-Khách hàng lại vây HDBank đòi nợ Chứng thư bảo lãnh mua hàng cho 2 doanh nghiệp tại Hà Nội của HDBank trị giá khoảng 26 tỉ đồng có dấu hiệu bị làm giả.
Chiều 20/8, khoảng 20 khách hàng đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội đã đến trụ sở Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) tại số 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 - TP.HCM để yêu cầu đơn vị này trả nợ. Đây là lần thứ hai các khách hàng đến vây HDBank đòi quyền lợi.
Bảo lãnh rồi xù nợ!
Những khách hàng trên là cán bộ, nhân viên của Công ty CP Viễn thông An Đô và Chi nhánh Công ty Thép Thành Đô (cùng ở Hà Nội). Họ mặc đồng phục ghi khẩu hiệu “HDBank bảo lãnh rồi… xù nợ” và giăng băng rôn với hàng chữ “Yêu cầu HDBank trả nợ...”, tụ tập ngay cổng hội sở HDBank.
Trước đó, từ ngày 10 đến 17/8, cán bộ, nhân viên của 2 doanh nghiệp này cũng đã đến một số chi nhánh, phòng giao dịch của HDBank tại Hà Nội đòi trả lại tiền.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc khách hàng đến HDBank đòi nợ xuất phát từ những bức xúc liên quan đến chứng thư bảo lãnh mua hàng. Cụ thể, trong tháng 12/2011, Chi nhánh HDBank Thăng Long đã ra chứng thư bảo lãnh mua hàng giữa Công ty CP Viễn thông An Đô với Công ty TNHH Vật liệu mới Á Âu trị giá 10,69 tỉ đồng (làm tròn số - PV).
Tuy nhiên, đến nay Công ty CP Viễn thông An Đô vẫn chưa nhận được khoản tiền này.
Tương tự, Chi nhánh Công ty TNHH Thép Thành Đô tại Hà Nội ký hợp đồng kinh tế số 0112.2011 với Công ty CP Đầu tư Xây dựng Nhật Nam về việc mua bán thép cuộn cán nóng. Phía Công ty Thành Đô sau đó đã nhận được chứng thư bảo lãnh số 12.12.11 ngày 12/12/2011 của HDBank - Chi nhánh Thăng Long để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán của Công ty Nhật Nam.
Giá trị bảo lãnh theo chứng thư hơn 15,39 tỉ đồng, có hiệu lực trong 115 ngày kể từ ngày ký. Mặc dù đã quá thời hạn bảo lãnh, Chi nhánh HDBank vẫn không chịu thanh toán tiền, dẫn đến việc các khách hàng kéo vào hội sở của HDBank...
Khách hàng giăng băng ron đòi nợ tại trụ sở HDBank chiều 20/8.
Chứng thư có dấu hiệu bị làm giả
Theo phản ánh của các khách hàng, do không được trả tiền đúng hẹn, từ đầu năm đến nay, Công ty CP Viễn thông An Đô và Chi nhánh Công ty Thép Thành Đô đã nhiều lần gửi công văn khiếu nại đến HDBank nhưng không thấy ngân hàng này hồi âm. Mãi đến tháng 5/2012, HDBank mới có công văn trả lời, trong đó có nội dung
“... Hội sở đã tiến hành kiểm tra thông tin và kết quả sơ bộ là khoản bảo lãnh này không được hạch toán trong hệ thống sổ sách của HDBank...”. Nhằm xác định trách nhiệm cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, Tổng Giám đốc HDBank Nguyễn Hữu Đặng đã yêu cầu Chi nhánh Thăng Long và cá nhân ông Lê Quý Hiền (người ký phát hành thư bảo lãnh trên - PV) giải trình sự việc, báo cáo đầy đủ và chính xác các vấn đề liên quan.
Tiếp đến, tháng 7/2012, HDBank đã có công văn gửi Công ty CP Viễn thông An Đô và Chi nhánh Công ty Thép Thành Đô với nội dung: “HDBank đã báo cáo và chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng để xác minh làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật...”. Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn chưa có hồi kết và các khách hàng cũng không biết tới khi nào vụ việc được giải quyết rốt ráo.
