--Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi có thể sẽ chấp nhận việc chị em ruột trong gia đình được phép mang thai hộ cho nhau
Bị cắt tử cung hoàn toàn để giữ mạng sống sau khi bị phát hiện ung thư tử cung, chị T.T.Q, 32 tuổi ở Hà Nội, gần như sống trong tuyệt vọng vì không còn cơ hội được làm mẹ. Cách đây hơn một năm, nghe có người mách nếu nhờ người khác mang thai hộ, Q. vẫn có cơ hội làm mẹ. Nghe tin này, chị Q. nuôi dần hy vọng.
Thực tế có nhiều, quy định lại cấm
Bị cắt tử cung hoàn toàn để giữ mạng sống sau khi bị phát hiện ung thư tử cung, chị T.T.Q, 32 tuổi ở Hà Nội, gần như sống trong tuyệt vọng vì không còn cơ hội được làm mẹ. Cách đây hơn một năm, nghe có người mách nếu nhờ người khác mang thai hộ, Q. vẫn có cơ hội làm mẹ. Nghe tin này, chị Q. nuôi dần hy vọng.
Thực tế có nhiều, quy định lại cấm
Nhờ người “dẫn mối”, vợ chồng chị Q. đến gặp một phụ nữ khỏe mạnh, đã có chồng và 2 con, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn vì người chồng bị bại liệt sau vụ tai nạn giao thông. Để chắc chắn đứa con của mình sinh ra khỏe mạnh, chồng chị Q. đã đưa “đối tác” đi khám sức khỏe toàn diện. “Hợp đồng” với nhiều điều khoản cũng đã được hai bên ký kết. Tuy nhiên, đến khi dẫn nhau tới bệnh viện, việc mang thai hộ này đã không được các bác sĩ đồng ý bởi vi phạm pháp luật. Rời bệnh viện, chị Q. chỉ biết ôm chồng mà khóc.
Tư vấn cho một trường hợp hiếm muộn tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (Ảnh: NGỌC DUNG)
Ngoài kênh môi giới với những thỏa thuận ngầm, nhiều người đã lên mạng internet để tìm sự giúp đỡ. “Bị bệnh, không thể có con nên tôi cần tìm một phụ nữ trên dưới 30 tuổi, sức khỏe tốt, ưa nhìn, giúp tôi mang thai hộ, sẽ trả công xứng đáng và chăm sóc tốt, mọi vấn đề sẽ thỏa thuận rõ khi gặp nhau…” - Một nickname có tên monglamme… đã chia sẻ như vậy trên một diễn đàn hiếm muộn.
Vô sinh, hiếm muộn ngày càng phổ biến
TS-BS Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết vô sinh, hiếm muộn ngày càng phổ biến. Trong khoảng 100 cặp vợ chồng, có 10-15 cặp không thể có con. Nguyên nhân không có con do nam và nữ giới là tương đương nhau (khoảng 30%), do cả vợ và chồng là 30% và khoảng 10% còn lại không rõ nguyên nhân. “Tuy nhiên, không phải trường hợp hiếm muộn nào cũng có thể có con qua can thiệp của y học. Với những phụ nữ bị dị tật bẩm sinh, bị cắt tử cung, tử cung có nhiều u xơ, tử cung nhi tính… sẽ không thể có con cho dù được thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh ống nghiệm”- bác sĩ Vệ khẳng định. Cũng theo bác sĩ Vệ, với những trường hợp đã cắt tử cung nhưng vẫn còn buồng trứng, phụ nữ vẫn còn hy vọng có con nhưng họ không thể tự mang thai như người bình thường khác mà chỉ có thể gửi trứng nhờ ai đó mang thai hộ.
Theo ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, pháp luật hiện hành cấm hành vi mang thai hộ, đẻ thuê nhưng trong thực tế, niềm khao khát được làm cha, làm mẹ vẫn khiến nhiều người tìm mọi cách để đạt được nguyện vọng ấy. Theo Nghị định 96/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh (có hiệu lực từ ngày 15-12-2011), hành vi mang thai hộ có thể bị phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng. Tuy nhiên, do Luật Hôn nhân và Gia đình ban hành năm 2000 không có quy định cụ thể về vấn đề này nên những hậu quả pháp lý chưa được đề cập. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp về quyền làm cha mẹ, quyền nhân thân, tài sản của đứa trẻ với những người liên quan sẽ rất phức tạp.
