(VEF.VN) – Liên tiếp các loại hàng hóa dịch vụ tăng giá đã gây nên nỗi ám ảnh đối với doanh nghiệp (DN) và người dân. Trước nguy cơ về một đợt bão giá mới cả người dân và DN không biết gì hơn ngoài việc co cụm để chống chọi một cách tuyệt vọng.
Dân lo sạch túi
Nghe tin tăng giá xăng, người dân không còn sốc vì đã liên tiếp chịu cảnh tăng giá, thay vào đó là nỗi lo thiếu hụt khi túi tiền này càng bị hao hụt.
Bà Hồ Nhất Lan ở phố Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy, HN) đặt câu hỏi: "DN xăng dầu kêu lỗ ngay lập tức được liên bộ cho tăng giá để bù thua thiệt, còn người dân giờ thu không đủ chi đang phải tằn tiện sống cùng với bão giá vậy ai bù đây?". Cuối cùng dân vẫn phải móc sạch những đồng xu cuối cùng trong túi tiền của mình ra để sống tiếp.
Chị Ngô Thị Thanh ở phố Doãn Kế Thiện (Mai Dịch, Cầu Giấy) thắc mắc trước vấn đề xăng tăng giá: "Trước, xăng dầu thế giới giảm mạnh nhưng giá xăng trong nước lại giảm nhỏ giọt vì nhà nước tăng thuế nhập khẩu lên. Nay giá xăng thế giới tăng sao nhà nước mình không chịu giảm thuế xuống rồi cũng tăng từ từ mà lại để các doanh nghiệp tăng ào ào, dồn dập. Chỉ trong vòng một tháng, xăng tăng giá tới 3 lần vậy với đồng lương ít ỏi đó dân công chức chúng tôi biết cắt giảm cái gì tiếp để cân bằng được chi phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày?".Chị Nguyễn Hương Trà ở Đê La Thành (Đống Đa) không khỏi lo lắng bởi xăng tăng kéo theo đó là hàng ngàn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ rủ nhau tăng theo. Chị Trà cho biết, chồng làm công chức nhà nước, chị làm giáo viên một trường mầm non tư thục tại quận, thu nhập ba cọc ba đồng không đủ chi tiêu. Đó là chưa kể cô con gái lớn tới đây chuẩn bị vào lớp một cũng ngốn cả đống tiền. Nhiều lúc thấy đuối sức, chìm dần trong con bão giá mà không biết làm cách nào để ngóc lên được.
Trước thông tin tăng giá, nhiều tiểu thương bán thực phẩm tại các chợ lẻ trên địa bàn Hà Nội đều cho biết, chợ ế nên chuyện tăng giá hàng hóa tại thời điểm này khi xăng dầu tăng là điều rất khó. Bà Hạnh, chủ một cửa hàng rau củ sạch tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) chia sẻ: "Giá đầu vào đều tăng, nhất là thời gian gần đây, nguồn cung không ổn định do mưa lớn kéo dài, rồi chi phí vẫn chuyển tăng do xăng tăng nhưng cứ xăng tăng, hàng hóa lại tăng theo như vậy thì biết bán cho ai trong khi tiền chi tiêu của dân đang cạn dần".
Còn chị Kim Thoa bán thực phẩm ở chợ Ngã Tư Sở lại khẳng định giá xăng tăng ào ào như vậy nên hàng hóa thực phẩm tăng giá là điều không thể tránh khỏi. Sắp tới, phía đầu mối thể nào cũng báo có đợt tăng giá mới, đặc biệt với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.
"Người dân khổ sở vì giá tăng nhưng chúng tôi cũng khổ không kém vì khi tăng giá bán dân sẽ mua ít đi. Còn không tăng giữ yên giá để ổn định sức mua thì tiểu thương sẽ phải chiụ lỗ", chị Thoa than.