Với những gì đang diễn ra, 2 chứng thư bảo lãnh trên của HDBank đã có dấu hiệu bị làm giả. Đây không phải là lần đầu tiên HDBank gặp rắc rối. Mới đây, một số cá nhân làm việc tại Chi nhánh HDBank Đồng Nai đã tạo lập chứng thư bảo lãnh giả. Trong vụ việc này, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và bắt giam một số người liên quan.
-
-
- Rầm rộ căng khẩu hiệu ‘bao vây’ đòi tiền ngân hàng HD Bank (Infonet).
*****************
- Chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng bao nhiêu tiền? (VietQ).
-Công nhân ngành thép phải nghỉ việc luân phiên Ngành thép cắt giảm lượt công lao động của công nhân do tiêu thụ sụt giảm, tồn kho nhiều.
- Cảnh ‘trại nô lệ’ người Việt ở Moscow – (BBC): - Nga phát hiện xưởng may hơn 1.000 lao động Việt Nam bất hợp pháp (Infonet). - Hàng vạn cựu TNXP chưa được hưởng chính sách (PLTP).
Đặt mại dâm lên bàn nghị sự (TN 15-8-12) -- Bộ Chính Trị thì kiểm điểm, người khác thì bàn chuyện mại dâm - Mại dâm ngày càng rầm rộ, trẻ hóa và “có chữ”! (VnMedia).
- HẺM…”BUÔN” CHUYỆN (KỲ 11) – (Nhật Tuấn). - Việt Nam ‘cạn lương hưu vì quan chức’ – (BBC). Quan chức thế này mà cũng được lãnh lương hưu? – “Công bộc” của dân: Phút bù giờ cuối cùng (Trần Nhương). “Một cuộc liên hoan mà nhờ nó, người thì ghi điểm ở phút đầu tiên, kẻ thì kiếm chác cho đến phút bù giờ cuối cùng. Tài năng như các vị, thật không hổ thẹn là công bộc của nhân dân”. -Cốt yếu vẫn phải đảm bảo quyền lợi công nhân
Chiều 10.8, CĐ Khu kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) chủ trì tổ chức cuộc họp tìm giải pháp phòng ngừa các vụ ngừng việc trái pháp luật ở KCN Lễ Môn với sự tham gia của đại diện LĐLĐ tỉnh, UBND TP.Thanh Hóa, BQL KKTNS, chính quyền 5 xã phường phụ cận và đại diện 5 DN vốn FDI đóng tại KCN nêu trên.
4 năm gần đây, tại KCN Lễ Môn xảy ra 12 vụ ngừng việc. Ảnh: A.Tuấn
-Cốt yếu vẫn phải đảm bảo quyền lợi công nhân
Điệp khúc buồn của người yếu thế (SGTT 14-8-12) -- Tại sao lại có những "người yếu thế" khi nước ta đang sồng sộc tiến lên xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo sáng suốt, vì dân vì nước, của ĐCSVN quang vinh?
Việt Nam 'cạn lương hưu vì quan chức' (BBC 15-8-12)
Dệt may đang mất lợi thế lao động giá rẻ (VOV 15-8-12)
Gia tăng du học sinh nhập viện tâm thần khi về nước (Bee.net 15-8-12) -- Về nước là phát điên? Thông cảm! ◄
- Lao động chui từ Trung Quốc: Phải nghiêm từ khâu quản lý đầu vào (SGTT). - Cháy lớn tại khu công nhân Trung Quốc (TT).
-Teo cơ vì suất ăn công nghiệp
NLĐO - Chất lượng suất ăn công nghiệp quá thấp khiến công nhân phải lấy hết năng lượng dự trữ ra để làm việc, dẫn đến cơ bắp bị bào mòn từng ngày, ảnh hưởng nặng đến thế hệ con cái
-
'Mại dâm tồn tại không phụ thuộc vào việc chúng ta muốn hay không muốn' (PetroTimes 15-8-12) -- Mấy người này nói chuyện cao xa quá, tôi không hiểu gì hết trơn! (Thế nào là "tồn tại"? "Phụ thuộc" nghĩa là sao? "Muốn hay không muốn" nghĩa là gi?)