Nhiều ý kiến đồng tình
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc chấp nhận hay tiếp tục cấm mang thai hộ để sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình. TS Nguyễn Văn Cừ, Phó Khoa Luật dân sự (Đại học Luật Hà Nội) - thành viên tổ biên tập sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình - cho biết qua các phiên thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng nên chấp nhận mang thai hộ. Tuy nhiên, đa phần các ý kiến chưa đồng tình mở rộng phạm vi người mang thai hộ mà chỉ chấp thuận nếu đó là chị em ruột thịt. “Đây là điều hợp lý bởi sẽ tránh được những vấn đề phát sinh phức tạp về tranh chấp đứa trẻ. Tuy nhiên, chưa thể mở rộng đối tượng những người được phép mang thai hộ bởi điều đó dễ gây phát sinh chuyện hợp đồng, kinh doanh” - TS Nguyễn Văn Cừ phân tích.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thúy Hiền cho biết mang thai hộ là vấn đề nhạy cảm, cần phải nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng. “Xưa nay chúng ta vẫn coi người nào mang thai, đẻ ra đứa trẻ là cha mẹ của chúng. Nếu chấp thuận thì khi xảy ra tranh chấp sẽ xử lý ra sao, phải có quy định chặt chẽ may ra mới thực hiện được” - bà Hiền nói.
THẾ KHA - NGỌC DUNG
-Có thể được mang thai hộ
**************
-Thực phẩm bẩn: “Chưa thấy cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm”(Nguoiduatin.vn) - PV Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Nguyễn Đăng Vang, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ & Môi trường Quốc hội về vấn đề quản lý thực phẩm bẩn.
PGS.TS Nguyễn Đăng Vang
Cần mạnh tay truy xuất nguồn gốc để quy rõ trách nhiệm
Xin ông cho biết vì sao những sản phẩm “bẩn” trên lại lan tràn ngoài thị trường như vậy?
Những sản phẩm liên quan đến nông lâm, thủy hải sản do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quản lý. Các phòng kiểm nghiệm cũng do Bộ chỉ định, trực tiếp là Cục Bảo vệ thực vật và Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản. Hai Cục này chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra xem những thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào có tồn dư chất cấm hay không.
Liên quan đến hiện tượng thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản Trung Quốc mất an toàn tuồn vào Việt Nam, trước hết họ phải là đơn vị chịu trách nhiệm đầu tiên.
Thời gian qua, rất nhiều hàng nông sản của Trung Quốc ồ ạt “tuồn” vào Việt Nam. Do nhu cầu tiêu dùng của nguời dân hay còn lý do nào khác, thưa ông?
Việc hàng nông sản Trung Quốc vào Việt Nam nhiều là do quan hệ thương mại, thị trường và phụ thuộc vào mùa vụ. Không riêng gì Trung Quốc, bản thân chúng ta cũng xuất khẩu nhiều hàng nông sản sang các nước khác. Khi thị trường có sức mua cao thì hàng các nước sang càng nhiều. Hàng rau, củ, quả không phải là hàng cấp hạn ngạch nhập khẩu mà do sự điều tiết của thị trường. Do đó, điều quan trọng không phải là cấm hay hạn chế nhập mà phải kiểm soát ngay từ khâu nguồn gốc, xuất xứ.
Khi phát hiện những lô hàng không đảm bảo chất lượng, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, phía đối tác sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào, thưa ông?
Về nguyên tắc, phía đối tác Trung Quốc phải trình giấy tờ ghi rõ nguồn gốc sản xuất, mức độ an toàn thực phẩm… và phải cam kết với phía nhập. Sản phẩm nhập về cũng phải được bọc, bảo quản trong thùng giấy theo đúng quy chuẩn, nếu không đạt thì coi như nhập lậu. Nhập chính ngạch phải có nhãn mác, thời hạn, kiểm định…, khi có sự cố sẽ truy xuất nguồn gốc để quy trách nhiệm cho bên đối tác.
“Ông” nào chịu trách nhiệm?
Nhiều người vẫn nói vui: “Bốn Bộ cùng chung tay kiểm tra một mớ rau, con gà nhưng mâm cơm của người dân vẫn “bẩn”. Ông suy nghĩ thế nào về băn khoăn này?
