Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Tướng Trung Quốc lặng lẽ thăm Mỹ; Nhà xuất bản Giáo dục bị “tố” ủng hộ hàng Trung Quốc

(VietQ.vn) – Nhà xuất bản Giáo dục bị “tố” cản trở dùng bút chấm đọc của Việt Nam sản xuất nhưng lại tạo thuận lợi cho sản phẩm của Trung Quốc. 

“Dìm hàng” bút chấm đọc Việt Nam?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bút chấm đọc (loại bút chấm vào sách được mã hóa có thể phát ra tiếng Anh, để dạy thiếu nhi ngoại ngữ), trong đó, có nhiều loại xuất xứ từ Trung Quốc. Theo khảo sát trên thị trường, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp đang phát hành 4 loại bút chấm đọc xuất xứ Trung Quốc.

Trong khi đó, Viện Vật lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tham gia đồng hành cùng Đề án ngoại ngữ 2020, đã nghiên cứu và sản xuất ra một loại bút chấm đọc là Robot Teacher. Theo TS Doãn Hà Thắng - Viện Vật lý, đây là sản phẩm duy nhất được Bộ GD&ĐT giới thiệu với các tỉnh thành để áp dụng công nghệ vào dạy tiếng Anh bậc phổ thông.

Bút chấm đọc của Việt Nam sản xuất
Bút chấm đọc do Việt Nam sản xuất

Theo điều tra của chúng tôi, Bộ GD&ĐT đã từng có cuộc họp kín để đánh giá các loại bút chấm đọc. Kết quả, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng bút do Việt Nam sản xuất.

“Trong quá trình công tác cùng đoàn công tác của Bộ xuống các địa phương hướng dẫn mô hình dạy, luyện tập và kiểm tra, cũng như các báo cáo của lãnh đạo sở GD&ĐT các tỉnh tại Hội nghị tư vấn thiết bị dạy và học ngoại ngữ tại Cửa Lò (Nghệ An) ngày 19 và 20/7  vừa qua, chúng tôi có nhận được những thông tin phản hồi tốt. Tuy nhiên, nhiều địa phương thông báo là không có sách tiếng Anh mã hóa để bút chấm đọc sử dụng được, có nơi mã hóa rất ít”, TS Doãn Hà Thắng - Tác giả của bút chấm đọc Robot Teacher, cho biết.

Để bút chấm đọc có thể dùng được, các sách phải được mã hóa. Việc mã hóa không làm tăng giá thành các cuốn sách. Việc mã hóa mở như vậy cũng làm cho tất cả các loại bút chấm đọc có thể đọc được, chứ không chỉ là bút của Việt Nam sản xuất.

Nguy hiểm nếu bút chấm đọc "nói những câu về chính trị”

TS Doãn Hà Thắng cảnh báo: “Cần phải quan tâm nhiều đến độ an toàn của sản phẩm do đã có tiền lệ về việc các sản phẩm nhựa xuất xứ từ Trung Quốc có chứa thành phần hóa chất độc hại đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng, cũng như việc sản phẩm dễ vỡ, các mảnh vỡ sắc nhọn gây nguy hiểm cho học sinh, các nút bấm không nhạy, cổng USB sạc pin bị hỏng sau thời gian ngắn, pin bên trong chỉ sử dụng được thời gian ngắn là phải thay với giá rất đắt, hoặc pin tự nổ khi có sự thay đổi về nhiệt độ. Các thiết bị đồ chơi không đảm bảo độ bền, độ an toàn, không có đủ các cấu tạo và tính năng thông dụng của thiết bị nhận dạng và đánh giá ngữ âm”.

Một sản phẩm được "đóng dấu" của NXB Giáo dục. Ảnh: HT
Một sản phẩm được "đóng dấu" của NXB Giáo dục. Ảnh: HT

Các loại bút chấm đọc muốn được nâng cấp phần mềm thì phải được kết nối internet, người dùng tải về các chương trình mới. TS Doãn Hà Thắng cảnh báo: “Nếu những chiếc bút ấy được “cài” nói các câu mang tính chính trị, ví dụ về Trường Sa, từ nguồn của nhà sản xuất ở Trung Quốc, thì sẽ rất nguy hiểm”.

Viện Vật lý làm việc phi lợi nhuận

Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam, TS Doãn Hà Thắng khẳng định, đề tài nghiên cứu về bút chấm đọc của ông do Nhà nước cấp kinh phí. Nếu được áp dụng đại trà, ông sẽ chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất, không thu bản quyền. Điều này khác với nhiều doanh nghiệp sản xuất bút chấm đọc của nước ngoài.