Hàng Việt khó ngoi lên (NLĐ 15-8-12)
Hà Tĩnh: Dân phá trụ sở, quây đánh lãnh đạo, công an xã trọng thương (infonet 15-8-12) Chủ tịch, Phó chủ tịch xã bị hàng chục người vây đánh trọng thương (TN 15-8-12)
Chiều 20/8, khoảng 20 khách hàng đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội đã đến trụ sở Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) tại số 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 - TP.HCM để yêu cầu đơn vị này trả nợ. Đây là lần thứ hai các khách hàng đến vây HDBank đòi quyền lợi.
Bảo lãnh rồi xù nợ!
Những khách hàng trên là cán bộ, nhân viên của Công ty CP Viễn thông An Đô và Chi nhánh Công ty Thép Thành Đô (cùng ở Hà Nội). Họ mặc đồng phục ghi khẩu hiệu “HDBank bảo lãnh rồi… xù nợ” và giăng băng rôn với hàng chữ “Yêu cầu HDBank trả nợ...”, tụ tập ngay cổng hội sở HDBank.
Trước đó, từ ngày 10 đến 17/8, cán bộ, nhân viên của 2 doanh nghiệp này cũng đã đến một số chi nhánh, phòng giao dịch của HDBank tại Hà Nội đòi trả lại tiền.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc khách hàng đến HDBank đòi nợ xuất phát từ những bức xúc liên quan đến chứng thư bảo lãnh mua hàng. Cụ thể, trong tháng 12/2011, Chi nhánh HDBank Thăng Long đã ra chứng thư bảo lãnh mua hàng giữa Công ty CP Viễn thông An Đô với Công ty TNHH Vật liệu mới Á Âu trị giá 10,69 tỉ đồng (làm tròn số - PV).
Tuy nhiên, đến nay Công ty CP Viễn thông An Đô vẫn chưa nhận được khoản tiền này.
Tương tự, Chi nhánh Công ty TNHH Thép Thành Đô tại Hà Nội ký hợp đồng kinh tế số 0112.2011 với Công ty CP Đầu tư Xây dựng Nhật Nam về việc mua bán thép cuộn cán nóng. Phía Công ty Thành Đô sau đó đã nhận được chứng thư bảo lãnh số 12.12.11 ngày 12/12/2011 của HDBank - Chi nhánh Thăng Long để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán của Công ty Nhật Nam.
Giá trị bảo lãnh theo chứng thư hơn 15,39 tỉ đồng, có hiệu lực trong 115 ngày kể từ ngày ký. Mặc dù đã quá thời hạn bảo lãnh, Chi nhánh HDBank vẫn không chịu thanh toán tiền, dẫn đến việc các khách hàng kéo vào hội sở của HDBank...
Khách hàng giăng băng ron đòi nợ tại trụ sở HDBank chiều 20/8.
Chứng thư có dấu hiệu bị làm giả
Theo phản ánh của các khách hàng, do không được trả tiền đúng hẹn, từ đầu năm đến nay, Công ty CP Viễn thông An Đô và Chi nhánh Công ty Thép Thành Đô đã nhiều lần gửi công văn khiếu nại đến HDBank nhưng không thấy ngân hàng này hồi âm. Mãi đến tháng 5/2012, HDBank mới có công văn trả lời, trong đó có nội dung
“... Hội sở đã tiến hành kiểm tra thông tin và kết quả sơ bộ là khoản bảo lãnh này không được hạch toán trong hệ thống sổ sách của HDBank...”. Nhằm xác định trách nhiệm cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, Tổng Giám đốc HDBank Nguyễn Hữu Đặng đã yêu cầu Chi nhánh Thăng Long và cá nhân ông Lê Quý Hiền (người ký phát hành thư bảo lãnh trên - PV) giải trình sự việc, báo cáo đầy đủ và chính xác các vấn đề liên quan.
Tiếp đến, tháng 7/2012, HDBank đã có công văn gửi Công ty CP Viễn thông An Đô và Chi nhánh Công ty Thép Thành Đô với nội dung: “HDBank đã báo cáo và chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng để xác minh làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật...”. Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn chưa có hồi kết và các khách hàng cũng không biết tới khi nào vụ việc được giải quyết rốt ráo.
