu sắc nhất với một cách miêu tả rất bình dị của một nhà báo về Olympic 2012 - Lễ hội của mọi người.

Thực vậy, Lễ khai mạc Olympic 2012 đã thực sự trở thành lễ hội của mọi người khi tham gia sân khấu hoành tráng đó không chỉ có những nhân vật nổi tiếng, có địa vị, thành công, mà còn có cả những em nhỏ khuyết tật dẫn đầu trong đoàn hát quốc ca của Anh. Chỉ huy dàn trống với 965 tay trống là nữ nghệ sỹ bị điếc bẩm sinh Dame Evelyn Glennie.

Danny Boyle, vị tổng đạo diễn của đêm khai mạc, người lừng danh với bộ phim "Triệu phú ổ chuột" đi sâu vào thế giới những người cùng cực, đã đưa những nhân vật này lên như một phần quan trọng "phản chiếu tương lai nước Anh". Các em đều là những số phận thiệt thòi khi không được lớn lên hoàn chỉnh, có em không nói được, có em không nghe được. Nhưng tất cả các em vẫn được chào đón trân trọng và tham gia bình đẳng trên một sân khấu hoành tráng, tràn ngập ánh sáng, âm thanh.

Tạo ra một sân chơi để mọi người đều có thể có phần trong đó, ngay cả những người có số phận thiệt thòi, có lẽ ý nghĩa nhân văn của Olympic là ở đó. Giá như, trong cuộc đời thực ở khắp mọi nơi, ngay cả những nơi tăm tối nghèo nàn nhất, cũng vẫn có những sân chơi như vậy, để mọi người đều "được chọn" và có cơ hội tỏa sáng.


[1] Không để người nghèo ôm bệnh mà chết

Hải Tâm

 

Tổng số lượt xem trang