TS Doãn Hà Thắng cho hay, hiện nay, bút chấm đọc của Việt Nam sản xuất có nhiều ưu điểm hơn các nước khác. Vì thế, nếu NXB Giáo dục Việt Nam chậm trễ trong việc mã hóa thì sẽ tạo cơ hội cho bút của Trung Quốc có thời gian nâng cao tính năng, có cơ hội đuổi theo những công nghệ của viện Vật lý sáng tạo ra.

TS Doãn Hà Thắng mong muốn, Bộ GD&ĐT, NXB Giáo dục Việt Nam khẩn trương mã hóa các sách tiếng Anh bậc tiểu học, để việc áp dụng công nghệ vào giảng dạy được thuận lợi.

NXB Giáo dục nói gì?

PV Chất lượng Việt Nam đã gửi câu hỏi trực tiếp đến ông Ngô Trần Ái - Chủ tịch HĐQT, NXB Giáo dục Việt Nam, về lý do chậm trễ mã hóa các sách tiếng Anh bậc tiểu học từ ngày 6/8, nhưng đến nay (21/8) chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức.

Trước đó, một cán bộ từng phụ trách thiết bị của NXB Giáo dục Hà Nội cho biết, việc nhập các bút chấm đọc của Trung Quốc là do làm theo lệnh cấp trên. Ông từ chối trả lời về trách nhiệm khi kinh doanh các loại bút này, vì “bây giờ đã chuyển sang làm nhiệm vụ khác”.

Trong khi đó, một trợ lý của ông Ngô Trần Ái chiều 20/8 đã gọi điện cho PV Chất lượng Việt Nam cho hay, việc này do ông Quốc Khánh - Giám đốc NXB Giáo dục tại Hà Nội, chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ông Khánh cho biết, việc đó thuộc về NXB Giáo dục Việt Nam, cụ thể là ông Phan Doãn Thoại - Phó Tổng giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam.

Về việc đánh giá các bút chấm đọc, ông Ngô Trần Ái cho biết, có văn bản của Bộ GD&ĐT về kết quả đánh giá; nhưng ông từ chối cho phóng viên xem văn bản đó.

Vậy, vì sao NXB Giáo dục Việt Nam không mã hóa hết các sách tiếng Anh, đằng sau việc kinh doanh các thiết bị của Trung Quốc là gì? Nguồn gốc về sự độc quyền của NXB Giáo dục ra sao?... 

Chất lượng Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Bộ GD&ĐT nói gì?

Trả lời về việc “loạn” bút chấm đọc, ông Lê Tiến Thành - Vụ trưởng vụ tiểu học, cho hay Bộ GD&ĐT không can thiệp vào công việc kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất bút chấm đọc. Bộ GD&ĐT chỉ giới thiệu bút cho các địa phương, để các địa phương tự chọn.

 

Hoàng Tuân- Nhà xuất bản Giáo dục bị “tố” ủng hộ hàng Trung Quốc (VietQ).

>Đánh bại hàng Trung Quốc
>Châu Âu tẩy chay hàng Trung Quốc

- Quảng Ngãi:  Giám đốc Sở VH-TT-DL bị mất tài liệu quý (TN) “trong đó có hàng trăm trang tài liệu Hán – Nôm, các văn bản cổ liên quan đến lịch sử, văn hóa, con người Quảng Ngãi và chủ quyền biển đảo của VN.”

- Bộ trưởng PLH Chuyền: Phải hạn chế cho được lao động nước ngoài chui (PLTP). -  “Truy” trách nhiệm quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam (TN). - Việt Nam lo ngại quá nhiều phim nước ngoài chiếu trên truyền hình (VOA).

**************

Tướng Trung Quốc lặng lẽ thăm Mỹ

(GDVN) - Tổng thống Obama ký sắc lệnh, không tiếp bất kỳ người Trung Quốc nào thăm trung tâm hàng không vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ
Thời báo Hoàn Cầu xuất bản ngày hôm nay 22/8 cho biết, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Sái Anh Đĩnh dẫn đầu một đoàn tướng lĩnh lặng lẽ sang thăm Mỹ hôm 20/8 vừa qua. Chuyến thăm này chỉ diễn ra sau chuyến công du Hoa Kỳ của ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc 3 tháng.