Với những gì đang diễn ra, 2 chứng thư bảo lãnh trên của HDBank đã có dấu hiệu bị làm giả. Đây không phải là lần đầu tiên HDBank gặp rắc rối. Mới đây, một số cá nhân làm việc tại Chi nhánh HDBank Đồng Nai đã tạo lập chứng thư bảo lãnh giả. Trong vụ việc này, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và bắt giam một số người liên quan.
Chuyển hồ sơ cho Công an TP Hà Nội Ông Nguyễn Hữu Đặng cho biết liên quan đến vụ việc trên, HDBank đã chuyển hồ sơ cho Công an TP Hà Nội, đề nghị xác minh, làm rõ theo quy định của pháp luật. HDBank cũng đang tích cực phối hợp với các cơ quan pháp luật để làm rõ trách nhiệm và sẽ xử lý nghiêm đối với cá nhân sai phạm (nếu có)... |
(Theo Người Lao Động)
- Rầm rộ căng khẩu hiệu ‘bao vây’ đòi tiền ngân hàng HD Bank (Infonet). Sáng nay 14/8, hàng chục nhân viên của Cty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô và Cty TNHH Thép Thành Đô đã đem băng rôn, khẩu hiệu đến trụ sở ngân hàng HD Bank Hà Nội, 32 Trần Hưng Đạo để yêu cầu ngân hàng này trả nợ tiền cho Công ty họ.-
-
Cán bộ, nhân viên của công ty An Đô và công ty Thành Đô căng khẩu hiệu 'biểu tình' trước hội sở HD Bank trên phố Trần Hưng Đạo đòi trả tiền. Ảnh: Thanh Hằng
Để tìm hiểu thêm thông tin về sự việc này, PV báo điện tử Infonet đã đến liên hệ làm việc với ngân hàng HD Bank nhưng khi đến đây nhân viên hành chính cũng bảo vệ đều báo lãnh đạo ngân hàng...không có nhà!?
Trước đó, chiều qua (13/8), hàng chục nhân viên của Công ty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô và Công ty TNHH Thép Thành Đô cũng đã đem băng rôn, khẩu hiệu đến chi nhánh ngân hàng HD Bank tại 144 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội để yêu cầu ngân hàng trả nợ.
Cty Thép Thành Đô và Cty An Đô đã dùng những tấm băng rôn khẩu hiệu để đòi nợ ngân hàng HD Bank. Ảnh Xuân Hải. |
Theo ông Lê Văn Truyền, Phó giám đốc Công ty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô, có trụ sở tại 8 Phan Văn Trường, Hà Nội, đơn vị này cũng đã ký hợp đồng số 1201/HĐMB2012/AD-AA bán 655.556 kg thép cuộn cán nóng cho Công ty TNHH sản xuất Vật liệu mới Á Âu với số tiền 10,620 tỉ đồng, thời hạn thanh toán chậm nhất là ngày 15/5/2012.
Để đảm bảo cho hợp đồng này sau khi bán hàng sẽ thu được tiền, Công ty An Đô cũng đã nhận được thư Bảo lãnh thanh toán số 12.01.2012/ BL-HDB013 của Ngân hàng HD Bank Chi nhánh Thăng Long do Giám đốc Lê Quý Hiển ký khẳng định cam kết sẽ thanh toán số tiền cho Công ty An Đô ngay sau khi nhận được văn bản kèm theo hồ sơ chứng minh Công ty Á Âu không hoàn thành đúng nghĩa vụ theo quy định của Hợp đồng đã ký giữa hai bên.Tuy nhiên, đến thời điểm thanh toán, trước sự chây ỳ, không chịu trả tiền của Công ty Á Âu, Công ty An Đô đã đề nghị chi nhánh HD Bank Thăng Long thanh toán theo thư bảo lãnh thanh toán. Nhưng sau nhiều lần gửi công văn tới chi nhánh HD Bank Thăng Long và cả Hội sở của HD Bank tại TP. HCM, Công ty An Đô không nhận được bất cứ hồi âm từ phía ngân hàng.