Đúng là trước đây, bốn Bộ cùng chung tay giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm nhập khẩu, tuy nhiên, luật mới quy định, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn sẽ chịu trách nhiệm về việc kiểm định những mặt hàng này. Họ phải chịu trách nhiệm từ khâu sản xuất, nhập khẩu đến khi bán ra thị trường. Nếu phát hiện gian lận trên thị trường, Bộ Công thương sẽ vào cuộc và làm theo thẩm quyền của họ. Bộ Y tế chỉ tham gia khi những thực phẩm “bẩn” đó bày bán ngoài thị trường gây ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm…
Vậy, Bộ nào sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp, thưa ông?
Lâu nay, dường như không có Bộ nào đứng ra chịu trách nhiệm đến cùng. Khi những vụ việc xảy ra, hầu hết các hành vi vi phạm chỉ bị xử lý hành chính và tiêu hủy tang vật, rất ít vụ vi phạm bị xử lý hình sự. Còn những cơ quan có trách nhiệm thì lại chẳng phải chịu một hình thức xử phạt nào. Sau mỗi vụ việc vi phạm người ta chỉ thấy nói đến việc xử lý các đối tượng vi phạm, thực tế chưa thấy cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm, hay bị đưa ra xem xét khi để thực phẩm bẩn độc hại, tràn lan trên thị trường. Ngăn chặn tình trạng buôn bán thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ ngộ độc thực phẩm, đó là trách nhiệm của toàn xã hội.
Lâu nay, người tiêu dùng vẫn lo ngại dùng hàng rau, củ quả Trung Quốc chứa chất độc hại và dần tẩy chay. Ông đánh giá thế nào?
Không phải ngẫu nhiên mà người tiêu dùng sợ dùng hàng hóa, thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thực tế, thời gian qua, ở Trung Quốc xuất hiện rất nhiều sự cố liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.Cục Bảo vệ thực vật, thừa lệnh Bộ trưởng với tư cách là đơn vị đóng vai trò quan trọng nhất cần thường xuyên bám sát, theo dõi động thái của các nước nhập hàng từ Trung Quốc. Trường hợp có sự cố về an toàn thực phẩm, mà các nước có chương trình giám sát quốc gia về hàng nhập khẩu, họ cũng kịp thời thông báo cho Việt Nam.
Nhiều mẫu qua kiểm tra đã vượt ngưỡng quy định
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ tháng 7 đến 10/8, cơ quan BVTV đã lấy 104 mẫu hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, trong đó phát hiện 3 mẫu vi phạm, có dư lượng vượt mức tối đa cho phép. Có 2 mẫu nho nhập từ Trung Quốc (qua cửa khẩu Lào Cai) có dư lượng chất difenoconazole và cypermethrin, gấp 3-5 lần so quy định; 1 mẫu khoai tây cũng của Trung Quốc, nhập qua cảng Sài Gòn, có dư lượng cholorpyrifos ethyl gấp 3 lần quy định. Cục đã chỉ đạo các đơn vị xử lý theo đúng quy định.
|
-Thực phẩm bẩn: “Chưa thấy cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm”
***********
(T2 – DSPL) “Nếu chỉ phạt hành chính thì đâu lại vào đó”
Vẫn loay hoay thắt chặt quản lý thực phẩm bẩn
-- Phát hiện trứng bắc thảo ngâm hóa chất (NLĐ).-Hóa chất ngâm trứng vịt bắc thảo có cả sút, nước rửa bát- Cảnh giác với thuốc Trung Quốc bạc triệu phòng xuất huyết não (DV).- Sự thật viên thuốc gần 1 triệu đồng phòng xuất huyết não (Bee). - Củ “ấu tàu” cực độc được hô biến thành…thần dược (NĐT).
-Rộ tin đồn cấy trứng đỉa vào thức ăn hại người
- – Phát hiện nhiều vụ lưu hành tiền giả (TN).
Đến lượt rết xuất đi Trung Quốc
Hiện con rết đang được nhiều đầu nậu thu mua với giá từ... 5.000- 7.000 đồng/con! Đa số rết này được sấy khô để xuất sang Trung Quốc.
-“Truy” trách nhiệm quản lao động nước ngoài tại Việt Nam
VnEconomy -Đã có độ vênh về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an
-- Nhật: 7 người chết vì ăn bắp cải dầm giấm của Trung Quốc (LĐ).