Không có nhiều thông tin, hình ảnh nào về chuyến công cán lần này của quan chức quân đội Trung Quốc sang Mỹ. HÌnh ảnh mới nhất của ông Sái Anh Đĩnh trên Website Bộ Quốc phòng Trung Quốc khi tiếp Giám sát Lục quân Đức thăm Trung Quốc

Báo chí Mỹ và Trung Quốc đều không có thông tin nào trước đó về chuyến thăm này. Tờ The Washington Post ngày 21/8 cho hay, ngày hôm qua 21/8 truyền thông nhà nước Trung Quốc mới đưa một tin ngắn ngủi về chuyến đi này. Tháp tùng ông Phó tổng tham mưu trưởng có tướng lĩnh thuộc quân khu Bắc Kinh, Tế Nam và Quảng Châu.

Lầu Năm Góc tiết lộ thêm chút ít thông tin, chương trình thăm Mỹ của đoàn quân sự cấp cao Trung Quốc sẽ bao gồm việc thăm căn cứ quân sự Fort Hood thuộc bang Texas. Cả hai phía không cung cấp thêm thông tin nào khác.

Gần 10 năm qua, trừ những lúc quan hệ song phương căng thẳng xung quanh việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, còn lại giới chức quân sự cấp cao Mỹ - Trung Quốc vẫn tiếp xúc với nhau hàng năm, nhưng thời gian gần đây tần suất gặp gỡ song phương có gia tăng hơn trước.

Ông Lương Quang Liệt mới thăm Mỹ tháng 5 vừa qua

Mặc dù số lần tiếp xúc, thăm viếng lẫn nhau có tăng lên nhưng cả hai bên đều cảnh giác cao độ và dè chừng nhau. Tờ Hoàn Cầu dẫn phân tích của The Washington Post cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ viếng thăm Bộ tư lệnh Pháo binh 2 (Tên lửa chiến lược) của Trung Quốc đúng 2 lần trong khi chưa bao giờ Tư lệnh Pháo binh 2 Trung Quốc được đặt chân đến Mỹ.

Tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Obama ký sắc lệnh, không tiếp bất kỳ người Trung Quốc nào thăm trung tâm hàng không vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ. Báo giới Mỹ nhận định, ngay cả thời kỳ Chiến tranh lạnh căng thẳng nhất, giữa Mỹ và Liên Xô vẫn giữ sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, nhưng với Trung Quốc ngay cả thời bình người Mỹ cũng vẫn tỏ ra hết sức thận trọng. Hồng Thủy (nguồn Hoàn Cầu)

- ‘TQ sử dụng dân quân gây hấn trên biển’ (TTXVN/VNN).  - Tránh tự mắc bẫy (TN). - Tiền trăm mua nhà ở, bạc vạn tậu láng giềng (TVN).

- TNS Jim Webb kêu gọi Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc ở Biển Đông(VOA). - Giông tố đang kéo đến Biển Đông (WSJ/ Ba Sàm). –Trung Quốc tìm kiếm hòa hoãn với Mỹ? (TT). - Tình hình Biển Đông: Đài Loan ngoan cố, Trung Quốc lo Nga (PN Today).   – Tuần hành kêu gọi Trung Quốc – Philippines kết thúc tranh chấp trên biển Đông (VOV).   - Tranh chấp biển đảo tác động kinh tế toàn cầu (PLTP).

- Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư: Đài Loan tuyên bố không “bắt tay” với Trung Quốc (TN).  – Điều gì đứng sau tranh chấp biển đảo Trung-Nhật? (VNN).   – Biểu tình chống Nhật : Trung Quốc vừa muốn vừa lo  –   (www.cgi/http:/www.viet.rfi.fr/chau-a/20120821-bieu-tinh-chong-nhat-trung-quoc...">RFI).   – Nhật Bản tiến hành diễn tập bắn đạn thật thường niên (TTXVN).   – Nếu xảy ra chiến tranh Trung – Nhật? (SGTT).  – Trung Quốc không đủ khả năng ‘chơi tay bo’ với Nhật Bản? (Infonet).

- Căng thẳng ngoại giao Nhật-Hàn gia tăng (VOA).   – Nhật Bản sẵn sàng trả đũa Hàn Quốc về kinh tế vì tranh chấp lãnh thổ   –   (www.cgi/http:/www.viet.rfi.fr/chau-a/20120821-nhat-ban-san-sang-tra-dua-han-q...">RFI).  – Nhật kiện Hàn Quốc về quần đảo Takeshima/Dokdo (PLTP).  – Căng thẳng Nhật- Hàn cản trở chính sách quay lại châu Á của Mỹ (TQ).   – Mỹ tăng cường quan hệ với các nước đồng minh châu Á (VOV).  – Ian Bremmer: Mỹ cần một kế hoạch Marshall (Wiwo/ Tia Sáng). -  Tăng cường hợp tác quân đội Việt Nam-Thái Lan (PLTP).

 

Tổng số lượt xem trang