Tương tự, Công ty TNHH Thép Thành Đô, cũng đã nhận được thư bảo lãnh số 12.12.11/BL- HDB013 do ông Lê Quý Hiến, Giám đốc HD Bank chi nhánh Thăng Long ký. Theo nội dung thư bảo lãnh, HD Bank chi nhánh Thăng Long với cam kết sẽ trả nợ thay Công ty CP Đầu tư xây dựng Nhật Nam (Cty Nhật Nam) số tiền hơn 15,390 tỉ đồng để mua 985.640 kg thép cuộn theo hợp đồng 01.12.2011/HĐMB/CNTĐ-NN.
Sau một thời gian khiếu nại không có hồi âm, ngày 3-5-2012, Công ty Thành Đô nhận được một văn bản Fax từ Hội sở HD Bank gửi cho chi nhánh HD Bank Thăng Long với nội dung "thư bảo lãnh đó không được hạch toán trong hệ thống sổ sách của HD Bank. HD Bank sẽ xem xét và giải quyết" (!?).
Cũng theo ông Truyền, Phó giám đốc Công ty An Đô cho hay, Khi nhận được thư bảo lãnh thanh toán với chữ ký thật, dấu thật mà HD Bank CN Thăng Long phát ra, chúng tôi đã cẩn thận gửi văn bản tới HD Bank CN Thăng Long đề nghị xác nhận hiệu lực của bảo lãnh này. Và HD Bank chi nhánh Thăng Long đã xác nhận việc có phát các thư bảo lãnh thanh toán này.
“Do HD Bank chưa giải quyết như theo thư bảo lãnh với Công ty và hiện tại chúng tôi đã không thể liên lạc với ông Lê Quý Hiển, Giám đốc Ngân hàng HD Bank CN Thăng Long nên cực chẳng đã chúng tôi mới phải đi đòi nợ như thế này. Đây là ngày thứ 4 chúng tôi đi đến các chi nhánh ngân hàng của HD Bank ở Hà Nội để căng băng rôn, khẩu hiệu để đòi nợ”, ông Truyền cho biết.
- Rầm rộ căng khẩu hiệu ‘bao vây’ đòi tiền ngân hàng HD Bank (Infonet).
*****************
- Chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng bao nhiêu tiền? (VietQ).
-Công nhân ngành thép phải nghỉ việc luân phiên Ngành thép cắt giảm lượt công lao động của công nhân do tiêu thụ sụt giảm, tồn kho nhiều.
- Cảnh ‘trại nô lệ’ người Việt ở Moscow – (BBC): - Nga phát hiện xưởng may hơn 1.000 lao động Việt Nam bất hợp pháp (Infonet). - Hàng vạn cựu TNXP chưa được hưởng chính sách (PLTP).
- Cháy lớn tại khu công nhân Trung Quốc (TT).
- Phú Yên: Lo lắng vỡ đập hồ thủy điện (NLĐ). – Lo ngại Trung Quốc xây thủy điện trên sông Mê Kông(NLĐ). – Thủy điện trên sông Mê Kông làm cạn nước ĐBSCL (TN). - Đập thủy điện trên dòng Mekong – Thiệt hại kép cho phát triển bền vững (SGGP).
- Phú Yên: Lo lắng vỡ đập hồ thủy điện (NLĐ). – Lo ngại Trung Quốc xây thủy điện trên sông Mê Kông(NLĐ). – Thủy điện trên sông Mê Kông làm cạn nước ĐBSCL (TN). - Đập thủy điện trên dòng Mekong – Thiệt hại kép cho phát triển bền vững (SGGP).
- Vụ hai nữ du khách nước ngoài tử vong bất thường: Chết ở Việt Nam, khám nghiệm tử thi ở nước ngoài(TT).