DN lui thêm suy kiệt
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội khẳng định: "Sau các đợt xăng tăng giá, các DN có đề nghi tăng giá hàng hóa theo là chuyện hết sức bình thường". Tuy nhiên, ở vào thời điểm này, ông khuyên các DN, siêu thị, cửa hàng, tiểu thương nên khéo léo rồi cân nhắc ký hơn chuyện tăng hay giữ giá sao cho hợp lý, tránh trường hợp tăng giá khiến sức mua giảm thêm.
Ông Phùng Văn Chính, Giám đốc một công ty sản xuất vật liệu xây dựng, cho biết giá xăng và điện tăng mạnh trong thời gian vừa qua gây ảnh hưởng không hề nhỏ với doanh nghiệp. Chi phí đầu vào tăng nên giá thành sản phẩm đầu ra cũng phải tăng. Tuy nhiên, "Trong thời điểm hàng hóa sản xuất ra tồn kho cả đống chưa giải quyết được thì chuyện tăng giá theo giá xăng là điều chẳng DN nào muốn làm. Nhưng nếu không tăng mà vẫn giữ giá thì DN lại phải gồng mình chịu lỗ nặng hơn".
"Khi giá vật liệu tăng cao cũng có nghĩa là giá thi công nhảy vọt bắt buộc phải tăng giá bán thành phẩm. Mỗi m2 thi công với giá 4,5 triệu đồng thì có thể sẽ nhảy lên hơn 5 triệu đồng. Công trình được ký kết từ trước, trong hợp đồng chỉ cho phép bù giá 10% so với chi phí tại thời điểm ký kết. Song, thực tế mỗi đợt "nổi giá" đều tăng cao từ 20-30%, nên việc ảnh hưởng tới tiến độ công trình là điều khó tránh khỏi. Như vậy, một căn nhà cỡ trung bình 70m2 thì giá bán cũng tăng 40-70 triệu đồng. Không tăng giá bán thì không có lãi, nhưng tăng thì khăn người mua hơn, ông Chính nói.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực - Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành phân tích, thị trường căn hộ đang gặp nhiều khó khăn, giao dịch đều chậm, lãi suất vay cũng quá cao. Nếu tăng giá trong thời điểm nhạy cảm này tăng giá nhà thì uy tín doanh nghiệp sẽ giảm, mất khách hàng, giảm tính cạnh tranh. Giá tăng cao, nhà đầu tư và nhà thầu phải cần phải tính toán lại kỹ hơn.
Ông Nguyễn Thụy Nhân Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh cho rằng, hầu hết các máy móc trên công trường như máy xúc, máy ủi, máy trộn đều sử dụng dầu, giá dầu biến động cũng chồng thêm khó khăn cho các doanh nghiệp. Trong tình cảnh khó khăn chung, chỉ doanh nghiệp có uy tín và tiềm lực mạnh mới ít chịu tác động, còn các doanh nghiệp nhỏ thì quay như chong chóng. Trong khi đầu vào tăng cao thì đầu ra cũng đang "bí" vì thị trường chưa sôi động.
Theo ông Nhân, DN không còn nhiều sự lựa chọn. Việc "thắt bụng" để tiết kiệm chi phí cho công trình là điều tất yếu. Ông Nguyễn văn Đực chia sẻ giải pháp đương đầu với cơn lốc giá đầu vào tăng cao là chủ đầu tư phải tiết kiệm tối đa. Từ đó, chủ đầu tư sẽ phải cân nhắc những gói thầu nào cần thuê nhà thầu phụ, gói thầu có thể chủ động được. Vật tư cũng được giám sát dùng liều lượng đúng, đủ. Nếu quản lý tốt chủ đầu tư có thể tiết kiệm 5-15% tổng chi phí cho toàn dự án.
Ông Trần Như Trung - Giám đốc Nghiệp vụ, Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn, Công ty Savills Việt Nam nhận định, để giải quyết bài toàn khó khăn về vốn cũng như giá cả leo thang không đơn giản. Bởi khi dự án đã phê duyệt, công trình đã ký kết thì chủ đầu tư không thể dừng triển khai công trình. Các chủ đầu tư cần phải tính toán, nghiên cứu cụ thể thị trường. Mức dự phòng trượt giá đưa ra phải được xem xét cân nhắc dựa trên việc nghiên cứu từng dự án cũng như khả năng đầu tư của từng doanh nghiệp.
