"Theo đánh giá của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các cơ quan liên quan trong tỉnh: bộ phim rất hay và chân thực, rất nên được công chiếu rộng rãi...
Tuy nhiên…Ban Tuyên giáo TW đã có công văn gửi Quảng Ngãi, yêu cầu bộ phim phải được bổ sung phần nói về công lao của Đảng và Nhà nước giúp đỡ bà con ngư dân ở Bình Châu và Lý Sơn...
*
Rõ ràng, động thái này của Ban Tuyên giáo TW cho thấy, thực tế thiên nhiên khắc nghiệt và hành vi cướp biển của nhà cầm quyền Trung Quốc gây biết bao đau thương tang tóc cho bà con ngư dân Quảng Ngãi lâu nay chẳng có ý nghĩa gì. Chỉ có công lao của Đảng và Nhà nước mới là điều quan trọng...
*
Rất có khả năng bộ phim bị cho chìm trong bóng tối, như vụ “Kế hoạch vinh danh, tri ân liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa bị ngăn chặn!” dịp 14-3-2012 (kỷ niệm 24 năm hải chiến đẫm máu bi tráng Trung – Việt ở Trường Sa 14-3-1988). Một lần nữa, nỗ lực của Hồ Cương Quyết nhằm giúp đỡ ngư dân Quảng Ngãi lại có nguy cơ như “dã tràng xe cát Biển Đông”! (Võ Văn Tạo)
-Phim "HOÀNG SA VN: NỖI ĐAU MẤT MÁT" thiếu tính Đảng!
- Người Sài Gòn đề nghị chính quyền tổ chức biểu tình (RFA).Như vậy có 2 mục. Mục đầu là đề nghị, mục thứ hai là sẽ thông báo. Nói rõ trong đơn như vậy. Hơn nữa, sự khác nhau giữa đề nghị với xin phép là quyền biểu tình là quyền được Hiến pháp cho phép. Có ghi rồi. Đúng luật pháp, nếu có đi biểu tình thì thông báo cho chính quyền biết địa điểm và thời giờ mình đi biểu tình thôi. Cho nên không cần phải xin phép."
Trách nhiệm của người dân ...
Trong thời đại ngày nay, biểu tình được hiểu là những hành vi hợp pháp và văn minh. Thông qua diễn biến các cuộc biểu tình, nhà cầm quyền có thể kịp thời điều chỉnh các chính sách quan trọng, thúc đẩy xã hội phát triển.
Theo như nguyên văn trong bản kiến nghị của 42 trí thức, hoàn toàn không thấy các cụm từ như là “Đơn xin phép” hay “xin tổ chức biểu tình”… Vậy giữa “xin phép” và “đề nghị” trong vấn đề biểu tình, có ý nghĩa khác nhau như thế nào ? Chúng tôi được nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, một trí thức có tên trong danh sách 42 người, giải thích như sau:
"Đây là đề nghị các cơ quan đoàn thể của nhà nước, đứng ra tổ chức biểu tình chống những hành động càng ngày càng ngang ngược của Trung Quốc. Chứ không phải là xin tổ chức biểu tình. Nhưng nếu nhà nước không cho các cơ quan, đoàn thể đó tổ chức thì các nhân sĩ sẽ thông báo cho nhà nước biết rằng mình sẽ đi biểu tình.
Như vậy có 2 mục. Mục đầu là đề nghị, mục thứ hai là sẽ thông báo. Nói rõ trong đơn như vậy. Hơn nữa, sự khác nhau giữa đề nghị với xin phép là quyền biểu tình là quyền được Hiến pháp cho phép. Có ghi rồi. Đúng luật pháp, nếu có đi biểu tình thì thông báo cho chính quyền biết địa điểm và thời giờ mình đi biểu tình thôi. Cho nên không cần phải xin phép."
Hiện nay, xóa bỏ dần cơ chế xin - cho là để đẩy mạnh hơn về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người dân. Đồng thời cơ quan quản lý cũng không thể mãi làm thay việc cho người dân. Nhà nước cần chuyển từ vai trò kiểm soát sang giám sát các hoạt động công dân.