- Công nhân tình dục ở Sài Gòn qua con mắt nữ tiến sĩ người Mỹ gốc Việt (Đào Tuấn). - Đàn ông Việt ‘lười, ham nhậu’ trong mắt người nước ngoài (VNE). - Đàn ông Việt ‘thăng tiến trên bàn nhậu’? – (BBC). - TIẾNG LÒNG CỦA MỘT “THẾ HỆ TẢ TƠI” (NCTG) “là những câu mở đầu bài thơ “Vật vã” mà Michiyo Phạm Ngà đã đưa lên trang cá nhân của cô tại mạng xã hội Facebook, gây ngạc nhiên cho một số bạn bè và những độc giả đã biết đến cái tên “Michiyo” trên báo chí Việt Nam thời gian qua, chủ yếu với phát biểu mạnh mẽ và gây sốc của cô về những yếu kém, nhược điểm của “đàn ông Việt”.“
- “Ký sự Quất Lâm” và “Nhật ký Đồ Sơn” (Đào Tuấn). Xao xác quê nghèo vì nạn "săn" trinh nữ chữa HIV (NĐT 15-8-12) -- Có những tin không biết xếp vào loại nào?Đặt mại dâm lên bàn nghị sự (TN 15-8-12) -- Bộ Chính Trị thì kiểm điểm, người khác thì bàn chuyện mại dâm - Mại dâm ngày càng rầm rộ, trẻ hóa và “có chữ”! (VnMedia).
- Đặt mại dâm lên bàn nghị sự (LĐ). – “Kẻ thù” của các cô gái mại dâm (Đào Tuấn). “‘Cảnh sát ư?’ Y hỏi lại. Trong ánh mắt của cô một nửa là sự ngỡ ngàng, nửa còn lại là sự hoài nghi, diễu cợt. Đối với các cô gái như Y. ‘Cảnh sát’ là từ không có trong từ điển”.
“Luật về mại dâm sẽ lên bàn nghị sự” (Bee). - Ông Dương Trung Quốc: Cần có luật công nhận, quản lý mại dâm (PN Today).
- HẺM…”BUÔN” CHUYỆN (KỲ 11) – (Nhật Tuấn). - Việt Nam ‘cạn lương hưu vì quan chức’ – (BBC). Quan chức thế này mà cũng được lãnh lương hưu? – “Công bộc” của dân: Phút bù giờ cuối cùng (Trần Nhương). “Một cuộc liên hoan mà nhờ nó, người thì ghi điểm ở phút đầu tiên, kẻ thì kiếm chác cho đến phút bù giờ cuối cùng. Tài năng như các vị, thật không hổ thẹn là công bộc của nhân dân”.
Chiều 10.8, CĐ Khu kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) chủ trì tổ chức cuộc họp tìm giải pháp phòng ngừa các vụ ngừng việc trái pháp luật ở KCN Lễ Môn với sự tham gia của đại diện LĐLĐ tỉnh, UBND TP.Thanh Hóa, BQL KKTNS, chính quyền 5 xã phường phụ cận và đại diện 5 DN vốn FDI đóng tại KCN nêu trên.
4 năm gần đây, tại KCN Lễ Môn xảy ra 12 vụ ngừng việc. Ảnh: A.Tuấn
Chỉ có 10% số CN qua đào tạo
Tại KCN Lễ Môn, TP.Thanh Hóa hiện nay có 5 DN vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, giải quyết việc làm cho 28.400 LĐ, trong đó riêng hai Cty giày Sunjade và Cty Aresa đang tạo việc làm ổn định cho 23.000 LĐ.
Số liệu tổng hợp của CĐ KKTNS cho thấy các DN này đang đảm bảo đủ việc làm cho CN với mức thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, các Cty còn hỗ trợ tiền xăng xe cho những CN ở cách nơi làm việc trên 30km với mức 10 nghìn đồng/ngày làm việc, hỗ trợ tiền nhà trọ, tiền ăn ca, khuyến khích CN làm việc chuyên cần với mức 280 nghìn đồng/tháng...
Tuy nhiên, với mức thu nhập trên, NLĐ cũng chỉ đủ sinh hoạt trong tháng, trong khi điều kiện làm việc nặng nhọc, vất vả, chỗ ở chưa ổn định, thiếu các hoạt động vui chơi lành mạnh. Đôi khi ở những DN này còn vi phạm pháp luật, chưa thực hiện đầy đủ các chế độ đối với CN, còn có hiện tượng ứng xử thiếu tôn trọng đối với CN dẫn tới sự bức xúc châm ngòi nảy sinh các cuộc ngừng việc trái pháp luật với sự tham gia của hàng nghìn LĐ. 4 năm gầy đây, tại 5 Cty đã để xảy ra 12 vụ ngừng việc gây thiệt hại lớn cho DN, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, môi trường đầu tư của địa phương.