--Rùng mình trước ‘bão” giá mới
- Cơm áo không đùa với… sinh viên (VnMedia).
- Phê bình Cục Thú y về quy định bán thịt trong tám giờ (TP). - Khả thi và bất khả thi (Petrotimes).
- Xuất hiện nhóm virus cúm gia cầm nguồn gốc từ Trung Quốc (TP). - Chặn gia cầm lậu: Đã phải nổ súng (NNVN). - UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo dập dịch cúm gia cầm (NNVN). -Bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 tại Chợ Đồn (ND).
- Tuấn cơm có thịt (Quê Choa).
- Hà Nội tăng giá vé xe buýt (TN).- Đường bộ chạy thẳng Hà Nội- Thâm Quyến (Infonet).
Tăng giá xăng liên tiếp: DN và người dân dính đòn đau
Dồn dập tăng giá, suy kiệt sức mua
Theo thị trường thì phải tăng giá ồ ạt?
Tăng giá dồn dập: Kích lạm phát hay ép giảm phát?
Giá vàng tăng hơn 1 triệu đồng/lượng trong 2 ngày
(TBKTSG Online) - Giá vàng niêm yết tại công ty kinh doanh vàng có thị phần chi phối là Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tiếp tục tăng mạnh trong ngày 22-8, sau khi giá vàng thế giới tăng cao.- Vàng leo sát 44 triệu, dân đổ xô đi mua (VEF). - Giá vàng tăng hơn 1 triệu đồng/lượng trong 2 ngày (TBKTSG). - Vàng tăng đột biến là do cầu ảo (VOV).
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình: Nợ xấu chưa đến mức hốt hoảng (TT).- “Đến cuối năm nay, phải giảm được nợ xấu!” (VnEco).
- Quốc hội chất vấn thống đốc NHNN Việt Nam: Vì sao nông dân không tiếp cận được vốn? (DV).
- ACB: “Thanh khoản ngân hàng không thiếu” (DT).
ACB đã vay 7.000 tỷ đồng trên thị trường mở
Trong 2 ngày nay, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 18.025 tỷ đồng trên thị trường mở.
CafeF đưa tin, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó TGĐ cũng là người phát ngôn chính thức của ACB cho biết, ACB đã vay 7.000 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO) trong ngày hôm nay.
Khách hàng rút 5.000 tỷ đồng ra khỏi ACB trong ngày 22/8
Theo ông Đỗ Minh Toàn, con số này thấp hơn dự đoán của ACB và không có chuyện ACB mất thanh khoản.
Mức độ rút tiền tại ACB trong tầm kiểm soát
(TBKTSG Online) - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ngày hôm nay, 22-8, đã chi trả 5.000 tỉ đồng cho người rút tiền, song lãnh đạo Ngân hàng khẳng định ACB đã có các kịch bản ứng phó với khủng hoảng và vẫn tiếp tục hoạt động với năng lực tài chính bền vững.
-NHNN bơm nhiều tiền vào các ngân hàng
(TBKTSG Online) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm nay (22-8) đã bơm hơn 13.000 tỉ đồng qua Thị trường Mở (OMO) - khối lượng tiền lớn nhất từ đầu năm đến nay. Lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh.
- Tiền vẫn “đổ” về ngân hàng (Sàn OTC/TBNH).
- 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn với lãi suất sàn 9%/năm (DĐDN).
- Đại gia Thái Hòa “chết” vì đâu? (DĐDN).
- “Ngủ đông” trong các trung tâm thương mại hào nhoáng (Infonet).
- Giá vàng tăng 600.000 đồng/lượng (TN). - Giá vàng cao nhất 5 tháng qua (TT).