Trước họa ngoại xâm, toàn dân Việt Nam có một điểm chung là phải tìm mọi cách đoàn kết lại, để chống trả.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh
Trong danh sách 42 vị ký tên vào đơn đề nghị, hầu như có nhiều thành phần trong xã hội tham dự. Đó là các vị từng giữ các chức vụ trong bộ máy đảng Cộng sản, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; rồi các tu sỹ, nhà văn, nhà báo và giảng viên đại học; nam nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, các vị ký tên trong bản đề nghị này gặp nhau ở điểm chung như sau:
"Thực ra điểm chung là điểm chung của hơn 85 triệu dân Việt Nam, tức là chung một lòng với đất nước. Ai cũng có chung một tấm lòng đó, chứ không riêng gì những nhân sỹ trí thức đại diện cho đủ các thành phần trong đơn đó. Trước họa ngoại xâm, toàn dân Việt Nam có một điểm chung là phải tìm mọi cách đoàn kết lại, để chống trả. "
Về thái độ của người dân, liệu có đồng tình ủng hộ hành động 42 trí thức đứng ra kiến nghị nhà cầm quyền, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho chúng tôi biết ý kiến như sau:
"Thấy qua thư, qua những lời phản hồi bình luận trên các blog thì người ta ủng hộ rất nhiều. Nhưng dĩ nhiên, chúng ta đang đối diện với nỗi sợ hãi. Mà nỗi sợ hãi này đã có từ mấy chục năm nay. Cái gì mà thấy nhà nước lắc đầu thì người dân sợ. Qua những gương người đi biểu tình bị làm khó dễ, người ta thấy rằng cũng khó khăn cho họ.
Đương nhiên là biểu lộ đồng tình rồi, nhưng biểu lộ qua cách này cách khác thì sự đồng tình chưa rõ ra. Trừ những người dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thì người ta biểu lộ sự đồng tình đó. Nghĩ rằng, riêng chuyện này thì ai cũng ủng hộ biểu tình hết. Có thể người ta không tham gia nhưng người ta rất ủng hộ."- Thư công dân gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (boxitvn). -
-
Trước tình trạng Tàu Cộng đang từng bước xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, đồng bào quốc nội đã vượt qua mọi khủng bố của an ninh cộng sản xuốngđường biểu tình. Tôi Lê Văn Danh cư ngụ tại Canberra Úc đáp lời kêu gọi của đồng bào quốc nội nhiều lần đơn độc đứng trước cửa tòa đại sứ Tàu cộng phản đối bọn Tàu cộng.
Tôi thiết tưởng, các Ban Chấp Hành Cộngđồng, Hội đoàn trong thời gian khẩn cấp khó hoàn tất mọi thủ tục để tổ chức các cuộc biểu tình biểu dương lực lượng. Nhưng trước tình trạng mất nước người Việt tị nạn cộng sản chúng ta không phải vì thế mà không thể bỏ chút thời giờ đến với nhau, nhắc nhở nhau về một quê hương đang bị cai trị bởi đảng Cộng sản vừa hèn với giặc vừa ác với dân.
Tôi đã thông báo đến cảnh sát Chủ Nhật tuần này 05/08/2012 vào lúc 10 giờ sáng đến 2 giờ trưa tôi sẽ lại ra trước tòađại sứ Tàu cộng số 15 Coronation Drive, Yarralumla, Canberra để cùng đồng bào trong nước biểu tình phản đối Tàu cộng xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam. Nay qua thư ngỏ nầy để kính tường đồng bào tùy nghi ủng hộ và tham dự.
Nhân cơ hội chúng ta cũng sẽ cầu nguyện cho bà Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ nhà báo tự do Tạ Phong Tần vừa hy sinh cho đại cuộc và cầu nguyện cho đất nước sớm có tự do dân chủ.
Xin liên lạc tôi qua số điện thọai 04 12715982 nếu qúy vị cần biết thêm chi tiết.
Kính tường,
Lê Văn Danh
Canbera, Úc châu
01/08/12
Ghi chú: Nếu có thể xin tự mang theo cờ Quốc Gia.
Lê Văn Danh
Canbera, Úc châu
01/08/12
Ghi chú: Nếu có thể xin tự mang theo cờ Quốc Gia.
China attacks Japan over islands dispute (FT 31-7-12)
-- ‘TQ ngày càng quá đáng nên Mỹ cần ngăn chặn’ (WSJ/ĐV). - Giải mã các diễn biến nội bộ của Triều Tiên (ĐV).
Tổng thống Putin ủng hộ NATO đặt căn cứ tại Nga