Yếu tố khó khăn nhất đó là trình độ của đội ngũ CN còn thấp, chủ yếu là con em nông thôn chưa qua đào tạo cơ bản nên tác phong, kỷ luật công nghiệp, nhận thức pháp luật còn hạn chế. Tại hai Cty Aresa và Sunjade đang giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn LĐ, nhưng chỉ có 10% tổng số CN đã qua đào tạo tại các trường dạy nghề chuyên nghiệp, 90% số còn lại là LĐ phổ thông. Đại đa số NLĐ tuổi đời còn khá trẻ nên tư tưởng thường dao động, chưa có ý thức trách nhiệm chung tay xây dựng Cty, dễ bị lôi kéo...
Cần thực hiện nghiêm chế độ đối với NLĐ
Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị liên quan đã cùng nhau bàn giải pháp nhằm ngăn chặn không để xảy ra những cuộc ngừng việc trái pháp luật cần có sự tham gia của nhiều đơn vị. Đại diện đến từ UBND TP.Thanh Hóa cho rằng, muốn đạt được mục đích đặt ra cần đặt câu hỏi tại sao các vụ ngừng việc hầu hết đều xảy ra ở DN vốn FDI?
Ngoài đào tạo tay nghề, bậc thơ, cần quan tâm việc giáo dục tâm lý, quan hệ với giới chủ, đối tác là người nước ngoài bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp, phong tục tập quán... Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến yếu tố văn hóa bản địa, việc hiếu hỷ, ốm đau, giỗ chạp để động viên, chia sẻ giữa giới chủ với NLĐ, từ đó tìm ra tiếng nói chung, có sự thấu hiểu, tôn trọng lẫn nhau.
LĐLĐ tỉnh cần tăng cường chỉ đạo CĐ KKTNS, cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của CNLĐ cho các CĐCS, địa phương để thống nhất nội dung tuyên truyền; phân công cán bộ phối hợp cùng CĐ KKTNS tổ chức đưa kiến thức pháp luật cũng như giáo dục về tinh thần, ý thức cho CN đến tận từng nhà trọ.
Về phía DN cần phối hợp với tổ chức CĐ nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng đời sống CN để kịp thời giải quyết các kiến nghị đúng pháp luật. Thực hiện nghiêm các quy định về chế độ chính sách đối với CNLĐ, tăng cường cải thiện môi trường làm việc, nâng cao đời sống cho NLĐ với tinh thần “coi CN là tài sản quý giá của mỗi đơn vị”.Tại KCN Lễ Môn, TP.Thanh Hóa hiện nay có 5 DN vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, giải quyết việc làm cho 28.400 LĐ, trong đó riêng hai Cty giày Sunjade và Cty Aresa đang tạo việc làm ổn định cho 23.000 LĐ.
Số liệu tổng hợp của CĐ KKTNS cho thấy các DN này đang đảm bảo đủ việc làm cho CN với mức thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, các Cty còn hỗ trợ tiền xăng xe cho những CN ở cách nơi làm việc trên 30km với mức 10 nghìn đồng/ngày làm việc, hỗ trợ tiền nhà trọ, tiền ăn ca, khuyến khích CN làm việc chuyên cần với mức 280 nghìn đồng/tháng...
Tuy nhiên, với mức thu nhập trên, NLĐ cũng chỉ đủ sinh hoạt trong tháng, trong khi điều kiện làm việc nặng nhọc, vất vả, chỗ ở chưa ổn định, thiếu các hoạt động vui chơi lành mạnh. Đôi khi ở những DN này còn vi phạm pháp luật, chưa thực hiện đầy đủ các chế độ đối với CN, còn có hiện tượng ứng xử thiếu tôn trọng đối với CN dẫn tới sự bức xúc châm ngòi nảy sinh các cuộc ngừng việc trái pháp luật với sự tham gia của hàng nghìn LĐ. 4 năm gầy đây, tại 5 Cty đã để xảy ra 12 vụ ngừng việc gây thiệt hại lớn cho DN, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, môi trường đầu tư của địa phương.