- Chứng khoán tiếp tục giảm mạnh (TN). - Nhà đầu tư nước ngoài: Chực săn miếng mồi lớn (Sàn OTC/TBNH).
- Khống chế lãi của EVN qua giá điện (TP).
- Petrolimex ‘dọa’ giá xăng có thể tăng 2.000 đồng/lít (VTC/DĐDN). - Có thể tăng giá gas (Infonet).
- Lương chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sống tối thiểu (TP).
- Đường Sóc Trăng: Lãi ròng 2012 đạt 58 tỷ đồng, gấp 8 lần năm trước (Vietstock). - 70 tỷ đồng phát triển vùng nguyên liệu mía (NNVN).
- Kinh tế Philippines sẽ phát triển nhanh thứ 6 thế giới (TTXVN).
- Nga chính thức trở thành thành viên WTO (SGGP).- Xăng dầu lại kêu lỗ: Tăng giá và rối loạn? (VNN).
- “Thị trường chứng khoán đang phản ứng thái quá” (TTXVN).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 22-8-2012: Dõi theo những ông “bầu” (VF). - Tổng quan tài chính-ngân hàng 22-8-2012: Mất ngủ, bơm tiền, rồi lại trấn an; - Tổng quan chuyển động ngành BĐS 22-8-2012.
- Kinh tế toàn cầu – khó chặn cơn gió ngược (Petrotimes).
-Đình chỉ thi công, điều tra nguyên nhân tai nạn tại Thủy điện Nậm Pông
Nga chính thức gia nhập WTO
TTO - Hãng tin RIA Novosti cho hay hôm nay 22-8, Nga chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi nghị định thư tham gia Hiệp định Marrakesh có hiệu lực. Nghị định thư tham gia Hiệp định Marrakesh - văn bản gia nhập WTO - dành cho Nga được ...
Nga chính thức gia nhập tổ chức WTOTiền Phong Online
Nga chính thức là thành viên thứ 156 của WTONhân Dân
LB Nga chính thức là thành viên thứ 156 của WTOVietnam Plus
Phong trào uống càphê ở Trung Quốc: China's New Obsession: Coffee (Atlantic 21-8-12)
Các kế hoạch kích thích của Trung Quốc có thật sự có hiệu quả?
Các biện pháp kích thích tập trung vào đầu tư của Trung Quốc có thể giúp tăng tốc kinh tế trong ngắn hạn, nhưng tiềm ẩn rủi ro tương lai.
- Trung Quốc liệu có cơ hội từ khủng hoảng châu Âu? (TTXVN). -Tồn kho hàng hóa của Trung Quốc lên đỉnh điểm Hầu hết các ngành sản xuất của Trung Quốc, từ sản xuất đồ thể thao đến xe hơi đều đang phải đối mặt với tình trạng hàng tồn kho quá nhiều.
Pháp, Đức có khả năng suy thoái vào năm 2013Bất chấp dữ liệu xuất khẩu lạc quan hiện tại, Pháp và Đức có thể rơi vào suy thoái trong năm tới, theo một nghiên cứu của Capital Economics.Nền kinh tế Đức đang có dấu hiệu chậm lại
Trong lúc eurozone đang lâm vào suy thoái, Đức, quốc gia đầu tàu của khu vực, lại băt đầu cho thấy những dấu hiệu uể oải trong kinh tế.
Người giàu ra đi
Đại gia Trung Quốc muốn ra nước ngoài tìm cuộc sống an toàn.
Có một thứ xuất khẩu từ Trung Quốc hiện đang dường như không thể cản nổi - các triệu phú.
Lái chiếc xe Porsche, sống tại Thượng Hải, Louie Huang kiếm được tiền, rất nhiều tiền, từ bất động sản.
Anh có một khu villa gồm 200 phòng được xây dựng tại đây và sở hữu bất động sản tại ít nhất là năm thành phố khác trên toàn thế giới.
Tuy mối làm ăn chính là ở Trung Quốc nhưng anh cũng có khoản đầu tư đáng kể, đủ để đem lại cho mình quyền định cư tại Singapore.