Yếu tố khó khăn nhất đó là trình độ của đội ngũ CN còn thấp, chủ yếu là con em nông thôn chưa qua đào tạo cơ bản nên tác phong, kỷ luật công nghiệp, nhận thức pháp luật còn hạn chế. Tại hai Cty Aresa và Sunjade đang giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn LĐ, nhưng chỉ có 10% tổng số CN đã qua đào tạo tại các trường dạy nghề chuyên nghiệp, 90% số còn lại là LĐ phổ thông. Đại đa số NLĐ tuổi đời còn khá trẻ nên tư tưởng thường dao động, chưa có ý thức trách nhiệm chung tay xây dựng Cty, dễ bị lôi kéo...
Cần thực hiện nghiêm chế độ đối với NLĐ
Tại cuộc họp, đại diện các đơn vị liên quan đã cùng nhau bàn giải pháp nhằm ngăn chặn không để xảy ra những cuộc ngừng việc trái pháp luật cần có sự tham gia của nhiều đơn vị. Đại diện đến từ UBND TP.Thanh Hóa cho rằng, muốn đạt được mục đích đặt ra cần đặt câu hỏi tại sao các vụ ngừng việc hầu hết đều xảy ra ở DN vốn FDI?
Ngoài đào tạo tay nghề, bậc thơ, cần quan tâm việc giáo dục tâm lý, quan hệ với giới chủ, đối tác là người nước ngoài bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp, phong tục tập quán... Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến yếu tố văn hóa bản địa, việc hiếu hỷ, ốm đau, giỗ chạp để động viên, chia sẻ giữa giới chủ với NLĐ, từ đó tìm ra tiếng nói chung, có sự thấu hiểu, tôn trọng lẫn nhau.
LĐLĐ tỉnh cần tăng cường chỉ đạo CĐ KKTNS, cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của CNLĐ cho các CĐCS, địa phương để thống nhất nội dung tuyên truyền; phân công cán bộ phối hợp cùng CĐ KKTNS tổ chức đưa kiến thức pháp luật cũng như giáo dục về tinh thần, ý thức cho CN đến tận từng nhà trọ.
-Cốt yếu vẫn phải đảm bảo quyền lợi công nhân
Điệp khúc buồn của người yếu thế (SGTT 14-8-12) -- Tại sao lại có những "người yếu thế" khi nước ta đang sồng sộc tiến lên xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo sáng suốt, vì dân vì nước, của ĐCSVN quang vinh?
Việt Nam 'cạn lương hưu vì quan chức' (BBC 15-8-12)
Dệt may đang mất lợi thế lao động giá rẻ (VOV 15-8-12)
Gia tăng du học sinh nhập viện tâm thần khi về nước (Bee.net 15-8-12) -- Về nước là phát điên? Thông cảm! ◄
- Lao động chui từ Trung Quốc: Phải nghiêm từ khâu quản lý đầu vào (SGTT). - Cháy lớn tại khu công nhân Trung Quốc (TT).
-Teo cơ vì suất ăn công nghiệp
NLĐO - Chất lượng suất ăn công nghiệp quá thấp khiến công nhân phải lấy hết năng lượng dự trữ ra để làm việc, dẫn đến cơ bắp bị bào mòn từng ngày, ảnh hưởng nặng đến thế hệ con cái
-
'Mại dâm tồn tại không phụ thuộc vào việc chúng ta muốn hay không muốn' (PetroTimes 15-8-12) -- Mấy người này nói chuyện cao xa quá, tôi không hiểu gì hết trơn! (Thế nào là "tồn tại"? "Phụ thuộc" nghĩa là sao? "Muốn hay không muốn" nghĩa là gi?)
Hàng Việt khó ngoi lên (NLĐ 15-8-12)
Hà Tĩnh: Dân phá trụ sở, quây đánh lãnh đạo, công an xã trọng thương (infonet 15-8-12) Chủ tịch, Phó chủ tịch xã bị hàng chục người vây đánh trọng thương (TN 15-8-12)