Anh nói vì làm vậy là vì một số lý do, nhất là cơ hội cho gia đình tương lai của mình.
Nhưng anh thừa nhận rằng với nhiều người bạn giàu có của mình thì cái cảm giác không an toàn khiến họ muốn tìm cách ra nước ngoài sinh sống.
"Hầu hết họ nghĩ rằng tôi có quá nhiều tiền ở đây, nhưng rồi một ngày chính phủ sẽ thay đổi chính sách và lấy lại hết," anh nói.
Chiếu khán lao động
Các doanh nhân, dù là nhờ có các mối quan hệ hay chỉ đơn thuần là do tham nhũng, bất kể họ làm giàu bằng cách nào thì cũng đang có những bằng chứng ngày càng nhiều cho thấy giới siêu giàu Trung Quốc nay đang tìm cách thoát đi.
Tại một cuộc hội thảo tổ chức tại một văn phòng sang trọng với tầm bao quát ra thành phố Thượng Hải rất đẹp, các doanh nhân Trung Quốc với mức dự tính chi ra ít nhất là nửa triệu đô la được khuyến khích đầu tư vào kinh tế Hoa Kỳ.
Lượng người Trung Quốc muốn đến Mỹ theo con đường đầu tư ngày càng tăng.
Chương trình chiếu khán EB-5 là chương trình đầu tư-để-định cư, cấp thẻ định cư cho các trường hợp đầu tư tạo việc làm cho ít nhất 10 lao động.
Trong năm 2006, chỉ có 63 visa loại này được cấp cho các công dân Trung Quốc. Năm ngoái, con số này nhảy vọt lên 2.408 và trong năm nay con số này đã vượt quá 3.700.
Điều đó có nghĩa là làn sóng tiền từ Trung Quốc đang đổ vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Hoa Kỳ.
Chương trình này cho phép mọi đối tượng đệ đơn, nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc nay chiếm tới 75% tổng số hồ sơ được nộp.
Thời bất ổn
Hệ thống chính trị cứng nhắc và trì trệ của Trung Quốc có lẽ là lý do khiến người giàu muốn ra đi, đặc biệt là trong năm nay, khi sẽ có những thay đổi diễn ra ở cấp cao nhất trong Đảng Cộng sản.
Cũng có cả những quan ngại về lối sống nữa. Giống như Louie Huang, người có tiền thường muốn sống ở nơi không khí trong lành hơn, có nền giáo dục tốt hơn cho con cái.
Thêm nữa là những lo sợ về việc sự bùng nổ kinh tế kéo dài cả thập niên tại Trung Quốc có thể sẽ xì hơi. Cho nên người ta không mấy ngạc nhiên khi giới nhà giàu Trung Quốc tìm cách ra đi.
Số liệu về EB-5 không phải là những chứng cứ duy nhất. Cuộc khảo sát hồi cuối năm ngoái, được thực hiện đối với gần 1000 triệu phú đô la Trung Quốc cho thấy 60% tính chuyện ra nước ngoài.
Trung Quốc nay là một trong các luồng di dân lớn nhất vào Úc, với số liệu công bố năm 2011 cho thấy lần đầu tiên Trung Quốc đã vượt qua Anh.
Các đại lý bất động sản tại Mỹ nói năm nay lượng người mua nhà có giá trị lớn đến từ Trung Hoa lục địa và Hong Kong tăng vọt.
Bữa tiệc của nhà giàu Trung Quốc còn lâu mới kết thúc. Louie Huang vừa mới khai trương một hộp đêm mới toanh.
Việc có những người ngồi với cả chục chai champagne trên bàn cho thấy còn khối người vẫn có thể kiếm được tiền tốt tại đây.
Nhưng trong thời kinh tế bất ổn như lúc này, những người có tiền ngày càng muốn tìm kiếm nơi nào đó an toàn hơn cho mình.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/08/120822_china_overseas_residency.shtml